Lúc Tống thành Ân thấy bọn võ cử Sơn Đông quyết ý gây dữ như vậy, thì kêu bọn võ cữ tỉnh mình trở về hội quán thương nghị rằng: - Chúng ta sắp đặt mưu kế sẳn sàng, làm cho chúng nó thất kinh một phen, thì mới hết điều hậu hoạn. Bọn võ cử nói: - Bây giờ phải liệu làm sao, trừ cho đặng bọn ấy? Tống Thành Ân nói: - Theo ý tôi tưỡng thì chúng ta phải làm kế mai phục, dụ cho chúng nó tới núi Hĩ phong, rồi la lên một lượt làm thủ vĩ hiệp công, thì ắt thắng đặng. Bọn võ cử đều khen kế hay. Bèn sai người đến hẹn ngày giờ với bọn Sơn Đông đặng giao chiến. Nói về bọn võ cử Sơn đông thấy bọn võ cử Quảng Đông sai người hẹn này gíao chiến thì cũng y kỳ đến đó đánh.Đánh chưa bao lâu, bọn võ cử Quảng đông rùng rùng chạy hết. Bọn Sơn đông không rỏ là kế dụ địch, cứ việc rượt theo.Té ra theo đặng bảy tám dặm đường, tới núi Hỉ phong thấy có một tốp cử tử áp ra chận phía sau lại, bọn cử tử phía trước trở lại hiệp công, vây bọn Đơn Như Hoè vào giữa mà đánh. Bọn Đơn Như Hoè thủ vỉ bất nan tương cố, cự địch không lại, tả xông hữu đột ráng đánh hết sức mới ra khõi vây vở chạy tứ tán. Bọn võ cử Quảng Đông cũng không truy cản, trở về hội quán dọn tiệc ăn uống với nhau.Còn bọn võ cử Sơn Đông thấy bọn võ cử Quảng Đông không theo thì gom nhau lại, rồi trở về hội quán thương nghị mưu kế báo cừu Lúc ấy Đơn Như Hoè nói: - Chúng ta bị nó làm kế mai phục, cho nên phải thua. Vã chăng đường đó là của triều đình, để cho cữ tử dượt ngưa, lẽ nào lại phân riêng ra cho người Quảng Đông đặng choán một đường, tôi dám chắc là tại Tống Thành Ân, Bạch An Phước và bọn cử tử, ỷ là phe đảng Quảng Đông đã mạnh lại đông cho nên tính bề cưỡng chiếm đường ấy, đặng có dượt ngựa rộng rải. Bây giờ chúng ta không lẽ chịu thua, để tôi đến tại Quảng Đông hội quán giao với bọn nó cho rành, hễ mình đánh thua một trận nữa thì chịu nhịn thua, đành để đường ấy cho nó dượt ngựa, còn như trận này nó bị thua, thì nó phải để đường cho mình dượt ngựa. Hễ nó chịu theo như vậy, chúng ta cũng ráng sức đánh với nó một trận nữa. Các cử tữ đều khen phải. Lúc gần ra đi, Ðơn Như Hòe lại nói với các bằng hữu rằng: - Một mình tôi nói với nó, như nó lấy điều lễ nghĩa thì chẳng nói chi, nếu nó làm ngang, ý muốn gây dữ, thì một mình tôi chắc là không dám cải lấy với nó. Ấy vậy, phải chọn bảy tám người cho mạnh mẻ và cho lanh lợi, đặng có tới đó mà nói với nó, hễ nó làm thinh thì cũng làm lành, bằng nó gây dữ thì cũng gây dữ với nó. Các cử tử đều khen phải, bèn chọn bảy tám người mạnh mẻ và lanh lợi khiến theo Đơn Như Hoè mà thẳng tói Quảng Đông hội quán. Đến nơi, bọn Tống Thành Ân cũng lấy lễ mà tiếp rước như thường. Thết đải xong rồi Ðơn Như Hoè nói rằng: - Tôi muốn nói với liệt vị một điều, không biết