1-Vai trò của giới trí thức mới. Từ đời Hán đến vụ Thái Bình Thiên Quốc đời Thanh, Trung Hoa chỉ có những vụ nông dân nổi loạn, mà có rất nhiều. Trong hai phần trên tôi chỉ kể những vụ thành công thôi, mà cứ một vụ thành công thì có không biết bao nhiêu vụ thất bại. Nông dân đói quá, bị ức hiếp quá, nổi lên cướp bóc, giết quan lại. Một người trong giới họ, cũng ít học như họ, nhưng can đảm hơn, mưu mô hơn, được cảm tình của họ, qui tụ họ, làm thủ lãnh, lợi dụng lòng mê tín của họ, gây được một phong trào ; phong trào lớn lên rất mau, tớI khi quân lính của triều đình cũng đứng về phe họ nữa thì triều đình thế nào cũng bị lật đổ, và mới đầu là giặc, sau họ thành vua. Làm vua, họ vẫn giữ chế độ cũ, tổ chức xã hội cũ, chỉ thay triều đại thôi. Hình như không có một kẻ sĩ nào cầm những phong trào đó cả, có một số giúp với tư cách quân sư hay tướng quân, và những người đó, khi thành công, cũng làm quan cho triều đại mới y như các quan thời trước, không hề có ý thức cải tạo xã hội. Những cuộc nỗi loạn đó từ thời Chu, vẫn gọi là cách mạng, tức đổi mệnh vua ( vua chịu mệnh trời ), đổi triều vua. Từ khi tiếp xúc với phương tây, người Trung Hoa dùng danh từ cách mạng để dịch chữ révoluction và có nghĩa là một sự thay đổi rất lớn lao về chế độ, có khi thay đổi triệt để, phá hết những tổ chức cũ, người ta cho là xấu xa mà dựng lên những tổ chức mới. Hiểu theo nghĩa đó thì từ khi có tin sử tới đầu đời Thanh, Trung Hoa chỉ có mỗi một cuộc cách mạng của Tần Thủy Hoàng; từ chế độ phong kiến qua chế độ quân chủ chuyên chế, thống nhất về mọi phương diện: đất đai, chính trị, kinh tế, văn hóa. ( Nhà Chu chỉ cải thiện chế độ phong kiến của nhà Thương, chứ không có sự thay đổi gì quan trọng ) Vụ Thái Bình Thiên Quốc cũng là một cuộc cách mạng vì Hồng Tú Toàn tuy vẫn giữ đế chế nhưng đã muốn thay đổi xã hội và văn hóa: Chia đất cho nông dân làm tập thể, gặt lúa rồi phân phối cho từng bộ, như xã hội chủ nghĩa ngày nay, cho phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với đàn ông, được học hành, thi cử và làm quan, bỏ Nho Giáo mà thay bằng Kí Tô Giáo. Hồng Tú Toàn thất bại. Trên nửa thế kỷ sau lại có cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn Văn. Những cuộc cách mạng theo nghĩa mới này ở phương Tây, cũng như phương Đông, thời Cổ cũng như thời Kim gần như luôn luôn được một số triết gia Văn nhân mở đường, như bọn Pháp gia ( Thương Ưởng, Hàn Phi …) thời Chiến Quốc, bọn triết gia thế kỷ XVIII ở Pháp ( Montesquieu, Voltaire, Diderot, Rousseau ) bọn Marx, Hegel (Đức với bọn tiểu thuyết gia thế kỷ XIX ( Gogol Léon Tolstoï, Dostoievski, Tchekhov …) ở Nga; Ở Trung Hoa, Thái Bình Thiên Quốc, không được người mở đường, có thể vì đó mà thất bạI chăng? Nhưng cách mạng tân HợI thì được nhóm Khang Lương, Lâm Thư, Nghiêm Phục ….mở đường cho từ một hai chục năm cuốI thế kỷ XIX. Bọn mở đường boa giờ cũng ở trong giới trung lưu ( bourgeoisie), vì họ được học như giớI thượng lưu cầm quyền, mà được rảnh rang để suy tư hơn bọn cầm quyền; họ tiến bộ hơn bọn cầm quyền nữa, kẻ cầm quyền boa giờ cũng thủ cựu vì quyền lợI, vì tự ái, vì ngại thay đổi; còn bọn bình dân, nhất là thời xưa thì vô học, chỉ lo yên ổn làm ăn, vợ con khỏi đói rách, không thể lập một học thuyết được. Đó là xét về hạng người mở đường cho cách mạng. Ngay nhà làm cách mạng cũng phải là người