Năm chú bộ đội cùng với chú Dũng và tôi từ giã mọi người rồi lên đường. Vì đường mòn đê’n làng Tung Breng nhỏ hẹp, chu’ng tôi hàng một đi theo nhau, tôi dẫn đầu, chu’ Dũng đi theo sau, rồi tơ’i ca’c chu’ bộ đội khác. Chu’ng tôi lầm lũi đi trong mưa, thỉnh thoảng mới nói qua nói lại vài câu, vì chúng tôi vội vã đi mau để tránh bị ướt. Chẳng mấy chốc chúng tôi đã tới làng Tung Breng. Tôi ngạc nhiên thấy nhiều người đi lại hoạt động chứ không im lìm như sáng naỵ Khi đến gần tôi mới biết đó không phải là dân làng Tung Breng mà là dân làng Ea Blang qua phụ giúp nấu nướng để cúng Giàng. Chú Dũng cùng tôi vào từng nhà bắt mạch và coi bệnh của từng người. Đúng như dự đoán, mọi người đều bị trúng thực chứ không phải bị dịch tả. Thật là may! Ông trưởng làng xin lỗi là không tổ chức tiệc lớn được vì mọi người đều bị bệnh, nói rằng: -- Đồng bào bị bệnh nhiều quá không tiếp đãi bộ đội và thầy giáo chu đáo, ngày trăng tròn tháng tới mời bộ đội và thầy giáo tới đây uống rượu và ăn chơi với dân làng. Hôm nay chúng tôi với sự giúp đỡ của làng anh em Ea Blang chỉ cúng Giàng và ăn uống chút xíu thôi. Chú Dũng quay sang nói với tôi: -- Nói dân làng không được ăn uống gì trong hai ngày, chỉ uống nước đun sôi thôi. Khi bụng không còn gì, thì bịnh tự khắc sẽ ngưng, không cần thuốc men gì. Khi tôi dịch cho ông trưởng làng, ông nhăn nhó nói: -- Cúng Giàng thì mình cũng phải ăn uống với Giàng mới được chứ! Không có là khinh khi Giàng sao? Tôi biết phép vua thua lệ làng, khoa học chưa bài trừ hết lòng mê tín nơi những người con của núi rừng nên nói: -- Ăn uống ít ít thôi cho phải lễ rồi còn dưỡng bịnh, nếu không sẽ bệnh lâu hơn. -- Được, được. Tôi sẽ nói dân làng ăn uống ít ít thôi. Tôi cũng thừa biết khi đang bệnh, người bệnh cũng chẳng muốn ăn uống gì, nhưng sự thật cần phải nói thế thôi. Ông trưởng làng gọi mấy nhà gần ông đưa sang 2 ghè rượu và lấy thêm một ghè rượu của nhà ông nói tôi đưa cho bộ đội đưa về căn cứ\ Tôi nói với ông trưởng làng: -- Họ đã có ba ghè rượu của làng Ea Blang rồi, không cần nữa đâu. Mấy ghè rượu này để cúng Giàng đi. -- Không được rượu làng Ea Blang là rượu làng Ea Blang, còn rượu làng Tung Breng là rượu làng Tung Breng. Không lẽ làng Tung Breng lại thua làng Ea Blang sao? -- Nói vậy thì tôi thua. Để tôi nói lại với bộ đội. Tôi dịch cho chú Dũng, chú cười hể hả, bắt tay ông trưởng làng. -- Đồng bào tốt quá, cám ơn! Đồng bào và bộ đội có quan hệ tốt. Chúng tôi ở lại nhà ông trưởng làng một lúc rồi đi sang các nhà khác. Khi xong hết vòng, thì cũng là lúc mọi người đến tề tựu đông đủ nơi nhà ma để cúng Giàng cầu cho mọi người tai qua nạn khỏi và tiễn đưa người xấu số về thế giới thần linh. Người chết được bỏ vào phần mộ gia tộc. Thông thường đó là một cây cổ thụ bị chặt đẽo thành một cái hòm thật lớn, chôn nửa chừng, phầnửa còn trồi lên trên được đậy nắp kín, nằm dưới mái nhà con con không có tường vách để tránh mưa tránh nắng mà thôi. Những người trong gia tộc thường được chôn chung trong một hòm. Cũng may là sự chết chóc không xảy ra thường xuyên trong một gia tộc, chứ như thời chiến tranh, không biết họ sẽ phải làm gì. Dân làng Ea Blang cũng cùng có mặt cúng Giàng với dân làng Tung Breng. Hình như họ đã chuẩn bị trước nên làng Ea Blang đã nấu rất nhiều cơm nếp trong ống nứa và thịt trâu cũng được nấu với rau cỏ. Mọi người uống rượu và ăn uống qua loa, ông trưởng làng Ea Blang mời bộ đội và mọi người ba ngày nữa tới uống rượu tại làng ông, nhấn mạnh là làng ông có những hai cái đầu trâu do bộ đội cho. Mọi người cười vui vẻ, không có vẻ ghen ghét gì, vì làng Tung Breng chỉ có một cái đầu trâu để cúng Giàng. Ba ngày nữa thì đã hết hạn cấm ăn rồi, nên thời gian tiệc tùng bên làng Ea Blang thật đúng lúc, mọi người sẽ được ăn uống thả giàn. Tôi cáo lỗi với làng Ea Blang là tôi không thể tham dự được vì tôi phải về dạy khóa huấn luyện giáo viên. Ông trưởng làng Ea Blang có vẻ buồn, tôi nói: -- Tháng tới tôi trở lại vui với làng Tung Breng, tôi sẽ sang làng Ea Blang vui với dân làng một hai hôm mà. Không chừng chúng ta lại bắn thêm một con trâu, hay một con nai, hay một con heo rừng thì tha hồ ăn uống chung vui với mọi người. -- Tốt tốt, thầy giáo phải giữ lời đó! Tôi đưa chú Dũng và năm chú bộ đội về căn cứ. Họ cười nói vui vẻ ra phết. Đưa họ ra tới bià làng, thì chú Dũng quay lại bảo tôi: -- Thôi cậu trở lại chơi với dân làng đi, bọn này chưa say mà, ba ghè rượu này, mai căn cứ tha hồ say, cậu ghé lại chơi trước khi về huyện đó! -- Được chú, mai cháu ghé lại! Tôi trở lại chơi với dân hai làng một lát nữa, rồi kiếu nói rằng tôi hơi mệt và mai tôi phải trở về huyện sớm, dân làng Ea Blang mỗi người đưa cho tôi vài ống cơm nếp nói: -- Để thầy giáo đi đường ăn. -- Để dân làng ăn cho vui đi. -- Còn nhiều mà, thầy giáo không nhận, chúng tôi buồn đó. Tôi đành nhận hết tính ra cũng khoảng ba mươi ống, một mình tôi ăn cũng cả tuần cũng chưa hết. -- Cám ơn đồng bào nhé. Cơm đồng bào cho tôi ăn đủ hai tuần huấn luyện giáo viên đó! Mọi người cười sung sướng. Tôi mừng là đủ lương thực cung cấp cho năm người bạn mới còn đang ẩn núp trong rừng lồ ô kia. Nhưng hôm nay tôi không thể tới được, phải chờ sáng mai kia, chứ không thì lộ hết. Không lẽ tôi kiếu mệt rồi lại đi liền, khi về lại không còn cơm ống. Ngày mai trước khi sang căn cứ bộ đội để về huyện tôi đem cho các bạn ấy thì cũng chẳng muộn và lại an toàn. Hơn nữa cả ngày đi, chạy ngược xuôi, cũng làm tôi uể oải rồi. Tôi đưa cơm ống về nhà, thầy Dũng mệt cáo bệnh không ra nhà mả được đã ngủ tự lúc nào rồi. Tôi để cho thầy ít ống cơm ống còn bao nhiêu tôi lấy áo mưa cuốn gọn vào rồi để cạnh ba lô. Xong đâu đấy, tôi lấy khăn tắm và quần áo xuống suối tắm trước khi về ngủ để sáng mai còn phải đi sớm cho kịp giờ ghé lại rừng lồ ô, sang căn cứ bộ đội và về huyện. Đêm nay chắc tôi sẽ ngủ như chết cho mà xem.