Hồi Thứ Mười


Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hiểu lầm Yến Ngọc, Thiếu Hoa căm hận.
Tưởng nghĩa Lưu gia, Long Dược báo tin.

Hoàng Phủ Thiếu Hoa nghĩ càng căm giận nên vô tình bưọng rớt quyển văn xuống đất; chẳng dè lúc ấy Lệ Minh Đường đứng ngoài rình xem thấy, liền bước vội vào nói:
- Chắc quyển văn ấy không thông lắm, nên niên huynh mới bất bình đến thế?
Thiếu Hoa sợ hãi vội nhặt lên nói:
- Quyển văn này thông lắm, chỉ vì sức học tôi còn kém nên mới ngẫm nghĩ nhiều đó thôi!
Lệ Minh Đường cười gằn:
- Nếu lời văn cao kiến, sao niên huynh lại quăng xuống đất, chẳng phải bất bình là gì?
Thiếu Hoa đáp bằng giọng lúng túng:
- Thưa ân sư, vì tôi phải nghĩ nhiều nên mới lỡ tay, xin ân sư làm ơn cho mượn đem về nhà coi lại để nghiên cứu thêm.
Lệ Minh Đường lại sợ chàng đem về nhà sanh phiền não cho mẹ cha, nên vội đáp:
- Hôm nay chúng ta đều rảnh rang, vậy hãy ở đây cùng nhau xem chơi cũng được, cần chi phải đem về nhà.
Lệ Minh Đường nói đếnh đây, xảy thấy Vĩnh Phát chạy vào thưa:
- Phu nhơn tôi bảo ra thưa cùng Thừa tướng hãy mời Trung hiếu vương vào dùng cơm.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa nghe nói có ý chối từ, nhưng Lệ Minh Đường lại cố lòng mời nên bất đắc dĩ chàng phải vâng theo.
Khi ăn cơm xong, lệ Minh Đường lại chất vấn về việc làm rớt quyển văn, Hoàng Phủ Kính túng thế phải khai thiệt đầu đuôi tự sự cho Lệ Minh Đường nghe.
Chàng nói:
- Tôi không ngờ nàng là con của một vị Hầu tước mà đem lòng thất tiết như vậy, càng nghĩ tôi càng căm hận vô cùng.
Lệ Minh Đường giả vờ không biết, tỏ lời xin lỗi:
- Chỉ vì tôi đem quyển văn ấy cho niên huynh coi, thành thử mới sanh việc giận dữ cho niên huynh, thật tôi có lỗi nhiều lắm.
Thiếu Hoa nói:
- Ân sư dạy quá lời. Đó tại nơi nàng ta thất tiết, chứ nào phải tại ân sư đâu!
Lệ Minh Đường nói:
- Theo tôi thì tôi không tin, vì nàng là con của một vị Hầu tước lại là em của một bà Hoàng hậu thì lý nào lại đi thất tiết sao? Việc này tôi tin chắc rằng do cha mẹ nàng ép gả chứ nàng không bằng lòng đâu, xin niên huynh chớ vội giận hờn.
Thiếu Hoa nói:
- Nếu cha mẹ nàng có ép gả, sao nàng lại không bắt chước Mạnh Lệ Quân thủ tiết cùng tôi.
Lệ Minh Đường cười nói:
- Niên huynh nghĩ lầm rồiTại sao niên huynh có thể đem việc Mạnh Lệ Quân sánh vơí Lưu Yến Ngọc, hoàn cảnh của hai người khác nhau kia mà?
- Thưa khác nhau thế nào.
- Vì Lưu Yến Ngọc cùng niên huynh chẳng qua là tư ước với nhau thôi, nếu học đòi theo Mạnh Lệ Quân tự tử thì chỉ để tiếng cho thiên hạ chê cười chớ ích gỉ! Tôi thiết tưởng Lưu Tiệp cũng một nhà thế gia vọng tộc, trưỡng nữ là Hoàng hậu thì lẽ nào thứ nữ lại chịu thất tiết sao. Biết đâu nàng đã bỏ nhà trốn đi rồi trao gánh cho một người khác cũng không biết chừng, xin niên huynh chớ vội trách móc mà oan tình cho nàng.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa nói:
- Đó chẳng qua ân sư viện mọi lẽ để an ủi tôi thôi, chứ có căn cứ chi đâu.