có học. Tôi chắc tần Thủy Hoàng có học hơn Lưu Bang nhiều, ông ta đọc hàn Phi thích tới nỗi phải làm sao gặp được Hàn Phi thì mới mãn nguyện. Hồng Tú Toàn thì tú tài mấy lần rớt, nhưng rớt chưa chắc đã dốt, nhất là trong các kỳ thi dùng văn tám vế hồi xưa ; mà ông ta biết làm thơ, vậy cũng là người có học nữa, không như bọn thủ lãnh của cuộc nổi loạn thời trước. Còn Tôn Văn thì ai cũng phải nhận là về cổ học, không sâu sắc nhưng ít nhất cũng hiểu tứ thư, ngũ kinh ( ông thưòng dẫn lời Mạnh Tử ) mà về dân tộc thì ông là người tiến bộ sớm nhất thời, ông có bằng bác sĩ, đi khắp Đông Á và tây Âu, qua cả Mỹ, thông Anh ngữ, Nhật ngữ, có thể biết qua loa vài ngoại ngữ khác nữa. Ở trên tôi xét chung cách mạng Trung Hoa và cách mạng phương Tây khác các cuộc nông dân nổi loạn ra sao. Dưới đây tôi sẽ vạch một nét đặc biệt của cách mạng Trung Hoa từ 1911 đến 1949. Trể nhất là từ đời Tống ( có người nói là ngay từ đời Hán ) học sinh Trung Học đã họp nhau để trình quốc sách lên triều đình, vạch mặt một số quan tham nhũng. Họ là kẻ sĩ, có bổn phận góp ý hoặc kiểm sát nhà cầm quyền trong những thời suy bại. Trung Hoa có câu: “ Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách ". Thất phu còn vậy, huống hồ là kẻ sĩ. Tới đầu thế kỷ XX, vì Trung Hoa phải bỏ hẳn chế độ cũ mà nhóm Cổ Học Khang Lương chê là lỗI thời, để theo chế độ mới của phương Tây, nên cờ cách mạng chuyển qua tay những thanh niên có tân học, tức các sinh viên đại học trong nước và du học ở ngoại quốc về. Họ dạy học, họ giới thiệu văn minh phương Tây diễn thuyết, viết báo, viết văn. Chẳng những họ phát động, mà còn chỉ huy phong trào nữa. Họ cảnh tỉnh đồng bào, thúc đẩy đồng bào, hướng dẫn đồng bào, mà đồng bào lạI rất ít học; có thể tớI 95% không biết đọc, biết viết họ phảI dùng một thứ chữ dể đọc, một ngôn ngữ dẽ học để truyền bá tư tưởng cho rộng. Tóm lại là các giáo sư, các văn nhân, các sinh viên có một vai trò rất quan trọng. Song song với cuộc cách mạng chính trị, phải gây một cuộc cách mạng, văn học, văn hóa. Có lúc cách mạng văn hóa thúc đẩy cách mạng chính trị; có lúc cách mạng chính trị thúc đẩy ngược lại cách mạng văn hóa. Mới đầu người ta chuyên đả đảo văn hóa cổ, để làm một cuộc cách mạng của giới trí thức và tiểu tư sản, cách mạng này chưa thành công thì ở Nga đã có cuộc cách mạng vô sản và một số người cho cách mạng tiểu tư sản còn lạc hậu, mà chuyển hướng qua Nga. Con " sư tử Trung Hoa " ngủ thì say thật, nhưng khi thức dậy thì chồm lên cũng dữ. Người ta muốn bỏ giai đoạn tư bản đi, từ phong kiến nhảy vọt tới Cộng sản. Đó là điểm đặc biệt của cách mạng Trung Hoa: Cách mạng chính trị song song với cách mạng văn hóa, mà trong cách mạng chính trị thì cách mạng tiểu tư sản cũng song song với cách mạng vô sản. 2. Những nhà mở đường ( 1898 – 1916 )Trong giai đoạn đầu, giai đoạn giao ( thời từ 1898 – 1916) mới chỉ có những cải cách rụt rè. Các nhà lãnh đạo phong trào du tân đều là những nhà nho ái quốc, tiến bộ, có chút tư tưởng mới, như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Hoàng Tuân Hiến ….Họ nhận thấy Khổng học, nói chung là Cổ học không hợp thời nữa, nhưng không mạt sát, nhưng họ vẫn còn dùng cổ văn để diễn một số tư tưởng, cảm xúc mới. Chủ trương của họ là cựu bình mà tân tửu, nghĩa là giữ cái bình cũ ( cổ văn, chỉ bỏ lối văn tám vế đi thôi), đánh