liệt vị có bằng lòng không? Tống Thành Ân nói: - Túc hạ nói chi thì nói, như vừa ý đặng thì tôi cũng vâng lời. Đơn Như Hoè nói: - Đường dượt ngựa của các tĩnh phía Sơn Đông thì liên tiếp với đường Quảng Đông. Chúng tôi thấy đường Quảng Đông ít người dượt ngựa, cho nên qua đó mà dượt, té ra mới qua đến đó chưa kịp dượt đường nào, mà đã sanh chuyện tranh đấu như vậy, chúng tôi cũng khó nỗi nhịn. Bây giờ đến đây xin cùng liệt vị một điều như muốn hòa hảo với nhau, phải cho chúng tôi mượn đở đường ấy mà dượt ngựa ít ngày, hễ cuộc thi xong rồi, thì chúng tôi trả lại lập tức.Tống Thành Ân nói đường ấy cũng có duyên cớ, cho nên chúng tôi mới nói, còn như quả là đường của Triều đình, thì chúng tôi có giành làm gì. Bạch An Phước nói: - Tống huynh chẳng cần phải cắt nghĩa làm gì, vã chăng mấy đường ấy đều có cắm thẻ, hễ thấy đó thì các ổng đã biết rồi. Bèn nói với Đơn Như Hoè rằng: - Túc hạ trở về nói với các vị võ cử bên ấy, khiến họ đừng tưởng chuyện quấy mà sanh rầy rà, còn như quyết giành cho đường đàng ấy thì phải giáp chiến với nhau một trận nữa, hễ chúng tôi bị thua thì mới chịu nhượng đường ấy. Bọn Đơn Như Hoè nghe nói, liền đứng dậy nói lớn rằng: - Chúng tôi đến đây là quyết ý giao lại cho rành, đặng có giáp với nhau một trận nữa, hể chúng tôi đánh thua thì phải để đường cho liệt vị dượt ngựa, không dám léo tới chổ đó, còn như liệt vị đánh thua thì phải giao đường lại cho chúng tôi, chẳng đặng nói điều chi nữa. Ấy vậy chúng ta tới tại Phi Long các, mà đánh với nhau.Nói rồi liền từ giả ra về. Lúc ấy Tống Thành Ân nói với Bạch An Phước rằng: - Khi nảy nhơn huynh nói cứng với nó, cho nên nó hẹn tới tại Phi Long các mà đánh, bây giờ nếu chúng ta không đánh với nó thì dở, còn đánh mà thua, thì lại thất danh hơn nữa. Bạch An Phước nói: - Nhơn huynh sao nhát lắm vậy, để mai tôi đi trước giáp chiến với nó, còn liệt vị theo sau tiếp ứng, phen nầy chúng ta đều phải ráng sức làm cho bọn nó khi phải phục mới thôi, dầu chẳng may mà bị thua nó, thì cũng phãi lập kế báo thù, đừng để cho bọn nó khinh dễ. Ai nấy đều khen là người khẳng khái, bèn sai người đi đến Phi Long các mà thăm nghe hư thiệt. Còn bọn Ðơn Như Hoè về đến Sơn Đông hội quán, các cử tử nghinh tiếp mà hỏi rằng: - Liệt vị nhơn huynh qua đến Quảng Đông hội quán thương nghị thể nào, chúng nó có đành để cho chúng ta dượt ngựa đường ấy hay không?Đơn Như Hoè tõ thuật các lời Tống Thành Ân và Bạch An Phước đã nói khi đó cho các cử tử nghe rồi, lại nói vói các cử tử rằng: - Chúng ta phải làm cho nó khiếp phục thì mới đặng êm, nếu để như vầy, tranh đấu chừng nào cho dứt! Các cử tử hỏi: - Nhơn huynh có mưu kế chi chăng?Đơn Như Hoè nói: - Việc nầy phải tính cho đặng vạn toàn rồi sẽ tính mới đặng, nếu tính theo việc cầu may, e khi chẳng khỏi hư bại. Các cử tử nghe nói đều đồng ý lo kế, kẻ tính phương nầy người lo thế khác, nghị luận rộn ràng không ra gì hết. Đơn Như Hoè nói: - Phi Long các là chỗ cậy cỏ rậm rạp, đường sá quanh co, mà lại chổ cao chỗ thấp, nếu chúng ta sắp đồ dẫn hỏa cho sẳn, mai phục nơi chổ rậm rạp, dụ cho bọn nó đến đó, nỗi lửa đốt rừng, ứng lên mà đánh thì thắng nó ắt đặng. Các cử tử đều khen rằng: - Đơn huynh lập kế rất hay.Bèn rủ nhau đến tại Phi Long các mà hội chiến. Lúc ấy người thám thính của bọn Quảng Đông dọ đặng tin ấy, lật đật trở lại Quảng Đông hội quán mà báo với anh em Bạch An Phước. Bọn ấy nghe báo thì chừng kéo tới Phi Long các giao chiến. Đến nơi thấy bọn cử tử Sơn Đông cũng gom nhau lại nơi phía hữu các ấy. Nguyên khi ấy Đơn Như Hòe đến trước thì đã sắp đặt người nào phải phục chỗ nào, rồi mới gom lại nơi phía tả các ấy mà chờ bọn Quảng Đông đến đó. Bọn Quảng đông không rỏ cơ mưu cho nên mới phải thua trận ấy.Ngày thứ hẹn nhau đánh tại trước cửa Phi Long các. Đánh đặng vài mươi hiệp bọn Sơn Đông đối địch không lại. Đơn Như Hòe lật đật ra trận tiếp ứng mà đánh với Bạch An Phước, đánh đặng năm bảy hiệp, cũng chịu thua mà chạy. Tư Mã Thoại Long, Lý Lưu Phương thấy bọn mình có thế mạnh mẻ, thì giục cử tử rượt theo mà đánh. Theo đặng năm sáu dặm, đến một chỗ kia, rừng rú rậm rạp mà không thấy bọn cử tử Sơn Đông, thì bọn cử tử Quãng Đông mới tĩnh ngộ, biết rằng mình đã mắc mưu dụ địch, lại sợ về việc hỏa công, bèn hội nhau trở lại cho kịp. Té ra vừa mới trở lại đã nghe một tiếng pháo nỗ, bốn phía rừng đều có lửa cháy rần rần. Bọn cử tử Quãng Đông kinh hải, kiếm đường mà chạy, chẳng dè chạy ra phía nào, đều có bọn cử tử Sơn Đông đón đường mà đánh. Bọn Quảng Đông ráng sức cự địch. Song khi đương đánh phía trước lại bị bọn cử tử ở phía sau lưng áp tới làm cho bọn Quảng Đông lưởng đầu thọ địch, thảy đều kêu trời liên thinh, vở chạy tứ tán. Bọn Sơn Đông thấy vậy cũng rộng lòng dung thứ không thèm đuổi theo, rủ nhau trở về hội quán. Còn bọn cử tử Quảng Đông chạy ra khỏi rừng, cũng gom nhau lại trở về hội quán. Về tới nơi, Tống Thành Ân thương nghị với bọn cử tử ấy rằng: - Chúng ta bị thua trận nầy, chắc là chúng nó chiếm đoạt đường dượt ngựa của chúng ta rồi. Bây giờ chúng ta không lẻ nhịn thua, phải tính thế khác mà trừ chúng nó. Vậy liệt vị có kế chi chăng?Bạch An Phước ngẩm nghĩ giây lâu rồi mới đáp rằng: - Tôi nhớ lại, có một người nầy trừ bọn Sơn Đông rất dễ. Các cử tử đều hỏi: - Người ấy là ai đâu?Bạch An Phước nói:- Người ấy bà con với tôi tên là Trần Hi Nhan, sức mạnh vô cùng bây giờ cũng dự về việc khão thí nơi võ trường, lại đặng làm chức cai quãn, nếu cậy đặng người ấy báo thù thì thâu phục bọn Sơn Đông rất dễ, song e va sợ mang tiếng mà không chịu giúp chúng ta. Các cử tử nói:- Lời ấy rất phải, Trần Hị Nhan đã có sức mạnh lại có quyền thế nếu va chịu giúp chúng ta, lẻ nào bọn ấy không phục. Vậy thì Bạch huynh đến thử năn nĩ với va, may khi va cũng tưỡng tình mà giúp sức. Bạch An Phước nghe theo, bèn đến ra mắt Trần Hi Nhan mà tỏ thuật đầu đuôi và xin giúp sức báo thù.Trần Hi Nhan nói: - Tôi cũng có hay huyện ấy, song vì lánh việc hiềm nghi, cho nên không dám ra mặt mà giúp sức. Nay nghe túc hạ tỏ việc bọn cử tử Sơn Đông khi dễ bọn Quảng Đông như vậy tôi cũng đem dạ bất bình, vậy túc hạ hãy trở về hội quán mà an nghĩ, để tôi tính kế binh vực.Bạch An phước rất mầng, bèn từ giả trở về hội quán. Ngày thứ, có người đến với bọn cử tử Quãng Đông rằng: - Không biết ý gì, hôm nay bọn cử tử Sơn đông không dám dượt ngựa nơi đường Quảng Đông, kéo nhau trở lại hội quán hết rồi. Bọn Bạch An Phước nghe nói rất mầng, kể chắc là Trần Hi Nhan đã chế phục bọn Ðơn Như Hòe đặng rồi. Bèn thương nghị cùng các cử tử, sắm sanh lễ vật đến tạ Trần Hi Nhan và mời tới tại hội quán để mở tiệc rất lớn. Lúc ấy có quan Tổng binh trấn ngoài mé biển, tên là Diêu Văn Thăng nay đã dẹp yên nước Hải Ba, vua nước ấy phải dâng biểu chịu tấn cống mỗi năm, lại có dâng một con gấu xứ ấy, tên là gấu Kim Ngao, gấu ấy bề cao bốn thước, bề dài từ đầu chí đuôi tám thước, mình giống mình trâu, miệng như miệng chuột, sắc lông lại vàng, sức mạnh thái quá. Diêu Văn Thăng thấy vua Hải Ba chịu dâng thứ lạ như vậy cùng có lòng mầng, nhưng mà không dám tự chuyên, bèn dâng Sứ thần về trào, đặng có tâu cùng Thiên tử. Về đến Kinh đô, Diêu Văn Thăng dắt Sứ thần vào nơi Hoàng Huê quán an nghỉ. Lúc ấy lại có Nhan Như Thám dẹp đặng nghịch thần là Cao Phát Sĩ, nay vâng chiếu triệu về trào. Nhan Như thám là người Quảng Đông, cho nên bọn cử tử Quảng Đông hay Nhan Như Thám về, thãy đều mầng rỡ, lật đật nghinh tiếp vào nhà hội quán dọn tiệc thết đãi. Trong khi ăn uống đàm đạo cùng nhau, nói đến chuyện Ðơn Như Hoè cậy mạnh làm ngang, chiếm đoạt đường ngựa, nay nhờ thế lực của Trần Hi Nhan mà lấy lại đặng, cho nên dọn tiệc ăn mầng như vậy đó. Nhan Như Thám nghe nói nổi giận bèn nói rằng: - Nếu bọn Sơn Đông làm ngang như vậy, thiệt là không kiêng vương pháp, chẳng kể triều đình, tự tư dĩ hậu, chúng nó êm đi thì thôi, nếu còn làm ngang giành đường ấy nữa, thì tôi vào chầu tâu rõ sự tình, ắt là chúng nó chẳng khỏi mang tai. Bọn cử tử Quảng đông đếu mầng, ngở là mình đã có thế, bọn Sơn Đông không dám làm gì nữa rồi, chẳng dè bọn Sơn Đông còn muốn tranh nữa, ngặt vì kiếm chưa đặng thế. Nay nghe Diêu Văn Thăng về trào thì bọn Sơn Đông mầng rỡ hết sức. Lúc ấy Đơn Như Hoè nói với bọn cử tử ấy rằng Diêu Văn Thăng là người đồng hương với chúng ta, mà lại là bà con với tôi nữa, nếu tôi đến tỏ với va về việc bị Trần Hi Nhan và bọn Quảng Đông hiếp đáp, mà xin va giúp sức, may khi va cũng nghe theo, nếu va nhậm lời chịu giúp thì bọn Quảng Đông ắt phải nhịn thua. Các cử tử đều mừng, hối thúc Sơn Như Hoè phải đi lập tức. Đơn Như Hoè từ giã bọn cử tử ấy, lên kiệu thẳng tới Hoàng Huê quán. Đến nơi ra mắt Diêu Văn Thăng xong rồi, thì Đơn Như Hoè tỏ thuật các việc cho Diêu Văn Thăng nghe và cậy giúp sức báo thù. Diêu Văn Thăng nói:- Để mai tôi vào chầu tâu rõ các điều, mà xin trị tội mấy người làm đầu trong đám ấy coi thử chúng nó còn dám tranh hành nữa không. Đơn Như Hoè nghe nói mừng rỡ hết sức, bèn từ tạ trở về hội quán. Nói về Nhan Như Thám và Diêu Văn Thăng, đàng thì binh vực người Sơn Đông, một đàng thì bênh vực người Quảng Đông.Đêm ấy qua đến canh năm, hai người thay đổi triều phục thẳng tới Ngọ môn, cái lẩy với nhau một hồi, đến chừng nghe tiếng chuông rung, hai vị đại thần lâm trào nhiếp chính. Diêu Văn Thăng, Nhan Như Thám và văn võ bá quan vào chầu xong rồi thì Diêu Văn Thăng tâu rằng: - Tôi đã dẹp yên Hải Ba quốc, vua nước ấy chịu đầu, sai Sứ thần tấn công một con gấu lớn tên là Kim Ngao hùng. Bây giờ còn ở nơi Ngọ môn mà đợi chỉ.Hai vị đại thần chưa kịp phán dạy điều chi, kế thấy Nhan Như Thám tâu về việc mình đã dẹp yên bọn gian thần Cao Phát Sĩ, rồi lại tâu các việc Đơn Như Hoè và bọn cử tử Sơn Đông cậy mình làm ngang, chiếm đoạt đường riêng của Quảng Đông mà xin nhị vị Đại thần phân đoán. Diêu Văn Thăng nghe Nhan Như Thám tâu như vậy thì liền quì xuống tâu rằng: - Nhan đại nhơn binh người đồng hương ra tâu như vậy thật là quấy lắm. Khi tôi về tới Kinh sư thì đã nghe hết sự tích cử tử Quãng Đông hiếp đáp cử tử Sơn Đông rồi. Nay Nhan đại nhơn mong giúp kẻ dữ toan hiếp người lành như vậy, thiệt là bõ luật triều đình, cúi xin nhị vị Đại nhơn thẩm xét. Vã chăng đường dượt ngựa đó là của triều trình sắm cho cử tử tập luyện, nay bọn Quảng Đông chiếm cứ đường ấy, thiệt là không kể triều đình, cúi xin nhị vị Đại nhơn xét lại.Nhan Như Thám nghe Diêu Văn Thăng tâu như vậy thì nỗi giận đứng dậy mà nói lớn tiếng.Diêu Văn Thăng cũng nói lớn tiếng.Hai đàng đối đáp với nhau một người một tiếng, hóa ra một đám mắng lộn tại giữa trào đình. Văn võ bá quan giải hòa không đặng, Trần Hoằng Mưu thấy vậy nghĩ ra một kế, bèn kêu tên hai người ấy nói rằng: - Hai người chẳng nên tranh luận, để ta phán đoán cho mà nghe: Nay có Sứ thần bên nước Hải Ba, tấn cống một con gấu lớn, bây giờ đương đợi chỉ nơi Ngọ môn. Ấy vậy ngày mai nhóm các cử tử Quãng Đông và Sơn Đông tựu lại giáo trường, rồi đem gấu ấy ra đó truyền cho cử tử trong hai tỉnh ấy như có người nào ra đánh sức một với gấu mà trừ nó đặng thì đường dượt ngựa đó thuộc về tĩnh của người ấy rồi, không ai còn nói gì nữa, còn như ai dở bị gấu ấy giết chết thì thôi. Diêu Văn Thăng và Nhan Như Thám đều bằng lòng vưng lời. Hai vị đại thần truyền bải chầu.Diêu Văn Thăng và Nhan Như Thám đều về hội quán tõ thuật các điều trong trong lúc hội chầu cho các cử tử nghe. Các cử tử đều bằng lòng đánh cùng gấu ấy. Ngày thứ, cữ tử trong hai tĩnh đều đến giáo trường mà đợi. Tới chừng nhị vị Đại thần ra đến đó thì truyền lịnh rằng: - Cử tử Quảng Đông và Sơn Đông tranh đường dượt ngựa sanh rầy với nhau hàng ngày cho nên ta phải hội tại chỗ nầy, truyền cho bọn cử tử đặng rõ: Như trong đám cử tử có người trong tỉnh nào ra đánh sức một đấu với gấu Kim Ngao nầy mà thắng nó đặng, thì đường dượt ngựa thuộc về tỉnh ấy, không ai tranh trỡ chi đặng, còn như cự địch không lại gấu ấy, lại bị nó giết thì bọn đồng hương phải đem về chôn cất, không đặng nói tiếng chi cả. Lời ta đã định như vậy, ai muốn đánh với gấu ấy thì phãi ra giữa giáo trường xướng tên họ cho ta biết rồi sẽ giáp chiến. Nói vừa dứt lời, Diêu Văn Thăng ra giữa giáo trường xướng tên họ mình rồi mới nhảy vô trong rào, tới lại trước mặt gấu ấy, ý muốn đạp một đạp mà giết gấu ấy cho rồi, chẳng dè gấu ấy né khỏi làm cho Diêu Văn Thăng bị té giữa đất, gấu ấy nhảy tới bắt sống Diêu Văn Thăng xé thây ra làm hai. Lúc ấy Đơn Như Hoè vừa muốn nhãy vô cứu, song cứu không kịp, thấy Diêu Văn Thăng bị gấu xé thây, thì lòng rất giận, hối bọn cử tử hiệp sức với mình, nhào đại vô rào trừ khử gấu ấy cho đặng, một là báo thù cho Diêu Văn Thăng, hai là lấy cớ giết đặng gấu ấy mà tranh đường dượt ngựa. Chẳng dè gấu ấy rất mạnh, tuy các cử tử Sơn Đông hiệp sức đánh với nó, nhưng đánh cũng không lại, bị thương rất nhiều, chừng ấy liệu bề cự địch không lại, bọn cử tử Sơn Đông kéo nhau chạy ráo. Còn bên phe cử tử Quảng Đông, là Tống Thành Ân ra đánh với gấu ấy, song đánh không lại, chút nữa đã bị gấu ấy giết rồi. Triệu Hỗ thấy gấu ấy đương rượt Tống Thành Ân thì nhảy ra rượt theo gấu ấy mà đạp một đạp tại xương đuôi rất nặng, gấu ấy bị đạp rất đau, mình mẩy bải hoải, la một tiếng lớn dường như sấm. Triệu Hổ thừa thế nhảy tới, cởi đại lên lưng gấu ấy, một tay thì nắm gáy, một tay thì đánh loạn đả, hai chơn thì thúc nơi hông mà hỏi gấu ấy rằng: - Loài nghiệt thú, mi đã chịu phục hãy chưa?Lạ thay, gấu ấy là loài thú nhưng mà cũng hiểu tiếng người, khi nghe Triệu Hổ nói bấy nhiêu lời, liền quì móp cúi đầu đụng đất đôi ba phen làm như chịu lạy. Triệu Hỗ thấy vậy lòng không nỡ giết bèn buông gấu ấy ra không đánh nữa, lại dắt gấu ấy ra trước mặt nhị vị Đại thần mà phục mạng.