Lệ Minh Đường nói:
- Tôi cứ lượng tình xét lý mà nói, chứ nào tôi có bênh vực chi họ Lưu, vậy xin niên huynh hãy bình tĩnh tin lời tôi, đợi đến sau này thì rõ. Còn ngày nay niên huynh chưa vợ, để tôi tìm cho ùột người tài mạo kiêm toàn kết duyên cùng niên huynh chẳng hay niên huynh nghĩ thế nào?
Thiếu hoa nói:
- Mạnh Lệ Quân đã giấu dao trong mình hành thích kẻ thù để báo thù cho nhà tôi, đáng lẽ ra suốt đời tôi không kết duyên cùng ai nữa, song vì việc nối dõi tông đường nên tôi định đdể tang cho nàng trrọn ba năm, rồi sau này tôi chỉ lấy một người thứ thất mà thôi.
Thiếu Hoa nới đến đây, hai hàng nước mắt tuôn xuống ròng ròng,. Lệ Minh Đường thấy vậy động lòng thương xót, khuyên giải:
- Nay Mạnh Lệ Quân chết rồi, niên huynh tìm người thay ngôi chánh thất tưởng cũng hạp lẽ, can chi niên huynh phải chối từ.
Thiếu Hoa nói:
- Tôi làm như vậy chỉ vì mối thâm tình giữa tôi và Mạnh Tiểu thơ thôi, chứ nào có ai ép buộc.
Thiếu Hoa nói dứt lời, cảm thấy trong lòng buồn vô hạn nên đứng dậy cáo biệt ra về.
Lệ Minh Đường theo tiễn chân ra tận ngoài ngõ mới trở vào.
Vừa bước vào nhà, Tố Hoa nắm tay Lệ Minh Đường nói:
- Chàng thật là người hữu tình hữu chí quá nhỉ?
Lệ Minh Đường thở dài nói:
- Chàng đã thâm tình với em như vậy, thật em không nỡ để cho chàng ngày đêm hiu quạnh, nhưng ngặt vì trong lúc triều đình đang trọng dụng, em làm sao mà cải trang cho được.
Tố Hoa nói:
- Thế thì tiểu thơ hãy ráng đợi vài năm nữa, chớ có vị đại thần nào đủ sức đảm đương trách nhiệm ấy rồi sẽ tìm cách cải trang.
Lệ Minh Đường gật đầu khen phải.
Nhắc lại khi Hoàng Phủ Thiếu Hoa về đến nhà, Hoàng Phủ Kính hỏi:
- Hôm nay con đi dự tiệc nhà ai vậy?
Thiếu Hoa thưa:
- Hôm nay con đến thăm Lệ Thừa tướng, chẳng dè người quá trọng đãi, cầm con ở lại dùng cơm rồi mới cho về.
Hoàng Phủ Kính nói:
- Vợ chồng Lệ Thừa tướng tử tế quá, thật đáng khâm phục.
Thiếu Hoa nói:
- Cũng nhờ người cầm con ở lại ăn cơm mà con biết được Lưu Yến NGọc đã phụ bạc con, cải giá lấy người khác rồi!
Hoàng Phủ Kính hỏi:
- Sao Lệ Thừa tướng lại biết việc ấy?
Thiếu Hoa bèn đem hết đầu đuôi tự sự thuật lại cho Hoàng Phủ Kính nghe. Doãn Phu nhơn nghe qua, phàn nàn:
- Vệ Dõng Nga là người hiền đức, lại có ơn riêng với ta. Trước kia được Thiên tử tứ hôn vinh diệu biết bao nhiêu mà con vì đắm say con Lưu Yến Ngọc nên chối từ, nay Lưu Yến Ngọc nó phụ bạc bỏ con đi lấy người khác, thật không gì hổ thẹn cho bằng! Vả lại, ta đây đã đường đường là một vị mạng phụ mà không được một chút dâu hầu hạ, nghĩ có đáng buồn không?
Thiếu Hoa lại phân biện:
- Thưa thân mẫu, chỉ vì con cảm đội ơn sâu của Vệ thị nên không nỡ cưới nàng làm thứ thất nên mới từ hôn. Nay con xin để tang cho Mạnh thị mãn ba năm rồi, con sẽ cưới người hầu thiếp, xin mẫu thân chớ phiền.
Nói dứt lời, Hoàng Phủ Thiếu Hoa uể oải đứng dậy lủi thủi đi thẳng vào thư phòng, kêu tên tiểu đồng đem rượu đến uống cho đỡ buồn.
