Chương 1 - 3
B- CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG Ở MIỀN NAM
2. Học thuyết Tôn Văn
3. Công của Tôn Văn

1- Tôn Văn lập chánh phủ, tiếp xúc với Nga
Văng mặt bốn năm năm, năm 1971 Tôn Văn mới lại xuất hiện đúng lúc các đốc quân ở Bắc can thiệp vào chính trị, giải tán Quốc Hội và các đốc quân phương Nam nổi lên phản đối. Tổng trưởng hải quân là Trình Bích quang từ chức; Tôn cùng với Trình suất lĩnh hải qua-n đến Quảng Đông, đánh điện đi các tỉnh mời nghị viên Quốc Hội Quảng Châu khai hội và tổ chức chính phủ để chống với phương Bắc. Ông được bầu làm đại nguyên súy và đại biểu Trung Hoa dân Quốc trong việc đổi ngoại. Lục Vĩnh Đình, đốc quân Quảng tây và Đường kế Nghiêu, đốc quân Vân nam làm phó nguyên súy. Cuộc thế nam Bắc đối lập bắt đầu từ đó.
Nhưng ở Bắc có nhiều phe chống đối lẫn nhau mà ở Nam thì Tôn và Lục, Đường ý kiến cũng bất đồng. Về thực lực, Tôn chỉ điều khiển được một bộ phận hải quân, còn lục quân ở trong tay hai phó nguyên súy, nên Tôn không làm được gì cả. Rồi Lục và Đường lại chia rẽ. Thế của chính phủ phương Nam rất yếu. Một đốc quân đem quân đánh Quảng Đông, Lục Vĩnh Đình chống không nổi.
Trần Quýnh Minh, rước Tôn Văn c về Quảng Châu, cãi tổ chính ohủ, cũng nhóm quốc hội, cử Tôn làm Tổng Thống, nhưng địa hạt của chính phủ Quảng Châu chỉ có mỗi một tỉnh Quảng Đông ( 1921).
Uy tín của Tôn đã xuống nhiều, Trần Quýnh Minh cũng lại bất đồng ý kiến với ông. Ông muốn Bắc phạt không được, mà muốn lấy lại uy quyền cũng không xong. Ông sửa lại đảng chương ( 1) ( coi ở sau mục " tư tưởng chính trị của Tôn Văn "), nhưng cũng không thi hành được nữà, sau cùng Trần Quýnh Minh tấn công đốt nhà công, tính giết ông, may mắn ông trốn thoát, được lên Thượng Hải.
Ông đã thất bại, rút được kinh nghiệm, hiểu rằng phải bỏ đường lối tấn công, đảo chánh ở nhiều nơi cùng một lúc, mà phải chiếm được một địa bàn vững, phải tổ chức đảng và huấn luyện cán bộ, phải lập được một đạp quân tân thức; rồi từ địa bàn đó chiếm đất lần
lần, chiếm đưọc miền nào thì đảng viên và cán bộ cai trị miền đó, dùng tuyên truyền để thu phục dân chúng, như vậy lần lần sẽ chiếm được trọn nước.
( 1) Chương trình chính trị của đảng
Bây giờ ông mới thấy ông lẻ loi. Vẫn còn nhiều người ngưỡng mộ ông đấy, nhưng người ta thấy ông bất lực: đảng của ông ít người, quân đội ông không có, mà tiền thì các nước tư bản không giúp ông. Năm 1911, trước khi về nước, ông có qua Anh, xin chính phủ cho vay tiền, chính phủ Anh từ chối, chỉ hứa không giúp tiền cho Thanh đình nữa thôi.
Bây giờ họ có thêm một lý do nữa để từ chối; họ đã thừa nhận chính phủ hợp pháp Bắc Kinh rồI. Vả lại tâm lý của họ là giúp kẻ mạnh chứ không giúp kẻ yếu, mà ông là kẻ yếu ; trong mười năm từ 1912 đến 1921 ông đã thất bại, để cho Viên Thế Khải phá hoại cách mạng, phá hoại hiến pháp, như vậy ai dám tin ông nữa.
Simon Lays trong cuốn Les habis neuf du Président Mao ( Edition Chant libre 1977) trách phương Tây ( Anh, Mỹ, Pháp …) chỉ nâng đở bọn thối nát như Thanh triều, Viên Thế Khải, mà không biết đứng về phe các nhà cách mạng được dân chúng quý như Hồng Tú Toàn, Tôn Văn. Chê như vậy là cố ý khen Nga đã biết giúp Tôn Văn.
