Phần III:
PHU NHÂN TỬ TƯỚC DE CAMBES
Phần III - Chương 17

Khi tấn bi kịch ở Libourne mà chúng ta đã được biết vừa hoàn tất, thì phu nhân De Cambes đang ngồi viết cho Canolles lá thư sau đây:
"Người yêu quý, thêm một lần chậm trễ nữa. Khi em toan nói ra tên ông với phu nhân quận chúa và xin bà chấp thuận mối lương duyên của chúng ta thì tin Vayres đầu hàng vừa đến và khiến em không thể nào nói thêm được nữa, nhưng em biết rằng ông đang đau khổ và em không đủ sức để chịu đựng cả nỗi đau của em cũng như của ông. Chiến thắng hoặc là những mặt trái của cuộc chiến cay nghiệt này có thể sẽ đưa chúng ta đi quá xa nếu như chúng ta không tìm cách vượt qua tình thế này... Ngày mai, hỡi người yêu quý, ngày mai, đến bảy giờ chiều, em sẽ là vợ của ông.
Đây là kế hoạch hành động mà xin ông hãy tuân theo, ông cần phải tuân theo mọi điểm.
Sau bữa trưa, ông sẽ đến chơi nhà phu nhân De Lalasne. Từ khi em giới thiệu ông với bà, bà rất quý ông. Mọi người sẽ chơi bài, ông hãy cùng chơi với họ, thế nhưng đừng theo về một phe nào lâu dài, chiều đến, hãy tách ra khỏi đám bạn của ông. Khi nào ông chỉ còn lại một mình, ông sẽ thấy có người liên lạc đến gần, sẽ gọi ông như có một công việc khẩn cấp nào đó. Dù cho đó là ai đi nữa, ông cũng cứ tin tưởng đi theo bởi vì đó là người của em, và nhiệm vụ của người đó là dẫn ông đến nơi em đang chờ.
Em muốn nói rằng nghi lễ sẽ được cử hành tại nhà thờ dòng Carmen, nơi em đã có bao nhiêu là kỷ niệm êm đềm, nhưng em chưa dám hy vọng, thế nhưng điều đó có thể được nếu người ta bằng lòng đóng cửa nhà thờ lại cho chúng ta.
Trong khi chờ đợi giây phút đó, hãy xử sự lá thư này như đã xử sự với bàn tay của em khi em quên rút về. Hôm nay em hẹn ngày mai, và ngày mai, lời hẹn ấy sẽ là mãi mãi!"
Canolles đang ở trong một tâm trạng âu sầu khi nhận được lá thư ấy, suốt cả ngày hôm qua và vả buổi sáng hôm ấy chàng không được nhìn thấy phu nhân De Cambes mặc dù chàng đi ngang qua dưới cửa sổ nhà nàng có đến mười lần. Thế là trong tâm hồn của chàng trai si tình này sinh phản ứng thường tình, chàng lên án tử tước phu nhân là đỏng đảnh, chàng nghi ngờ tình yêu của mình, không cố tình, nhưng chàng lại nhớ đến Nanon, tốt bụng, tận tụy, đầy nhiệt tình, luôn luôn đề cao cái tình yêu mà Claire hình như đã cho là một điều xấu hổ. Và chàng thở dài, trái tim đau khổ do dự giữa một mối tình thỏa mãn không thể nào tắt hẳn và một mối tình khao khát không thể nào thỏa mãn được. Lá thư của nàng tử tước đến quyết định phần thắng về nàng.
