Cuộc này đã được một ký giả Mỹ, Edgar Suow, chép trong một cuốn rất linh động đó là cuốn Red star over China ( Sao đỏ trên đất Trung Hoa). Không phải chỉ có một đạo quân, mà có tới 4 đạo quân tiến trước sau nhau từ bốn nơi ( coi bản đồ dưới đây ). Riêng đạo quân của Mao ở phía Nam Giang tây phải vượt mấy lần trùng vi, chạy về phía Bắc Quý Châu? ggạp đạo quân của họ Lung? rồi định lên thẳng Tứ Xuyên, nhưng bị chận đánh, phải xuống Vân Nam, vượt sông Dương Tử rồi tiến lên phương Bắc, tháng 5 – 1935, đánh một trận lớn để qua sông Đại Độ nước cuộn cuộn, rất nguy hiểm. Họ thoát được nhưng bị hại rất nhiều rồi theo ranh giới Tứ Xuyên và tây tạng, gặp đạo quân của Chang Kuo Tao ở Mu Kung (?) Đầu năm 1935, khi mới tới Thuận Nghĩa, Mao đã bị Chang Kuo Tao chỉ trích vì Mao muốn tiến lên Thiểm tây. Tháng 7 năm đó lại có một vụ chia rẽ nữa. Chang ở lại Tứ Xuyên, Mao tiếp tục tiến lên Thiểm Tây. Cuối năm 1935 Mao tới Thiểm tây. vậy là đi mất một năm, vượt được 10.000 ( có sách nói 12.000) cây số, trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Họ gồm 100.000 ( có sách nói 130.000). Cả v chiến sĩ lẫn dân chúng, phải rải rác ra, cách nhau, để khỏi bị phi cơ Tưởng bắn, thả bom, thành thử cả đoàn dài tới 100 cây số. Họ chỉ có một số ngựa, một số xe bò để chở một chút lương thực, đạn dược, nhất là để chở những người bệnh và đàn bà có mang. Chính vợ Mao sanh một đứa con trai phải nhờ một gia đình ở dọc đường nuôi và cha con,; mẹ con suốt đời không được gặp nhau, không biết đứa bé ấy còn sống hay hết ( 1). Họ bện cỏ làm dép, có khi phải đi chân không, qua đèo, qua suối. Qua hai con sông Dương Tử và Đại Độ, thác chảy rất mạnh, họ phải kết bè, và chết rất nhiều. Ở Tứ Xuyên, họ bị bọn quân phiệt còn lại tấn công để cướp khí giới. Dọc đường gặp nhiều rợ bán khai ( như rợ Lolo) rất ghét người Trung hoa, họ phải vừa chống cự, vừa chạy. Không ngày nào không vgiao chiến đấu quyết liệt. Nhưng nhiều chỗ họ gặp được những nông dân chất phác, ghét chế độ quân phiệt, giúp đở họ, tặng lương thực, quần áo, và họ nghỉ lại tuyên truyền. Mao tự hào rằng qua 11 tỉnh, đạo quân của ông đã thuyết phục được 200 triệu người theo chủ trương của cách mạng. Đàn bà trong đoàn tỏ ra can đảm lạ thường, giỏi chịu khổ hơn đàn ông. Vợ Chư Đức đeo súng mà còn cõng một thưong binh nữa. Vợ mao bị hai chục mảnh đạn, ngoài đứa sanh ở dọc đường, bà còn để lại hai đứa nhỏ nữa cho nông dân nuôi, để được rảnh mà chiến đấu. Khi đi, 100.000 người mà khi tới Thiểm tây, chỉ còn 20.000 ( có sách nói 7.000 – 8.000 ) người. Có một số đào ngũ, nhưng cũng có một số nông dân ở dọc đường gia nhập đoàn. Trước sau họ phải vượt 18 ngọn núi, mà 5 ngọn tuyết phủ quanh năm ( nhiều người