Thiếu Hoa càng nghĩ đến Lưu Yến Ngọc, chàng càng tức giận bồi hồi, vội thò tay vào túi lấy chiếc khăn lụa ra rồi nhìn chăm chăm vào cái khăn, nói một mình:
- Bấy lâu nay ta chịu bao phen cam khổ cũng bởi cái khăn này, ngờ đâu hôm nay mới rõ đứa đê tiện nhơn kia đã nhẫn tâm bỏ ta đi cải giá. vậy thì cái khăn này ta còn giữ trong mình làm gì cho thêm nhục;
Nói dứt lời, Thiếu Hoa lấy cái khăn ném xuống đất lấy giày đạp lên. Nhưng chàng chưa hả giận, còn nhặt lên liệng đi cho xa; chẳng dè lúc ấy Hùng Hiệu đi chơi về vừa bước vào thư phòng; trông thấy Thiếu Hoa sắc mặt hầm hầm liền hỏi:
- Chẳng hay hôm nay có việc gì mà hiền đệ uống rượu một mình, xem vẻ mặt lại giận dữ lắm vậy?
Thiếu Hoa bèn đem hết câu chuyện thuật lại cho Hùng Hiệu nghe. Hùng Hiệu liền đem lời khuyên giải:
- Chúng ta ở đời chỉ không nên trang nam tử, chớ có lo chi không có mỹ nử nâng khăn. Hiền đệ hãy an lòng rồi tìm nơi khác kết duyên, hơi đâu mà giận.
Lúc ấy Thiếu Hoa đã say vùi nên bưng chén rượu đổ ngay vào ngực, tên tiểu đồng thấy vậy lật đật chạy lượm cái khăn lau cho chàng rồi bỏ luôn vào túi chàng.
Hùng Hiệu thấy trời đã tối mà Thiếu Hoa thì say nên cáo từ lui ra. Bấy giờ Thiếu Hoa say không còn biết đầu đuôi gì nữa nên chẳng thay y phục cứ để vậy nằm lăn ra ngủ..
Sáng hôm sau, Thiếu Hoa thức dậy thấy c&i khan vẫn còn nằm trong túi, chàng lấy làm lạ, kêu tên tiểu đồng vào hỏi:
- Có phải hôm qua mi lượm cái khăn này bỏ vào túi ta không?
Tên tiểu đồng thấy hôm qua Thiếu Hoa giận dữ chà đạp cái khan ấy, nên hắn không dám nói thật, chỉ thưa:
- Bẩm, việc ấy tôi không rõ.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa lấy làm nghi hoặc nghĩ thầm:
“ Hay là Lưu Yến Ngọc trốn đi rồi chứ không hề thất tiết, nên quỷ thần mới xui khiến đem khan này bỏ vào túi ta”.
Nghĩ rồi, chàng đem cái khăn cất vào rương rất lỹ lưỡng.
Bây giờ xin nói qua vợ Thôi Phàn Phụng là nàng Mai Tuyết Trinh
thọ thai trọn mười hai tháng mà chưa thấy khai hoa nở nhụy. Cố Phu nhơn lấy làm lo sợ, mới kêu Giang Tấn Gỉ vào, sai qua nhà họ Thôi hỏi thăm. Giang Tấn Hỉ vâng lịnh qua đến nhà họ Thôi thì mẹ Thôi Phàn Phụng cười nói:
- Việc này ta cũng lo lắng lắm, nhưng may mắn thay, mới đêm hôm qua Mai Tuyết Trinh sanh hạ được cháu trai trông dể thương lắm, ta định sai người qua tin cho Cố Phu nhơn hay để bày tiệc ăn mừng, nhưng chưa kịp đi đã ggạp người qua đây, vậy ngươi hãy uống chơi vài chén rượu rồi hãy về.
Giang Tấn hỉ vâng lời, ở lại uống mấy chén rượu mời cáo từ. Mẹ Thôi Phàn Phụng lại cho Giang Tấn Hỉ ba lượng bạc. tấn Hỉ ra khỏi nhà nghĩ thầm:
“Ta ở đây thường ngày được no cơm ấm áo, còn mẹ ta và tiểu thơ hẩm hút tương rau ở trên chùa chịu bao khổ cực, thật là tội nghiệp, vậy ta hãy đem ba lượng bạc này đến đó để tiểu thơ và mẹ ta dùng mới phải”.
Nghĩ vậy nên Tấn Hỉ không về nhà ngay, cứ việc nhấm thẳng đường lên chùa đi một mạch.