Canolles đọc đi đọc lại lá thư, như Claire đã tiên đoán, chàng hôn nó có đến hai mươi lần. Và càng suy nghĩ thật lâu, Canolles không thể nào tự giấu mình rằng mối tình chàng dành cho nàng tử tước đã trở nên vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời chàng. Với những người phụ nữ khác, tình cảm đó luôn luôn mang một dáng dấp khác và nhất là một kết cục khác. Canolles đã luôn đóng vai trò một kẻ may mắn, một kẻ thắng thế, và gần như vẫn dành cho mình cái quyền thiếu chung thủy. Trái lại, với phu nhân De Cambes, chính chàng lại cảm thấy mình lệ thuộc vào một quyền lực mạnh hơn mà chàng cũng không tìm cách chống lại, bởi vì chàng cảm thấy cảnh nô lệ của hôm nay đối với chàng nhẹ nhàng hơn cả quyền lực của mình trước kia. Và trong những khoảnh khắc nản chí khi chàng có những nghi ngờ về sự hiện diện của tình cảm nơi Claire, vào những giờ phút trái tim đau đớn như co lại với chính mình và cùng với ý nghĩ làm tăng thêm những đau khổ, chàng buộc phải thú nhận, rằng một năm trước đây chàng hoàn toàn không xứng đáng với tình yêu ấy và giờ đây mất tử tước phu nhân, đối với chàng sẽ là một tai họa không thể nào chịu đựng nổi.
Nhưng yêu nàng và được nàng yêu lại, chiếm được trái tim, tâm hồn, thân xác nàng, chiếm được nàng với tất cả tính độc lập của tương lai, bởi vì phu nhân tử tước cũng chẳng đòi hỏi chàng phải tuân theo chính kiến của nàng về chính trị, một tương lai hạnh phúc nhất, một sĩ quan giàu có nhất của quân đội đức vua, bởi vì tại sao lại bỏ qua vấn đề tiền bạc nhỉ? Của cải không làm hỏng gì cả, ở lại phục vụ đức vua nếu ngài ban thưởng xứng đáng cho lòng trung thành rời bỏ quân đội nếu theo như thường tình của các vị quân vương, ngài tỏ ra bạc bẽo, đấy phải chăng là một hạnh phúc vĩ đại nhất, đẹp đẽ nhất, một điều mà ngay cả trong những giấc mơ đẹp nhất chàng cũng không dám tưởng đến.
Nhưng còn Nanon?
A! Nanon! Nanon, đấy là một ân hận âm thầm nhưng ray rứt vẫn luôn ẩn náu trong tận cùng những tâm hồn cao thượng... Chỉ có những trái tim tầm thường mới gây nên những đau khổ mà chính mình lại không cảm thấy đau khổ đó. Nanon, nàng Nanon đáng thương! Nàng sẽ làm gì, sẽ nói gì, sẽ ra như thế nào một khi biết được tin khủng khiếp rằng người tình của nàng trở thành chồng của một kẻ khác?...
Than ôi, nàng sẽ không trả thù đâu, mặc dù nàng có trong tay mọi phương diện và đầy ý nghĩ làm cho Canolles đau đớn nhất... Ôi! Phải chi Nanon sẽ tìm cách trả thù, dù cho bằng một cách nào đó, thì kẻ bạc tình cũng chỉ nhìn thấy nơi nàng một kẻ thù và ít ra cũng sẽ dứt khỏi những mối ân hận.
Thế nhưng Nanon đã không trả lời lá thư mà chàng gửi nàng trong đó bảo nàng đừng viết cho chàng nữa, tại sao nàng lại nghe theo hoàn toàn mọi lời dặn dò của chàng như vậy nhỉ? Quả thật là, nếu muốn nàng đã tìm ra cách gửi cho chàng cả chục lá thư! Vậy mà Nanon không liên lạc với chàng! Ôi, phải chi Nanon đừng yêu chàng nữa.
Và trán của Canolles sầm xuống khi nghĩ rằng có thể nào Nanon không yêu chàng nữa, một điều mới cay nghiệt làm sao! Ngay cả tâm hồn cao thượng nhất vẫn không thoát khỏi tánh kiêu ngạo ích kỷ.
May sao Canolles có một cách để quên tất cả, !!!4906_43.htm!!! Đã xem 346660 lần.