chết rét) 24 con sông lớn, một cánh đồng có 10 ngày không gặp một bóng người, qua 11 tỉnh và chiếm 62 thị trấn. Chính trong Trường hành đó mà tài năng của Lâm Bưu, Bành Đức Hoài.... được tôi luyện, và sau thành những nhà lãnh đạo của Đảng. Thiểm Tây có một miền đất hoàng thổ, nhiều đồi núi. Bọn Mao đục mỗi gia đình một cái hang ở lưng núi để ở, họ trồng trọt để sống, tuyên truyền chủ nghĩa, dạy dân chính trị và binh bị. Diên An thành căn cứ mới của họ, tạm thời rất yên ổn để họ lấy lại sức, tổ chức lại đảng, tăng cường lực lượng, khuyếch trương ảnh hưởng. Năm 1936, trong ngày lễ Quốc Khánh song thập ( 10-10) Tưởng Giới Thạch tuyên bố: “Cộng sản đối với ta không còn là một đe dạo nữa...Dẹp họ bằng võ khí tuy gay go đấy, nhưng phục hồi những miền đã thành ‘ hoang ’ còn cần nhiều can đảm kiên nhẩn hơn nữa” Ông ta lạc quan vì quá tự tín. (1) Chương này và chương sau tôi không có tài liệu của Trung Hoa, nên không tìm được nhân danh và địa danh bằng chcữ Hán ( tức Hội Xương ) (?) tức Trương Quốc Đào KIẾN THIẾT C. THỰC THI DÂN QUYỀN Ba giai đoạn Khi Quốc dân đảng cầm quyền thì Trung Hoa như một căn nhà sụp đổ. Trong mười sáu năm nội chiến, chế độ Cộng Hòa chỉ có danh mà không có thực, trên 400 triệu dân sống trong cảnh hổn độn, loạn lạc, cướp bóc gần như vô chính phủ, vì quyền hành của chính phủ Băác Kinh không bằng quyền của một quân phiệt mạnh như Ngô Bội Phu, Đoàn Kỳ Thụy chẳng hạn. “Triều đình” Bắc Kinh đại khái cũng như triều đình nhà Chu gần cuối thời Chiến quốc. Vậy phải xây dựng lại hết. Công việc nặng nhọc đó. Tưởng Giới Thạch và mấy người thân tín của ông phải đảm nhiệm theo đúng di huấn và di chúc của Tôn Văn, người cha của Cách mạng. Mấy hàng của bản di chúc đó được các cơ quan và các trường học trong toàn quốc long trọng đọc giờ đầu ngày thứ hai mỗi tuần. Ở trên, chúng tôi đã giới thiệu chủ nghĩa tam dân, ngũ quyền và tam giai đoạn của Tôn. Ông có lương tri và óc thực tế, hiểu biết rằng dân tộc ông 95% không biết chữ, không hiểu gì về chính trị, nên không thể áp dụng ngay chế độ dân chủ, đại nghị của phương Tây được, nhất là nạn tham nhũng, hối lộ thành một bệnh kinh niên từ mấy ngàn năm rồi, nếu cho họ bầu cử ngay thì chỉ tạo cho họ một cuộc mua bán lá phiếu bỉ ổi trên toàn quốc và những kẻ nào gian manh nhất, giàu tiền nhất sẽ thắng cử để rồi bóc lột lại dân chúng một cách tàn nhẫn nhất. Vậy phải tiến từ từ làm ba giai đoạn: Quân chính ( quân nhân cầm quyền, dẹp phiếm loạn). huấn chçính ( dạy cho dân những căn bản về chính trị, về bổn phận và quyền lợi công dân chuẩn bị hiến pháp....) Sau cùng là giai đoạn hiến chính thi hành hiến pháp... Tưởng giới Thạch cho rằng giai đoạn quân chính chấm dứt năm 1928, khi Trung Hoa đã được thống nhất, các quân phiệt lớn đã bị tiêu diệt, còn một số nho nhỏ và ở xa như miền Tứ Xuyên thì không đáng kể. Giai đoạn thứ nhì,: huấn chính, kể tiếp liền, định trong 7 năm sẽ xong. Tới 1936, kể như đã chuẩn bị xong cả: có một bản hiến pháp lâm thời năm 1931. Năm 1936 bản đó đương sửa đổi sẵn sàng để thi hành, nhưng rồi biến cố dồn dập.