Bấy giờ vào năm 1948, thấy các anh Phan Kế Phúc, Phan Kế Lộc và Nguyễn Quang Vinh lên trường Hùng Vương học, bọn chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ. Vì đó là vào đỉnh cao của Phổ thông rồi! Còn tôi và Thể Lan lúc này mới đang sửa soạn để đi thi “Sơ học yếu lược”. Đó là kỳ thi Quốc gia tổ chức đầu tiên tại vùng Tự do (Kháng chiến).Ngày đó tổ chức thi cũng rất quy mô và nghiêm túc. Tôi và Lan được xếp ở phòng thi tại Phú Lộc, mượn giảng đường của sinh viên Y làm phòng thi. Bàn ghế bằng tre, bục giảng cũng bằng tre, có bảng đen tre trên tường. Phòng thi nữ chung với vần A. Hồi đó nghe các cô bác nói: “ Tường Anh trượt vào Hùng Vương, năm nay phải thi lại”. Tôi và Lan cùng một phòng thi với Tường Anh. Trước bàn tôi ngồi là nhà sư có tên là Nguyễn Thị Lan, tuổi chừng 18, mà lại rất xinh. Chính phủ kháng chiến thực hiện xoá nạn mù chữ, bổ túc văn hoá nên có ảnh hưởng đến tận nhà Chùa, thu hút được cả nữ tu vận áo nâu sồng, chít khăn nâu ngồi chung với lớp trẻ nhỏ. Cách mạng quả là vĩ đại thật!Ba gia đình chúng tôi về ấp Thanh Thuý muộn hơn các gia đình họ nội cho nên nhà trong ấp không còn. Chú thím Hưởng đành để cho chúng tôi dựng nhà ngoài đồi chè. Cô Di và mẹ tôi vẫn ở nhà lá ba gian. Hai gian ở và một gian giữa dùng chung. Còn anh chị Tùng Hồ thì ở chân đồi. sát giếng nước. Chúng tôi có chung một hầm trú ẩn ở dưới rặng tre trong ấp. Bên cạnh hầm là dãy bàn tre, ghế tre vừa dùng để ăn cơm và để trẻ con học”. Lớn bé từ 11 tuổi trở xuống ngồi cả ở dãy bàn dài, có một thầy dạy.Đến nay tôi chẳng biết mình đã học được gì chỉ nhớ có một bài tập làm. văn “Tả nỗi khổ của người ăn mày”. Bài đó tôi đã nhờ mẹ tôi gợi ý để viết. Gợi ý của mẹ tôi làm tôi nhớ lại cảnh đói năm 1945 khi nhà tôi đang ở Hà Đông.Học ít chơi nhiều. Chúng tôi tập trung chơi trận giả, phục kích bắn nhau, dùng gậy gộc làm súng bắn “pằng pằng”, dùng mo tre làm mìn, treo đất trên rặng tre để giật… Trẻ con cũng theo thời thế chẳng chơi “Rồng rắn lên mây… thầy thuốc có nhà hay không?.”, cũng chẳng chơi “ú tim trốn tìm” nữa.Không rõ Bộ Giáo dục đóng nơi nào, nhưng tôi được biết Đào Dã có trường Trung học kháng chiến khi giặc Pháp tấn công 1947 đã bị đốt. Về Phú Thọ cha tôi có mặt ở nhà nhiều hơn là hồi ở Việt Bắc. Ông Trần Thông Côn bấy giờ đang công tác tại Nha học vụ, đã kể lại rằng gia đình ông cũng ở Thanh Thuý. Trong đó có một kỷ niệm về chuyến đi công tác từ ấp Thanh Thuý đến Me, khoảng 50 cây số phải qua rừng qua suối. Ông cùng với chú Di, anh Tùng và vài cán bộ nữa đi bộ sang Me. Còn theo ông kể: “Vẫn chiếc xe đạp với chứng minh thư đơn giản: Nguyễn Văn Huyên giáo viên trường Tiểu học X. Ông Huyên mặc bộ quần áo đen để tránh máy bay bà già. Dáng dấp như một ông