Ðả Tự Cao Thủ: nguyenzzz và Mọt sách
Nguồn: Vietlove và Vnthuquan
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 19 tháng 2 năm 2005

Truyện Những Quận Chúa Nổi Loạn Lời giới thiệu Phần I - Chương 1 Phần I - Chương 2 Phần I - Chương 3 Phần I - Chương 4 Phần I - Chương 5 Phần I - Chương 6 Phần I - Chương 7 Phần I - Chương 8 Phần I - Chương 9 Phần I - Chương 10 Phần I - Chương 11 Phần I - Chương 12 Phần I - Chương 13 Phần I - Chương 14 Phần I - Chương 15 Phần II - Chương 1 t người anh yêu quý càng sớm càng tốt khỏi tay kẻ thù, hoặc nói đúng hơn là khỏi tay phu nhân De Cambes, bởi vì nàng tin rằng thực sự Canolles không bị nguy hiểm nào hơn là ngày càng trở nên say đắm nữ tử tước. Hiểm nguy đó, đối với Nanon là hiểm nguy hàng đầu. Và nàng chắp hai taylại cầu xin ngài D'Epernon.
- Vừa đúng lúc. - Ngài công tước trả lời - Ta mới được tin rằng tổng đốc thành Vayres đã bị bắt giữ. Được lắm! Chúng ta sẽ đổi y với anh Canolles của nàng.
- Ôi! Đây là một ân huệ bởi trời! - Nanon kêu lên.
- Em yêu quý anh trai đến thế nào Nanon?
- Hơn cả cuộc đời của em nữa.
- Thật chẳng hiểu tại sao trước kia em không nói cho ta biết, cho đến ngày mà ta đã ngu ngốc đi...
- Như vậy, rồi sao, thưa đức ông?... - Nanon cắt ngang.
- Như vậy, ta sẽ trao trả tổng đốc thành Vayres cho phu nhân De Condé, họ sẽ trả Canolles lại cho chúng ta, trong chiến tranh chuyện này vẫn thường xảy ra, chỉ giản dị là một sự trao đổi.
- Này, nhưng mà có khi phu nhân De Condé đánh giá Canolles cao hơn một sĩ quan thường thì sao?
- Nếu vậy, thì thay vì một tên sĩ quan, chúng ta sẽ trả lại cho bà ấy hai, hoặc ba, người ta sẽ thu xếp sao cho nàng được hài lòng, hiểu không người đẹp của ta? Và khi anh chàng chỉ huy Saint-Georges trở về Libourne, chúng ta sẽ ăn mừng anh ta.
Nanon không cảm thấy vui vẻ gì. Chiếm lại được Canolles đấy là giấc mơ nóng bỏng nhất của cuộc sống hiện tại. Nhưng ngài D'Epernon sẽ nói gì đây khi ngài thấy rằng không phải là một Canolles mà ngài đã biết mặt, điều này thì nàng rất lo. Một khi Canolles trở về, nàng sẽ bảo đây là tình nhân của nàng, nàng sẽ nói trước mặt mọi người, và sẽ nói thật lớn!
Mọi việc mới đến đây thì người liên lạc của hoàng hậu bước vào.
- Đấy, Nanon yêu quý, thật vừa đúng lúc, ta sẽ đến gặp hoàng hậu và sẽ mang về cho em văn bản trao đổi.
- Như vậy anh trai của em sẽ có mặt ở đây?...
- Có lẽ ngày mai. - Ngài công tước nói.
- Thế à! - Nanon kêu lên - Xin ngài đừng chậm trễ một giây nào cả. Ôi! Ngày mai, ngày mai, cầu cho được như vậy.
- Một con người tốt bụng. - Ngài công tước lẩm bẩm khi bước ra ngoài.
Ngài D'Epernon bước vào phòng hoàng hậu khi bà đang giận dữ vô cùng và vì vậy, vốn là người hào hoa đã quen với nụ cười của bà, ông lại được đón tiếp như một tên dân giả thành Bordeaux nổi loạn.
Ngài D'Epernon kinh ngạc nhì hoàng hậu, bà không đáp lại lời chào của ông, và mày cau lại, bà nhìn ông với tất cả uy quyền vương giả của mình.
- À! À! Ông đó ư, ông công tước? - Cuối cùng bà nói sau một hồi lâu im lặng - Hãy đến gần đây để tôi có lời khen ông về cách ông bổ nhiệm người của ông.