( Trung Nhật chiến tranh Thế giới chiến ) phải hoãn lại tới năm 1948, mới bắt đầu thi hành thì Quốc dân đảng thua đảng Cộng sản, phải chạy qua Đài Loan. Rốt cuộc ở lục địa, nó thành giấy lộn, cho nên chúng ta chỉ cần biết đại khái rằng nó phỏng theo hiến pháp của Mỹ: vị tổng thống cầm quyền sáu năm, hết nhiệm kỳ, có thể ứng cử và được bầu lại một nhiệm kỳ cuối cùng, cũng sáu năm nữa. - Dân quyền Trong “ tam dân “, tôi để chính sách dân tộc lại sau, ở đây hãy xét dân quyền và dân sinh đã. Về dân quyền- tức về phương diện chính trị- tôi sẽ vắn tắt Trong thời huấn chính. Quốc dân đảng nắm việc chỉ huy, nghĩa là Trung hoa theo chính sách đảng trị, cũng như Đức,Nga Sô thời đó. Đảng với chính quyền liên hệ chặc chẽ với nhau; có thể nói chính quyền là của đảng nữa. Tổ chức của Quốc dân đảng: đại hội của đại biểu toàn quốc là cơ quan tối cao, hai năm họp một lần, giữa các kỳ đại hội, quyền hành thuộc về Trung Ương chấp hành Ủy viên hội, bên cạnh có Giám sát Ủy viên hội. Tổ chức của chính phủ: ở trung ương đặt một số ủy viên rồi cử lên một người làm chủ tịch với một số ủy viên làm thưòng vụ ủy viên, ở dưới đặt ra các bộ. Có năm viên, tức ngũ quyền: viện Hành chánh, viện Lập pháp viện, viện Tư pháp, viện Khảo thí( coi các kỳ thi và việc tuyển các công chức), viện giám sát. Theo nguyên tắc, cả 5 viện đều độc lập, nhưng sự thực thì việc hành chánh gồm tới 12 bộ ( ngoại giao, tài chánh, kinh tế, giáo dục, tư pháp, giao thông, chiến tranh, hải quân...) lấn cả bốn bộ kia. Đó là ở trung ương, ở dịa phương, có tỉnh, huyện, thị xã, xã,. Huyện là đơn vị quan trọng nhất được gần như tự trị cũng như tỉnh Một số thị xã quan trọng như Nam Kinh, Bắc kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Hán khẩu, trực thuộc trung ương chứ không thuộc tỉnh (1) ( Tổ chức của Việt Nam xã hội chủ nghĩa y hệt vậy, chắc là theo Trung Cộng, mà Trung Cộng đã dùng chính sách của Quốc dân đảng, nhưng đon vị huyện của ta nhỏ quá, chỉ bằng một xã của họ, mà đơn vị huyện của họ bằng một hai tỉnh của ta, một tỉnh của họ bằng một phần có khi cả 2-3 phần Bắc, Trung, Nam của ta) Vậy, về chính thể thì phải nhận rằng đối với Trung Hoa thời đó, rất tốt đẹp. Đó là trên lý thuyết. Cần phải xét thực hành nữa, xét người lãnh đạo nữa. Lý thuyết hay mà người lãnh đạo không chịu thi hành hoặc không đủ tư cách thì kết