giáo làng thực thụ. Ông Huyên dặn chúng tôi: “Cần phân tán không nên đi tập trung nhiều người. Tôi đi xe đạp trước các ông. Tôi đi tiền trạm đấy. Miễn là tối nay chúng ta đều có mặt tại điểm hẹn… Ngay tối hôm ấy chúng tôi đã có mặt và tiến hành ngay cuộc họp trù bị cho hôm sau mở hội nghị quan trọng thì có “tin mật” là sớm hôm sau giặc Pháp sẽ nhảy dù quanh đấy. Bộ trưởng quyết định rút ngay để đảm bảo an toàn.Thế là cả đoàn chúng tôi ba lô trên vai. Cụ Di không quên chiếc điếu cầy “Badoka” của cụ đem theo. Cả văn phòng và ba gia đình các ông đều ngạc nhiên… rồi vui mừng vì đúng tảng sáng sớm hôm sau địch nhảy dù xuống Me thật”.Gặp lại ông Trần Thông Côn, ông sợ tôi còn bé không nhớ căn nhà lá rộng thoáng mà chúng tôi ở trên đồi Thanh Thuý. Ông tả lại kiểu nhà ánh sáng hồi trước Cách mạng rồi ông nói: “Ở đấy rất đông. Các bà Huyên, Hưởng, Di, Tùng, Kon Tum và cả vợ tôi cũng ở tại đấy”. Ông đưa ảnh cho chúng tôi xem, đúng là bà vợ ông hồi đó cũng rất đẹp. Ông nhớ lại là có rất nhiều thanh nữ cùng rất đông sinh viên trường Y “ngày hè oi bức hoặc những ngày đông hanh vàng, lúc hết mặt trời mọi người đi bách bộ dạo quanh đồi chè dưới hàng chẩu, vẫn ăn mặc những bộ quần áo lụa trắng hoặc lụa mỡ gà, vẫn chút son phấn đàng hoàng sang trọng của chất Hà Nội - Thủ đô văn vật. Cứ tung tăng mấy chị em, cô cháu, bằng hữu tươi cười như thể không biết chiến tranh là gì!”.… Tôi nhớ đến những ngày ở Chiêm Hoá mỗi lần có dịp mổ lợn hoặc chợ Phiên, mẹ tôi lại tổ chức làm lạp sườn và thịt ướp. Những ngày đó, dây phơi quần áo đều treo đầy lạp sườn. Chúng tôi nhồi thịt vào ruột non của lợn qua những ống phễu tre. Đó là thực phẩm dự trữ trong những ngày chạy giặc, những ngày không có chợ phiên, hoặc để dành khi có khách của cha tôi đi công tác qua nhà. Hồi đó chị em chúng tôi cùng mẹ đóng gói những phần muối được cung cấp thay tiền hơng để dành ăn dần. Từ năm 1949, mỗi khi cha tôi từ cơ quan Bộ về qua nhà hoặc có người về Bộ, mẹ cũng đều chuẩn bị thức ăn dự trữ cho cha tôi là thịt ướp săm pết và lạp sườn.Sở dĩ mẹ tôi cho tôi nuôi lợn là do bấy giờ hơng tháng nhận bằng thóc cho nên mới xoay ra say thóc giã gạo sàng sẩy. Tôi nhìn mẹ tôi sàng sẩy mà không thể ngờ là mẹ tôi khéo tay đến như vậy. Cứ như người nông dân thực thụ xoay tròn và tụ những hạt thóc vào giữa cái sàng. Khi tôi về Tân Trào học, Bích Hà đã học mẹ rồi thay mẹ sàng được gạo… Mãi đến năm 1949, chúng tôi mới tổ chức được việc tăng gia sản xuất, tự cung tự cấp như vậy là chậm. Bởi vì cha tôi bảo: “Bác Hồ đi đến đâu cũng có rờn xanh đến đó. Song cũng chỉ từ khi gia đình chúng tôi ổn định dựng nếp nhà trên “Đồi Phong Lan” đầu năm 1949 thì mới gọi là an tâm theo tiếng gọi của Bác “Trường kỳ kháng chiến”.