- Tâu hoàng hậu, tôi đã làm gì kia? - Ngài công tước hỏi, hoàn toàn ngạc nhiên - Có chuyện gì xảy ra vậy?
- Vấn đề là ông đã bổ nhiệm lầm tổng đốc thành Vayres, một kẻ đã nổ súng thần công vào đức vua, có vậy thôi.
- Tôi ư, thưa hoàng hậu! - Ngài công tước kêu lên - Chắc chắn là người đã lầm lẫn rồi, không phải tôi đã bổ nhiệm tổng đốc thành Vayres. Dẫu sao thì, tôi cũng không được biết điều này.
Ngài D'Epernon lấy lại bình tĩnh, bởi vì lương tâm đang trách móc ông đã không tự mình bổ nhiệm.
- À! Lại như vậy nữa sao! - Hoàng hậu nói - Có lẽ ông Richon đã không do ông bổ nhiệm à?
Ngài công tước, vốn biết tài năng của Nanon trong việc chọn lựa người nào vào chức vụ, nên liền lấy lại bình tĩnh.
- Tôi không nhớ là đã bổ nhiệm ông Richon. - Ông nói - Nhưng nếu có chuyện đó thì Richon phải là một người trung thành với đức vua.
- Hừ! Ông nói Richon là một người trung thành của đức vua, trung thành mà chưa được ba ngày, đã giết của ta mất năm trăm người.
- Tâu hoàng hậu. - Ngài công tước lo lắng nói - Nếu có chuyện đó, tôi xin thú nhận rằng tôi đã có lỗi. Nhưng trước khi xét xử tôi, xin hãy để tôi xác minh được điều này.
Hoàng hậu làm một cử chỉ để giữ công tước lại, nhưng sau đó bà nghĩ lại và để ông đi.
- Được, cứ đi đi! - Bà nói - Và khi ông mang lại chứng cớ của ông thì ta sẽ đưa ra chứng cớ của ta.
Ngài D'Epernon bước ra ngoài và chạy không nghỉ đến nhà Nanon.
- Sao? - Nàng nói - Ngài đã đem về cho em văn bản trao đổi đấy ư?
- À, phải lắm! Đúng là chuyện đó. - Ngài công tước trả lời - Hoàng hậu đang giận dữ đấy.
- Tại sao ngài lại giận dữ?
- Bởi vì em hoặc là ta đã bổ nhiệm ông Richo làm tổng đốc thành Vayres và viên tổng đốc này hình như đã giết mất của chúng ta năm trăm binh lính.
- Richon! - Nanon lặp lại - Em không biết người đó.
- Cả tôi cũng vậy.
- Nếu vậy, ngài cứ nói thẳng với hoàng hậu rằng ngài lầm rồi.
- Nhưng biết đâu chính nàng lại là kẻ lầm lẫn?
- Hãy khoan đã, em không muốn làm một điều gì đáng phải chê trách, để em coi lại.
Và Nanon trở vào phòng làm việc của mình, xem lại sổ sách, không có tên Richon.
- Ngài có thể về thông báo lại với hoàng hậu rằng ngài đã lầm lẫn. - Nanon bảo với ngài công tước.
Ngài công tước lại chạy vội đến tòa thị sảnh.
- Tâu hoàng hậu! - Ông kiêu hãnh thưa với bà - Tôi hoàn toàn vô tội trước điều mà người ta gán cho tôi. Lệnh bổ nhiệm Richon là do các cận thần của người ta đưa ra.
- Thế cận thần của ta ký tên D'Epernon hay sao?
- Có chuyện như vậy à?
- Có thể lắm bởi vì chữ ký đó nằm dưới lệnh bổ nhiệm của ông Richon.
- Không thể được, thưa hoàng hậu. - Ông công tước trả lời, với một giọng yếu đi của một người đã bắt đầu thiếu tự tin.
Hoàng hậu nhún vai.
- Không thể được? - Bà nói - Đây, đọc đi!
Và bà lấy trên bàn một tờ bổ nhiệm thư trao cho ông.
