LỜI CHÚ CUỐI SÁCH

    
ưới đây là phần chú thích ngắn gọn, viết chung cho cả tập sách. Tất cả các từ, các khái niệm cần chú thích, chúng tôi đều sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái của tiếng Việt. Các chữ số để trong ngoặc đơn và đặt ngay sau những từ, những khái niệm được chú thích là số thứ tự của các giai thoại có trong tập này. Xin được lưu ý bạn đọc là những lời chú thích dưới đây chỉ đúng với tập sách này mà thôi.

 

BA THỤC (02): Tên một vương quốc cổ ở Trung Quốc thời Chiến Quốc. Vương quốc này có lãnh thổ đại để tương ứng với vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay.
CÂY QUANG LANG (03): Loài cây cho bột ăn được, tương tự như cây sắn dây.
CHI HẬU NỘI NHÂN (30): Tên chức quan nhỏ ở trong cung vua, chỉ làm những việc gần như là tạp dịch.
DUYÊN BIÊN AN PHỦ sứ (38): Chức quan hàm ngang với An Phủ Sứ, coi việc ở chốn biên cương vùng duyên hải. Đây chỉ là chức quan đặt trong nhất thời của Trung Quốc đời Tống.
ĐAO CANH THỦY CHỦNG (03): Cày bằng dao, gieo trồng nhờ nước. Bấy giờ vì chưa biết dùng trâu bò để cày bừa, người ta dùng dao dọn đất rồi đến mùa thì dẫn nước vào cho đất nhão ra để gieo trồng.
ĐÔ Hộ TỔNG QUẢN, KINH LƯỢC CHIÊU THẢO sứ (24): Quan giữ chức Đô Hộ, được quyền cai quản hết đội quân đi đánh ở xa. Chức này do nhà Đường phong cho Cao Biền khi sai Cao Biền cầm quân sang nước ta năm 864.
ĐỘNG ĐÌNH (02): Tên hồ. Hồ Động Đình là một trong những danh lam nổi tiếng của Trung Quốc.
ĐƯỜNG HÀM THÔNG (24): Niên hiệu Hàm Thông của nhà Đường. Vua nhà Đường ở đây là Đường Ý Tông, tên thật là Triệu Thôi, lên ngôi năm 860, ở ngôi đến năm 868 thì mất.
GIÁM QUÂN (24): Chức võ quan cao cấp của Trung Quốc đời nhà Đường, trông coi hoạt động của quân đội ở một vực lớn, tương ứng với nhiều tỉnh hiện nay.
GIÁN NGHỊ ĐẠI PHU, ĐỒNG TRUNG THƯ MÔN HẠ, BÌNH CHƯƠNG Sự (19): Gián Nghị Đại Phu là vinh hàm mà triều đình nhà Đường ban cho một số đại thần. Đồng Trung Thư Môn Hạ là chức. Chức này dành cho cận thần của vua, được phép thường xuyên tâu bày chính sự với nhà vua. Bình Chương Sự là quyền. Bậc được xếp vào hàng Bình Chương Sự có quyền uy rất lớn, nhiều người trong số họ được phép "tiền trảm hậu tấu” (chém trước, tâu lên sau).
GIAO CHỈ THỦY LỤC CHUYỂN VẬN sứ (33): Tên chức việc. Chức này trông coi việc chuyền vận các thứ quân lương bằng đường thủy cũng như đường bộ đến nước ta (Giao Chỉ).
HỮU CHÍNH NGÔN (36): Chức quan văn của Trung Quốc đời nhà Tống. Các quan giữ chức Chính Ngôn thường làm việc ở Ngự sử Đài. Chức Hữu Chính Ngôn thấp hơn Tả Chính Ngôn một bậc.
HỮU THẬP DI HÀN LÂM HỌC sĩ, KIÊM KINH TRIỆU HỘ TÀO THAM QUÂN (19): Chức quan đời Đường. Bấy giờ, Hàn Lâm Học Sĩ gồm hai loại. Loại dành cho người Trung Quốc thì gọi là Hàn Lâm Học Sĩ. Loại dành cho người các nước phiên thuộc thì gọi là Thập Di Hàn Lâm Học Sĩ. Chức Thập Di Hàn Lâm Học Sĩ cũng có Tả và Hữu. Tả cao hơn Hữu một bậc.
Hộ Tào là cơ quan trực thuộc bộ Hộ. Kiêm Kinh Triệu Hộ Tào là kiêm giữ chức việc của Hộ Tào nhưng lại làm việc ở kinh đô. Tham Quân cũng là tên chức. Chức này thuộc quyền cai quản của quan đứng đàu Hộ Tào.
