Tháng 10.1975, chúng tôi lại dọn nhà, bởi vì nhà chúng tôi ở đúng vào ngã tư phố Rộng, vào ra rất bất tiện. Từ ngày cha tôi điều khiển công tác của trung ương, trong nhà tôi luôn luôn có những cuộc họp hành, tìm người tới trao đổi công việc, trong khi đó cái vuông sân nhà chúng tôi lại rất hẹp, nên ô-tô của khách không có chỗ đậu. Một số khách quan trọng, như xe của Ban thường vụ Bộ Chính trị, nói chung là không được phép đậu ngoài đường phố, nó phiền toái mà lại không an toàn.Do văn phòng trung ương sắp xếp, cha mẹ tôi dọn nhà tới số 17 ngõ Đông Giao Dân. Nhà này, trước kia là số 8 cũ, xây dựng từ đầu những năm 50. Trong khuôn viên, từ nam lên bắc có tất cả bốn căn nhà. Có thể nói, chúng tôi rất có duyên với khu nhà này. Năm 1952, khi gia đình tôi dọn từ Tứ Xuyên lên Bắc Kinh, chúng tôi đã được phân phối căn thứ ba của khu nhà này. Trong khi chúng tôi còn chưa dọn tới, thì có một lần, cha tôi đi thăm nguyên soái La Vinh Hằng. Sức khoẻ của nguyên soái La Vinh Hằng rất kèm, lại thấy ông phải ở trong một ngôi nhà rất ẩm ướt, cha tôi liền nói ngay với nguyên soái La Vinh Hằng: “Ông ở thế này không ổn, trung ương có phân phối cho tôi một ngôi nhà, thôi ông dọn đến đó mà ở”. Với sự sắp xếp của đích thân cha tôi, nguyên soái La Vinh Hằng đã dọn nhà tới ngõ Đông Giao Dân đó, còn gia đình chúng tôi về sau dọn vào Trung Nam Hải. Trước Cách mạng văn hoá, khu nhà trong ngõ Đông Giao Dân có bốn gia đình ở, bao gồm nguyên soái La Vinh Hằng, nguyên soái Hạ Long, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trương Đỉnh Thừa... Khi Cách mạng văn hoá vừa bắt đầu, vợ goá của nguyên soái La Vinh Hằng là cô Lâm Nguyên Câm cùng con cái bị đuổi ra khỏi đây. Sau khi Hạ Long bị đem ra đấu tố, đầu tiên Chu Ân Lai đem vợ chồng ông giấu về chỗ ở của mình là sảnh Tây Hoa trong Trung Nam Hải, và một số nơi khác, nhưng sau bị bè lũ Lâm Bưu bắt đem đi giam giữ, con cái ông đều bị quét ra khỏi cửa, Sau Cách mạng văn hoá, khu nhà số 17 trong ngõ Đông Giao Dân này không có người ở. Về sau, khi Chu Ân Lai bị đau bệnh, trung ương đã cho sửa chữa căn nhà gác nơi Hạ Long ở cũ, chuẩn bị làm thành chỗ dưỡng bệnh cho Chu Ân Lai, nhưng Chu Ân Lai chưa hề tới ở lấy một ngày. Thế là cả một khuôn viên lớn với bốn căn nhà bỏ hoang, không có người ở.Đến nay, đúng lúc chỗ ở của gia đình chúng tôi đang có vấn đề, nên cha tôi được sắp xếp tạm thời về ở đây. Căn nhà chúng tôi ở chính là căn nhà mà nguyên soái Hạ đong ở cũ, rồi sau đó sửa chữa chuẩn bị để thủ tướng ở. Lúc ban đâu, cha tôi vẫn nói là ở tạm, nên không mang bọn tôi đi theo. Nhưng chỉ ít lâu sau, ở một mình, ông cảm thấy buồn, nên cho thêm hai đứa cháu ngoại là Miên Miên và Manh Manh đến ở cùng. Về sau nữa, đến lượt Đặng Lâm, Đặng Nam và tôi, ba chị em cũng dọn về đấy. Khổ một nỗi gia đình chúng tôi toàn những người thích nói cười vui nhộn, thích quần tụ. Cán gác này vốn là sửa chữa để thủ tướng ở, mà nhà thủ tướng lại không có trẻ con, nhân khẩu ít, cho nên số phòng trong căn nhà rất ít. Cả nhà tôi những mười mấy con người, dọn cả đến đây ở, nên thành ra thiếu phòng. Thế là, chúng tôi biến những căn phòng vốn để làm phòng làm việc thành chỗ ở tất. Tôi và Hạ Bình ở trong phòng vốn là thư viện bên cạnh phòng khách. Không còn thư viện nữa, nên cha tôi phải đặt một cái bàn, một chiếc ghế ra ngoài hành lang phía nam. Ông bảo, ánh sáng ở đây tốt, không khí cũng tốt, lại có thể trong thấy lũ trẻ đi đi lại lại, đây là thứ “văn phòng làm việc” tốt nhất đời. Như vậy là từ năm 1973 sau khi trở lại Bắc Kinh, đầu tiên chúng tôi ở thôn Hoa Viên, rồi từ thôn Hoa Viên dọn về phố Rộng, sau đó lại từ phố Rộng dọn về ngõ Đông Giao Dân. Trong hai năm trời mà có đến ba lần dọn nhà, thật là quá tất bật.Chúng tôi dọn nhà đến ngõ Đông Giao Dân được ít lâu, không khí chính trị đã bắt đầu có những thay đổi, cái sự bận rộn về dọn nhà dọn cửa ấy đã nhanh chóng bị ngọn gió chính trị đột nhiên biến ảo phủ kín đi hết.Khi đó Mao Trạch Đông đã sai Mao Viễn Tân triệu tập hội nghị tám người. Hội nghị đó được triệu tập, đã dự báo một trận sóng to gió cả chính trị mới đang sẵn sàng ập tới. Không khí trong gia đình chúng tôi vốn thường ngày là cả một sự ồn ào huyên náo, nay bỗng trầm hẳn xuống. hàng ngày, cha tôi phải điều khiển những công việc của trung ương và Quốc vụ viện bận ngập đầu. Ông cũng còn phải thường xuyên tiếp đón khách nước ngoài quan trọng. Chỉ riêng trong tháng mười, ông đã phải tiếp người đại diện của thủ tướng Nhật Bản đến thăm Trung Hoa, chuyển ý kiến của thủ tướng tiếp chủ tịch ban chấp hành liên bang Nam Tư, tiếp Kit-sinh-giơ, quốc vụ khanh nước Mỹ, tiếp thủ tướng nước Cộng hoà liên bang Đức. Khi nhìn thấy ông trong những trường hợp công khai, người ta vẫn thấy ông rất quắc thước, nói cười vui vẻ. Nhưng khi về tới nhà, chúng tôi lại thường thấy ông lặng lẽ, ngồi một mình trên chiếc ghế kê ở hành lang, đôi mắt nhắm lại. cặp lông mày nhíu chặt. Đã được sống bên cha tôi trong những trận cuồng phong chính trị, nên chỉ bằng vào kinh nghiệm của mình, tôi đã biết rằng nỗi đa đoan lại sắp bắt đầu, lại sắp có một tình huống nguy hiểm khó mà dự đoán trước được. Tuy cha tôi đang ở vào một hiểm cảnh chính trị, nhưng trên gương mặt ông, hầu như không có một chút biến đổi về tình cảm nào. Hàng ngày, ông vẫn tuân thủ đúng giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi, dậy đúng giờ, ăn đúng giờ, làm việc đúng giờ, và đúng giờ lên giường đọc sách, đi ngủ. Song chúng tôi là người trong nhà, nên cũng phải luôn luôn quan tâm đến tình hình phát triển của mọi sự việc. Có một lần, sau khi cha tôi cùng Mao Trạch Đông tiếp khách nước ngoài trở về, lúc đó đã rất muộn. Thấy ông có vẻ vô cùng mệt mỏi, mẹ tôi đưa ông thuốc ngủ và thu xếp giường chiếu để ông đi nằm. Khi cha tôi đã ngủ đi được, tôi và mẹ tôi sắp xếp lại quần áo của ông. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy trong túi áo ông có một tờ giấy loại viết thư, chúng tôi xem tờ giấy, trên đó có mấy chữ viết rất to, đó là chữ viết của Mao Trạch Đông! Chúng tôi biết rằng, việc nói năng của Mao Trạch Đông đã rất khó khăn, nhiều lúc phải dùng giấy viết chữ để diễn tả ý kiến của mình. Điều bất ngờ là chúng tôi lại được chính mắt trông thấy chữ viết của Mao Trạch Đông! Chúng tôi đánh bạo rút hẳn tờ giấy ra. Dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bàn, mẹ tôi, Đặng Nam và tôi rất cẩn thận xem xét tờ giấy. Mấy chữ trên lờ giấy viết rất to, mỗi nét chữ đều run rẩy cong queo, có những chữ hoàn toàn không đọc được bởi chữ đó không liền mạch với chữ trên, có thể là chữ bổ sung trong khi Mao Trạch Đông đang nói một câu gì đó, cho nên chúng tôi phải mày mò vừa đọc vừa đoán rất lâu, mà vẫn chẳng hiểu ý nghĩa của những chữ đó định nói gì. Thực tình, chúng tôi cũng chẳng thích thú gì đối với chữ Mao Trạch Đông, mà chúng tôi chỉ thiết tha muốn tìm bới ra những gì có liên quan tới số phận chính trị của cha tôi chứa đựng trong có. Cha tôi xưa nay là người rất nghiêm khắc, chúng tôi xem trộm bất cứ thứ gì của ông đều là phạm “luật cấm”. Chúng tôi im lặng, không dám ho he. Đọc xong, liền vội vã đem bỏ trả tờ giấy có chữ viết của Mao Trạch Đông vào trong túi áo ông. Nếu như không phải sống trong thời kỳ nhộn nhạo bất thường như vậy, những người trong gia đình nhà tôi tuyệt đối không để xảy ra việc “phạm trường quy” như thế. Chúng tôi biết, cha tôi đang bị phê bình, nhưng không hề hỏi ông một câu nào. Với lại, có hỏi, ông cũng chẳng cho chúng tôi biết chuyện gì, hai nữa, chúng tôi cũng chẳng dám làm ông phiền lòng thêm. Lúc ấy, điều duy nhất chúng tôi có thể làm được là thân thiết chu đáo với ông hơn, bằng mọi sự ấm cúng của gia đình, xua tan những âu sầu trong lòng ông. Chúng tôi luôn cố gắng có mặt bên cạnh ông, để cho các cháu đùa nghịch trước mặt ông. Nhưng khi cha tôi nhắm mắt, chìm vào trong trầm tư, chúng tôi vội vã đưa các cháu đang đùa nghịch đó đi ngay chỗ khác. Mỗi người chúng tôi đều hạ thấp giọng của mình xuống, hoặc lặng lẽ ngồi cùng ông ở đó rất sợ quấy rầy và làm phiền ông. Thường ngày, trong nhà chúng tôi luôn chật ních trong đùa vui, bây giờ đột nhiên yên ắng đến kỳ lạ Ban đêm, nơi hành lang tăm lối, chỉ có một ngọn đèn bàn được bật sáng. Một mình cha tôi ngồi dưới ánh đến, thường là ngồi rất lâu rất lâu.Trong ngôi nhà gác số 17 ở ngõ Đông Giao Dân này, khi đó vẫn tấp nập kẻ ra người vào. Chỉ có điều, người ra vào khác nhau, và mục đích ra vào cũng khác.Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm, Kỷ Đăng Khuê và Hồ Kiều Mộc v.v... vẫn thường hay lui tới, họ đến là để bàn công kia việc nọ. Đặng Dĩnh Siêu cũng thường hay lui tới. Bà đến để bàn việc chữa chạy và bệnh tình của Chu Ân Lai. Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh còn lui tới thường xuyên hơn hai bà có khi đến tìm cha tôi bàn công việc, có khi đến chỉ để tìm người thư ký của cha tôi là Vương Thuỵ Lâm. Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh vì thường tiếp khách nước ngoài, nên được gặp Chủ tịch cũng nhiều, lại có thể trao đổi dăm ba câu với Chủ tịch, nên hai bà lúc đó có một vị trí vô cùng quan trọng. Mao Trạch Đông sức khoẻ kém, vào tuổi vãn niên lại càng không muốn gặp ai. Cho nên nếu như có việc cần báo cáo với Mao Trạch Đông, chỉ có cách là nhờ Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh. Hai người sau khi cùng Mao Trạch Đông tiếp khách, tìm cơ hội, nói giúp cho với Mao Trạch Đông vài ba câu. Giang Thanh cũng đã nhiều lần cho tìm Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh, nhờ hai bà chuyển tới Mao Trạch Đông những ý kiến của mình. Nhưng, trong lòng Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh lại vô cùng chán ngán Giang Thanh, và cả “bè lũ bốn tên” cũng chẳng làm sao ăn nhập vào với hai bà được. Hai bà kính trọng Chu Ân Lai, kính trọng Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình cũng rất tín nhiệm hai bà. Trong khi Chu Ân Lai ốm nặng vẫn thường cho tìm hai bà đến bàn công việc, trong đó có công tác đối ngoại, kẻ cả những việc phải đấu tranh với “bè lũ bốn tên”. Cũng với nguyên nhân tương tự như thế mà Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh là khách thường xuyên ở nhà tôi. Mỗi khi có công việc