Ngài công tước đỡ lấy, đọc vội vã, xem xét từng nếp gấp của tờ giấy, từng chữ, và tỏ ra sửng sốt, một kỷ niệm khủng khiếp trở lại tâm trí ông.
- Tôi có thể gặp ông Richon đó được không ạ? - Ông hỏi.
- Được thôi. - Hoàng hậu nói - Ta đã bảo ở lại nơi phòng bên để sẵn sàng hầu ông.
Rồi quay lại những người lính gác đang chờ lệnh nơi cửa.
- Hãy dẫn tên khốn kiếp ấy vào đây. - Bà nói.
Lính gác trở ra và một lát sau, Richon, tay trói quặt sau lưng, được dẫn vào. Ngài công tước bước đến và nhìn đăm đăm vào người tù binh, Richon chống đỡ cái nhìn đó với vẻ nghiêm nghị thường lệ của mình. Và vì trên đầu ông đang đội nón, một tên lính gác đưa tay hất cái nón rớt xuống đất.
Viên tổng đốc thành Vayres không tỏ thái độ gì trước hành động láo xước đó cả.
- Hãy khoác lên vai y một chiếc áo choàng, và cho y đeo mặt nạ vào. - Ngài công tước nói - Và hãy lấy cho tôi một cây nến.
Lính gác tuân theo hai lệnh đầu. Hoàng hậu kinh ngạc trước những sự chuẩn bị đó. Ngài công tước đi vòng quanh Richon, nhìn ông hết sức chăm chú, cố gắng nhớ lại mọi kỷ niệm cũ và hình như vẫn còn nghi ngờ.
- Hãy đưa cho tôi một cây nến. - Ông nói.
Cây nến được đem đến. Ngài công tước đưa tờ bổ nhiệm thư đến gần ánh sáng, và do sức nóng của ngọn lửa, một hình thập tự hiện lên bên dưới chữ ký nhờ một thứ mực hóa học.
Nhìn thấy dấu hiệu đó, trán của vị công tước dãn ra, và ông kêu lên:
- Tâu hoàng hậu, đúng là tờ bổ nhiệm này đã do tôi ký, nhưng không phải là cho ông Richon hoặc bất cứ ai khác, trên này đã dùng một cái bẫy để cướp nó của tôi. Tuy nhiên, trước khi trao tờ khống chỉ này, tôi đã làm một dấu hiệu riêng như người có thể nhìn thấy đây, đây là một bằng chứng tố cáo tên tội phạm. Xin hãy nhìn đây.
Hoàng hậu giật lấy tờ giấy và nhìn vào đó trong khi ngài D'Epernon đưa ngón tay chỉ dấu thập tự.
- Tôi không hiểu gì về lời ngài tố cáo tôi. - Richon chỉ nói vậy.
- Sao? - Ngài công tước kêu lên - Ngươi không phải là tên mang mặt nạ mà đã giao tờ giấy trên sông Dordogne đó sao?
- Chưa bao giờ tôi được dịp tiếp xúc với ông trước ngày hôm nay, chưa bao giờ mang mặt nạ tại dòng sông Dordogne. - Richon lạnh lùng nói.
- Nếu không phải là ngươi, thì là một kẻ đã được ngươi cử đến.
- Tôi không được lợi lộc gì đâu khi giấu sự thật cả. - Richon vẫn nói với một giọng bình tĩnh - Tờ bổ nhiệm mà ông đang cầm, thưa công tước, là do phu nhân Condé trao cho tôi, chính từ tay của ngài De La Rochefoucauld, tên tôi đã được điền vào đó do tay ông Lenet, mà có lẽ ngày cũng biết nét chữ. Còn việc bằng cách nào mà tờ giấy lọt vào tay phu nhân De Condé. Làm sao mà ngài De La Rochefoucauld có được nó thì tôi hoàn toàn không được biết, mà tôi cũng không quan tâm đến.
- À, ông cho là như vậy à? - Ông công tước nói với một giọng diễu cợt.
Và đến bên hoàng hậu, ông kể nhỏ vào tai bà câu chuyện dài dòng, mà bà chăm chú lắng nghe: sự tố giác của Cauvignac và cuộc gặp gỡ trên sông Dordogne, và vì hoàng hậu là phụ nữ nên hoàn toàn thông cảm với lòng ghen tuông của ông.