Khi Cố Phu nhơn sai Giang tấn Hỉ đi rồi, ở nhà bà ta nóng lòng trông đợi. Bỗng nghe ngoài cửa đánh ầm lên một tiếng, bà ta giật mình, kế thấy nữ tỳ chạy vào báo:
- Có Long tri phủ đến báo việc trọng yếu nên chúng tôi vào báo cho phu nhơn rõ.
Cố Phu nhơn biết rõ Long Dược là quan tri phủ Vân Châu vốn học trò Lưu Tiệp, nên bà vội truyền gia nhơn ta rước người vào.
Long Dược bước vào với vẻ mặt hoảng hốt, cúi chào Cố Phu nhơn. Cố Phu nhơn đoán biết có việc chẳng lành, nhưng cũng cố trấn tỉnh miờ Long Dược ngồi tử tế rồi hỏi:
- Chẳng hay có việc chi mà trông ngài có dáng hấp tấp và kinh hãi như vậy?
Long Dược mở miệng muốn đáp nhưng lại nín đi. Cố Phu nhơn biết ý, liền đuổi nữ tỳ lui ra ngoài hết.
- Bẩm sư mẫu, tai họa đã đến rồi mà sư mẫu không hay biết gì sao? Nguyên trước đây con trai của Hoàng Phủ Kính đã thay tên đổi họ vào thi đậu võ trạng, vào triều lãnh ấn Nguyên soái đi dẹp giặc Phiên cứu được hoàng Phủ Kính về triều. Hiện giờ cả cha con đều được phong Vương hết, vì vậy triều đình mới hạch cái tội mạo tấu của ân sư rồi bắt giam vào ngục thất, lại còn s ai quan ra đây nã bắt gia quyến nữa. Hiện giờ Khâm sai đã đến gần đây rồi, các quân võ đang lo nghinh tiếp, vậy sư mẫu hãy mau mau tìm phương đào tẩu, kẻo bị bắt về kinh thì tánh mạng khó bảo toàn.
Cố Phu nhơn nói:
- Ngài đã có lòng tốt báo tin cho tôi hay trước, thật ơn ấy tôi cảm đội vô cùng, nhưng tôi nthiết nghĩ hôm nay cả nhà tôi đều bị hại, tôi đây có sống cũng chẳng ích gì, chi bằng đồng về kinh chịu chết với phu quân tôi thì hay hơn.
Cố Phu nhơn vừa nói đến đây, xảy thấy gia tướng ở huyện chạy vào thưa với Long Dược:
- Quan Khâm sai sắp đến nơi rồi, xin mời lão gia ra nghinh tiếp.
Long Dược vội nói với Cố Phu nhơn:
- Thì giờ quá gấp không cho phép tôi được nói nhiều, vậy xin sư mẫu hãy lo sắp đặt trước thì hay hơn.
Long Dược nói xong liền bái từ lui về.
Cố Phu nhơn bèn vào trong lấy chút ít vàng bạc để dùng làm lộ phí, rồi gọi hết tôi tớ trong nhà cho chúng hết thảy đồ đạc bảo chúng hãy về sanh phương lập nghiệp, đoạn ra phía trước ngồi chờ Khâm sai đến bắt. Giây phút sau, Khâm sai dẫn năm trăm quân đến vây chặt Lưu phủ, đồng thời cho Cố Phu nhơn ra nghinh tiếp thánh chỉ.
Cố Phu nhơn vội vàng bước ra quỳ xuống, quan Khâm sai trịnh trọng cầm thánh chỉ đọc lớn lên. Đọc xong, quân sĩ lập tức áp vào bắt Cố Phu nhơn trói bỏ vào tù xa.
Khâm sai truyền quân lục soát trong nhà, nhưng không tìm thấy một ai, liền quay ra hỏi quan địa phương:
- Nhà họ Lưu còn thân nhân nào nữa không?
Quan địa phương đáp:
- Bẩm dòng họ Lưu chỉ có Cố Phu nhơn, chứ không còn ai nữa cả.
Quan Khâm sai tin lơiờ truyền quân đẩy tù xa đến phủ đường, rồi ở đó nghỉ ngơi đợi hôm sau sẽ khởi hành giải về kinh.