gì, cha tôi thường cho mời hai bà đến, thí dụ như có việc cần phải báo cáo với Chủ tịch, có việc cần phải tranh thủ xin ý kiến của Chủ tịch, đều là nhờ hai bà đi làm hộ. Khi đó, cha tôi giữ được liên lạc thông suối với Mao Trạch Đông, chính là nhờ vào tác dụng rất tích cực của hai bà. Khi Mao Viễn Tân đặt điều, cáo kiện với Mao Trạch Đông, cha tôi bị phê bình, thì Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh cũng bị liên lụy dắt dây, và không còn được nói điều này nhẽ khác với Mao Trạch Đông nữa, nhưng hai bà vẫn thường hay đi lại nhà tôi, thường hay nói chuyện với Vương Thuỵ Lâm, mà đã nói là nói hết buổi. Hai bà cũng giống như mọi người trong nhâ tôi, cũng đánh giá tình thế... Cả hai bà đều cảm thấy không khí càng ngày càng chẳng hay ho gì. Khi cuộc “phê phán Đặng Tiểu Bình” bắt đầu, người khách cuối cùng đến nhà tôi ở ngõ Đông Giao Dân, chính là Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh.Ở nhà số 1, ngõ Đông Giao Dân ấy còn có một người khách rất đặc biệt, đó chính là Mao Viễn Tân. Mao Viễn Tân lon hót với Mao Trạch Đông về Đặng Tiểu Bình Mao Trạch Đông biết Mao Viễn Tân có nhận định khác và cách nhìn khác với Đặng Tiểu Bình, nên ông ta sai Mao Viễn Tân đi tìm gặp Đặng Tiểu Bình trao đổi, nói tất cả những ý kiến riêng của mình ra với Đặng Tiểu Bình. Mao Viễn Tân phụng mệnh Mao Trạch Đông tới đó. Hôm đó biết Mao Viễn Tân sẽ tới, cha tôi biết rằng, “người lương thiện thì không tới, người tới lại bất lương” (lai giả bất thiện, thiện giả bất lai), mọi người trong nhà tôi đều rất cảnh giác. Mao Viễn Tân đã tới, dáng bộ hống hách kênh kiệu. Cha tôi hút thuốc trầm mặc ngồi chờ ở phòng khách. Người đó ngồi xuống ghế, bắt đầu nói ngay. Cạnh phòng khách, chính là thư viện, hiện tôi đang ở, chí cần tiếng nói bên phòng khách to một chút là bên phòng tôi có thể nghe thấy hết, bởi hai phòng ngăn cách nhau chỉ là một giá sách. Hôm đó, đúng lúc tôi và Đặng Nam lại đang ở trong phòng, đôi khi tiếng nói từ bên phòng khách vọng sang chúng tôi cũng nghe thấy, cuộc chuyện trò giữa cha tôi và Mao Viễn Tân chẳng vui vẻ gì. Khi Mao Viễn Tân ra về, cha tôi không tiễn khách. Từ phòng khách bước ra, cha tôi vẫn tìm lặng như xưa, và cũng vẫn ung dung như cũ. Ông không thể vì sự gièm pha kiện cáo của Mao Viễn Tân mà thay đổi phương châm rất chính đáng là chỉnh đốn toàn diện. Lòng quyết tâm ấy đã sớm cố định lại được rồi, ngay từ giờ phút đầu tiên về tới Bắc Kinh là nó đã được định hình, ngay từ khi vừa phục hồi công tác nó đã được định hình, và cũng được định hình ngay từ khi ông bắt tay vào công cuộc chỉnh đốn toàn diện một cách kiên cường. “Bè lũ bốn tên” phá cũng chẳng làm ông dao động, rồi thêm Mao Viễn Tân lao vào phá, tuy làm cho tình hình thêm khó khăn, nhưng ông vẫn như xưa, không hề dao động. Gió mưa tầm tã trong chín năm nay sớm đã tôi tuyện cho ông niềm tin kiên định đó, sớm đã rèn đúc cho ông một quyết tâm tuyệt đối không biết dao động là gì.Ngày 10.11.1975, khi Đặng Tiểu Bình tìm Hồ Kiều Mộc bàn công việc, Đặng Tiểu Bình có nhắc tới việc vì ông chuyển thư cho Lưu Băng mà bị phê bình. Hồ Kiều Mộc nói với Đặng Tiểu Bình, chẳng phải chỉ là một vấn đề chuyển thư, mà có thể đối với cách thức Đặng Tiểu Bình tiến hành chỉnh đốn toàn diện, Mao Trạch Đông đã sớm có ý kiến rồi. Hai người nhận định về tình thế, thấy càng ngày càng rõ ràng hơn. Phê binh Đặng Tiểu Bình, mà nguyên nhân sâu sắc của nó lại là chính trị. Trận lốc xoáy này không thể dập tắt được.Trong thời gian này, Vương Hồng Văn được Mao Trạch Đông phái đi Thượng Hải với danh nghĩa “giúp đỡ công tác” đã quay trở lại Bắc Kinh. Trước khi Vương Hồng Văn ra đi, Vương Hồng Văn là người điều khiển công tác của trung ương. Vương Hồng Văn đi rồi, việc điều khiển công tác của trung ương sang tay Đặng Tiểu Bình. Bây giờ Vương Hồng Văn đã trở về, nên ngày 15.11.1975. Đặng Tiểu Bình viết thư cho Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình viết trong thư: “Hiện nay đồng chí Vương Hồng Văn đã trở về, theo thông lệ, bắt đầu từ ngày về, công việc thường nhật của trung ương vẫn mời đồng chí Hồng Văn điều khiển. Sắp tới có một hội nghị bao gồm mười bảy người, nên mời đồng chí Hồng Văn điều khiển”. Sau khi Mao Trạch Đông đọc thư của Đặng Tiểu Bình, ngay tối hôm đó Mao Trạch Đông đã bút phê: “Tạm thời hãy cứ do đồng chí Tiểu Bình điều khiển, đợi ít ngày sau sẽ tính”. Mao Trạch Đông không nhân cái cớ Vương Hồng Văn trở lại kinh đô để thôi chức của Đặng Tiểu Bình, chứng tỏ ông ta vẫn còn chưa hạ quyết tâm trừ bỏ Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông không để cho Vương Hồng Văn nhận lại công việc cũ, chứng tỏ rằng, tuy ông ta có cho Vương Hồng Văn trở lại Bắc Kinh, nhưng lại không muốn giao quyền lực vào tay Vương Hồng Văn, hoặc giao cho “bè lũ bốn tên”. Tuy Mao Trạch Đông đã bắt đầu không hài lòng về Đang Tiểu Bình, nhưng đối với “bè lũ bốn tên” ông ta cũng chẳng thích thú gì, nên không vì thế mà thay đổi. Liệu Đặng Tiểu Bình có còn điều khiển công tác của trung ương nữa không? Nếu không, thì phải thay người. Nếu thay người, sẽ thay ai vào đây. Mao Trạch