Và khi ông đã kể xong.
- Đây là một hành động bỉ ổi ti tiện cộng với tội phản nghịch. - Bà nói - Có vậy thôi, kẻ nào đã không do dự khi chống lại đức vua của mình thì có ngần ngại gì khi bán rẻ bí mật của một người phụ nữ.
"Bọn họ nói cái quái gì vậy!" Richon lẩm bẩm, vừa cau mày, bởi vì không thể nghe toàn bộ để hiểu được câu chuyện, ông cũng nghe khá đủ để đoán được rằng danh dự của mình đã bị xúc phạm, hơn nữa hai cặp mắt nảy lửa của hoàng hậu và của ngài D'Epernon chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành, và dù có dũng cảm đến đâu, hai vẻ mặt đầy đe dọa không phải là không làm cho ông lo lắng mặc dù khó đoán được qua bề ngoài bình tĩnh kia, trong bụng ông đang nghĩ gì.
- Phải đem y ra xử. - Hoàng hậu nói - Hãy cho nhóm họp tòa án quân sự, ông D'Epernon, ông sẽ chủ trì cuộc xử án, vậy hãy mau chọn những người phụ tá đi.
- Tâu hoàng hậu! - Richon nói - Không cần phải họp tòa án quân sự, không cần phải xử án. Tôi là tù binh danh dự của ngài De La Meilleraye, tôi là tù binh tự nguyện, và bằng chứng là tôi có thể bỏ chạy khỏi Vayres cùng với binh sĩ của tôi thế nhưng tôi đã không làm như vậy.
- Ta không hiểu gì về những chuyện đó. - Hoàng hậu nói và đứng dậy ra khỏi phòng - Nếu ngươi có những lý lẽ tốt, thì hãy đưa ra trước các vị quan tòa đi. Này công tước, cho xử trong phòng này được chứ?
- Vâng, thưa hoàng hậu. - Ông này trả lời, và liền đó ông ta chọn mười hai viên sĩ quan để thành lập một tòa án.
Richon trả lời đầy đủ.
- Ông bị buộc tội phản nghịch vì đã bắn thần công vào binh sĩ của đức vua. - Viên thơ lại nói - Ông có thú nhận mình đã phạm tội đó không?
- Chối từ là chối điều hiển nhiên, vâng, thưa ông tôi đã bắn vào binh sĩ của nhà vua.
- Ông lấy quyền gì chứ?
- Đó là quyền chiến tranh thôi, trong một trường hợp tương tự ngài De Contim, ngài De Beaufort, ngài D'Elboeuf và tất cả mọi người đều sử dụng đến quyền đó.
- Quyền đó không có thưa ông, bởi vì đó chẳng qua là một hành động nổi loạn.
- Thế nhưng viên trung úy của tôi đã sử dụng quyền hạn đó để ra đầu hàng. Tôi xin nêu lên hành động đầu hàng này.
- Đầu hàng! - Ngài D'Epernon mỉa mai nói - Đầu hàng! Một người như ông lại dám thương lượng với một thống chế nước Pháp hay sao?
- Tại sao không? - Richon nói - Bởi vì chính viên thống chế ấy đã điều đình với tôi.
- Vậy hãy đưa văn bản đầu hàng ra đây cho mọi người có thể chứng thực giá trị của nó.
- Chúng tôi chỉ thương lượng bằng lời thôi.
- Hãy đưa người chứng ra.
- Tôi chỉ có một người chứng.
- Ai?
- Chính ngài thống chế.
- Hãy cho gọi thống chế đến. - Ngài công tước nói.
- Vô ích. - Hoàng hậu mở cánh cửa nơi mình đang ngồi và nói - Ông thống chế lên đường đã được hai tiếng đồng hồ rồi, ông ấy đang tiến về Bordeaux với đội quân của chúng ta.
Rồi bà đóng cửa lại.
Sự xuất hiện đó làm cho mọi người lạnh gáy, bởi vì nó buộc các ngài quan tòa phải kết án Richon. Người tù binh mỉm cười chua chát:
- À! - Ông nói - Đây là danh dự mà ngài De La Meilleraye đặt vào lời nói của mình! Ông nói đúng lắm, thưa ông. - Richon quay về phía ngài D'Epernon nói tiếp - Tôi đã dại dột mà đi thương lượng với một viên thống chế của nước Pháp.
Kể từ khi đó, Richon giam mình trong một thái độ im lặng hoàn toàn, và dù có hỏi ông câu gì đi nữa, ông cũng không trả lời.
Điều này khiến cho cuộc xử án trở nên đơn giản hơn, và những thủ tục còn lại kéo dài không đến một giờ đồng hồ. Người ta chẳng viết gì bao nhiêu và nói còn ít hơn. Viên thư lại đề nghị kết án tử hình, và sau một dấu hiệu của ngài D'Epernon, tất cả hội đồng xử án cùng đồng ý với án tử hình.
Richon nghe bản luận án đó tưởng chừng ông chỉ là một khán giả và vẫn thản nhiên và câm lặng, ông bị giao ngay cho viên pháp quan của quân đội.
Còn về phần ngài công tước D'Epernon, ông qua gặp hoàng hậu, bà đang hết sức vui vẻ và mời ông dùng bữa tối với bà. Ngài D'Epernon vội vã nhận lời, ông đã tưởng rằng mình bị thất sủng, và quay về báo với Nanon rằng ông vẫn được hoàng hậu tin tưởng và trọng dụng.
Ông thấy nàng đang ngồi trên một chiếc ghế dài, bên cửa sổ nhìn xuống quảng trường của Libourne.
- Sao! - Nàng nói - Ngài đã khám phá ra được điều gì chưa?
- Ta đã khám phá ra tất cả. - Ngài công tước nói.
- Thế à! - Nanon lo lắng nói.
- Phải, trời ạ! Em có nhớ lá thư tố giác em mà ta đã ngu ngốc mà tin vào không?
- Thì sao?
- Em còn nhớ tờ khống chỉ mà tên khốn kiếp đã đòi ta không?
- Có, rồi sao nữa?
- Tên khốn kiếp đó đang ở trong tay chúng ta, em à!
- Thế à! - Nanon hoảng sợ kêu lên, bởi vì nàng biết rằng kẻ đó là Cauvignac, và dù nàng không yêu thương gì ông anh cho lắm, nàng cũng không muốn thấy anh gặp tai họa, vả lại người anh đó có thể thoát khỏi cảnh khó khăn, phun ra một lô chuyện mà nàng muốn giữ trong vòng bí mật.
- Chính hắn, em à! - Ngài D'Epernon tiếp tục nói, em có biết không, tên khốn đã dùng tờ khống chỉ đó phong mình làm tổng đốc thành Vayres, nhưng Vayres thất thủ và y đang ở trong tay ta.
Tất cả những chi tiết đó rất hợp với những mưu mô khôn khéo của Cauvignac khiến cho Nanon càng thêm lo âu.
- Còn tên đó... - Nàng nói với một giọng run run - Ngài làm gì với y?
- À, rồi nàng sẽ được chính mắt chứng kiến chúng ta sẽ làm gì hắn. Phải, vừa đúng lúc, em hãy vén màn lên, hoặc là cứ mở hẳn cửa sổ ra đi, hắn là kẻ thù của đức vua và chúng ta có thể nhìn cảnh hắn bị treo cổ.
- Treo cổ? - Nanon kêu lên - Đức ông nói gì kia chứ? Treo cổ tên đó à?
- Phải, kìa em, có thấy cái giá kia không, sợi dây và đám lính đang áp tải hắn đến đó không? À, kia là đức vua cũng ra cửa sổ để xem.
Trái tim của Nanon như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, nàng đã nhìn thấy rằng người được dẫn đến kia không phải là Cauvignac.
- Nhưng mà - Nanon kêu lên vừa nắm lấy tay của ngài công tước - kẻ khốn khổ này không phải là thủ phạm. Đây có thể là một chiến sĩ dũng cảm, một con người lương thiện, biết đâu ngài đang sắp sửa giết hại một người vô tội!
