Đám đông hò reo gần như trước khi chiếc limousine đen và dài dừng lại trước khán đài phủ đầy cờ và hoa. Ngay tức khắc, một người đàn ông vận đồng phục, một đại uý, tới mở cửa xe. Chiếc đầu gối phủ lụa thoáng hiện, rồi ánh nắng lung linh trên mớ tóc vàng mượt của cô, khi Amparo bước ra. Đám đông như điên dại. "Công chúa! Công chúa!" Amparo dừng lại một lát, như ngượng ngùng, rồi cười với đám đông. Một bé gái chạy đến dúi lẵng hoa vào tay cô. Amparo cúi hôn đứa bé, thầm thì tiếng cảm ơn. Rồi các quan chức quây quanh cô, đưa lên khán đài, nơi cô đứng vào trước một dẫy micro. Cô kiên nhẫn đợi cho cánh phó nháy ngừng chụp ảnh và tiếng hò reo của đám đông dịu xuống. Cuối cùng, cô nói, giọng trầm và ấm, cứ như cô thì thầm với từng người trong bọn họ. "Hỡi bà con nông dân" Họ lại vui mừng la hét. Vì cô không phải là người trong họ sao? Cha cô đã không từ trên núi xuống để nhận địa vị xứng đáng này sao? Và cô không luôn luôn quan tâm đến nông dân và công nhân, những người lao động bình thường đó sao? Chính cô đã chăm lo để có trường học cho con cái họ, bệnh viện cho người đau yếu, thực phẩm cho những người hết khả năng lao động, rồi chăm lo và kính trọng tuổi già. Thậm chí giờ đây, cô đứng trước một toà nhà hoành tráng, trắng toát và long lanh trong ánh mặt trời, mà nó đã tạo công ăn việc làm cho bao người trong quá trình vận hành. Nhưng hơn thế nữa, mảnh đất mà khách sạn nguy nga này đang toạ lạc, vốn là sở hữu của cô và cô có thể thu bộn tiền thuê, nay cũng cho họ nốt. Đây âu cũng là một chút vinh dự cho người đã làm tất cả những điều này, người đã cho họ quá nhiều: khác sạn mang tên cô – công chúa. Amparo đưa tay lên, tiếng hò reo lại tắt. Cô nhìn xuống họ, thậm chí không chớp mắt dưới ánh mặt trời chói chang. Chiếc micro phóng giọng nói nhỏ và khàn của cô thành những lời tâm tình oang oang. "Đây là ngày mà tất cả chúng ta đều hãnh diện. Một ngày mà cả Corteguay hãnh diện. Đấy là ngày đánh dấu sự khởi đầu cho thịnh vượng ở nơi xứ sở yêu quý của chúng ta". Họ lại hò reo, nhưng tay cô đã dừng họ lại. "Tôi đứng đây, trước mọi người, chỉ là một biểu tượng. Một biểu tượng của sự khiêm tốn và trung thực vĩ đại nơi người cha thân yêu của tôi, người mà công việc và mối quan tâm đối với nhân dân của ông đã không cho phép ông tới đây dự lễ". Lần này cô để cho họ reo hò. "Tổng Thống! Tổng Thống! Tổng Thống!" Khi âm thanh lắng đi, cô nói tiếp. "Ngày mai, khách sạn này sẽ khai trương. Ngày mai, ba chiếc máy bay lớn từ Hoa Kỳ sẽ hạ cánh ở sân bay chúng ta và một con tàu lớn sẽ thả neo trên cảng chúng ta. Tất cả sẽ đầy ắp khách du lịch từ các nước phương Bắc. Họ đến để thưởng thức những kỳ quan và vẻ đẹp của Corteguay. Chúng ta sẽ nói với họ lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. "Họ là những khách du lịch từng mang lại sự giàu có cho các nước láng giềng chúng ta như Cuba, Panama. Giờ họ lại mang sự giàu có đến cho chúng ta, vậy chúng ta phải chia sẻ sự thịnh vượng của chúng ta với họ. Sự hạnh phúc của từng người là một nhiệm vụ thiêng liêng. Chúng ta mong muốn họ đem theo về nhà thông điệp của sự tráng lệ và hiền hoà từ đất nước và con người yêu mến của chúng ta. "chúng ta phải biểu hiện cho được rằng đất nước yêu quý của chúng ta, Corteguay, là miền đất vinh quang. Một quốc gia đã sẵn sàng trở thành thành viên của cộng đồng thế giới". Đám đông lại reo hò. Cô lại cười và đưa tay lên. "Đấy là ngày mai. Ngày mai khách sạn sẽ mở cửa đón họ. Nhưng hôm nay là cho chúng ta. Hôm nay, tất cả đồng bào đều có thể vào xem những điều kỳ diệu mà các bạn đã biến thành sự thật vì niềm tin mà cha tôi đã đặt nơi nhân dân của ông". Giọng cô ắng đi. Cô quay lại nhìn băng vải đỏ chăng ngang lối vào. Có người đưa cho cô chiếc kéo. Nó loé lên trong ánh mặt trời khi cô giơ lên cao. Rồi cô làm một cử động và băng vải rơi xuống sàn. Với tiếng reo hò vang trời, đám đông xô lên tiền sảnh khách sạn. Cửa tắc nghẹt, cho đến khi binh lính dồn họ thành một hàng trật tự. Dax đến bên Amparo. Cô đứng một mình, trừ đám cận vệ luôn vây quanh. Cô trầm ngâm nhìn đám đông đang xô đẩy. "Em rất cừ" anh lặng lẽ nói. "Rất cừ". Một nụ cười nhã nhặn lập tức xuất hiện khi cô quay lại, rồi cô nhận ra Dax và nụ cười cũng thay đổi liền. Nó riêng tư và ấm áp hơn. "Dax, em không biết là anh ở đây". Anh hôn tay cô. "Anh về đêm qua. Em cừ lắm". "Em được tập dượt nhiều rồi". Anh hất hàm về phía khách sạn. "Em có vào không?" "Với cả đám đông ấy? em đã điên đến thế đâu. Em không chịu họ được. May mà có lính trấn ở đây, nếu không thì họ đã xé cả chỗ này ra rồi. Họ chẳng tôn trọng cái gì hết". "Em vẫn thế" anh nhìn cô. "Ít nhất là em trung thực". "Tại sao em phải thay đổi? Anh có thay đổi không?" "Anh ưng nghĩ thế. Anh già đi. Khôn hơn". "chẳng ai thay đổi cả" cô nói. "Họ chỉ tưởng là họ thay đổi thôi. Chúng mình vẫn hệt như hồi lần đường từ trên núi xuống". "Em có vẻ chua chát thế". "Em không chua chát, em chỉ thực tiễn thôi. Đàn bà cứng đầu hơn đàn ông. Sân bay mới, xa lộ mới, cao ốc mới…chẳng có ấn tượng gì đối với em cả" "Thế thì cái gì mới gây được ấn tượng cho em?" "Anh". "Anh?" giọng anh không giấu được vẻ ngạc nhiên. "Vâng. Anh bỏ trốn. Anh biến đi. Đối với anh là cả thế giới chứ không phải chỉ có Corteguay." Chợt cô nheo mày. "Em muốn uống nước. Em nhức đầu vì cứ phải nheo mắt mà nhìn vào cái mặt trời khỉ gió ấy". "Quầy bar trong khách sạn có mở đấy". "Không, về lâu đài với em, dễ chịu hơn nhiều". Cô ngập ngừng. "Trừ khi anh có cái gì hay hơn để làm". "Không, thưa công