quả cũng hóa dở. Người lãnh đạo Chế độ thời huấn chính là chế độ đảng trị, nhưng sự thực là gia đình trị ( như nước ta dưới thời Ngô Đình Diệm) Trong một hai năm đầu, Tưởng Giới Thạch còn dùng, khi thì Uông Ting Vệ, ( hồi chưa đại tấn công Cộng sản), khi thì Hồ Hán Dân. Về sau ông chỉ tin cậy mấy người rất thân của ông,: Trần Lạp Phu, Hà Ưng Khâm, Khổng Tưởng Hi, Tống Tứ Văn...dĩ nhiên Tống Mỹ Linh, vợ ông nữa. Chúng ta hãy xét ông trước. Tiểu sử của ông, chúng ta đã biết qua rồi. Trong số ba nhà cách mạng thời đó: Tôn văn, ông, Mao Trạc Đông thì ông có tướng tốt hơn cả, trán cao, mắt rất sáng, vẻ oai nghiêm, lạnh lùng, mà lại có nhiều nhân điện lôi cuốn quần chúng, đúng là một nhà lãnh đạo. Ông cương quyết kiên nhẫn làm việc gì thì làm cho tới nơi, rất tự tín, can đãm về tinh thần lẫn thể chất. Cho nên ta không thấy làm lạ rằng trong mười năm đầu cầm quyền, ông được toàn dân ngưỡng mộ, kính phục, coi ông là hiện thân của cách mạng của Trung Hoa nữa. Ông chống Nhật, ông tranh đấu vơói các cường quốc phương Tây để bênh vực quyền lợi dân tộc. Ông theo một giáo phái KiTô mà cũng theo Khổng Giáo ( như NGô Đình Diệm) sống rất giản dị, khắc khổ nữa, tự chủ, không có ngoại tình, tự trọng và trọng chữ tín ( coi vụ Tây An ở sau). Nhưng ông độc tài, nghiêm khắc quá, không cảm thấy nổi khổ của ngưuời khác, không thấy lầm lỗi của mình, quá tự cao, tự đại. Ông ít khi tha thừ ai trừ một vài quân nhân, vì chính ông là quân nhân ; giữ được tình trong quân đội. Tôn văn tin ở tài cầm quân của ông – mà cũng chỉ tin ở tài đó thôi – và ông đã có công thắng các quân phiệt, rồi sau lại đuổi quân cách mạng Mao Trạch Đông ra khỏi căn cứ Giang Tây, nhưng các nhà cầm quân Âu, Mỹ đều chê ông về chiến thuật rất tầm thường. Chỉ biết binh pháp cổ của Tôn Tử, hoặc của Napoléon thôi, Tệ nhất là Tưởng không lo đến sức khỏe, sự ăn uống, đến tinh thần quân đội, để cho bọn tướng, tá chỉ huy, ăn cắp, ăn hối lộ, ngược đãi lính tráng. Ông không biết rằng quân lính chết đói ( cuối chiến tranh với Nhật) mà ra lệnh cho lính trước khi ra trận phải rửa mặt. Ông bướng bỉnh, chỉ cho mình là phải thôi, nên không ai dám góp ý kiến với ông hết. Ông ghét Cộng sản nhất ( trái với Tôn Văn) năm 1941, Trong một diễn văn bảo: « Điều quan trọng nhất đối với tôi là chận Cộng Sản hơn là chận Nhật cho khỏi lan ra. Nhật chỉ là một vết thưong ngoài da. Cộng mới là vết thương ở tim. Tuy nhờ tây phương ( Mỹ, Pháp) nhiều mà ông ghét họ, rất ghét văn minh của họ, chỉ đề cao đạo Khổng, đạo tam cương, ngũ thường ( coi mục Tân sinh hoạt ở sau) Ông thích đọc Luận ngữ, Kinh dịch, Mạnh tử, rồi tới Le Prince của Machiavel, Mein Kampf của Hitler. Đoạn trên tôi đã tóm tắt những ý chính trong