Tháng 10- 1917, cuộc cách mạng vô sản của Nga thành công, Trung Hoa cũng như các nước khác, chưa thừa nhận Liên Xô,. Trong hai năm 1919 – 1920 chính phủ Nga nhiều lần tuyên bố bãi bỏ các điều ước bất bình đẳng mà Nga hoàng đã ký với Trung Hoa.
Năm 1921 đảng Cộng Sản Trung Hoa thành lập, đứng vào hàng ngũ Đệ Tam quốc tế. Các nhà lãnh tụ buổI đầu là Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông, Trương Đại Lôi; đảng viên chỉ được 50 ngườI. Cũng năm đó, Chu Ân Lai học ở Pháp về.
Tôn Văn bị Anh, Mỹ, Pháp, Nhật hất hủi, không giúp gì cả, phải quay về phía Nga Xô y như Nasser năm 1956, khi Mỹ không bán khí giới cho. Năm 1922, vì bất hòa vớI Trần Quýnh Minh. Ông phải bỏ Quảng Châu mà lên Thượng Hải, rồi tiếp xúc với nhân viên cơ quan thông tin quốc tế của Nga Xô để rút kinh nghiệm cách mạng của họ.
Họ đem thuyết Mác Lê giảng cho ông. Theo thuyết đó, chế độ tư bản đạt tớI tột đỉnh thì đưa tớI chủ nghĩa đế quốc, vì muốn giữ mức sống cao cả của giai cấp tư sản ( bourgeois ) thì bọn tư bản phảI bóc lột chẳng những các giai cấp khác trong nước, mà còn bốc lột các dân tộc chậm tiến nữa, những thuộc địa ở Á, Phi: mua rẻ hoặc cướp tài nguyên của những nước này, dùng nhân công rẽ mạc của họ để sản xuất cho rẻ rồi bán lại cho họ với một giá đắt. Trung Hoa là một bán thuộc địa của các nước tư bản, đã bị bóc lột tám chục năm rồi, muốn thoát khỏi ách của Âu, Mỹ và Nhật thì phải làm cách mạng vô sản như Nga, Nga có thể giúp Trung Hoa được.
Tôn Văn nghe vậy, thấy có lý và trong một số hội nghị Quốc Dân đảng, ông bảo: “ Lénine bị các nước tư bản bôi nhọ vì ông ta dám nói trắng ra rằng 1.250.000.000 người ức hiếp, bốc lột “.
Tuy nhiên ông rất thực tế, bảo Trung Hoa chưa thể thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản được, mà hãy thực hiện chủ nghĩa Tam dân của ông đã.
Năm sau ( 1923) Nga phái một ủy viên về ngoại giao, Adolphe Joffe qua. Hai bên tuyên bố chung: Tôn chỉ cho phép đảng Cộng sản tự do hoạt động trong việc chiến đấu dân tộc để giành lại độc lập, mà cuộc chiến đấu là bước đầu đưa tới xã hội chủ nghĩa, chứ không nhận ngay Cộng Sản là một chủ nghĩa chính thức, vì nó không hợp với tình hình Trung Hoa thời đó, Joffe cũng nhận rằng Trung Hoa cần được thống nhất và độc lập trước hết và Nga Xô sẵn sàng giúp cuộc cách mạng dân tộc của Trung Hoa trong việc tổ chức quân đội, đào tạo cán bộ tuyên truyền.
Tức thì hai bên hợp tác với nhau liền. Mùa hè năm 1923, Tôn phái một đại tá trẻ mà ông mà ông rất tin cậy qua Moscou, tức Tưởng Giới Thạch, Tưởng học ở Nga 6 tháng rồi về nước lập trường võ bị Hoàng Phố ở gần Quảng Châu, làm hiệu trưởng trường lục quân đó. Tưởng được một số chuyên viên Nga giúp sức. Chu Ân Lai cũng lãnh một chân giáo sư, về chính trị(?). Mỗi khóa học chỉ có sáu hay tám chín tháng. Số học viên khóa đầu được dăm trăm, ( 1) chính họ có công trong việc Bắc phạt sau này.