chúa" Dax mỉm cười. "Anh không có cái gì hay hơn để làm cả". Trong xe nóng quá, anh quay cửa kính xuống. Tay cô dừng anh lại. "Đừng, cho đến khi chúng ta ra khỏi đám đông. Vẫn còn nhiều sói ở quanh ta". Dax ngả người trên ghế. Có lẽ cô nói đúng. Người ta chẳng thay đổi gì cả. Nét mặt người thanh niên trẻ tuổi, mảnh mai, đứng tựa vào chân lễ đài không bỉêu lộ chút gì về những ý nghĩ đang quay cuồng trong đầu khi anh dõi theo chiếc limousine đen to tướng đang từ từ rẽ đám đông. Mình có thể giết chúng, anh nghĩ thế, ngay bây giờ, khi chúng đi qua mặt, mà bọn lính thì quay nhìn nơi khác. Mình có thể giết chúng như chúng đã giết bố mình. Bằng phục kích và không thương tiếc. Anh đứng thẳng lên, thò tay vào trong áo khoác, cảm nhận khẩu súng trong bao làm anh vững lòng. Tức khắc anh rút tay ra, bằng không nó có thể phản bội anh. Vẫn chìm đắm trong suy tư, anh nhập vào đám đông đang xô đẩy vào khách sạn. Nhưng giết bọn chúng thì mình được cái gì? chẳng gì cả, anh nghĩ. Bọn lính sẽ giết mình và mọi điều mình trở về để làm vẫn bị bỏ dở. Tổng Thống sẽ vĩnh viễn tồn tại. Không phải vì việc này mà mình phải du học ở hải ngoại. Tới cửa, anh dừng lại, quay nhìn những dẫy núi. Ngày mai mình sẽ về nhà. Về với xứ sở của bố mình, về với những con người của bố mình. Họ sẽ nghe thông điệp của anh. Họ sẽ thấy là họ không đơn độc, là chúng ta không đơn độc, và họ sẽ tin. Khi vũ khí tới, cũng là lúc bọn đã giết bố mình phải chết. Và chúng sẽ biết người hành quyết chúng là con trai của Đại bàng. Anh quá bận rộn với những ý nghĩ trong đầu nên không để ý tới hai người đàn ông len lỏi đi sau anh. Khi anh để ý thì đã muộn. Họ tóm được anh. "Bọn cánh tả!" Tổng Thống nhổ toẹt xuống sàn cẩm thạch. "Chính chúng đang đứng sau những rắc rối ở vùng núi. Chúng gửi súng đạn, tiền và biệt kích tới. Không đêm nào chúng không có người qua biên giới chúng ta. Mới chiều nay thôi, cảnh sát đã tóm được một gã trai chỉ đứng cách Amparo chưa đầy một mét khi nó đang đọc diễn văn. Họ thấy một khẩu súng trong thắt lưng hắn, và hắn khai đã được cử đến đấy để giết con bé". "Vậy mà hắn không nổ súng?" Dax trả lời. "Vì sao?" "Ai mà biết được? có thể hắn bị kích động, vì là dân mới vào nghề, có thể hắn sợ là sẽ bị giết trước. Có cả ngàn lý do". "Điều gì sẽ xảy ra với cậu thanh niên này?" "Hắn sẽ bị xử" Tổng Thống nói "Nếu hắn cộng tác và cung cấp tin tức thì hắn sống. Bằng không…" ông trở lai bàn. "Trong ba tuần nữa, việc xin gia nhập Liên hợp quốc của chúng ta sẽ lại được thảo luận. Lần này sẽ thông qua. Các thế lực phương Tây không thể chống mãi chỉ vì chúng ta trung lập trong chiến tranh. Tất cả chúng ta đang đương đầu với một kẻ thù chung". "Sẽ không dễ thế đâu. Nga vẫn có quyền phủ quyết". "Khi chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên" Tổng Thống tiếp tục "Nga sẽ không dám thực thi quyền đó trước dư luận thế giới. Và chúng ta phải sẵn sàng. Phải để cho Liên Hợp quốc biết chúng ta sẵn sàng dành ba tiểu đoàn phục vụ cho họ". Ông cầm một tờ giấy lên đưa cho Dax. "Trong khi đó thì đây là nhiệm vụ của con – một đại tá quân đội". Dax chằm chằm nhìn tờ giấy. 'Nhưng…để làm gì ạ?" Tổng Thống cười. "Ta cử Amparo đi thăm Hoa kỳ. Một…gì nhỉ…một chuyến công du thiện chí? Con sẽ phụ trách chuyến đi". "Con vẫn không thấy lý do của nhiệm vụ này". Một nụ cười ngạo nghễ xuất hiện trên mặt ông già. "Không có cái gì tốt hơn bộ quân phục để tôn vẻ liễu yếu đào tơ của một người đàn bà". Chương 20 "Công chúa điện tới hai lần" Mèo Bự nói "muốn gặp ngay". "Có nói về chuyện gì không?" Dax hỏi, mệt mỏi ngồi xuống. Mèo Bự nhún vai. "Không. Chuyện thường ngày,tôi đoán". Dax chau mày. Cứ thế này cả chuyến đi. Amparo đòi hỏi liên tục. Anh tháo cravat. "Phóng viên tờ London Times có đến đây không?" "Ông ấy đi gần một giờ rồi. Amparo bắt đầu gọi điện ngay khi ông ấy ra khỏi cửa". "Gọi cho cô ấy và bảo rằng tôi sẽ đến sau khi tắm xong". Dax bước vào phòng ngủ, vừa đi vừa cởi quần áo. Anh để dòng nước nóng xối lên người, và thấy sự căng thẳng dịu đi. Tay nghị sĩ dân miền Nam, người rất có ảnh hưởng với Uỷ ban đối ngoại thật không dễ dàng tiếp xúc. Nếu không phải là sự giúp đỡ của Jeremy Hadley thì gần như không thể. Nhưng Jeremy có cách của anh ấy, một thứ bề ngoài chân thực, cởi mở đã nguỵ trang được một khuynh hướng chính trị sắc sảo. Một cách êm ái, thật êm ái, anh gợi ý được rằng những đặc quyền mà các xanhđica dầu khí Texas đang được hưởng ở Corteguay cũng có thể dễ bị thu hồi. Anh đoan chắc điều này sẽ không xảy ra, tất nhiên, nhưng ai mà biết trước được. Corteguay là nước duy nhất ở Nam Mỹ không đòi hỏi gì trong chương trình viện trợ hải ngoại, tất cả những gì họ đã đạt được là do tự lực cánh sinh, và như vậy, họ hoàn toàn độc lập. Tay miền Nam này không hề ngu. Ông ta hiểu thông điệp. Vả lại, ông thích cái ý tưởng là Corteguay không có yêu cầu gì đối với Hoa Kỳ. Rất thú vị, ông ta nói thế, khi thấy một quốc gia đã lựa chọn cách tự đứng lên trên hai chân mình, hệt như truyền thống vĩ đại của người Mỹ. Dax đoan chắc rằng trong đầu ông nghị sĩ là những đóng góp khổng lồ cho cuộc vận động mà ông đã nhận hoặc đã được bạn bè ông trong xanhđica dầu khí Texas hứa hẹn. Dù sao thì cuộc họp cũng kết thúc đầy thoả mãn. Nghị sĩ sẽ đề cử mạnh mẽ cho Bộ Ngoại giao rằng Hoa Kỳ ủng hộ Corteguay là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Dax chìm sâu trong suy tưởng nên không nghe thấy tiếng cửa phòng tắm mở ra, không biết Amparo đã vào phòng, cho đến khi nghe giọng cô cáu bẳn. "Anh