chương Chiang Kai – Shek ( 185- 198) của J.J Brieux ( Edition du Seul – 1950) cuối chương đó, Brieux viết: - Năm 1945- Đồng minh thắng (....) Tưởng đã thắng Nhật, bãi bỏ các điều ước bất bình đẳng, Trung Hoa thành một cường quốc, Nam Kinh và thượng Hải cuồng nhiệt tiếp đón ông. 1948- ở Nam Kinh, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, dân chúng biểu tình đòi hòa giải với Cộng, đuổi Mỹ đi, cả Tưởng nữa. Chỉ trong 3 năm, 470 triệu người thấy rằng Tưởng “ chỉ là một nhà độc tài, không phải là ngưòi bênh vực họ, không phải là người của họ, của dân chúng “. Fairbank trong cuốn East- Asia – The modern transformation cũng bảo nhược điểm của Tưởng là không v biết tổ chức nông dân. Tôi nghĩ: Đúng hơn là ông không quan tâm tới đời sống của nông dân chỉ cần sự ủng hộ của thị dân, của giới tư bản, trí thức, thương nhân thôi. Có ba ngành quan trọng trong chính quyền cùa ông: Chính trị, Võ bị, Hành chánh. Ông đặt ba người tin cậy nhất của ông vào ba nghành đó: Trần Lạp Phu bộ trưởng Tổ chức Quốc dân đảng. Hà Ưng Khâm bộ trưởng Chiến tranh kiêm tham mưu trưởng. Khổng Tường Hi ( tức H.H Kung tên Mỹ) Viện phó viện Hành Chánh. Nhưng ông có tật một khi ra lệnh, ra chỉ thị rồi thì thôi, không kiểm soát xem có được thi hành hay không, cho nên có thể bảo rằng chính bộ ba đó thực sự cai trị Trung Hoa. Còn một nhân vật thứ tư nữa, vai trò kém quan trọng, vì nhiều khi bất đồng ý kiến với ông, bị ông gạt ra. Nhân vật đó là Tống Tử Văn ( quốc tịch Mỹ: T.V Soong ), thủ tướng khiêm bộ trưởng Ngoại giao. Ông làm Tổng thống, Thống chế ( généralissime) Trần Lạp Phu, người được Tưởng tin cậy nhất, là cháu Chan - Chi- Mein (?) bạn của Tưởng thời Tưởng sống cuộc đời bí mật từ 1912 đến 1923 ở Thượng Hải. Chi Mei là một nhà cách mạng, biết nhiều về các hội kín, chỉ cho Tưởng biết về những phương pháp hoạt động, bí mật, dọ thám, ám sát, về bọn buôn thuốc phiện lậu, cướp bóc, giết thuê. Những hiểu biết đó giúp Tưởng năm 1927 thuỉ tiêu nhóm Cộng sản ở Thượng hải. Khi Chi Mein chết, giao phó cho Tưởng hai người cháu Trần Quốc Phu và Trần Lạp Phu và Tưởng coi họ như cháu của mình. Lạp Phu nhỏ hơn, rất thông minh, nét mặt thanh tú, có cả cựu học lẫn tân học, nhưng có óc thủ cựu. Rất liem khiết, có đức tin mãnh liệt, rằng muốn cứu Trung Quốc thì phải trở lại theo truyền thống. Cnũg như Tưởng, ông ta khinh người phương Tây chỉ giỏi về Kỹ thuật, còn về đạo đức thì dã man. Óc hẹp hòi, bài ngoại và chống Cộng triệt để. Ông là lý thuyết gia của Quốc Dân đàng. Lý thuyết của ông là đạo Khổng đổi mới một chút. Ông, ngoài chức bộ trưởng Tổ chức Quốc dân đảng, còn làm trùm cơ quan mật vụ gồm 300.000 nhân viên, và đứng ngoài mà điều khiển cơ quan thông tin