bóng, lau chùi nó lại một chút để chứa một thứ rượu mới nhập cảng ở phương Tây, sau khi chế biến qua loa cho hợp khẩu vị dân chúng. Ở trên tôi đã giới thiệu tư tưởng cfủa Khang Lương. Ở đây tôi chỉ ghi thêm: Lương có lẽ người đầu tiên hiểu được tác động rất lớn của tiểu thuyết trong việc cải tạo xã hội. Trong bài “ Luận tiểu thuyết dữ quân trị chi quan hệ “ ( bàn về quan hệ giữa tiểu thuyết và sự trị dân ) ông viết. “ Tiều thuyết có lực lượng rất mạnh: nó in đúc, thấm nhuần, kích thích, đề khởi, nên muốn canh tân đầu óc dân chúng, canh tân đạo đức, canh tân tôn giáo canh tân chính trị, canh tân phong tục, canh tân học thuật, canh tân nhân tâm, nhân cách thì trước hết phải canh tân tiểu thuyết và cuộc cách mạng tiểu thuyết phải đi trước những cuộc cách mạng khác. Rồi ông sáng lập tạp chí Tiểu Thuyết Mới, trong đó nhiều văn nhân vừa dịch tiểu thuyết nước ngoài vừa sáng tác. Mười năm sau tiểu thuyết phát triển rất mạnh là do ảnh hưởng của ông. Đọc ấy hàng trên của ông, chúng ta thấy ngay, mặc dầu dùng cổ văn chứ không phảI bạch thoạI mà văn của công có vẻ mớI lắm, không cô động, cân đốI, mà hơi rườm, bình dị, có sức lôi cuốn, đúng là lốI viết báo, tuyên truyền. Ông thích chép sử cách mạng của ngoạI quốc, như Ý ĐạI LợI kiến quốc tam liệt truyện, Nhã Điển tiểu sử, Triều Tiên vong quốc sử lược, để kích thích lòng ái quốc của độc giả. Ông cũng viết tiểu thuyết nữa, nhưng không hay. Về thơ chúng ta phảI kể Hoàng Tuân Hiến, sinh năm 1848 ở Quảng Đông, như Khang Lương. Đậu cử nhân được làm ở xứ quán Trung Hoa tại nhiều nước: Nhật, Mỹ, Tân Gia Ba, nên nhãn quan rộng, kinh nghiệm nhiều, hiểu tình hình thế giới, đọc nhiều sách của Rousseau, Moutesquieu, do Nhật dịch, nhờ vậy mà có óc mới. Ông tập đại thành những cái hay của thơ truyền thống, có bài tả nỗi khổ của dân như Đỗ Phủ, có bài chép thời sự như Bạch Cư Dị, có bài ái quốc nồng nhiệt, ý chí hào hùng như Lục Du ; mà lại có nhiều ý cảnh mới như khi ông làm lãnh sự ở Mỹ, Anh, Tân Gia Ba. Ông vẫn dùng thể cổ, nhưng có một số bài dùng hình thức mới, phá cả mọi cách luật, như những bài quân ca, nhi đồng ca, mỗi câu chỉ có ba chữ, đặc biệt là ông dám dùng thể văn xuôi để làm thơ không theo luật bằng trắc, có câu dài tới trên hai chục chữ, có bài dài hơn 2000 câu khiến Lương Khải Siêu phải kính phục ( bài Ngọa Phật, Phật nằm ở Tích Lan ) Nhiều bài nội dung và hình thức đều mới đó như bài Bi Bình Nhưỡng, Ai Lữ Thuận, Khốc Uy Hải.... thật hùng hồn, lâm ly, được cả phái cựu tán thưởng; có người khen ông là " thiên niên tuyệt bút "," tiền vô cổ nhân". Thi sĩ Tản Đà của mình rất phục ông. Trong giai đoạn này phải kể thêm công của hai dịch giả: Lâm Thư và Nghiêm Phục. Chúng ta phải phục dân tộc Trung Hoa là hiếu học và có những người tận tụy suốt đời cho văn hóa. Đời Đường Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh đã qua tận Ân Độ học đạo, đem về 657 bộ kinh Phật rồi dịch hết, làm giàu cho tư tưởng và ngôn ngữ họ rất nhiều. Cuối đời Thanh, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, họ lại gây một phong trào dịch thuật bồng bột như vậy. Mời đầu, vào khoảng năm 1840. Thanh triều dùng một số người dịch sách phương Tây, sau họ mở trường dạy ngoại ngữ ( Quảng phương ngôn quán ) gởi sinh viên qua Âu Mỹ học, và tới 1895, họ đã có một số sách dịch, nhiều nhất là về khoa học ( thực dụng và