làm gì ở trong ấy thế?" "Tắm. Thế em nghĩ anh làm cái quái gì ở đây?" "Giữa buổi chiều?" "Thì sao?" "Anh vừa ngủ với một ả" cô lên án. "cái ả người Đức ấy". "Đừng có lố bịch". "Em thấy cái lối ả nhìn anh trong bữa trưa". Anh tắt phụt vòi nước. Chẳng phải cho Amparo biết thực ra Marlene đã sống với Jeremy Hadley. "Đừng có ghen như mụ nhà quê nữa. Có nhiều lý do để tắm vào buổi chiều chứ không chỉ vừa làm tình xong. Đây là Hoa Kỳ, nơi rất phong phú nước". Anh kéo chiếc khăn trên giá, quấn quanh người rồi bước ra. Amparo đứng hằm hằm ở cửa, anh lặng lẽ lấy chiếc khăn khác lau người. Liếc vào gương anh thấy cô đã nguôi cơn giận. "Cuộc phỏng vấn tốt chứ?" "Em đoán thế, nhưng em không bao giờ vững tâm khi một mình với cánh phóng viên cả. Họ cứ như…bề trên ấy. Lẽ ra anh phải ở lại với em". "Cánh nhà báo đều thế cả. Anh cho đấy là một màn kịch. Để làm em tưởng là họ biết hơn nhiều". "Anh đã làm gì thế?" "Anh họp với tay nghị sĩ Mỹ. Em biết mà". "Tốt chứ?" "Tốt". Cô im lặng giây lát. "Em muốn uống chút gì". Anh bắt gặp cặp mắt cô trong gương. "Bảo Mèo Bự, anh ấy sẽ làm cho em bất cứ thứ gì em thích". "Chúng mình uống cái gì trước bữa trưa nhỉ?" cô hỏi. "Thứ cocktail ấy. Em thích". "Martini". "Ngon lắm. Bọn Mỹ biết pha rượu đấy. Họ không phải chỉ nốc thứ rhum nguyên thổ". "Cẩn thận. Nó dữ đấy. Nó len lỏi vào em, phủ sương trong đầu óc em và làm cho lưỡi em dẻo luôn". "Em uống ba ly trong bữa trưa" cô nói. "Nó chẳng phiền hà gì em cả. Em chỉ thấy khoẻ". Cô đi ra. Dax mặc áo choàng vào rồi ra phòng khách. Amparo cầm ly martini, nhìn xuống đại lộ Công Viên. "Đông quá", cô nói. Anh gật đầu "Chỉ thành phố này thôi dân số đã gấp ba Corteguay rồi". "Họ sống và làm việc cùng nhau. Không có chiến tranh ở đây, không có bọn cướp ở trên núi". "Không có, theo ý nghĩa của chúng ta, nhưng họ lại có những bất ổn khác. Tội phạm của họ là vấn đề xã hội, chứ không phải chính trị". Amparo nhìn ra cửa sổ. "Ai cũng có xe, thậm chí người nghèo nhất". Cô cạn ly. "Em cứ tôi Mexico thịnh vượng, mà không bén gót nơi này. Bây giờ thì em bắt đầu hiểu khi cha em nói rằng chúng ta còn cả một đường dài phải đi". Cô bỗng hỏi "Em uống ly nữa được không?" "Anh hộ tống em, chứ không quản giáo em". Anh chờ Mèo Bự mang rượu đến cho cô, rồi tiếp "Đừng uống nhiều quá, chúng ta có một bữa ăn quan trọng vào tối nay. Sẽ không tạo được ấn tượng đẹp nếu em lăn ra ngủ giữa chừng". "Em không ngủ lăn ra đâu" cô cáu bẳn, mặt ửng hồng. "Anh chợp mắt một chút. Em cũng nên làm thế đi". "Em không buồn ngủ". "Tuỳ em. Công chúa cho phép chứ ạ?" "Anh không phải châm biếm" cô theo anh vào phòng ngủ, nhìn anh duỗi dài trên giường, rồi làm một tợp. "chiều nay, anh ở với mụ Đức ấy!" Anh mỉm cười "Thấy chưa? Anh đã cảnh cáo em