Lời Bình:
- Nàng Mạnh Lệ Quân, người hứa hôn của Thiếu Hoa, tình nghĩa đôi bên đang tươi đẹp, nồng nàn. Thế mà sau này rốt cuộc gặp nhau, cõi lòng của Mạnh Lệ Quân vẫn đóng kín, không tỏ ra bồng bột, hối hả lố lăng, đối với người đời nay thật là một chuyện không tưởng.
Nhưng chúng ta chớ cho đó là một chuyện phinlý, vì giữa thời phong kiến, một cô gái trâm anh thế phiệt, mặc dầu tình yêu của họ cũng nồng nàn thắm thiết, nhưng tư cách của họ chịu ảnh hưởng nền lễ giáo mà khác hẳn thời bây giờ. Cái tình yêu không trở nên thù tánh là nhờ ở lý trí, chịu ảnh hưởng một luồng tư tưởng tốt đẹp.
Đã không tỏ tình cho người yêu biết, mà vẫn nặng tình với người yêu, lại đem mưu trí mình để thử thách kẻ khác thì thật là một cô gái phi thường.
- Trong truyện Kiều đã có cái ghen của Hoạn Thư, thì trong Tái Sanh Duyên có cái yêu cao thượng của Mạnh Lệ Quân, cũng là chuyện hi hữu.
- Trường hợp Long Dược cứu nạn gia đình họ Lưu là điển hình cho một công chức thời xưa, chỉ biết phục tùng và yêu mến kẻ bề trên mình. Khi đã làm việc dưới quyền ai, kẻ ấy chỉ biết người trên mình và bênh vực triệt để, không cần hiểu kẻ lãnh đạo mình xấu tốt, sai đúng gì cả.
Đời nay, những kẻ có tư tưởng như vậy cũng không phải ít, chỉ biết làm một kẻ tay sai, hưởng lợi, và trung thành một cách vô ý, chứ ngoài ra không hiểu gì khác.

Truyện Hồi Thứ Mười Hồi Thứ Nhất Hồi Thứ Hai Hồi Thứ Ba Hồi Thứ Tư Hồi Thứ Năm Hồi Thứ Sáu Hồi Thứ Bảy Hồi Thứ Tám Hồi Thứ Chín Hồi Thứ Mười Hồi Thứ Mười Một Hồi Thứ Mười Hai Hồi Thứ Mười Ba Hồi Thứ Mười Bốn Hồi thứ Muời Lăm Hồi Thứ Mười Sáu Hồi Thứ Mười Bảy Hồi Thứ Mười Tám Hồi Thứ Mười Chín Hồi Thứ Hai Mươi Hồi Thứ Hai Mươi Mốt Hồi Thứ Hai Mươi Hai Hồi Thứ Hai Mươi Ba Hồi Thứ Hai Mươi Bốn Hồi Thứ Hai Mươi Lăm Hồi Thứ Hai Mươi Sáu Hồi Thứ Hai Mươi Bảy Hồi Thứ Hai Mươi Tám Hồi Thứ Hai Mươi Chín Hồi Thứ Ba Mươi Hồi Thứ Ba Mươi Mốt Hồi thứ Ba Mươi Hai Hồi thứ Ba Mươi Ba Hồi thứ Ba Mươi Bốn Hồi thứ Ba Mươi Lăm Hồi Thứ Ba Mươi Sáu Hồi Thứ Ba Mươi Bảy Hồi Thứ Ba Mươi Tám Hồi Thứ Ba Mươi Chín Hồi Thứ Bốn Mươi Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt Hồi Thứ Bốn Mươi Hai Hồi thứ Bốn Mươi Ba Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy Hồi Thứ Bốn Mươi Tám Hồi Thứ Bốn Mươi Chín Hồi Thứ Năm Mươi Hồi Thứ Năm Mươi Mốt Hồi Thứ Năm Mươi Hai Hồi Thứ Năm Mươi Hai Hồi Thứ Năm Mươi Ba Hồi Thứ Năm Mươi Bốn Hồi Thứ Năm Mươi Lăm Hồi Thứ Năm Mươi Sáu Hồi Thứ Năm Mươi Bảy Hồi thứ Năm Mươi Tám Hồi Thứ Năm Mươi Chín Hồi Thứ Sáu Mươi Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt Hồi Thứ Sáu Mươi Hai Hồi Thứ Sáu Mươi Ba Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy Hồi Thứ Sáu Mươi Tám Hồi Thứ Sáu Mươi Chín Hồi Thứ Bảy Mươi Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt Hồi Thứ Bảy Mươi Hai Hồi Thứ Bảy Mươi Ba Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn