A - THỐNG NHẤT TRỞ LẠI ( 1926 - 1928 ) 1- Tưởng Giới Thạch Ông sinh năm 1887, ở Chiết Giang gần một cảng khá tấp nập, trong một gia đình tiểu tư sản như Tôn Văn, có sách nói là gốc trung nông, có tác giả Tsui Chi lại bảo là gốc trung thương. Thuyết sau có phần đúng hơn. Ông mồ côi cha hồi 9 tuổi, được mẹ ( bán đồ thêu) tận tình chăm sóc, dạy học ông nữa, vì cụ biết chữ, trái hẳn với đa số phụ nữ Trung Hoa thời đó. Lớn lên, ông nhớ công của mẹ và rất có hiếu với mẹ. Chín tuổi ông bắt đầu học tứ thư, ngũ kinh, mười tám tuổi lên Bắc Kinh học một trường võ bị kiểu mới do Viên Thế Khải thành lập, được thấy tham vọng của Viên và sự thối nát của triều đình Thanh. Từ 1907 bđến 1910, ông qua Nhật học một trường lực quân. Khi cách mạnh Tân Hợi ( 1911) phát sinh, ông trở về nước, gia nhập đoàn quân cách mạng, hoạt động ở quê ông, thắng vài trận nhỏ ở gần Thượng Hải, sau thua quân của Viên Thế Khải. Rồi không hiểu tại sao, ông bỏ nghề võ, giúp việc cho bọn đổi bạc ở Thượng Hải, giao thiệp với giới làm áp phe, mãi biện ( compradore), giới trung gian, học cách « vận dụng « đồng tiền, hối lộ ( R.Lévy Aspéets de la Chine III PUF 1962). Vào khoảng 1920- 1921 Tôn Văn đã lập một chính phủ ở Quảng Châu rồi kêu ông tới, thấy vẻ mặt, cử chỉ và kiến thức của ông về võ bị, cho ông chỉ huy đoàn vệ binh, rồi làm thư ký riêng, có khi đại diện cho Tôn Văn trong vài cuộc lễ nữa. Mang ơn tri ngộ đó, Tưởng rất ngưỡng mộ Tôn, coi như thầy, như cha. Năm 1922, khi tướng Trần Quýnh Minh Minh phản Tôn, tấn công đốt nhà riêng của Tôn ở Quảng Châu, tính giết Tôn, thì nhờ đoàn vệ binh do Tưởng chỉ huy bảo vệ cho, Tôn btrốn thoát được qua Hưong Cảng rồi lên Thượng Hải. Chính ở đây Tôn tiếp xúc với Joffe do Nga Sô phái qua, như trên chúng ta đã biết. Nga sẳn sàng giúp Tôn đào tào tướng tá, và Tôn khuyến khích Tường qua Nga học thêm về võ bị. Tưởng qua Nga năm 1928, học 6-7 tháng, về mở trướng võ bị Hoàng Phố. Mỗi khóa học từ 5 tớI 8 tháng. Đầu năm 1925, trường đã đào tạo được non 700 người, trong số đó có 7 người Triều Tiên, 3 người Việt. Họ giúp Tưởng chỉ huy một đạo quân, khoảng 40. 000 người. Trái hẳn với Tôn, Tưởng rất ít khi ra khỏi nước, chỉ qua Nhật vài lần và qua Nga lần đó thôi. Ông học ít, không phải là lý thuyết gia như Tôn, mà là một quân nhân, một chính trị gia có tài. Ông cương quyết, mưu mô định làm việc gì thì là cho kỳ được, không chịu thỏa hiệp, có uy, hình như có tài lôi cuốn quần chúng, nếu không vậy thì cũng có tài chỉ huy. Tôn Văn có lần nghe tin đồn bậy rằng Tưởng tử trận. Tôn than thở: “mất mười vạn quân, tôi cũng không tiếc bằng mất con người ấy”. Ngay kẻ thù của Tưởng, một tướng Nhật, cũng khen: “ Tưởng GiớI Thạch hơn hai nhà độc tài châu Âu ( tức là Hitler và Mussolini) nhiều rất nhiều. Mặc dầu ông ấy chống lạI Nhật, muốn giảI thoát Mãn Châu; để ngăn cản sự bành trướng của Nhật, nhưng chúng ta không thể không nhận rằng ông ấy tài giỏI “. Lời đó tuy khen mà cũng hàm ý chê Tưởng độc tài. Càng về sau, trong chiến tranh Trung, Nhật, khi chính phủ Quốc Dân dảng dời lên Trùng Khánh, chúng ta càng thấy Tưởng rất độc tài mà rất nóng tính và không chịu nghe lời ai, việc gì cũng quyết định lấy, mà nhiều khi kẻ dưới quyền biết là sai, cũng không dám can, vì ông tàn nhẫn, gần như hiếu sát nữa. Một sử gia Pháp bảo thế kỷ XX là thời của chính sách độc tài, mặc dầu chế độ dân chủ được đề cao. Lénine, Staline, Hitler, Missolini, Franco, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông…nếu kể thêm bọn quân nhân cầm quyền ở các nước kém phát triển tạI Á, Phi Nam Mỹ, thì không biết mấy chục ngườI nữa. Nhận xét của sử gia đó sâu sắc. 2- Tưởng làm Tổng tư lệnh đem quân Bắc phạt Đầu năm 1926, thực hành di chúc của Tôn Văn, các đồng chí mở Quốc dân đại hội ở Quảng Châu, bầu 16 ủy viên, Uông Triệu Minh tức Uông Tính Vệ làm chũ tịch, Hồ Hán Dân làm bộ trưởng Ngoại Giao. Đảng chia làm hai phe: phe hữu của Hồ Hán dân đông hơn, hợp tác với những ngườI theo cộng sản( số này rất ít, được Tôn Văn cho gia nhập Quốc dân Đảng vơí tư cách cá nhân), nhưng không ưa họ; phe tả của Uông Tính Vệ trái lạI có cảm tình vớI cộng sản. MớI đầu ngườI ta theo đường lối của Tôn Văn cho nên tuy trong đảng có hai khuynh hướng mà vẫn là đoàn kết. Quốc dân chính phủ thành lập rồI, việc đầu tiên là thống nhất quân sự: bỏ tên “địa phương đi” mà gọi là “Quân Quốc dân cách mạng” Ngay cuối năm 1925, hai đốc quân tỉnh Quảng Tây là Lý Tôn Nhân và Bạch Sùng Hi đã theo cách mạng. Họ có tài và đức, biết thương dân, cần kiệm, nên Quảng Tây là một trong mấy tỉnh nghèo nhất- Quế Lâm chỉ có toàn núi đá lởm chởm như vịnh Hạ Long trên cạn mà lại yên ổn nhất, không bị cướp phá, dân vui vẻ làm ăn, Bạch Sùng Hi cầm quân giỏi, Lý Tôn Nhân cai trị giỏi, rất được dân chúng kính mến (1) Họ đứng về phe cách mạng, làm cho uy thế phe này tăng lên; và đầu 1926, có thể nói rằng miền Nam Trung Hoa không còn nạn quân phiệt nữa. Tháng 6 năm 1926. Tưởng Giới Thạch được ủy viên hội đề cử làm Tổng tư lệnh Quốc dân cách mạng quân. Tựu chức rồi, Tưởng liền ban lệnh động viên và từ Quảng Châu đem quân dẹp các quân phiệt miền Bắc, trong sử gọi là cuộc Bắc phạt. Từ đây ngôi sao của Tưởng mỗi ngày mỗi rực rỡ, và lần đầu ông nắm được vận mạng Trung Hoa trên hai chục năm. Trong hai năm đầu ( 1926- 1928) ông vừa diệt quân phiệt ở Bắc, vừa triệt Cộng sản; từ năm 1928 đến 1936 ông vừa tiếp tục diệt Cộng sản vừa kiến thiết quốc gia. DướI đây tôi tách ba việc đó ra, diệt quân phiệt, triệt Cộng, kiến thiết và xét riêng từng việc một. - Bắc phạt, thống nhất quốc gia Công việc này dể dàng nhất. Tưởng tới đâu thắng đấy, có người ( Dubarbier) gọi là một cuộc “ dạo mát quân sự” ( Promenade militaire). Dễ dàng vì đạo quân của ông được huấn luyện theo Nga, có kỷ luật, có khí giới tốt của Nga giúp, mà các sĩ quan chỉ huy ở trường Hoàng Phố ra, hầu hết có nhiệt tâm, có khả năng, có tư cách, họ hứa với nông dân sẽ giảm thuế điền, số lúa góp cho chủ điền, có người còn hứa sẽ chia đất nữa. Tưởng ra lệnh cho quân đội: “Không được cướp bóc, ăn cắp, phải sống đạm bạc, phải trọng dân”. Mao Trạch Đông sau này cũng ban những lệnh như vậy. dân dã chịu bao nỗi khốn đốn với quân phiệt, vui vẻ ủng hộ Tưởng. Cuộc Bắc phạt bắt đầu tháng 7 năm 1926. Chỉ trong vài tháng Tưởng chiếm được hai tỉnh Giang tây và Hà Nam; rồi ông đưa một đạo quân lên Hồ Bắc, tới Hán Khẩu, chiến đấu bốn ngày, bốn đêm với quân phiệt Ngô Bội Phu lúc đó làm chủ các tỉnh dọc bờ sông Dương Tử, Ngô đại bại. Thánh 4 năm 1927, quân cách mạng chiếm được hết các tỉnh quan trọng ở phía Nam sông Dương Tử. Trong thời gian đó, hai phe Quốc dân đảng và Cộng sãn chia rẽ nhau. Việc này chúng ta sẽ xét về sau. Tháng 10- 1926. Tưởng làm chủ Vũ Hán ( ba thị trấn giúp nhau, Hán Khẩu, Vũ Xương, Hán Dương) trung tâm kỹ nghệ lớn nhất của Trung Hoa, sau Thượng Hải. . Ông tiếp tục tiến lên Thượng Hải, nơi có nhiều tô giới của ngoạ quốc, nhiều kỹ nghệ, nhiều ngân hàng và đại thương gia Trung Hoa, tháng 3 –1927, không phải phi quân vụ này rất quan trọng – ông vừa chiếm được Thượng Hải, vừa diệt hết Cộng sản ở đó, rồi chiếm luôn được Nam Kinh, theo ý nguyện của Tôn Văn lúc còn sống, vậy là Trung Hoa có hai kinh đô: Vũ Hán của Uông Tinh Vệ và Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch. Chính phủ Vũ Hán bất bình muốn diệt mầm độc tài mới ló của Tưởng. Nhưng rồi có sự lục đục chia rẽ trong chính phủ Vũ Hán vì cộng sản hoạt động mạnh quá, thợ thuyền đình công liên miên, có người ngờ Nga nhúng tay vào muốn lật Quốc Dân đảng, chính phủ phải tuyệt giao với Nga, bắt bớ nhiều người cộng sản. Để cho chính phủ dể hành động, Tưởng xin từ chức Tổng tư lệnh, tháng 8- 1927 qua Nhật, và một tháng sau một chính phủ quốc gia thống nhất thành lập ở Nam Kinh Cuối năm đó, Tưởng trở về Thượng Hải, cướI Tống Mỹ Linh, em ruột bà Tống Khánh Linh ( quả phụ Tôn Văn ). Ông đã có vợ, có con rồi ( một người con, Tưởng Kinh Quốc, sau này nốI nghiệp ông ở Đài Loan), hồi đó 40 tuổI mà Mỹ Linh mớI 25 tuổi. Bà vợ sau theo đạo Tin Lành, đã học tớI bậc đại học ở Mỹ, sẽ giúp ông được nhiều trong sự hiểu biết và giao thiệp với Tây Phưong, nhất là với Mỹ. Họ sống ở Thượng Hải và chính phủ Nam Kinh lại phảI cới Tưởng ra để hoàn tất việc Bắc phạt. Ông cầm quân trở lạI cùng với Phùng Ngọc Tường. Diêm Tích Sơn. Lý Tôn Nhân, chia đường tấn công. Đầu năm 1928, kể như bình định xong, chỉ trừ khu Bắc Kinh. Bắc Kinh sở dĩ còn chống được, một phần là nhờ âm mưu của Nhật Bản, họ sợ thiệt hại cho quyền lợi của họ ở Sơn Đông và Mãn Châu. Đầu tháng 5- 1928 ba đạo quân của Quốc dân đảng tiến từ phía Nam và phía tây. Đồng thời Nhật cho đổ bộ nhiều quân lính lên Thanh Đảo, theo đường xe lửa tiến sâu vào nộI địa. Quân Nhật và quân Trung Hoa đụng nhau. Quân Trung Hoa phảI lùi.Tiếp sau đó, Trương Tác lâm, quân phiệt Mãn Châu, giữ chặt Bắc Kinh để hy vọng thỏa hiệp vớI Quốc Dân đảng vẫn thân vớI Nhật, bỗng bỏ Nhật, kéo quân về Mãn Châu để Trương cho Tưởng vào Bắc Kinh. Khi chuyến xe lửa riêng của Trương vừa vượt biên giới thì bị một quả mìn- của Nhật, chắc vậy- nổ tung, ông ta bỏ mạng. Con ông là Trương Học Lương, mặc dầu bị Nhật cảnh cáo nhiều lần, đã liên kết vớI chính phủ Nam Kinh. vậy là quân đội của Tưởng ung dung tiến vào Bắc Kinh, mà ở Mãn Châu, dưới quyền của Trương Học Lương, ngọn cờ thanh thiên bạch nhật của Quốc dân đảng bay phất phới. Trung Hoa được thống nhất một lần nữa. Ngày 9- 10- 1928 Tưởng được cử lên ghế Tổng Thống. Danh vọng của ông lên đến tột bực. Trên hoạn lộ ông tiến mau thật. Ông đổi tên Bắc Kinh ra Bắc Bình ( dẹp xong miền Bắc) (1) Coi Nam du tạp ức của Hồ Thích