Đông còn đang quan sát. còn đang xem xét, còn chưa suy tính xong, do đó mà “tạm thời hãy cứ do đồng chí Đặng Tiểu Bình điều khiển, vì thế mà đợi ít ngày sau sẽ tính”. Tâm trạng của Mao Trạch Đông lúc này quá thật là phức tạp. Chẳng bàu lâu sau, tình thế gấp gáp đi xuống.Trong thời gian đó ngoài tác dụng của Mao Viễn Tân, thì Khang Sinh bệnh tật đã hết phương cứu chữa cũng nhân cơ hội đó dâng lên Mao Trạch Đông những lời sàm tấu, bảo rằng Đặng Tiểu Bình muốn lật án Đại cách mạng văn hoá. Thêm vào đó là những lần hội nghị, Đặng Tiểu Bình lại cứng rắn không thoả hiệp, tất cả những nhân tố đó đem cộng lại, khiến Mao Trạch Đông cho rằng, đến lúc này, vấn đề chẳng phải chỉ giản đơn là “thống nhất tư tưởng”, “tăng cường đoàn kết”, mà nó đã ở vào mức độ nghiêm trọng: có người muốn lật án Cách mạng văn hoá. Mau Trạch Đông liền hạ quyết tâm, còn phải đóng đinh cho chắc cái kết luận về Cách mạng văn hoá ngay từ khi ông ta còn sống, làm cho vĩnh viền không còn một kẻ bất mãn nào có thể lật lại vụ án Cách mạng văn hoá này nữa.Ngày 20.11.1975, Bộ Chính trị họp, đó chính là hội nghị mười bảy người mà trước đây đã nhác tới, thảo luận chuyên dề: đánh giá “Đại cách mạng vẫn hoá”. Mao Trạch Đông hy vọng rằng qua hội nghị này, dù vấn đề đánh giá Đại cách mạng văn hoá như thế nào cũng phải có được sự nhận thức tư tưởng thống nhất. Trước khi họp, Mao Trạch Đông đề xuất: hội nghị sẽ do Đặng Tiểu Bình điều khiển, trung ương phải ra được quyết nghị” khẳng định Cách mạng văn hoá. Theo cách nói ấy của Mao Trạch Đông, thì dáng dấp cơ bản của”quyết nghị” này sẽ phải là: đối với Cách mạng văn hoá”, đánh giá tổng thể là bấy phần thành tích, ba phần khuyết điểm”. Mao Trạch Đông muốn để Đặng Tiểu Bình điều khiển hội nghị ra cho được quyết nghị đó, bởi vì một là: để cho Đặng Tiểu Bình, một người có cách nhìn khác đối với Cách mạng văn hoá, đưa ra quyết nghị này, sẽ có thể bịt miệng tất cả những người vẫn có nhiều điều dị nghị đối với Cách mạng văn hoá, khích họ không còn dám hát những bài hát ngược chiều nữa. Mao Trạch Đông đối với Đặng Tiểu Bình như thế, có thể nói là thật thết tình hết nghĩa” vậy. Phân tích nội tâm của Mao Trạch Đông, ông ta vừa thành tâm tán thưởng tài năng và phẩm chất của Đặng Tiểu Bình, lại cáu giận tức tối với thái độ của Đặng Tiểu Bình đối với Cách mạng văn hoá. Ông ta thêm một lần nữa lưu lại cho Đặng Tiểu Bình một chút tình ý, là hy vọng Đặng Tiểu Bình từ đó mà chịu thoả hiệp nhân nhượng, thuận theo ý nguyện cuối cùng này của ông ta. Thực tế, Mao Trạch Đông đã quá già lão rồi, đã quá mệt mỏi rồi, nên sự “ổn định đoàn kết” cho Bộ Chính trị lần này, là ông ta đã chọn lựa quyết định, sau một thời gian suy ngẫm, tính toán rất lâu dài.Nhưng có điều đáng buồn cho ông ta là, Đặng Tiểu Bình cũng có một tính cách y như Mao Trạch Đông, tức là về vấn đề nguyên tắc, tuyệt đối không thể nhân nhượng bất kỳ ai. Sự thiết tha mong muốn của Mao Trạch Đông là như vậy, nhưng Đặng Tiểu Bình đã không chấp nhận đề nghị của Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình nói dứt khoát rõ ràng rằng “tôi chủ trì viết ra nghị quyết này là hoàn toàn không thích hợp, tôi là “người lạc loài ở chốn đào nguyên”, chẳng biết đến người, không bàn Nguỵ, Tấn”. Ý tứ của Đặng Tiểu Bình thật minh bạch, chín năm Cách mạng văn hoá, thì sáu năm ông bị đánh đổ, hạ bệ, là một con người ở “bên ngoài thế giới”, thoái ly khỏi các phong trào, đối với Cách mạng văn hoá, ông không tham dự, và cũng “không nắm bắt được”, cho nên mới “không thích hợp” trong việc viết ra. Thực ra, điều căn cốt nhất, là ông không nỡ lòng vi phạm tâm nguyện của mình, viết ra một cái nghị quyết ngợi khen Cách mạng văn hoá.Thái độ hoàn toàn không chịu nhượng bộ của Đặng Tiểu Bình làm cho Mao Trạch Đông hạ quyết tâm “phê bình” Đặng Tiểu Bình. Cái cửa quan cuối cùng trong sinh mệnh chính trị của Mao Trạch Đông là ông ta kiên định, bất di bất dịch, bảo về Cách mạng văn hoá, ông ta không tha thứ cho bất cứ người nào còn nghi ngờ nó, và càng không cho phép, không tha thứ những ai đòi lật án Cách mạng văn hoá. Đây là nguyên tắc cuối cùng mà ông ta hết sức giữ gìn, bảo vệ.Căn cứ vào chỉ thị của Mao Trạch Đông, ở Bắc Kinh sẽ triệu tập một hội nghị lấy tên “Nhắc nhở”. Mục đích của hội nghị là: truyền đạt chỉ thị của Mao Trạch Đông về bức thư của Lưu Băng cùng một số người khác, và những chỉ thị có liên quan tới tầng lớp cán bộ cao cấp của Đảng, của chính quyền và quân đội. Vì lúc đó, Đặng Tiểu Bình vẫn là người điều khiển mọi công tác của trung ương, nên trước khi hội nghị “nhắc nhở” được triệu tập, việc viết những điểm quan trọng nói trong hội nghị “nhắc nhở” cũng lại do Đặng Tiểu Bình viết, gửi tới Mao Trạch Đông thẩm duyệt, đồng thời báo cáo cả cách thức tiến hành hội nghị.Ngày 21.11.1975, Đặng Tiểu Bình viết thư cho Mao Trạch Đông, trong thư có viết: Tuân theo chỉ thị của Chủ tịch, nên có đôi lời nhắn nhủ tới các cán bộ để tránh vướng phải sai lầm. Hiện nay đã lập danh sách một trăm ba mươi sáu người, những điểm quan trọng sẽ nói trong hội nghị nhắc nhở này, nó đã được Bộ Chính trị thảo luận và sửa chữa, nay trình lên, xin duyệt phê. Biện pháp tiến hành hội nghị nhắc nhở là tập trung cán bộ cùng thảo luận, tất cả các đồng chí ở Bộ Chính trị đều tham gia. Bộ Chính trị đã bàn tính là, sẽ đưa trước những điều quan trọng nói trong hội nghị tới các tư lệnh, chính uỷ của các quân khu lớn bí thư thứ nhất của các tỉnh, thành phố, coi như gửi tới họ một lời nhắc nhở. Việc này cũng xin Chủ tịch phê duyệt”.Với báo cáo của Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch đồng phê: rất tốt. Nhưng không phải chỉ có các đồng chí lão thành mà phải gửi tới cả các đồng chí trung niên, thanh niên để cùng biết. Nên như hội nghị mười bảy người vậy. Nên gửi cả những lời nhắc nhở tới thanh niên, nếu không thanh niên cũng sẽ mắc sai lầm. Đề nghị Bộ Chính trị bàn bạc lại: hoặc chia làm hai hội nghị họp hai lần, hoặc là chia trước, rồi họp sau. Vào ngày hôm sau, sau khi viết những dòng đó, có thể là Mao Trạch Đông đã suy tính thêm, nên có thay đổi lại, ông ta viết thư cho Đặng Tiểu Bình nói rằng: Có lẽ nên làm như các đồng chí thì hơn, trước hết hãy gửi lời nhắc nhở tới các đồng chí lão thành. Vấn đề thanh niên tạm hoãn. Bởi còn chưa yên ổn, có nơi vẫn đánh nhau vì bè phái (như Bộ Cơ khí số 7), có nơi bằng mặt mà chẳng bằng lòng (như Đại học Thanh Hoa), không triệu tập được”.Chiều ngày 24.11.1975, trung ương triệu tập “Hội nghị nhắc nhở”. Về sau hội nghị này được gọi là “hội nghị nhắc nhở lần thứ nhất”. Tham gia hội nghị bao gồm toàn thể uỷ viên Bộ Chính trị tại Bắc Kinh, và một số đồng chí lão thành phụ trách một số cơ quan của Đảng, chính quyền và quân đội, tổng cộng hơn một trăm ba mươi người. Hội nghị vẫn do người phụ trách công tác của trung ương là Đặng Tiểu Bình điều khiển. Đặng Tiểu Bình nói đầu tiên, ông nói: “Họp hôm nay là hội nghị nhắc nhở. Các đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị có mặt tại Bắc Kinh đều tới dự, ngoài ra còn mời tham hơn một trăm người nữa “trước hết xin đọc những điểm quan trọng nói trong hội nghị nhắc nhở”, đã được Mao Chủ tịch phê duyệt”. Sau vài câu mở đầu, Đặng Tiểu Bình đọc bản “những điểm quan trọng nói trong hội nghị nhắc nhở” đã được đích thân Mao Trạch Đông đọc và phê duyệt. Nội dung của các “điểm quan trọng” như sau: một, phó bí thư đảng uỷ trường Đại học Thanh Hoa, Lưu Băng và một số người khác tố cáo Trì Quần và Tạ Tĩnh Nghi, mà thực là chĩa mũi giáo vào Mao Chủ tịch. Căn cứ vào chỉ thị của Mao Chủ tịch, đảng uỷ trường Đại học Thanh Hoa đã triệu tập hội nghị đảng uỷ mở rộng để tranh luận về lá thư của đồng chí Lưu Băng và một số đồng chí khác, đồng thời mở rộng cuộc tranh luận tới toàn bộ thầy giáo, học trò trong toàn trường. Hai, Mao Chủ tịch nêu rõ: thư của Lưu Băng và một số người kiện cáo Trì Quần và Tiểu Tạ, động cơ không trong sáng, muốn đánh đổ Trì Quần và Tiểu Tạ, mà mũi giáo trong thư là chĩa vào tôi”.Chỉ thị của Mao Chủ tịch là vô cùng quan trọng, vấn đề xuất hiện ở trường Đại học Thanh Hoa không phải là riêng lẻ, nó là sự phản ánh cuộc đấu tranh hai giai cấp, hai con đường, hai đường lối hiện nay. Đây là ngọn gió mang tính hữu khuynh và muốn lật lại án cũ. Có một số người bất mãn với cuộc Đại cách mạng văn hoá, nên lúc nào cũng muốn tính toán nợ nần với Cách mạng văn hoá, tóm lại là muốn lật án. Thông qua việc tranh luận, làm rõ tư tưởng, đoàn kết đồng chí, là việc làm rất cần thiết. Ba, Mao Chủ tịch chỉ thị: cần phải nhắc nhở một số đồng chí, để tránh cho một số đồng chí mắc phải sai lầm mới.Đọc xong “những điểm quan trọng”, Đặng Tiểu Bình nói tiếp: “Dưới đây xin có đôi lời thuyết minh”. Những điều mà ông gọi là “thuyết minh” mang mấy điểm chủ yếu dưới đây: một, vấn đề gọi là ba điều hành xử chính xác mà Mao Chủ tịch nói tức là, cần phải hành xử chính xác với Đại cách mạng văn hoá, hành xử chính xác với quần chúng, và hành xử chính xác với mình. Hai, Mao Chủ tịch nói, cần phải lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh, đó là đường lối cơ bản của đảng, còn như có một lối nói rằng: lấy ba chỉ thị của Mao Chủ tịch “làm cương lĩnh”, là lối nói không chính xác. Đấu tranh giai cấp là cương lĩnh, còn hai chỉ thị kia chỉ là mục đích. Ba, cần phải hành xử chính xác với những sự việc mới nảy sinh, cần phải ủng hộ và khẳng định, chứ không nên hoa chân múa tay, dè bỉu, giới giáo dục và các ngành các ban đều phải chú ý tới điểm này. Bốn, cần phải kết hợp ba lớp: lão niên, trung niên và thanh niên, đặc biệt là đối với các cán bộ trẻdùng biện pháp một gậy đánh chết tươi là không đúng. Cuối cùng, cuộc tranh luận lần này của trường Đại học Thanh Hoa sẽ nhanh chóng mở rộng ra đến toàn quốc, ít nhất cũng sẽ mở rộng tới lĩnh vực giáo dục và văn hoá.Cuộc truyền đạt “những điểm quan trọng” và bài nói của Đặng Tiểu Bình, thực tế là ông phải “phụng mệnh” để làm một cuộc thông báo tới các đồng chí lão thành về việc Mao Trạch Đông phê bình Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông chỉ thị triệu tập hội nghị này, có hai mục đích, một là, khi truyền đạt Đặng Tiểu Bình sẽ tự kiểm điểm trước mặt mọi người, hai là thông qua cuộc truyền đạt này, có một lời nhắn nhủ thiết thực tới các đồng chí lão thành, để mọi người phải biết đến thái độ của Mao Trạch Đông, mong sao các đồng chí lão thành có chuyển biến, quay trở lại, đừng có phạm “sai lầm” thêm nữa.Ngày 26.11.1975, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc ra thông báo, sẽ truyền phát rộng rãi: “Những điểm quan trọng nói trong hội nghị nhắc nhở” tới người phụ trách của đảng, chính quyền và các đơn vị lớn của quân đội, đồng thời yêu cầu tổ chức thảo luận và báo cáo tình hình thảo luận về trung ương. Sau “hội nghị nhắc nhở” và sau khi trung ương ra không báo, phát văn bản xuống dưới, đã có ngay một phong trào mới: “phản kích làn gió hữu khuynh lật án”. Phong trào này nhanh chóng mở rộng ra khắp toàn quốc. Công cuộc chỉnh đốn toàn diện mới liên tục kéo dài được chín tháng, coi như bị chết đứng. Phong trào “phản kích làn gió hữu khuynh lật án” càng ngày càng đi sâu và mở rộng, từ chỗ chỉ cạnh khóc phê phán Đặng Tiểu Bình, cuối cùng đã phát triển tới mức công khai vạch mặt chỉ tên Đặng Tiểu Bình để phê phán. Giấc mộng “phê phán Đặng Tiểu Bình” từ lâu, cuối cùng đã được thực hiện, “bè lũ bốn tên” hớn hở ra mặt. Ngay từ tháng mười, Vương Hồng Văn ở Thượng Hải đã nhiều lần bàn bạc bí mật với người phụ trách Uỷ ban Cách mạng thành phố Thượng Hải và người của Bộ Văn hoá là Lưu Khánh Đường(2) cùng một số người khác. Vương Hồng Văn đã dặn dò những chân tay bè đảng của “bè lũ bốn tên” này rằng: “Còn phải chú ý tới mọi động tĩnh của Đại học Thanh Hoa, đại học Bắc Kinh, ở đó có sự kiện lớn đấy”. Hắn còn cho những người này “nghiên cứu sách lược”, cần “đầy đủ tinh thần, chuẩn bị đấu tranh”. Sau đó Vương Hồng Văn còn cho gọi những tay chân nanh vuốt ở Thượng Hải này lên Bắc Kinh căn dặn, nhắc nhở. Hắn còn nguỵ tạo, vu khống rằng: “Đặng Tiểu Bình là tổng đoàn trưởng đoàn quân Hoàn Hương, còn Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm v.v... là phân đoàn trưởng đoàn Hoàn Hương”(3).Đối với Đặng Tiểu Bình mà nói, việc phát động phong trào phê phán ông, là việc đã nằm trong dự liệu của ông. Một khi ông đã hạ quyết tâm, tiến hành chỉnh đốn toàn diện, một khi đã hạ quyết tâm, giữ thái độ kiên trì không thoả hiệp, ông sớm đã sự chuẩn bị tinh thần cho việc bị phê phán và đánh đổ một lần nữa rồi. Trong quá trình chỉnh đốn toàn diện. Ông đã từng nói rất nhiều lần, cần phải làm một người không sợ bị đánh đổ”. Ông đã từng nói rằng: “Những cán bộ lão thành cần phải quyết một bề, liều cái thân già, với một chữ dám” đương đầu. không biết sợ dù rằng đó là lần bị hạ bệ, đánh đổ thứ hai. Không nên sợ bị hạ bệ lần thứ hai, cứ làm tốt công tác, dù có bị hạ bệ đánh đổ lần thứ hai cũng là cống hiến”. Đương thời với việc nhẫn nhịn chịu phê phán, và ngoài việc tiếp tục điều khiển công việc thường nhật của trung ương và Quốc vụ viện đâu vào đấy, Đặng Tiểu Bình còn rất quan tâm đến bệnh tình và điều trị của Chu Ân Lai. Ông thường đi thăm Chu Ân Lai, và bằng tất cả mọi khả năng của mình, thu xếp việc chữa chạy cho Chu Ân Lai, làm tất cả mọi việc cho Chu Ân Lai.Chiều ngày 16.10.1975, ông cùng các đồng chí lãnh đạo trung ương nghe các bác sĩ báo cáo về tình hình bệnh trạng của Chu Ân Lai tại đại hội đồng. Chiều ngày 17.10.1975, ở nơi ở của mình, ông lại cùng với Đặng Dĩnh Siêu bàn một số công việc có liên quan tới việc chữa chạy cho Chu Ân Lai. Buổi chiều ngày 4.11.1975, ông hẹn Đặng Dĩnh Siêu tới nơi ở của mình để lại bàn về việc đó. Chín giờ rưỡi tối ngày 11.11.1975, ông cùng với cán bộ lãnh đạo trung ương nghe các bác sĩ báo cáo về bệnh tình của Chu Ân Lai. 10 giờ rưỡi tối ngày 16.11.1975, ông cùng với Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng nghe tổ điều trị thỉnh thị về những vấn đề có liên quan tới bệnh tật của Chu Ân Lai. 3 giờ chiều ngày 27.11.1975, ông cùng các cán bộ lãnh đạo khác của trung ương nghe tổ điều trị cho Chu Ân Lai báo cáo tình hình điều trị.Khi phong trào phản kích “làn gió hữu khuynh lật án” bắt đầu, Chu Ân Lai vô cùng phẫn nộ, và cũng vô cùng lo lắng. Ngày 8.12.1975, Đặng Tiểu Bình vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai. Cùng ngày, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn, Lý Tiên Niệm, Trần Vĩnh Quý, Vương Hải Dung, Đường Văn Sình v.v... cùng vào thăm Chu Ân Lai. Trong chuyện nói với Vương Hồng Văn, Chu Ân Lai đã nhắc nhở Vương Hông Văn cần ghi nhớ cuộc chuyện trò với Mao Trạch Đông ở Trường Sa năm 1974 về lời cảnh báo “Giang Thanh có dã tâm”. Trong khi Chu Ân Lai mang trọng bệnh, đây là việc duy nhất ông có thể làm cho Đặng Tiểu Bình. Chu Ân Lai thấy ngọn lửa phê phán ngày càng bốc to, ông lo lắng cho người lão đồng chí của mình. Ông lo Đặng Tiểu Bình liệu có trụ được trước cơn sóng gió của vân phê phán này không, nên đã đặc biệt mời Đặng Tiểu Bình tới, trịnh trọng và quan tâm hỏi Đặng Tiểu Bình: “Thái độ có thể thay đổi không?”, Đặng Tiểu Bình dứt khoát, mạch lạc trả lời Chu Ân Lai: “Vĩnh viễn không thể!”. Chu Ân Lai nghe xong, thấy yên tâm và vui. Ông nói: “Vậy thì tôi yên tâm rồi!”. Cuộc trao đổi lần này là cuộc giao lưu tâm thức của hai vị lão đồng chí có hai tâm hồn đồng điệu, là một lời thề chính trị bỏ qua mọi nỗi vinh nhục cá nhân, thậm chí cả sự an nguy của tính mạng. Lần trao đổi ấy, thực tế là vô cùng quan trọng. Cho mãi tới hơn mười năm sau, Đặng Tiểu Bình vẫn nhớ như in trong tâm khảm mình. Ông đã từng nhiều lần nhắc nhở lại cảnh tình lúc đó, rất nhiều lần nói lại cho chúng tôi nghe cái giây phút bi tráng ấy.Tháng 12.1975, Bộ Chính trị liên tục họp, phê phán Đặng Tiểu Bình, không khí ở đại hội rất căng thẳng, cả bè cánh “bè lũ bốn tên” gầm gào như lửa cháy, thoả thích phê phán Đặng Tiểu Bình và cuộc chỉnh đốn toàn diện do ông lãnh đạo. Thật là một sự kỳ quái đến khó hiểu, hội nghị phê phán Đặng Tiểu Bình, mà lại vẫn do Đặng Tiểu Bình điều khiển. Song thực tế, cái gọi là điều khiển ở đây chẳng qua chỉ là chuyện hình thức mà thôi. Khi nhớ lại hội nghị này, ông nói: “Tôi điều khiển hội nghị, mà chỉ nói được một câu “bắt đầu” khi khai mạc, và “kết thúc” khi bế mạc”. Còn tất cả các thời gian khác, ông ngồi lặng lẽ ở hội trường không nói một câu. Ngày 20.12.1975, Đặng Tiểu Bình làm “kiểm điểm” trong hội nghị Bộ Chính trị. Trong khi làm “kiểm điểm”, mà một chữ chính thức ông cũng không viết, cũng đã đủ thấy thái độ của ông với cái gọi là “kiểm điểm” này.Lần “kiểm điểm” này chỉ lưu lại được những biên bản hội nghị. Khi bắt đầu tiến hành “kiểm điểm”, ông nói: “Đầu tiên tôi xin cảm ơn sự lãnh đạo của Chủ tịch, cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí, đặc biệt là sự giúp đỡ của các đồng chí trẻ. Bản thân tôi, nhận thức được sự sai lầm này có thể gọi là chậm chạp”. Tiếp đó ông nói: “Trước hết hãy xin nói tới trạng thái tư tưởng của tôi”. Ông nhắc tới thời gian trước khi có văn kiện số 9: “Tôi thấy có tương đối nhiều bộ phận công nghiệp sản xuất không đưa lên được, sự cố lại tương đối nhiều, không ít địa phương, tính bè phái quá nặng nề, rõ ràng là rất nguy hiểm. Tháng hai, tháng ba, vận tải đường sắt có rất nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới các mặt sản xuất khác, cho nên tôi nói đề xuất phải bắt tay vào giải quyết vấn đề đường sắt đầu tiên. Về vấn đề này, ngoài việc nhấn mạnh, tập trung vào việc thống nhất thể chế quản lý ra, tôi đặc biệt coi trọng việc phóng tay phát động quần chúng, phê phán tình trạng bè phái tư sản, hết sức tranh thủ thời gian mong sao giải quyết vấn đề thật nhanh. Vì thế, về mặt biện pháp, tôi kiên quyết chống lại một số ít thuộc loại đầu sỏ bè phái, dứt khoát điệu hổ ly sơn. Vấn đề Từ Châu được giải quyết, diện mạo ngành đường sắt đã được thay đổi, khi đó tôi cảm thấy rằng, kết quả của cách thức này, diện đánh phá rất nhỏ, mà diện giáo dục lại cực lớn, kiến hiệu cũng nhanh. Đồng thời, tôi cũng thấy rằng, Giang Tô vận dụng kinh nghiệm của ngành đường sắt cũng giải quyết được các vấn đề khác trong toàn tỉnh, và cũng thu được hiệu quả vừa nhanh vừa rõ rệt, cho nên tôi thấy phương pháp này có thể vận dụng vào các mặt khác. Liền sau đó, vận dụng phương pháp ấy vào ngành gang thép, vận dụng vào Bộ Cơ khí số 7, vận dụng vào một số địa khu, một số tỉnh, vận dụng vào công tác chỉnh đốn ở Học viện khoa học đều có kết quả. Ngay trước khi bước vào cuộc hội nghị này, tôi vẫn cứ cho rằng phương pháp đó là đúng, cho nên khi có một số đồng chí đề ra việc phê bình đối với phương châm, phương pháp này, tôi còn cảm thấy có ít nhiều đột ngột, và cũng thấy có phần kinh ngạc”. Trong lần “kiểm điểm” này, Đặng Tiểu Bình còn bày tỏ thái độ mình với tính bè phái, với sản xuất công nghiệp, với hệ thống văn hoá giáo dục, với kết hợp lực lượng lão niên, trung niên và thanh niên, với những sự việc mới nảy sinh, đặc biệt là với Đại cách mạng văn hoá. Ông nhắc tới, rồi kiểm tra nguyên nhân chủ yếu nhất, căn bản nhất, là vấn đề thái độ Đại cách mạng văn hoá. Ông nói: “Tôi là “người lạc loài trong chốn đào nguyên”, tám năm không làm việc gì, không phải là nguyên nhân chủ yếu. Nguyên nhân chủ yếu là vấn đề nhận thức tư tưởng”.Đặng Tiểu Bình nói trong khi “kiểm điểm”, là những lời nói chân thành xuất phát tự đáy lòng. Ông lấy cuộc “kiểm điểm” đốc chứng minh rằng “những phương pháp” chỉnh đốn toàn diện là chính xác, đối với việc phê bình ông là đội ngột, gây cho ông cảm giác ngỡ ngàng bức bối. Ông thành thực thừa nhận, nguyên nhân cơ bản đức ông mắc sai lầm, không phải do nguyên nhân bị hạ bệ, không làm việc trong tám năm, mà vấn đề nằm ở thái độ của ông đối với Đại cách mạng văn hoá. Đó là bản “kiểm điểm”, đó cũng chính là một bản tự bạch về toàn bộ nhận chức tư tưởng, mà không hề có sự né tránh nào.Sau hội nghị đó, Đặng Tiểu Bình viết thư cho Mao Trạch Đông, kèm theo thư là biên bản ghi chép lần “kiểm điểm” này. Trong thư Đặng Tiểu Bình viết: “Thưa Chủ tịch, hôm nay (ngày 20), vào cuộc họp buổi tối, tôi đã phát biểu ý kiến mang tính kiểm thảo đối với những sai lầm của bản thân tôi, nay xin trình những ý kiến đó lên để Chủ tịch thẩm duyệt. Tất nhiên đấy mới là kiểm thảo bước đầu. Tôi hy vọng được Chủ tịch trực diện giáo dục. Tất nhiên là khi nào Chủ tịch cảm thấy thật cần thiết”. Lúc này, Đặng Tiểu Bình không thể gặp mặt Mao Trạch Đông được