KHAI PHỦ NGHI ĐỒNG TAM TI, KIỂM HIỆU THÁI SƯ, GIAO CHỈ QUẬN VUƠNG (29): Chức và tước của Đinh Liễn kể từ năm 975, do nhà Tống phong cho. Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ti là chức được phép mở phủ đệ riêng, được xem xét mọi việc từ hành chánh, thuế khoá, quân đội đến xét xử án kiện. Kiểm Hiệu Thái sư là hàm. Thái sư là một trong Tam Thái (Thái sư, Thái Bảo và Thái Phó), mà Tam Thái là hàm lớn nhất. Giao Chỉ là tên nước ta theo cách gọi của người Trung Quốc lúc bấy giờ. Quận Vương là tước. Tước Vương có Quốc Vương và Quận Vương. Quận Vương nhỏ hơn Quốc Vương một bậc.
KIỂM HIỆU THÁI SU, TĨNH HẢI QUÂN TIẾT ĐỘ sứ, AN NAM ĐÔ HỘ (29): Người có hàm Kiểm Hiệu Thái sư, quyền đứng đầu Tĩnh Hải Quân, chức An Nam Đô Hộ. Tĩnh Hải Quân là khu vực hành chánh của Trung Quốc đời Đường mà phần lãnh thổ chính của khu vực này là nước ta. An Nam Đô Hộ là chức. Chức này hàm ý nói rằng, đây là người được Trung Quốc cử đến để đô hộ nước ta, cho dẫu người giữ chức này (Đinh Liễn) là người Việt.
LỴ NHÂN (05): Tên đất. Đất này nay thuộc tỉnh Hà Nam.
LUU HOẰNG (09): Tức là Thường Sơn Vương Lưu Hoằng, người được Lữ Hậu đưa lên ngôi sau khi vua Hán Thiếu Đế bị bà phế truất. Khi Lữ Hậu mất, Lưu Hoẳng lại bị triều thần phế truất để rồi đưa Lưu Hằng lên ngôi. Lưu Hằng là con của Hán Cao Tổ, chú ruột của Lưu
Hoằng. Miếu hiệu của Lưu Hằng là Hán Văn Đế.
MŨ ĐÂU MÂU (17): Mũ của quan võ xưa, thường làm bằng da, che từ chân tóc phía trước ra tận gáy phía sau, có tác dụng như một mảnh giáp bảo vệ đàu.
NÚI TẢN VIÊN (05): Tên núi ở Ba Vì, Hà Nội.
NÚI THẤT DIỆU (06): Tên núi, cũng ở Ba Vì, Hà Nội.
NGŨ ĐẾ (08): Năm đời Hoàng Đế của Trung Quốc. Năm đời này có sách nói: Thái Hiệu, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu và Chuyên Húc, nhưng cũng có sách lại nói là: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Đây chỉ chung các đời cổ sơ nhất.
NHA NỘI CHỈ HUY sứ (36): Chức võ quan của nước ta thời Tiền Lê. Chức này trông coi đội quân bảo vệ thường trực của triều đình.
PHẪU PHÙ (08): Một nửa của vật làm tin. xưa, trong một số trường hợp, để làm tin, người ta lấy một vật gì đó (thường là một thỏi vàng hoặc bạc) chặt đôi ra, mỗi người giữ một nửa để làm tin. Khi cần, người ta đem ráp lại để kiểm tra lời ước nguyện cũ.
SÙNG VĂN SỨ (25): Chức quan văn của nhà Nam Hán, đại để chức này chuyên thu tập tin tức và cung cấp cho nhà vua khi nhà vua cần.
TẢ CHÍNH NGÔN (36): Chức quan của Trung Quốc đời Tống. (Xin xem thêm: Hữu Chính Ngôn).
TAM HOÀNG (08): Các đời vua theo thần thoại của Trung Quốc, gồm Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. Đây chỉ chung các đời cổ sơ nhất.
TÀO THAM (08): Người có công phò tá Lưu Bang. Khi Lưu Bang lên ngôi, Tào Tham được trao chức Thừa Tướng.
TIÊU HÀ (08): Người cùng với Tào Tham có công phò tá Lưu Bang, lập ra nhà Tiền Hán. Khi Lưu Bang lên ngôi, ông và Tào Tham đều lần lượt được Lưu Bang trao chức Thừa Tướng.
TIỂU HIỆU (24): Tên chức quan bậc trung, được thay mặt cho quan địa phương về tâu việc với triều đình.
TIỂU SỨ (24): Tên chức quan bậc thấp, chuyên lo việc thông tin từ địa phương về triều đình.
TĨNH HẢI QUÂN, TIẾT ĐỘ sứ (25): Tĩnh Hải Quân là đơn vị hành chánh được đặt ra cuối thời Đường. Đơn vị hành chánh này có đất đai chủ yếu là vùng lãnh thổ nước ta. Tiết Độ Sứ là chức đứng đàu đơn vị hành chánh nói trên. Tuy nhiên, thời nhà Nam Hán, chức này chỉ có nghĩa là kẻ đứng đầu chính quyền đô hộ ở ta chứ nhà Nam Hán không có đơn vị hành chánh cấp Quân như thời Đường.

Xem Tiếp: ----