về ái đồ uống này mà. Nó đã làm cho lưỡi em xuẩn rồi đấy". "Em không ngu ngốc!" cô đứng trên giường, nhìn xuống anh. Giờ thì mặt cô đỏ nhừ. "Em biết anh. Nếu không vừa ở với một người đàn bà thìanh đâu để yên cho em đứng thế này!" Anh đặt hai cánh tay dưới gáy. "Em biết gì về anh?" "Anh quên là em đã đọc các tờ báo ngoại quốc à? Báo chí của họ không giống như ở Corteguay vốn vẫn bị cấm đăng tải những gì xấu về anh. Anh đã dính líu với nhiều đàn bà". "Thì sao?" Nước mắt bỗng dâng lên và Amparo càng giận dữ hơn. "Em không phải là đàn bà à? Em có trục trặc gì không?" Anh cười tươi. "Em rất đàn bà. Em chẳng trục trặc gì cả. Nhưng…" "Nhưng sao?" "Cha em gửi gắm em cho anh chăm sóc. Đấy là vấn đề danh dự. Em nghĩ sao nếu ông biết anh phản bội niềm tin đó?" "anh nói nghiêm chỉnh đấy à?" "Đúng". Cô phá lên cười. "Cha em nói đúng. Anh là nhà ngoại giao số một của Corteguay". "Em nói thế là sao?" "Anh thừa biết em nói gì! thế anh nghĩ vì sao cha em lại ném hai đứa vào chuyến đi này nếu không hy vọng chúng mình gần gũi nhau?" Dax không trả lời. Lần đầu tiên anh nghĩ về điều đó. Đấy đúng là điều mà tên cướp già ranh mãnh có thể làm. Tiếp cận trực tiếp vốn vẫn quá đơn giản đối với ông. Dax nói "Giữa chúng ta không còn gì nữa, cha em biết thế mà". Cô trân trối nhìn anh. "Đấy chính là lý do, phải không? Anh không bao giờ tha thứ cho em về những gì đã xảy ra". "Chẳng có gì phải tha thứ cả". "Em không lừa dối anh, cha em cứ ép". "Không hề gì." "Giờ thì có hề gì đấy" cô khăng khăng. Chợt cô uống cạn ly "Bao giờ cũng là anh. Khi đó em còn trẻ, mà anh thì chẳng bao giờ ở nhà, vậy là em yêu người khác, và cha đã giết anh ấy. Sau khi anh bỏ đi thì không còn gì nữa, không một ai. Rồi em nghe chuyện hôn nhân của anh. Em đã khóc suốt đêm". "Em không cần phải nói ra những chuyện đó". "Em phải nói cho anh biết" cô cộc cằn. "Em còn phải chịu sự trừng phạt đến bao giờ? Em còn phải chịu nỗi đau vì anh nghĩ rằng em đã lừa dối anh đến bao giờ nữa?" Anh không trả lời. Đặt chiếc ly rỗng không xuống sàn, cô kéo áo choàng anh ra. Anh cảm nhận nụ hôn nóng bỏng của cô và cứng cáp ngay lên. Những chiếc răng cô chà quanh nó và lưỡi cô ve vuốt nó. Chợt anh sục tay vào mớ tóc cô, quay mặt cô lên. "Amparo" giọng anh khàn đặc, cặp mắt anh dõi nhìn "không phải là thứ liquor Mẽo ở trong em đấy chứ?" Cô nhìn anh như ngượng ngùng. "Không phải liquor, cũng không phải cha em. Mà là em. Ông ấy sẽ không bao giờ biết". Anh vẫn nắm chặt cô trong đôi tay rắn chắc và cặp mắt anh như đòi hỏi sự thật. "Lúc nãy anh bảo là giữa chúng ta không còn gì nữa" cô thì thầm "nhưng anh nhầm. Đã bắt đầu đâu". Cô gỡ tay anh trên má ra và vùi cặp môi vào cái nôi của nó. Anh như không cảm thấy môi cô cử động. "Bây giờ mới bắt đầu".