thuần túy); 70%, rồi tới Sử, Địa, Xã hội: 20% Sách Anh được dịch trước hết, sau mới tới sách Nhật, Đức, Pháp (1) Nhưng những sách đó để cho nhà cầm quyền hiểu phương Tây không có mục đích khai hóa quốc dân không được truyền bá rộng. Công việc này gần cuối thế kỷ 19, một số học giả mới đứng ra đảm nhiệm. ° Người đi đầu là Lâm Thư và Nghiêm Phục, cùng sống một thời ( Lâm 1852 - 1924, Nghiêm 1835 - 1921). Lâm chuyên dịch tiểu thuyết, Nghiêm chuyên dịch triết lý,, học thuật. Sức làm việc của Nghiêm thật đáng kính, không kém huyền Trang. Theo thống kê của Hàn Quang, ông dịch được 171 lọaị tức tác phẩm) gồm 270 cuốn, không kể 14 lọai nữa chưa in. Trong số đó, ít nhất cũng có 40 loại có giá trị. Được hoan nghênh nhất là cuốn Ba Lê Trà Hoa Nữ di sự ( Dame aux camélias) của A. Dumas và cuốn Hắc Nô Hu thiên Lục ( la Case de l' Oncle Tom ) của H. Beecher Stowe. Ông dịch đủ cả tiểu thuyết, kịch của Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Na Uy, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Nhật Bản.... từ Shakespeare, Swift Dickens, Washington Irving, tới Victor Hugo, Alexaudre Dumas ( cha và con ), Balzac, Ibsen, Cervebtes Tolstoi.... Tài tình nhất là ông ông hề biết một ngoại ngữ, nhờ bạn dịch miệng cho, rồi ông diễn ra cổ văn ( thế kỷ II, III, những người đầu tiên dịch kinh Phật cùng theo cách đó) mỗi giờ có thể viết được 1.500 chử (!) có khi bạn chưa kịp dịch miệng xong, ông đã viết xong ( theo Trịnh Chấn Đạc trong bài Lâm Cầm Nam tiên sinh, Cầm Nam là tên tự của Lâm - ở bộ Trung Quốc văn học nghiên cứu). Bạn ông chắc không thể biết được mọi sinh ngữ phương Tây, tất phải dùng những bản dịch ( chẳng hạn Nga dịch ra Anh, ra Pháp....), vậy tới Lâm đã qua hai lần dịch, rồi tới đọc giả là qua ba lần dịch, so với nguyên tắc sai lầm tất phải nhiều. Đọc giả trách ông, ông thẳng thăán cảm ơn và nhận lời. Nhiều tác phẩm ông chỉ tóm tắt thôi. Nghiêm Phục dịch ít hơn ông, chỉ được chín cuốn về triết lý, học thuật tư tưởng của Darwin, Huxley, Spencer, Stuart Mill...., mà bản dịch " Thiên diễn luận " ( De l'origine des specs par la selection naturelle)của Darwin có ảnh hưởng rất lớn ở Đương thời ngang với cuốn Vạn Pháp Tin Lý ( L’ esprit des loi) của Moutesquieu. Nhà ái quốc Trung Hoa và Việt Nam nào cũng tìm đọc hai cuốn dó, cuốn trên vì thuyết ưu thắng liệt bại gợi cho họ lòng tự cường, quyết chiến đấu để khỏi bị sa thải trên hoàn vũ; cuốn dưới vì thuyết tam quyền phân lập; quyền lập pháp, quyền hành chánh và quyền tư pháp phải độc lập, mỗi quyền thuộc một cơ quan riêng, không được gom cả ba quyền vào một người như chế độ quân chủ chuyên chế. Nghiêm Phục có thái độ rất nghiêm cẩn, cố tìm chữ dịch cho đúng nghĩa, “ có khi do dự cả tuần, cả tháng để tạo một danh từ. Nhưng ông có tật là dùng những tiếng có sẵn đời Tiên Tần để diễn những quan niệm, tư tưởng cuả Âu Tây, cơ hồ như ông muốn tỏ rằng những quan niệm, tư tưởng ấy tuy có vẻ mới mà kỳ thực Trung Quốc đã có từ xưa rồi. Như vậy nhã thì có nhã mà thiếu tín. Sau Lâm Thư, công việc dịch thuật được nhóm Tiểu thuyết Nguyệt San tiếp tục. Họ dịch nhiều nhất là tiểu thuết Nga, rồi tới tiểu thuyết Pháp có lã vì hai nước đó là tổ quốc của cách mạng. Sau tới tác phẩm của Anh, Mỹ, Đức ….cả Ấn Độ nữa. (1) Sách Nga từ năm 1919 đến năm 1949, số dịch còn thấp, năm 1950 mới đứng đầu: 77%, trên Anh 18%