- Không đâu! Không đâu! Em lầm to rồi, hắn là một kẻ chuyên giả mạo và vu cáo. Vả lại, dù cho hắn chỉ là tổng đốc thành Vayres đi chăng nữa thì hắn cũng là một tên phản quốc, điều đó khá đủ rồi.
- Nhưng y lại không được lời hứa của ông De La Meilleraye hay sao?
- Hắn nói nhưng ta không tin.
- Vậy tại sao ngài thống chế lại không làm chứng trước tòa án về điều quan trọng đó?
- Ông ấy lên đường hai tiếng đồng hồ trước khi hắn được đưa ra trước tòa án.
- Ôi, lạy Chúa! Ôi, lạy Chúa! Ngài ơi, em có linh cảm rằng đây là một người vô tội. - Nanon kêu lên - Và cái chết của người đó sẽ mang tai họa đến cho chúng ta. Ôi, thưa ngài, ngài đã từng ban cho em ân huệ là đừng giết người đó.
- Không thể nào được em à, chính hoàng hậu đã kết án y và không ai có thể nói lại được gì cả.
Nanon thốt ra một tiếng thở dài chẳng khác gì tiếng rên rỉ.
Ngay khi đó Richon đã đến bên dưới nhà lồng chợ, vẫn bình thản và câm lặng, ông được dẫn đến cái giá có cột sợi dây, một cây thang đã được dựng sẵn. Richon bước lên cây thang với bước chân vững vàng, con mắt lạnh lùng thản nhiên của ông nhìn thẳng vào đám đông. Viên pháp quan quàng dây vào cổ ông, và một người đọc lớn tiếng bản án, rằng đức vua xử tử ông Richon về tội man trá, phản bội và lỗ mãng.
- Vào thời đại chúng ta - Richon nói - có lẽ nên là một tên lỗ mãng như ta còn là một thống chế nước Pháp.
Vừa nói xong mấy tiếng đó, chân ông hụt đi và thân thể ông lơ lửng trong khoảng không.
Cả đám đông vội vàng tản mát trong một mỗi kinh hoàng bất chợt và chẳng có một tiếng tung hô: "Vạn tuế đức vua!" nào vang lên, mặc dù mọi người đều thấy có đức vua và hoàng hậu đều đang ngự nơi cửa sổ. Nanon giấu mặt vào hai bàn tay, nép mình vào trong một góc phòng.
- Đấy! - Ngài D'Epernon nói - Dù em có nghĩ sao đi nữa Nanon à, ta vẫn tin rằng cuộc hành hình này sẽ là cái gương cho mọi người, không biết đám dân Bordeaux sẽ hành động như thế nào khi thấy ta treo cổ một tên tổng đốc của chúng như vậy.
Khi nghĩ đến hành động trả thù có thể có của họ, Nanon há miệng ra để nói, nhưng nàng chỉ có thể kêu lên một tiếng khủng khiếp và đưa hai tay lên cao như để khẩn cầu cái chết của Richon sẽ không bị trả thù, và tưởng chừng như mọi sức lực đều mất cả, nàng ngã lăn ra sàn nhà.
- Kìa, kìa! - Ngài công tước kêu lên - Em làm sao vậy Nanon? Kìa hãy tỉnh dậy đi, ôi trời ơi, nàng bất tỉnh rồi thế mà mấy tên dân Agen ấy lại bảo là nàng lạnh lùng không biết cảm xúc là gì. Người hầu đâu, nhanh lên!
Và không thấy ai chạy đến sau tiếng gọi của mình, ngài công tước đành phải tự mình chạy tìm những thứ cần thiết. Đám người hầu có lẽ đang bận xem cảnh tượng đặc biệt không mất tiền mà đức vua đã rộng rãi ban cho họ.
--!!tach_noi_dung!!--

Ðả Tự Cao Thủ: nguyenzzz và Mọt sách
Nguồn: Vietlove và Vnthuquan
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 19 tháng 2 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--