ước Anh, hay là “nhà” như mẹ vẫn gọi đã trở thành một xứ sở thần tiên đối với Margaret, nơi thời tiết không bao giờ quá nóng hoặc quá lạnh, nơi có tuyết rơi trong tháng Mười hai làm cho Lễ Giáng sinh trở nên huyền ảo hơn, nơi có một bà nữ hoàng kiêu sa sống trong một tòa lâu đài lộng lẫy và là nơi mà tất cả mọi người đều được hưởng cuộc sống an bình. Nhưng nơi đó chắc chắn không thể đẹp hơn Stellenbosch được, Margaret nghĩ. Không ở đâu có thế đẹp hơn ở đây. Cô bé nói rất ít kể từ khi họ chuyển tới đây sống, nhưng ẩn sau đôi mắt xám nghiêm nghị là một tâm hồn khao khát cái đẹp. Cô bé chiêm ngưỡng những cảnh đẹp một cách say sưa như một con ngựa khát uống từng ngụm nước lớn. Margaret là một cô bé vô cùng nhạy cảm, cô yêu tất cả mọi người và cũng mong muốn được mọi người yêu lại. Nhưng cuộc đời lại không được như mong muốn. Buổi sáng hôm nay cô bé đang rất hồi hộp và lo lắng vì đây là ngày đầu tiên cô cắp sách tới trường. Hai đầu gối run bắn, cô bé líu ríu bước sau chân mẹ, người không ngớt miệng dặn dò cô đủ điều: “Nhanh lên Margaret, con yêu quý, chúng ta không thể tới muộn được. Con gái tội nghiệp! Nếu như cha con không chết chìm ngoài biển thì con đâu đến nỗi phải học ở một ngôi trường nhà quê vùng Nam Phi thế này. Nhưng mẹ hứa với con là sẽ không lâu đâu, Margaret ạ. Con hãy luôn ngẩng cao đầu và đừng bao giờ quên mình là người Anh con nhé! Đừng để ai bắt nạt và cũng đừng nói tiếng Nam Phi!...”. Cứ như vậy cho tới khi tâm trí Margaret rối tung cả lên. Thầy giáo của lớp học cố gắng tỏ ra quan tâm tới Margaret hơn những học trò khác, nhưng Margaret lại không hiểu được những giờ học bằng tiếng Nam Phi. Vì vậy, cô bé đưa mắt nhìn qua cửa sổ ra ngoài, những ngọn núi xa và bầu trời trong vắt. Ngay cả lớp học cũng là một khung cảnh rất tuyệt: trần nhà cao, hoa nở rộ trên những bệ cửa sổ, tường treo đầy tranh do học sinh vẽ. Học sinh ở đây đều là người thôn quê nên họ vẽ toàn lừa, ngựa, mèo, cừu và cả những người cha đang ngồi trên máy kéo của họ. Margaret yêu mến tất cả mọi người. Đến giờ ra chơi, lũ trẻ chạy ùa ra khoảng sân rộng phía sau trường học, bỏ lại giày và tất ở dưới gầm bàn. Margaret, không muốn bị khác biệt cũng cởi giày, tất của mình ra và cố quên đi những viên đá sắc cạnh cùng những bụi gai lởm chởm. Rồi tới khi hai chân trở nên đau nhức tới độ không thể tiếp tục chơi trò đuổi bắt được nữa thì cô bé ngồi xuống rìa sân, vừa nhìn các bạn chạy nhảy vừa nhai tóp tép mẩu bánh mì kẹp thịt mà cô bé mang theo tới trường. Lát sau, một con chó gầy gò cóc cáy với bốn cái chân ngắn tủn lén bò qua những ngọn cỏ cao tới bên cô. Con chó này trông thật tức cười, mũi dài, tai nhọn và đuôi thì xơ xác. Xương sườn của nó nhô hết cả ra ngoài. Cô bé chìa ra một mẩu pho-mát. Con chó vội vàng lao tới đớp lấy, rồi nó lùi lại cách đó vài thước và ngấu nghiến nuốt chửng. Khi chuông báo hiệu vào học vang lên, con chó mà cô bé đặt tên cho là Sandy cũng bám theo gót cô vào lớp. Nhưng bọn trẻ xua nó ra ngoài. Con chó lủi thủi trở ra và nằm bẹp xuống đất, cặp mắt van lơn. Margaret trông thấy thương quá, lại ra với nó. Thầy giáo gọi: - Nào vào thôi, Margaret, em bị muộn rồi đấy. Quá phân vân không biết làm gì, Margaret òa lên khóc nức nở và ôm chặt con chó vào lòng làm cho nó suýt nữa thì chết ngạt. Một bóng đen cao lớn hiện ra che kín cả mặt trời. Cô bé ngẩng lên và trông thấy một cặp mắt to xanh biếc, một khuôn mặt lấm tấm tàn nhang đang nhe hàm răng trắng phau ra cười với nó. Đó hẳn là một cậu con trai cao lớn nhất thế giới, cô nghĩ, và mái tóc hung đỏ của cậu ta là một mái tóc rực rỡ nhất mà cô từng thấy. - Tại sao em lại khóc thế? Chuyện gì xảy ra với em vậy? - Em không muốn bỏ con chó của em lại ngoài này. Nó chạy đi mất. - Không, nó sẽ không chạy đi đâu, lúc nào mà nó chả ở đây. Vả lại, nó có phải là chó của em đâu nào. - Cậu bé nói. - Tên em là gì? - Margaret. - A, em có phải là con gái của bà Tenwick không? Margaret gật đầu. - Trước đây anh đã gặp em rồi, - cậu bé tiếp tục, - nhưng lúc đó em còn bé tí và chắc là em không nhớ đâu. Tên anh là Acker Smit. Cha anh và cha em đã từng làm việc cùng nhau. - Cha anh thì em nhớ. - Cô bé thốt lên. - Thế em định làm gì với con vật bẩn thỉu này hả? Nhìn quần áo của em kìa. Khắp người cô bé phủ đầy bụi bẩn vì con chó bám vào. Mắt của nó gỉ ngoèn và từ trong bộ lông bẩn thỉu của nó trồi ra những cục bướu to tướng. - Nó sắp chết đói rồi - Cô bé nói. - Em vừa tìm thấy nó và em định sẽ nuôi nó. - Tất nhiên là nó sắp chết đói rồi - Cậu đáp. - Bởi vì nó là con chó kaffir mà. - Chó kaffir là gì? - Đó là chó của người da đen. Họ đã đuổi nó đi, và bây giờ chẳng ai cần nó cả. Nó sẽ chết. - Không đâu, nó sẽ về ở với em. Em sẽ chăm sóc nó. - Cô bé giận dữ nói. - Thế em có biết cái gì đây không? - Acker hỏi tiếp, tay tóm lấy một cục bướu to tròn bóng nhẫy và kéo mạnh ra. Con chó co rúm người lại và đột nhiên cô bé thấy Acker đang cầm trong tay một con sâu có sáu cái chân đang ngo ngoe nhưng lại không có đầu. - Nhìn đây, em thấy không? Đầu của nó vẫn ở dưới lớp da của con chó này và bây giờ nó sẽ ung lên cho mà xem. - Không đâu, em sẽ moi nó ra. - Cô bé đáp. Ba cô bé xuất hiện trước cửa lớp. - Margaret! - Chúng đồng thanh gọi bằng tiếng Anh. - Thầy giáo bảo bạn phải vào lớp ngay lập tức. - Anh đã bảo em rồi. - Acker tiếp tục. - Nó sẽ không chạy đi đâu nó đã quanh quẩn ở đây nhiều ngày nay rồi. Sau giờ học anh sẽ đem nó về nhà tắm rửa nó cho em. Rồi anh sẽ mang tới chỗ mẹ em, được không? Em có chắc là em muốn nó không? - Em muốn nó. - Cô bé đáp với một thái độ dứt khoát. - Bạn quen anh ấy à? - Các cô bé hỏi, mắt mở tròn trong lúc khoác tay cô. Margaret nhanh chóng nhận ra rằng Acker là người hùng của họ. Cậu là học sinh giỏi nhất trường, một vận động viên bơi lội xuất sắc và cũng là đội trưởng đội bóng bầu dục. Tất cả các cô bé trong trường đều muốn kết bạn với cậu và khi thấy cậu thân thiết với Margarel thì họ cũng tìm tới kết bạn với cô bé. Nhiều tuần rồi nhiều tháng trôi qua, Margaret bắt đầu thấy yêu trường học và vùng thôn quê xung quanh với một tình cảm tha thiết đặc biệt hiếm đối với một đứa trẻ ở tuổi cô bé. Cô bé yêu cái nóng, yêu cả mùi đất ẩm mỗi sớm tinh sương khi mặt trời thức dậy làm cho hơi nước bốc lên ngùn ngụt. Cô bé yêu những bông hoa dại, những khu vườn nho, yêu cả con người nơi đây, nhất là những nông dân làm việc trên cánh đồng bởi cô nhận thấy ở họ một bản chất thật và một trái tim nhân hậu. Một buổi chiều khi trở về nhà, cô thấy mẹ đang đào một cái cây có tên poinsettia ở phía trước ngôi nhà của họ với sự giúp sức của người làm vườn trong trường học. - Mẹ, sao mẹ lại làm vậy? - Cô bé kêu lên và bật khóc nức nở. - Đó là một cái cây.... một cái cây rất đẹp mà. Edwina, người phụ nữ yêu thương con hết mực, cảm thấy vô cùng bối rối nên vội vã đặt cái cây trở lại hố đất. - Con hãy chạy ngay đi xách một xô nước tới đây, con gái. - Edwina nói nhanh. - Mẹ chắc rằng nó chưa chết đâu. Khi cái cây đã được trồng lại một cách cẩn thận, Margaret mới hỏi tiếp: - Mẹ, tại sao thế? Tại sao mẹ lại phá hủy một thứ dễ thương đến nhường này? - Mẹ muốn biến ngôi nhà này thành một ngôi nhà hoàn toàn theo kiểu Anh mà, - Edwina dè dặt giải thích. - Mẹ đã mua mấy cây hồng leo. Con xem, cây hoa oải hương và cả bụi cúc tây kia nữa cũng dễ thương lắm chứ. - Nhưng đây không phải là nước Anh mẹ ạ - Margaret chậm rãi nói. Trong cuộc đời mình, cô bé chưa bao giờ phải giải thích một điều gì khó khăn tới vậy; cô bé cố gắng tìm từ nhưng không ra nên cuối cùng đành chỉ nói. - Nó thuộc về nơi này. Cái cây ấy thuộc về nơi này. - Rồi cô bé vội vã bỏ đi, dắt theo cả con Sandy ra ngoài dạo mát. Hai tháng sau khi niên học bắt đầu, Edwina nhận được một bức thư từ hội đồng nhà trường chúc mừng cô đã tới đây dạy học và yêu cầu được gặp mặt. Edwina đi tới phòng hội đồng, nơi cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra và phát hiện ra rằng bà Anna van Achtenhurgh-Smit là người đại diện duy nhất của hội đồng. Anna khiến Edwina sợ hãi ngay từ cái nhìn đầu tiên: cặp mắt to xanh biết ánh lên những tia lạnh lẽo y hệt những viên kim cương mà cô ta đang đeo, bộ váy áo bằng lụa đắt tiền, những móng tay dài và đỏ như máu. C&oe;o. Anh