Đầu thu năm đó Nga lại gởi qua Borodine ( Trung Hoa gọi là Pháo La Đình) một người rất giỏi về tổ chức, đã có hồi ở Mỹ. Ông ta dùng Nguyễn Ái Quốc ( tức Hồ Chí Minh sau này ) làm thư ký riêng, thông ngôn và phiên dịch, vì Nguyễn thông bốn ngôn ngữ: Hán, Anh, Pháp, Nga Borodine làm cố vấn kỹ thuật về cách mạng, lập một viện đào tạo một bọn tuyên truyền để lôi kéo quần chúng. Học viên đều là những người trong đảng cộng sản Trung Hoa, nhất là trong giới lãnh đạo. Đảng được tổ chức lại theo Nga, thành từng tổ, thường họp hội nghị ( hội nghị đầu tiên vào đầu năm 1924). Trên cùng có ủy ban trung ương thi hành đường lối của đảng. Borodine thuyết phục Tôn Văn cho phép đảng viên Cộng Sản được vô Quốc Dân đảng, thành thử đảng này có một hạt nhân mà khi nào nhân ( noyau) của Cộng Sản mà khi nào Quốc Dân đảng thành công thì Cộng Sản đương nhiên được dự vào việc nước. Đồng thời Nga tuyên bố thừa nhận Ngoại Mông thuộc lãnh thổ Trung Hoa, hủy bỏ hết các điều ước Trung Hoa ký với Nga hoàng. Công việc đào tạo cán bộ tuyên truyền của Borodine có kết quả rất mau. Một cuộc bãi công của công nhân Hỏa xa trên đường Bắc Kinh – Hán Khẩu xảy ra, nhưng chưa đủ kinh ngjiệm nên bị Ngô Bội Phu (?) đàn áp kịch liệt, chết rất nhiều, mẵc dầu các tổ chức khác cũng bãi công để ủng hộ
Sau đó xảy ra cuộc Ngũ táp vận động ( táp là ba mươi: 30-5-1925) Nguyên do chỉ tại thái độ ngạo mạn, tàn nhẫn của bọn đế quốc. Họ không coi người Trung Hoa ra gì cả,(2) hơi một chút là chất vấn chính phủ Bắc Kinh, đòi hỏi bồi thường và bắn xả vào dân bản xứ.
Lần này trong một xưởng dệt ở Thượng Hải, một người thợ Trung Hoa bị một nhân viên Nhật bắn chết. Hai tuẩn lễ sau, học sinh và thợ thuyền Trung Hoa ở Thượng Hải làm lễ truy điệu kẻ xấu số và biểu tình phản đối Nhật trong khu vực tô giới của Anh. Cảnh sát Anh bắn vào đám biểu tình: mười hai người chết và mười bảy người bị thương.
Dân chúng khắp nơi phẩn nộ ; tại các khắp khu kỷ nghệ và ở Hương Cảng, phong trào phản đế nổi lên rầm rộ, thợ đình công ở các xưởng ngoại quốc, dân chúng tẩy chay hàng hóa ngoại quốc đặc biệt là hàng hóa Anh và Nhật
Chưa chắc phong trào do Cộng sản tổ chức và phát động, nhưng ta có thể tin rằng Cộng Sản đã chỉ huy một phần nào rồi lợi dụng để gây uy thế cho đảng. Ở Thượng Hải cuộc đấu tranh kéo dài tới một năm rưỡi, được mọi người ủng hộ, và gây chấn động khắp thế giới, làm tê liệt công việc kinh doanh của Anh ở Hoa Nam đến nổi Hương Cảng ( Cảng thơm) đã thành một ( tử cảng) ( cảng chết), và người Trung Hoa mỉa mai gọi nó là “ xú cảng “ ( cảng hôi thối )
Chưa đầy một tháng sau, lạI xảy ra một vụ sôi động nữa: chiến hạm Anh, Pháp, Nhật, Bồ bắn cvãi vào dân biểu tình tẩy hàng ngoạI quốc, lòng căm phẩn của dân càng bừng bừng lên.
Cuộc vận động ngũ táp đó gây ảnh hưởng quan trọng về văn hóa, làm cho phái tả thêm được nhiều cây bút có tài và tràn trề nhiệt huyết. Nhưng đó là chuyện sau, chúng ta hãy xét tiếp hoạt động của Tôn Văn đã.
Có một địa bàn ở (Quảng Châu ) một đạo quân do Nga tổ chức huấn luyện, một đảng đã cải tổ vớI một thành phần mới ( Cộng Sản ); lại được quần chúng ủng hộ, ngoài giớ trí thức tiểu tư sản ra, thêm giới thợ thuyền, nông dân, thương nhân nữa. Tôn văn bắt đầu gây lại được uy quyền, có thể nghĩ tới việc Bắc phạt. Theo J J. Brieux trong La Chine du nationlisme au communisme ( Seuil- 1950) thì hồi này ông rất phấn khởi, lại đeo đuổi cái mộng không tưởng của ông từ trước là liên kết Hoa - Nhật. Năm 1924 ông qua Nhật ngày 25- 11, tuyên bố ở Nagasaki: “ Tình thân ái của chúng ta vớI Nhật phải mỗI ngày mỗi tăng. Mọi bất hòa và nghi ngờ lẫn nhau phải xóa bỏ cho hết. Nhật tiến bộ hơn chúng ta nhiều lắm về kỹ nghệ, khoa học, văn minh. Nếu chúng ta muốn thực tâm cộng tác với Nhật thì chúng ta sẽ tiến chắc chắn mà Nhật cũng được lợi; hàng hóa của hai nước sẽ được tự do xuất, nhập, không phải đóng thuế, hai nước tất phải giàu “ ( la Chine của Roger Lévy PUF 1904 )
Lần này ông ở Nhật không lâu rồi về, kế đó chính phủ Bắc Kinh bị các quân phiệt lật đổ ; Đoàn Kì Thụy, Trương Tác Lâm và Phùng Ngọc Tường mời ông lên Bắc Kinh để bàn việc thống nhất, lập chính phủ trung ương Borodine khuyên ông đừng nhận, nhưng ông cứ nhận, một phần vì t-hấy bệnh ung thư không cho ông sống được lâu nữa. Nhưng mới tới Bắc Kinh, hai bên chưa kịp thảo luận với nhau thì ông từ trần ( 12- 3- 1925) thọ 59 tuổI ( 1866- 1925).
Di chúc ông đọc cho Uông Tinh Vệ (đồng chí trẻ thân nhất của ông ) chép, và ông ký một ngày trước khi mất, trước mặt chín người. Tống Khánh Linh, Tống Tử Văn ( em trai Khánh Linh) Tôn Khoa ( con bà vợ trước của ông ) ….những ngườI này cũng ký sau ông.
Dưới đây tôi dịch bản chữ Hán trong Trung Cận đại sử
“ Trong bốn chục năm, tôi tận lực với cách mạng, mục đích để Trung Quốc được tự do bình đẳng. Kinh nghiệm bốn chục năm cho tôi thấy rằng muốn đạt mục đích đó phải kêu gọi toàn dân đứng dậy và liên hợp với những nước nào trên thế giới đãi ta một cách bình đẳng, để cùng nhau phấn đấu.
Hiện nay cách mạng còn chưa thành công. Các đồng chí phải theo phương lược kiến quốc và đại cương kiến quốc, cùng tam dân chủ nghĩa …của tôi mà tiếp tục gắng sức cho đạt thắng lợI cuối cùng …. Việc gấp nhất là mở Quốc Đân Đại Hội, và từ bỏ các điều ước bất bình đẳng, phải thực hiện cho thật mau. Đó là di chúc của tôi "
(1) Một số nhà cách mạng của ta học ở trường đó
(2) Tới mỗI tại một công viên ở Tô Giới Thượng Hải, người Anh cấm một cái bảng < cấm chó và người Trung Hoa vào >
............
2. Học thuyết Tôn Văn
Trong cuộc đời trôi nổI, ông ghi chép được nhiều tính soạn một tác phẩm lớn nhan đề là Tam Dân chủ nghĩa, nhưng tài liệu không còn gì sau vụ Trần Quýnh Minh, phán ông ở Quảng Châu năm 1922. Gần cuối đời, ông rán nhớ lại và thu vào trong 16 diễn văn. Văn nghiệp của ông chỉ còn bấy nhiêu
Những diễn văn đó được nhiều người dịch, người thì cho nó có màu sắc mác xít, người thì bảo có màu sắc tự do.
Ông trích dần Mạnh tử, nhất là câu: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh ", và câu này:" Thiên thị tại ngã dân thị, thiên thính tại ngã dân thính ".
Öng bảo: " Tôi muốn mọi người hiểu thế nào dân chủ, phải hiểu rồi mới bỏ được cái ý muốn làm hoàng đế đi. Nước ta thành nước Cộng Hòa rồi thì ai làm hoàng đế? Bốn trăm triệu dân làm hoàng đế? "
Nhưng ông chê chính quyền đại diện. Vì có nhiều thói xấu, mà cho chính quyền chuyên chế của dân ( vô sản ) như ở Nga tốt hơn. öng muốn rằng dân là kỹ sư mà chiúnh quyền là cái máy, máy phải mạnh, và viên kỹ sư tức dân phải có đủ sức để điều khiển máy.
Chủ nghĩa tam dân của ông là dân tộc, dân quyền, dân sinh. Chủ nghĩa dân tộc chống chính sách xâm lăng của đế quốc Âu Mỹ. Dân tộc nào cũng được tự g do, bình đẳng và không được xâm phạm đến tự do của dân tộc khác. Các dân tộc Hán, Mãn, Mông.... phải đoàn kết với nhau để giải thoát Trung Hoa rồi giải thoát các dân tộc bị áp bức khác
Chủ nghĩa dân quyền đặt quyền chi phối chính trị vào tay toàn thể nhân dân, còn quyền chính trị về phần chính phủ. Nhân dân có quyền tuyển cử, đề nghị phúc quyết ( nghĩa là bãi bỏ những quyết định nào của nghị viện mà trái với công ích rồi quyết định lại) và quyền bãi miền những quan lại bất lực hoặc có thành tích xấu xa.
Chính phủ có năm quyền, gọi là ngũ quyền hiến pháp: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và quyền Giám sát.
Chủ nghĩa dân sinh làm thỏa mãn bốn nhu cầu của nhân dân là ăn, mặc,ở, đi ; tư bản cá nhân phải tiết chế cho tư bản quốc gia được phát đạt, địa quyền về người cày và phải lần lần tiến tới sự bình quân. Ông bảo: « Cải cách điền địa của ông sẽ tránh cho nước khỏi bị các cuộc nông dân nổi loạn, các cuộc cách mạng mà chính sách kỹ nghệ sẽ bỏ được giai đoạn tư bản và cuộc cách mạng vô sản ; vì sự giai cấp đấu tranh là một bệnh xã hội, không phải là một yếu tố tấn bộ! ( …)
Chính sách tôi đề nghị đó không đưa tới một chương trình tàn bạo hoàn toàn không thích hợp với thời đại chúng ta…. Tôi muốn ngăn sự thành lập các đại tư bản cá nhân, mà xã hội sau này khỏi bị cái họa do sự bất bình đẳng giữa kè giàu, người nghèo gây ra ( La Chine sách đã dẫn ).
Một điểm nữa trong học thuyết của ông là ngay từ năm 1905, ông đã tính phải có ba thời kỳ: thời kỳ quân chính, chính quyền về quân nhân, phải độc tài để dẹp loạn, dẹp mọi sự chóng đối ; thời kỳ huấn chính, có một đảng duy nhất cầm quyền dạy cho cho dân quen với chế độ dân chủ, hiểu quyền hạn, bổn phận của mình, thời kỳ thứ ba là thời kỳ hiến chính ; lập hiến pháp rồi thi hành
3. Công của Tôn Văn
Khi hay tin Tôn Văn chết, Ph. Berthelot, Tổng thư ký bộ ngoại vụ Pháp, thản nhiên bảo: “ Thế là chấm dứt cuộc đời một con người thay đổi hoài, không thực hiện được chút gì hết”. Nhưng viên thông dịch của ông ta đã ở Bắc Kinh, đâu biết rõ người Trung Hoa, đáp: “ Tôn Văn khi sống không được việc gì; nhưng chết rồi ông ta sẽ thành một vị thần “.
Hầu hết- Nếu không phảI là hết thảy – các chính trị gia phưong Tây trước năm 1925 đều coi thường Tôn Văn và chê ông như Berthelot. Lénine còn bảo ông “ ngây thơ như một trinh nử “ ( Virginale naiveté) nữa: tin ở Viên Thế Khải, ở Anh, ở Nhật nữa, hai con cá mập hung hăng nhất thời đó. Ông mâu thuẩn với ông, ông chủ trương hợp tác với những nước đãi Trung Hoa một cách bình đẳng, mà chính hai nước đó coi đồng bào ông như toi mọi, như loài vật, còn Mỹ bênh vực Trung Hoa nhất thì ông lại không nhờ cậy họ. Lúc thì ông muốn Bắc phạt, lúc thì lại muốn bắt tay với các quân phiệt ở Bắc. Ông làm Tổng Thống, rồi làm một “ chuyên viên “ hỏa xa, sau lại làm đại nguyên súy không bao lâu, lại làm Tổng Thống, mà chẳng lần nào được việc gì cả. Gần cuối đời, ông cho cán bộ Cộng Sản gia nhập Quốc Dân Đảng, như vậy khi Cách Mạng thành công, họ đương nhiên được dự vào việc nước, mà ông lại bảo “ giai cấp đấu tranh là một bệnh của xã hội “ như vậy thì làm sao ta hiểu được chủ trưong của ông? Tưởng GiớI Thạch là môn đệ của ông, mà Mao Trạch Đông cũng coi ông là bậc thầy; cả hai đều bảo mình tiếp tục sự nghiệp của ông, trớ trêu thật. Mà Uống Tinh Vệ khi làm bù nhìn cho Nhật, trong chiến tranh Trung Nhật ( coi ở sau) cũng có thể khoe rằng theo đúng đường lối thân Nhật của Tôn nữa!
Chủ trương tam dân của ông, các học giả và chính trị gia phương Tây cho là chẳng có gì đặc biệt. Họ đã có một chiến chương về quyền của con người, tiến bộ hơn chủ nghĩa của ông nhiều.
Những lời chê kể trên đều đúng hết. Nhưng ai cũng phải nhận rằng ông nhiệt tâm, ái quốc, hoàn toàn bất vị lợi, có nghị lực, kiên nhẩn suốt đời nhằm một mục đích là cứu dân, cứu nước (điểm bất biến của ông ở đó); ông có tài hùng biện, truyền được cho dân chúng ảo tưởng của ông, khiến dân chúng tin ông và trọng ông.
Lévy, học giả Pháp có cảm tình với ông nhất bảo ông sống trong thời " bạc bẽo " của lịch sử Trung Hoa.
Lời đó đúng, thời ông là thời loạn lạc, chia rẽ như cuối thời Chiến Quốc, mà ông chỉ là một nhà tư tưởng, thiếu kinh nghiệm, thấy thuyết nào mới cũng nhận, thấy nước nào mạnh cũng muốn nhờ cậy, đi vào hướng này bị kẹt thì quay tìm một hướng khác, vì vậy mà ông thường thay đổi cả trong tư tưởng lẫn hành động. Ông tùy cơ, tòng quyền để kiếm một lối thoát cho dân tộc ông, và lúc đó nhờ được kinh nghiệm của Nga, biết tổ chức đảng, tổ chức quân độI rồI, thì chết. Nếu ông sống thêm được mươi năm nữa, thì chắc được thấy cách mạng thành công mà có thể tránh cho được Trung Hoa cuộc tương tàn giữa Quốc và Cộng.
Ông chết rồi, toàn dân Trung Hoa cả phe Quốc lẫn phe Cộng (1) đều gọi ông là “ Cha của Cách Mạng ", là " Cha của nước " ( Quốc phụ), nhà nào cũng treo hình ông với lời di chúc của ông. Nhưng từ năm 1949. Khi Cách Mạng vô sản thành công thì Hoa Lục, lòng tôn sùng cũng nhạt đi: Ông chỉ còn một ngẫu tượng lỗi thời thôi. Cái gì mà chẳng theo tốc độ của thờI đạI! May mà xác ông không bị ướp. Nếu bị ướp như Staline, Mao Trạch Đông thì chỉ vài chục năm nữa, qua thế kỷ XXI, nó sẽ thành một cổ vật như xác ướp của Pharaon Ai Cập. Nghe nói mấy năm trước, Nga đã sửa lại bộ Bách Khoa tự điển hay bộ Tự Điển triết hoạc, không còn coi Lénine là một vị thánh nữa.
Không biết tin đó có đúng không
( Sau năm 1949 bà Tống Khánh Linh ở lại Hoa Lục )