nữa, nên ông thông qua việc đệ trình bản “kiểm điểm”, tỏ ý muốn gặp trực tiếp Mao Trạch Đông.Thư và bản “kiểm điểm” của Đặng Tiểu Bình, lúc bấy giờ không có một dòng bút phê nào của Mao Trạch Đông. Nhưng những cuộc họp phê phán, “giúp đỡ” Đặng Tiểu Bình, vẫn được tiếp tục mở ra.Tháng 12.1975, một nhân vật làm mưa làm gió của Cách mạng văn hoá là Khang Sinh qua đời.Trong Đảng cộng sản Trung quốc, Khang Sinh là một nhân vật tương đối đặc biệt. Ông ta xuất thân trong một gia đình giàu sang quyền thế ở Sơn Đông, tham gia Đảng cộng sản Trung quốc từ rất sớm. Ông ta có một nền học vấn uyên thâm, thư tịch cố điển, lịch sử không gì là không thuộc. Ông ta đã được giáo dục “chính quy” về chủ nghĩa Mác-Lênin ở Liên xô, có thể coi như một lý luận gia trong đảng. Ông ta thích thú nhiều thứ, tinh thông đồ cổ, say mê Kinh kịch, rất giỏi trung việc nghe lời nói, nhìn sắc mặt của người ta mà bắt hình dong. Trong đảng, bất cứ ai, không kể chức vụ cao thấp thế nào, đều gọi ông ta là “Khang Lão”. Khang Sinh tuy bên ngoài đầy về hiền hoà, nhưng lại là một nhân vật khá phức tạp và lá mặt lá trái. Chân tướng bản chất của ông ta hoàn toàn chả phải là sự hiền hoà dí dỏm như mọi người bình thường vẫn tưởng, mà là một con người rất nham hiểm, lật lọng. Con người này thuộc biết hết mọi lối quyền thuật, kỹ nghệ chẳng vẻ vang gì trong các loại đấu đá ở nội bộ đảng, bình thường ông ta luôn giả vờ ốm, nhưng mỗi lần có chuyện gió thổi cỏ bay, là bộ mặt độc ác của ông ta lộ ra ngay lập tức. Ông ta và Giang Thanh là bạn cũ, mẹ của Giang Thanh vốn là nô bộc cũ trong nhà Khang Sinh. Tình cảm của ông ta với Mao Trạch Đông cũng chẳng phải thuộc loại thông thường, hai đứa con trai ở nước ngoài của Mao Trạch Đồng chính là do Khang Sinh đưa về Trung quốc. Hồi chỉnh phong ở Diên An, Khang Sinh đã lợi dụng sự tín nhiệm của Mao Trạch Đông mà chỉnh vô số người, ông ta là một kẻ mang nợ. Từ đó về sau, ông ta biết rằng càng lộng hành bao nhiêu càng khó có chỗ dung thân, nên ông ta giả vờ có bệnh, nằm nhà. Cho đến khi phong trào Cách mạng văn hoá bùng nổ, cơ hội lại đến với ông ta một lần nữa, thế là ông ta lại giặt giũ cờ xí, tô son trất phấn lên sân khấu. Trong Cách mạng văn hoá, ban đầu Khang Sinh làm cố vấn cho Ban Cách mạng văn hoá trung ương, rồi từ đó, đường mây rộng mở, ông ta leo vọt lên đến Ban thường vụ Bộ Chính trị, thậm chí leo tới chức phó chủ tịch đảng. Trong Cách mạng văn hoá, kỹ nghệ và kỹ thuật hãm hại người tàn bạo, ác độc, được ông ta phát huy lên đến tối đa, những người bị ông ta chỉ tên, bị ông ta thẩm tra, bị ông ta hành hạ, không biết được là tới bao nhiêu. Ban đầu, ông ta vốn cùng một giuộc với “bè lũ bốn tên”, nhưng sau chỉ vì tranh quyền đoạt lợi, mà trở thành thù hận, đối địch nhau. Năm 1973, sau khi gia đình tôi trở lại Bắc Kinh, cha mẹ tôi đã đưa chúng tôi tới thăm ông ta tại nơi ở của ông ta là Điếu Ngư đài. Chúng tôi thấy Khang Sinh lúc đó, bệnh tật đã gần đất xa trời, gầy như một cành củi khô, nằm trên giường bệnh.Vừa gặp mặt cha mẹ tôi, Khang Sinh đã ngoác miệng lên chửi Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, cùng một số kẻ khác, ông ta chửi bới thật dữ dằn, tràn ngập hận thù. Nếu như là một người khác mà chửi bới “bè lũ bốn tên”, điều đó chẳng lấy gì làm lạ, nhưng đây, cuộc chửi bới đó lại từ miệng Khang Sinh phun ra, nên thấy có nhiều mùi vị khác lạ. Nghe Khang Sinh chửi bới, chúng tôi vừa chợt về tới Bắc Kinh, thật tình chẳng còn hiểu trời đất ra làm sao nữa. Nhưng thấy rằng, tới lúc đó, mối quan hệ giữa Khang Sinh và “bè lũ bốn tên”, đã coi nhau như quân thù quân hằn.Cuối năm 1975, khi Khang Sinh sắp bước chân xuống mồ, mà tính ác vẫn không sửa. Con người ta ngay cả đến khi sắp chết rồi vẫn chẳng chịu để cho mình rơi vào tịch mịch, Khang Sinh vẫn chơi trò hai mặt. Một mặt ông ta vẫn cho tìm Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh đến chuyện trò trao đổi, để hai bà chuyển lời giúp tới Mao Trạch Đông, một là chứng tỏ mình không có phản bội gì trong quá khứ, hai là “tố cáo” Trương Xuân Kiều và Giang Thanh, trong quá khứ đều là phản bội. Khang Sinh nói, việc này ngay từ ở Diên An cũng đã rõ ràng rồi, nhưng từ trước đến nay vẫn chưa phản ánh với trung ương và Mao Trạch Đông. Một mặt khác, ông ta dâng lên Mao Trạch Đông những lời sàm tấu, bảo rằng: Đặng Tiểu Bình muốn lật lại án Cách mạng văn hoá, muốn lập công, giấu giếm đằng sau lưng Mao Viễn Tân. Chết đến chân rồi, mà ông ta vẫn dùng cái tiếng te le của chiếc kèn lưỡi gà, giãy giụa làm đảo lộn thị phi.Ngày 16.12.1975, Khang Sinh chết, thế là một nhân vật đã từng làm mưa làm gió trong Cách mạng văn hoá không còn nữa. Đại cách mạng văn hoá đúng là một cái sân khấu cho đủ các loại nhân vật nhảy múa, diễn trò, “ông hát xong đến lượt tôi”, không biết bao nhiêu người xuất hiện, xuống lên, trăm màu trăm vẻ. Khang Sinh, tên ác quỷ, thằng hề xấu xa bỉ ổi, đã từng có một thời vênh vang nhảy múa trên vũ đài chính trị, đã đem lại cho đất nước chúng ta, cho nhân dân và đảng ta không biết bao nhiêu lại nạn, hiểm hoạ, đã gây ra bao nhiêu tổn thất không sao cứu vãn nổi.