định bụng sẽ kiểm tra xem gia đình nhà van Achtenburgh có quyền khai thác hay không trước khi tin tức bị rò rỉ ra ngoài. Rồi anh sẽ đưa túi kim cương này cho Anna và để mặc cô ấy xoay xở với công việc mà theo anh là chán ngắt: tìm thị trường cho chúng. ° ° Tháng Hai là thời gian mà Anna yêu thích nhất trong năm, vì từ lúc này trở đi những giàn nho sẽ lúc lỉu những chùm trĩu nặng, bóng loáng và bầu không khí vui nhộn sẽ bao trùm lên khắp trang trại Fontainebleu, lan tới lất cả mọi người. Những người trong gia đình, những người làm công và cả những người nấu bếp sẽ chạy đi chạy lại táo tác như phát khùng. Có quá nhiều việc phải làm. Hàng ngày, từng toán nông dân da đen, những người lang thang và tụi học sinh trong làng sẽ đổ xô đến, đi lại như mắc cửi trên lối đi giữa những giàn nho để giúp việc thu hoạch. Kho chứa sẽ lại được mở cửa, những chùm nho giống Hanepoot và Waltham Cross ngon nhất sẽ được bọc bằng những tờ giấy mềm và xếp vào khay chờ xuất khấu sang châu Âu. Loại nho dùng để nấu rượu vang thì được chuyển tới nhà máy rượu và loại nho dành cho tiêu dùng thường ngày thì được chất lên những chiếc xe tải chở ra bán ngoài chợ. Nhưng năm nay bầu không khí tươi vui đó có phần bị kém đi nhiều bởi tâm trạng đau buồn về cái chết của ông André. Anna nhốt mình cả ngày trong phòng làm việc, cố gắng tìm hiểu để nắm vững những công việc mà ông André đang tiến hành cùng với Acker. Lúc Simon đến, cô cũng đang ở đó. Trông anh ấy mới mệt mỏi làm sao, cô nghĩ, và có vẻ chán nản nữa. Anh mặc bộ quần áo bằng vải kaki nhàu nát bẩn thỉu. Tuy nhiên, ở tuổi ba mươi tám, anh đang ở đỉnh cao của sự sung sức. Bờ vai rộng, làn da gần như cháy đen đi vì nắng, trông anh đẹp trai hơn bao giờ hết. Trông thấy anh, cô giật mình và buột miệng thốt lên: - Ôi Chúa ơi, trông anh... - cô định nói “đẹp trai quá” nhưng rồi cố nén lại, thay vào đó cô chỉ nói “mệt mỏi quá”. - Ở nhà đã cố gắng liên hệ với anh mà không được, anh đã ở đâu vậy? - Bận. - Anh thoái thác. - Cha mất rồi, mấy mẹ con em vừa chôn cất cha ngày hôm qua. - Cô nói bằng một giọng vô cảm. - Trời ơi, anh xin lỗi. Lẽ ra anh phải có mặt ở nhà lúc đó. Anh thực sự xin lỗi. Anh là một thằng con không ra gì. Anh và cha đã bắt đầu không mấy dễ dàng, nhưng mọi chuyện đang tiến triển tốt mà. - Em biết - Cô đáp. - Cha yêu anh lắm đấy. Cha đã nói như vậy với em trước khi mất. - Cô quay mặt đi, mắt chớp chớp, nhìn chăm chú qua ô cửa sổ ra ngoài quang cảnh thu hoạch nho bên ngoài. - Chúng ta đã có một mùa thu hoạch đặc biệt tốt - Cô nói tiếp - Cả lúa mì và nho. Công việc của anh thế nào? Anh đặt chiếc túi lên bàn. - Cái này là của em - Anh không trả lời thẳng vào câu hỏi của cô. - Một món quà à? - Mặt cô sáng bừng lên. - Không. - Ồ! - Cô cắn chặt môi lại. - Nói đúng ra nó là của em, từ trang trại. Cô vẫn nhìn chằm chằm vào chiếc túi. - Nào, em mở ra đi. - Anh nôn nóng. Cô mở túi ra và thấy trong đó đầy đá. - Kim cương thô à? - Cô phân vân. - Anh bảo nó từ Luembe à? - Đúng vậy. Cô tãi những viên đá ra bàn và lướt ngón tay trên đó. - Năm mươi viên. Em không thể tin nổi. Anh nhìn viên này này. - Cô cầm viên lớn nhất lên, viên kim cương mà anh đã tìm thấy trong ngày thứ năm. - Viên này mới to làm sao. Em thậm chí còn không biết là mình có quyền được khai thác hay không nữa. - Em có, hay ít nhất là André có. Anh đã kiểm tra rồi. Đó là nguyên nhân vì sao anh vắng mặt hai ngày qua. Đột nhiên cô kêu lên và ôm choàng lấy Simon: - Giàu rồi, giàu rồi, chúng ta giàu rồi! Anh nhẹ nhàng gỡ tay cô ra. - Ý em là em giàu rồi - Anh nói. - Còn anh, anh vẫn chỉ là một kẻ vô công rồi nghề mà thôi. Chẳng mất nhiều thời gian để tin đồn lan thổi ra khắp làng. Anna van Achtenburgh-Smit lại gặp hên một lần nữa và đã trở thành một nữ triệu phú tới mấy lần với một mỏ khai thác đá dồi dào, nơi mà người ta có thể đào lên được vô số kim cương chỉ với một cây thuổng; rằng cô đã bán quyền khai thác mỏ ấy lấy một triệu bảng; rằng đó là mỏ kim cương lớn nhất Châu Phi. Những câu chuyện đôi mách lan nhanh như những đám cháy trên thảo nguyên, cứ bị thổi phồng ra và tô vẽ thêm đến nỗi không bao lâu sau người ta chẳng còn nhớ ra nó được bắt đầu như thế nào. Sự thực là Anna đã có một cuộc đàm phán hết sức có lợi cho gia đình cô. Cô đã cho thuê khu mỏ với giá là mười phần trăm doanh thu, nhưng sự vui mừng của cô tắt ngấm khi giữa cô và Simon lại nổ ra một cuộc tranh cãi còn gay gắt hơn tất cả những lần trước cộng lại. Anna năn nỉ Simon nhận một nửa lợi tức từ trang trại kim cương đó theo như các điều khoản của hợp đồng, nhưng Simon lại khăng khăng từ chối vì cho rằng hợp đồng đó chỉ đề cập đến cừu karakul chứ không phải kim cương. Anna có cảm giác như Simon cứ hằn học phá ngang cô và cố tình làm cho cô phải đau khổ. Trong khi đó, Simon lại nặng với suy nghĩ số tiền không kiếm mà có thật là vô nghĩa. Anh muốn thành đạt theo cách của riêng mình. Cuối cùng anh chấp nhận một nửa khoản tiền thu được từ việc bán cừu, thuê một lúp lều nhỏ trong làng mở dịch vụ sửa chữa nông cụ và phương tiện đi lại. Anna nổi giận đùng đùng khi cô biết chuyện. Tại sao anh ấy lại làm một điều ngu xuẩn khiến cho cô và cả lũ trẻ nữa phải xấu hổ như vậy thế nhỉ? Cô thì ở đây trong một ngôi nhà rộng lớn và trống trải còn Simon lại sống trong một túp lều đi thuê ở vùng ngoại ô. Cuộc cãi vã của họ lâu và gay gắt hơn bao giờ hết. Cuối cùng Simon bảo cô hãy xéo xuống địa ngục và Anna chỉ còn biết nhìn theo chiếc xe cũ mèm rời nhà đi vào làng. Kể từ lúc đó trở đi cô phát hiện ra rằng của cải đối với cô chẳng còn chút ý nghĩa nào nữa. Cô cho lắp đặt một hệ thống điều hòa không khí và lò sưởi ở Fontainebleu, một việc mà cô còn do dự chần chừ từ nhiều năm qua. Cô xây thêm một cánh nhà nữa cho trường học của con em những người nông dân trong vùng và thuê thêm một giáo viên. Nhưng điều đó vẫn chẳng thấp tháp gì so với gia tài kếch sù của Anna. Anna trở thành mục tiêu quyên góp của vô số tổ chức từ thiện. Hầu như không có buổi tối nào trôi qua mà không có tiếng chuông cửa rung lên tới vài lần cho tới khi cô quyết định thuê một thư ký riêng để giải quyết những mối phiền toái khó chịu này. Anna không bao giờ có thể quên được cái năm đầu tiên ở Modderfontein, khi mà cô chỉ có một mình và không xu dính túi, phải chống chọi với biết bao khó khăn để tồn tại. Cho đến hôm nay, cô đã trở nên giàu có và quyền thế hơn, song lại cảm thấy bất an và cay đắng hơn trước rất nhiều. Thời gian trôi qua, vết thương lòng lại càng nhức nhối. Sâu thẳm trong lòng cô vẫn là một Anna Smit không có bạn bè mặc dầu vị thế hiện tại đã đem lại cho cô biết bao mối quan hệ. Dạo này, cô hiếm khi được ở một mình mà luôn bị quấy rầy bởi những hội từ thiện, những tổ chức quyên tiền và các trường học. Song họ càng cố làm thân với cô bao nhiêu thì lại càng bị cô xa lánh bấy nhiêu vì đối với Anna mọi cánh tay chìa ra đều là những cánh tay xin xỏ chứ không phải cánh tay bè bạn. Chẳng chóng thì chầy rồi cô cũng nhận ra được họ cần gì ở cô. Cô bắt đầu trở nên hoài nghi hơn, cô hoài nghi ngay chính bản thân mình. Suy cho cùng thì cô là ai? Anna Smit tội nghiệp. Sự giàu có của cô đã trở thành một rào cản và cô đã nổi tiếng khắp vùng là một người đàn bà cay nghiệt vì Anna đã học được cách sử dụng uy thế của mình như một thứ vũ khí đối với tất cả mọi người. Đối với Kurt, Anna là một nỗi thất vọng lớn. Tình bạn thân thiết của họ khi xưa cứ mất dần. Từ hôm thất bại trong việc thuyết phục Anna lấy mình, Kurt bây giờ đã nhận ra rằng Anna là một con người tự phụ, bảo thủ và khoe mẽ. Năm 1956, Kurt đã bước sang tuổi bốn mươi tám, cái tuổi mà con người ta phải quét hết mọi ảo tưởng khỏi đầu óc mình. Paul đã mười tám tuổi, đang học ở nước ngoài. Kurt chỉ còn lại có một mình. Anh quyết định sẽ lấy vợ, nhưng lấy ai? Anh buộc phải công nhận rằng mình đã trở nên già cỗi và khó thay đổi. Nhà của anh bây giờ giống hệt một viện bảo tàng, chứa đầy những bộ sưu tập tranh, tượng và thảm vô giá trị. Anh căm ghét cái ý nghĩ rằng có một người đàn bà xa lạ nào đó sẽ đến đây thay đổi mọi thứ, trưng bày chó mèo, cây cảnh khắp nhà cùng với biết bao đồ tế nhuyễn khác nữa. Suy nghĩ của anh hướng về Vera Mankowitz, cô gia sư trước kia của Paul. Cô ta giờ đã ba mươi mốt tuổi nhưng vẫn là một bà cô không chồng - một bà cô tròn trĩnh, luôn mỉm cười và bị ám ảnh bởi những cuốn sách. Cô ta đòi hỏi ở cuộc đời rất ít nhưng cũng chẳng làm được gì nhiều cho cuộc đời. Cô ta sống trong nhà anh nhiều năm rồi nhưng không bao giờ làm phiền đến ai, không bao giờ có ý định giảm cân và cũng chẳng buồn quan tâm nhiều tới ngoại hình của mình. Anh từ bỏ việc theo đuổi Anna và lấy Vera. Bây giờ Anna chỉ còn lại một mình. Mặc dầu đã bước sang tuổi ba mươi bảy, cô vẫn còn là một phụ nữ gây ấn tượng mạnh. Khuôn mặt hg. Sau cuộc hẹn gặp hôm đó, Edwina dành tới vài tháng cố kiếm tìm một nơi dạy khác, nhưng cô không tìm được. Kể từ lúc đó trở đi, Edwina sống trong niềm khắc khoải mong tới ngày cô có thể đưa hai đứa con trở về quê nhà. Nhưng mỗi năm trôi qua, mục tiêu ấy lại càng trở nên xa vời hơn bởi vì giá nhà đất ở Anh mỗi ngày một tăng cao và số tiền cô dành dụm được mỗi ngày một ít ỏi. Với lại, cô còn cần nhiều hơn là một ngôi nhà để bắt đầu lại từ đầu với hai cô con gái đang tuổi ăn tuổi lớn. Ít ra thì ở Stellenbosch này ba mẹ con cô cũng được an toàn mặc dù chẳng có nhiều tiền để mà tiêu pha xa xỉ. Ngược lại, lũ trẻ rất hạnh phúc. Margaret bắt đầu nâu rám và trở nên cứng cáp hơn. Con bé thường xuyên để chân trần nhảy trên vùng thảo nguyên rộng lớn. Cho tới năm mười một tuổi, nó đã nói tiếng Nam Phi hết sức trôi chảy và thực sự gắn bó với cuộc sống hoang dã, với những con ngựa, với công việc đồng áng và những thứ mà Edwina chẳng mấy quan tâm. Hiếm khi cô thấy nó ở nhà trừ những lúc đi ngủ hoặc đem về nhà những thứ đồ linh tinh mà nó kiếm được. Hai chị em nó giờ đã có tới ba con rùa, hai con chó, một bụi cây xinh xinh và một bộ sưu tập nào chim, nào bọ cạp, nào dế và thậm chí cả những con mèo rừng. Margaret ước ao một con ngựa còn Rosemary lại muốn có một cây đàn piano, nhưng cả hai mong muốn đó lại là những điều hết sức hão huyền. Edwina đau lòng khi phải nói “không” với chúng. Cô cũng biết rằng thật khó đối với lũ trẻ khi phải chấp nhận rằng họ là gia đình duy nhất trong vùng không có xe ô tô, không có vườn rộng và những con ngựa, là những người duy nhất không bao giờ được đi nghỉ. Chúng hiểu rằng đối với chúng bây giờ đủ để tồn tại đã là điều đáng quý lắm rồi. Tuy vậy, Edwina cũng cố chắt bóp dành dụm để trả tiền cho những giờ học nhạc của Rosemary, và Margaret thì phải tới làm việc cho một trại ngựa trong vùng nơi người ta sẽ dạy miễn phí cho nó những kiến thức về ngựa. Điều phiền toái lớn nhất đối với Edwina là “người đàn bà đó” dường như đã trùm chiếc bóng oai phong của cô ta xuống cuộc đời của mẹ con cô. Sau gần hai năm dạy học, Edwina đề nghị được tăng lương nhưng hội đồng nhà trường đã bác bỏ đề nghị của cô với lý do cô không đủ trình độ chuyên môn và không biết nói tiếng Nam Phi. Cô bắt đầu học vào ban đêm. Khi nhà trường tổ chức những hoạt động xã hội thì cô luôn là một người thừa. Và khi cô vay được một khoản tiền nhỏ từ hội xây dựng địa phương và ngỏ ý muốn mua đứt ngôi nhà đang ở thì hội đồng nhà trường đã từ chối không bán. Hội động nhà trường, hay là Anna, đã trở thành một vật trở ngại lớn đối với mọi nguyện vọng của cô. Tồi tệ hơn cả là tình bạn của Acker với Margaret. Ít nhất ba lần trong một năm Margaret và Rosemary được mời đến dự những buổi tiệc tổ chức ngoài vườn hoặc những buổi tiệc sinh nhật mà Edwina buộc phải chịu đựng sự hổ thẹn bẽ bàng khi phải cuốc bộ cùng hai đứa trẻ đi một quãng đường dài tới hai dặm đến Fontainebleu, trong khi những gia đình khác chạy xe phóng vụt qua. Thường xuyên từ chối ở lại, cô để lũ trẻ ở cổng, sau đó quay trở lại đón chúng, để rồi ba mẹ con lại phải mệt nhọc lê bước trên cùng quãng đường ấy trở về nhà. Cô muốn ngăn cản Margaret kết bạn với Acker nhưng lại không nỡ làm vậy. Nhưng cuối cùng tình bạn của hai đứa trẻ ấy cũng chấm dứt mà không cần cô can thiệp. Một hôm trên đường đi dạo lên núi, Margaret chợt nghe có một tiếng nổ, rồi cô bé trông thấy một con chim ưng nhao xuống. Tim đập thình thịch vì hoảng sợ, cô bé chạy lại nơi đó, nghĩ rằng mình sẽ tìm thấy con vật tội nghiệp đã chết. Nhưng không, nó lại đang co rúm người lại giữa những bụi cây rậm rạp trong khi Acker và ba cậu bạn nữa đang cố sức kéo nó ra. - Các anh không được giết nó - Cô bé rít lên the thé. - Acker, tại sao anh lại làm vậy? Các anh... tất cả các anh... Em sẽ không nói chuyện với anh nữa. - Cô bé ngồi phệt xuống đất và òa lên khóc nức nở. Acker đẩy các bạn ra, tóm lấy con chim ưng và liệng nó vào vạt váy của Margaret. Cô bé vội đỡ lấy con vật, cánh của nó gãy nát trên đầu gối của cô. - Em hãy giữ lấy đồ chết tiệt này nếu em muốn - Cậu bé nói, mặt trông có vẻ ngượng ngùng. Rồi cậu quay đi, oai vệ bước giữa những người bạn. Tháng kế tiếp, cô bé không được mời tới bữa tiệc sinh nhật của anh em nhà Acker. Con chim đã được chữa lành với sự chăm sóc chu đáo của viên bác sĩ thú y trong vùng cùng với một khoản lệ phí đáng kể. Vài tuần sau đó nó đã đậu được trên một chiếc sào đằng sau chiếc đài trong phòng khách, ăn ngấu ăn nghiến những mẩu thịt vụn, cho tới một ngày viên bác sĩ thú y thông báo rằng vết thương của nó đã lành. Margaret đem nó lên đỉnh núi và thả cho nó bay đi. Nhưng vết thương lòng của Margaret, tuy vậy, lại không dễ lành được như thế, cô bé bắt đầu trở nên ít nói hơn, sống khép mình và quan tâm nhiều tới những con vật yêu quý của cô hơn là kết bạn. ° ° Chẳng bao lâu sau căn bệnh cũ của ông André van Achlenburgh lại tái phát. Vì Anna và Katie đang ở Knysma nên Acker bảo Jacob lái xe đưa ông đi cấp cứu. Trông ông thật xanh xao, yếu ớt và hoang mang khi ông được đưa đến khoa tiết niệu trên một cái cáng. Acker đã mười lăm tuổi, nhưng trông cậu già dặn hơn thế nhiều vì cậu đã cao tới hơn sáu foot với đôi vai rộng và cặp mắt xanh sâu thẳm. Những cô y tá trẻ cứ cười khúc khích, nhìn cậu tỏ ý tán tỉnh. Acker nán lại bên giường bệnh suốt cả ngày, trò chuyện với ông về những kế hoạch mà họ đã phác ra cho trang trại. Khi ông André đã ngủ thiếp đi thì cậu gọi Jacob tới và bảo bác ta lái xe đưa cậu về nhà để cậu gọi điện cho mẹ. - Ông sắp chết, mẹ ạ, con vừa được biết. Mẹ phải về nhà ngay đi. Họ hẹn gặp nhau tại bệnh viện vào lúc mười giờ nhưng khi tới nơi thì ông André đã được đưa đi chụp X-quang và họ phải ngồi đợi trong căn phòng trống trải suốt một giờ đồng hồ, lòng trĩu nặng vì phiền muộn. Cuối cùng, ông cũng trở về phòng trên một chiếc xe đẩy. Lòng Anna đau nhói khi trông thấy sức khỏe của cha mình suy sụp hẳn đi trong vài ngày qua. Vị bác sĩ kéo Acker ra một chỗ, ông ta cho rằng cậu là một người đã trưởng thành. - Tôi sợ rằng phải báo một tin xấu cho gia đình. Acker gật đầu. Cậu biết rằng ông André sẽ chết. - Khối u đã bịt kín ống dẫn từ thận ra, do vậy André không đi tiểu được và ông ấy sẽ chết khi thận bị ứ nước và vỡ ra. Acker nhìn ông bác sĩ chằm chằm. - Liệu có thể cắt bỏ khối u đi hay cho chạy thận nhân tạo được không ạ? - Kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân ung thư sẽ chỉ đem đến cho họ những cơn đau khủng khiếp khi tế bào ung thư lan ra tới những bộ phận khác. Chúng tôi cố tránh điều đó. - Được bao lâu nữa? - Acker hỏi. - Khoảng năm ngày, có thể là bảy... - Bác sĩ nhún vai vẻ xin lỗi. - Không thể như vậy được. - Acker lẩm bẩm. - Ngày hôm qua ông tôi vẫn còn đi dạo được mà. - Nhưng hôm nay thì không thể đâu - ông bác sĩ e ngại lắc đầu. Rồi ông nói thêm. - ông ấy sẽ rơi vào trạng thái hôn mê kéo dài khoảng mười ngày. - Liệu chúng tôi có thể đưa ông về được không ạ? - Acker ngần ngại hỏi. - Chúng tôi không muốn ông chết ở một nơi xa lạ. - Thế nào cũng được thôi. Còn bây giờ... xin cậu thứ lỗi cho... - Vị bác sĩ rời đi, thời giờ hạn hẹp của ông còn phải chia cho nhiều bệnh nhân khác nữa. André vẫn đang ngồi chờ. Trông ông buồn rầu hết sức, nhưng rồi khuôn mặt của ông sáng bừng lên khi ông hay rằng mình có thể về nhà. Đêm muộn hôm đó Anna bật khóc nức nở khi Acker thông báo cho cô về lời chẩn đoán của ông bác sĩ. - Lẽ ra con nên nói với mẹ sớm hơn mới phải. - Cô vừa nói vừa khóc như mưa như gió. - Nhưng con biết là mẹ sẽ khóc, - cậu đáp, - và như vậy thì ông biết mất. Tất nhiên là cậu nói đúng. Acker đã trưởng thành thật rồi, Anna nghĩ. Cậu là người đáng tin cậy nhất, cậu luôn quan tâm giúp đỡ mọi người. Cô buồn bã đi về giường và nằm khóc suốt đêm. Cuộc sống này sẽ không còn được như xưa nữa nếu như không có cha. Sáng hôm sau cô phải dành ra tới nửa giờ đồng hồ để lau mắt bằng thuốc trước khi dám đối diện với cha. Từ lúc đó trở đi, Acker ở lại luôn bên cạnh ông ngoại, đau khổ nhìn ông đang mỗi lúc một yếu dần. André, kinh ngạc vì thấy sức khỏe của mình cứ giảm đi trông thấy, bắt đầu tưởng tượng ra đủ điều. Có lúc ông cho là mình đang bị đầu độc nhưng có lúc ông lại nghĩ rằng người ta đang bỏ mặc cho ông chết đói hoặc không cho ông uống loại thuốc thích hợp. Cuối cùng, ông nắm lấy tay Acker và nói: - Ông sắp nằm xuống rồi cháu ạ. Ông sợ phải đi ngủ lắm vì như thế thì ông sẽ không bao giờ được trở dậy nữa. Sau bảy đêm bệnh nặng trầm trọng thì ông André yếu lắm rồi. - Acker ơi, ông sắp chết, có phải không cháu? Acker quay mặt đi. - Mặc dầu ông không hiểu lại sao - ông nói liếp khi không thấy Acker trả lời. - ông không thấy đau đớn ở đâu cả, chỉ có cảm giác không được thoải mái lắm thôi. Nhưng ông mệt lắm. Ông mỉm cười, nhưng trông mặt buồn rười rượi. Nhìn ông, Acker cố gắng kiềm chế bản thân mình khỏi xúc động. - Ô đây và làm hỏng kế hoạch ấy của cô. Do vậy, năm 1957 khi Margaret tròn mười bốn tuổi thì cô bé vẫn chỉ có hai bộ váy áo đồng phục, một đôi giày đế bằng và vài đôi tất sợi. Cô bé không bao giờ được phép bước chân ra khỏi nhà vào buổi tối, không được phép hẹn hò và cũng không bao giờ được đến một hiệu ăn hoặc đi tới rạp hát để xem trình diễn âm nhạc. Margaret không mấy quan tâm, nhưng việc bị quản thức khắt khe cũng khiến cô bé khó chịu. Nỗi bất hạnh thứ hai là khi Margaret phát hiện ra rằng cô cũng sẽ không thể trở thành một bác sĩ thú y được. Mỗi buổi sớm cô bé đặt ra với bản thân mình vấn đề nghề nghiệp tương lai, cô nhận thấy rằng mẹ đang nóng lòng chờ tới ngày Margaret có thể đem lương về phụ giúp mẹ. Càng học lâu bao nhiêu càng tốn kém bấy nhiêu; cô bé chỉ có thể tham gia khóa học một năm ở trường sư phạm mà thôi. Lần đầu tiên trong đời Margaret mới cảm nhận được sự cơ cực của cảnh nghèo khó và cô hiểu ra được nỗi ám ảnh để dành tiền của mẹ. Cô bé bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn trong các khu chuồng trại, dành dụm tiền cho những giờ học cưỡi ngựa. Có thể vài năm nữa mọi việc sẽ khác, cô hy vọng như vậy. ° ° Katie lại có một nỗi lo kiểu khác - bởi vì khi mà con người ta từ sáng đến đêm chỉ chăm chú theo đuổi một mục đích là tìm kiếm niềm vui thì rồi sẽ đến lúc người ta cũng phải phát chán lên và mệt mỏi nữa. Những người nông dân có thể ra về, nghỉ ngơi vào lúc năm giờ chiều, còn Katie lại phải dành tất cả những giờ cô thức để chăm chút cho bản thân. Cô bắt đầu cảm thấy bất an và muốn tìm một nguồn vui mới. Cuối cùng, cô quyết định chọn một trường trung học ở Thụy Sĩ, nơi mà những tiểu thư khuê các con của những tỉ phú dầu mỏ và những ngôi sao điện ảnh ghi tên nhập học. Cô bé bắt đầu năn nỉ Anna đồng ý để cô đi. Cô biết rằng không phải học phí đắt đỏ là điều Anna e ngại mà chính là sự vắng mặt của cô ở nhà. Do vậy Katie chuẩn bị những lý lẽ hết sức hoàn hảo để thuyết phục mẹ và trong vòng có hai mươi tư giờ đồng hồ Anna đã đành phải ưng thuận với một vẻ hết sức rầu rĩ. Lúc đầu, Anna rất thất vọng vì điều đó, nhưng rồi cô lý luận rằng lũ trẻ phải được hưởng những gì tốt đẹp nhất mà liền có thể đem lại. Vả lại cũng chỉ một hoặc hai năm là cùng rồi bọn chúng sẽ lại trở về nhà. Cô quyết định thảo luận chuyện này với Acker, nên sai Flora đi gọi cậu bé tới phòng làm việc. Như thường lệ, trông cậu như một kẻ lang thang. Điều đó khiến Anna khó chịu. - Quần con bị rách rồi, - cô bực bội nói, - và nhìn áo sơ mi của con kìa, nó mới bẩn thỉu làm sao. Con không có thứ gì khả dĩ hơn để mặc hay sao? - Có chứ, mẹ, - cậu bé đáp kèm với một nụ cười. - Nhưng mà để làm gì đâu bởi vì hôm nay con làm việc ở trong chuồng ngựa cả ngày cơ mà. - Có chuyện gì à? - Vâng, con ngựa cái của Katie bị mệt, nhưng mọi việc sẽ ổn cả thôi. Đó là câu trả lời quen thuộc của cậu. - Nào, bây giờ con hãy ngồi xuống, - Anna nói rồi gọi to: “ Vào đi”, khi có tiếng Flora gõ nhẹ vào cửa. Flora đã già. Một ngày nào đó họ sẽ phải cho bà ta về nghỉ hưu thôi. Già Jan đang sống trong một túp lều nhỏ của trang trại, còn Jacob thì chỉ có thể đi tập tễnh quanh vườn hoặc xén tỉa đám cây ăn quả. Nơi này đã trỏ thành một trại dưỡng lão mất rồi. Cô nhìn Flora khó nhọc đặt chiếc khay xuống bàn. - Cà phê à mẹ? Acker đang vội nên muốn tìm cách thoái thác, nhưng nhìn mặt mẹ cậu đoán ra đây là một câu chuyện quan trọng, có một điều gì đó đang khiến mẹ phiền lòng. Cậu giấu giếm sự nôn nóng của mình và ngồi xuống. - Acker này, mẹ đã nghĩ rất nhiều về việc con cứ phí thời gian lang thang ngoài trang trại. Suy cho cùng thì con là một học sinh xuất sắc ở trường cơ mà. - Ôi mẹ ơi, con có lang thang đâu nào, - cậu bé lắc đầu lia lịa. - Con đang trông nom tài sản gia đình nhà mình đấy chứ, cả trang trại ở Malmesbury nữa, rồi lại còn Modderfontein, nhà máy rượu, cừu karakul… - Thôi được rồi, được rồi, - cô ngắt lời con trai. - Vấn đề là bất cứ một người quản lý nào cũng có thể làm được điều đó. Còn con, con cần phải ra học ở nước ngoài. Acker ngả người ra sau và hít một hơi thật dài. Vậy là đã đến lúc rồi. Cậu biết chuyện Katie đang thuyết phục mẹ để được sang học ở Thụy Sĩ - điều đó tốt thôi với lũ con gái, còn cậu, cậu có nhiều việc khác còn quan trọng hơn. - Mẹ muốn con theo học ngành kinh tế, - Anna vẫn tiếp tục nói. - Một ngày nào đó con sẽ được thừa kế trang trại này, cả mỏ kim cương, cả một nửa tập đoàn phân phối thực phẩm Southern Cross cùng với mười bốn công ty khác nữa. Sẽ là rất khó khăn nếu như con không có một nền tảng kiến thức vững vàng. Acker thở dài. Từ nhiều năm trước cậu đã biết rằng sẽ có một ngày giữa cậu và mẹ có cuộc nói chuyện này; những lời cậu nghĩ không hoàn toàn đúng với những lời mẹ đang nói. Không hiểu mẹ có nhận ra được vực thẳm ngăn cách giữa hai mẹ con không nhỉ? Vì trong khi mẹ có quá nhiều hoài bão và khát vọng thì cậu lại chẳng có tí khái niệm gì về những thứ đó cả. Mọi quan tâm của cậu chỉ dành cho trang trại này, và dù là nó có thuộc về cậu hay thuộc về bất cứ ai khác thì cũng chẳng màng, chừng nào mà cậu vẫn còn được gắn bó với mảnh đất nơi cậu đã lớn lên này. Nhưng làm sao có thể giải thích được điều đó với mẹ mà không làm mẹ đau lòng được nhỉ? Cuối cùng, cậu chỉ biết nói có mỗi một câu đơn giản: - Không, mẹ ạ, con thích được ở nhà hơn. - Nhưng mà Acker, - Anna cố gắng thuyết phục. - Con thử nghĩ xem. Con sẽ cộng tác với Paul trong công việc kinh doanh, mà nó thì được học hành đến nơi đến chốn. Nó đang học ở đại học Cambridge đấy. Acker thở dài: - Mẹ ơi, con ước sao mẹ con mình gần gũi nhau hơn để có thể hiểu được nhau. Nếu như mẹ biết tính con thì mẹ đã không bao giờ mong con bước vào đường kinh doanh ấy đâu. Con không quan tâm. Anna cắn chặt môi, vẻ phật ý. - Vậy thế con muốn làm gì? - Cô nôn nóng hỏi lại. Đặt hai bàn tay lên đầu gối, Acker buồn bã nhìn chằm chằm xuống thảm. Cậu luôn là một con người không biết đối đáp nhanh nhảu và Anna thường xuyên phải nổi nóng với cậu. Lúc này cậu đang chần chừ để tìm câu trả lời. Anna cho rằng đó chính là nguyên nhân tại sao cô lại ít muốn trò chuyện với cậu. Suốt hai năm qua cô và con trai hầu như không có cuộc trò chuyện nghiêm túc nào cả trừ những khi họ bàn luận với nhau những công việc của trang trại. - Ôi chao, con đã lớn lắm rồi đấy - Cô nói. Khổ người cậu to lớn kềnh càng, cao bằng Simon, bề ngang thậm chí còn to hơn. Trông cậu như một khối đá granit chắc nịch, hình thù gai góc, cằm và mũi chìa ra, hai bàn tay to lớn tới độ có thể nhấc bổng cá một con bò đực. - Acker này, con có nghĩa vụ và bổn phận với gia đình mình. Con sẽ là người trông nom gia sản này, cả em Katie và bản thân con nữa. Acker đứng lên, mỉm cười. Rồi cậu cúi người về phía trước, hôn nhẹ vào má mẹ. - Mẹ ơi, mẹ bỏ phí thời giờ mất rồi, - cậu nói và so vai lại. - Con là một người nông dân. Đó là một điều không thể thay đổi được. Anna biết rằng sẽ không thể làm cho cậu thay đổi ý kiến. Nó giống hệt cha nó, bướng bỉnh, kiêu hãnh và không thể nào chịu nổi!