tuyên truyền. Ông lập đảng “ Sơ mi lam “, dùng những thanh niên học hành nham nhở, cho vào cái đại học để dò xét bạn bè và giáo sư thiên cộng. Họ cũng như bọn sơ mi nêu của Hitler, sơ mi đen của Mussolini. Giáo sư nào mà trong giờ giảng, chỉ hơi chê đưòng lối của chính quyền là bị thủ tiêu. Chỉ dăm ba vụ thủ tiêu là họ hóa ra “ ngoan ngoãn “ hết. Vào khoảng gần cuối thế chiến, ông ta lập một bảng kê những đ-é tài cấm giáo sư, nhà văn, nhà báo đề cập tới: Cộng sản, lạm phát, tham nhũng, cảnh khổ của dân. Nhân vật thứ nhì là Hà Ưng Khâm, quyền hành rất lớn, vì nắm hết quân đội, tính tình giống Tưởng Giới Thạch, vì cùng là quân nhân, nhưng khi Tưởng cần hy sinh một trong hai người: Hà và Trần, thì Hà bị Trần không, dân chúng sợ Trần nhất, còn đối với Hà thì thản nhiên hoặc khinh bỉ. Hà làm hại Trung Quốc, khiến quân đội suy nhược, tan rã, hoàn toàn bất lực. Không biết cầm quân, không biết tổ chức, không có thứ tự, phương pháp gì cả, cũng không biết chỉ huy nữa, chỉ lo làm giàu, hối lộ, lập giá biểu sẳn: muốn làm đại đội trưởng hoặc liên đội trưởng thì phải nộp y bao nhiêu đó. Người ta tranh nhau mua chức chỉ huy, vì chỉ trong ít tháng là huề vốn. Chỉ khổ cho dân lính: thiếu ăn, thiếu mặc, chết ở dọc đưòng, hoặc bị tử trận vì thiếu súng, thiếu đạn. Lại thêm y ghét cộng sản tới mức không chống Nhật mà chỉ lo diệt cộng. Người Mỷ ghét y lắm, cuối cùng buộc Tưởng phải cách chức y di nếu không thì không viện trợ cho nữa, Tưởng phải cách chức bộ trưởng Chiến Tranh, nhưng vẫn giữ chức Tham Mưu trưởng của y, nghĩa là cũng vẫn như cũ. Bọn sĩ quan cựu sinh viên trường Hoàng Phổ thâm oán y, mà không làm gì được cả. Y có trung thành với Tưởng không? Điều đó còn ngờ. Trong vụ Tây An ( coi ở sau). Tưởng bị bắt cóc, Hà dề nghị cho phi cơ lại dội om, san phẳng thành bình địa. Như vậy là y được dịp khóc rồi nối nghiệp chủ cũ. Khổng Tường Hi tự xưng là cháu đời thứ 75 của Khổng Tử, vậy mà hời học ở Đại học Yale ( Mỹ) ông ta thích Mỹ lắm, đổi tên là H.H. Kung. Cha, chú làm chủ nhiều ngân hàng ở Sơn tây. Ông ta đại lý cho hãng dầu Standal Oil ở Trung Hoa. Cưới một cô em của Tống Khánh Linh ( họ Tống cũng làm chủ ngân hàng ), thành em hay anh rể của bà Tưởng Giới Thạch, và cùng với Tống Tử Văn ( em vợ) là hai người giàu nhất Trung Quốc. Dân Trung Quốc gọi ông là ông “ thần tài họ Khổng “. Hiền lành, thương người, làm việc rất siêng. Những người giúp việc cho ông, quý ông lắm. Nhưng dân chúng thì vừa ghét, vừa khinh bỉ vì tính nhu nhược mà tham những cái lợi nhỏ nhặt. Bà vợ làm áp phe, vơ vét không ai bằng, không bỏ lỡ một cơ hội nào cả, cô con gái cũng vậy mà lại khinh người. Có lần ông ta bảo, xây cất những xưởng chế tạo khí giới, tốn tiền quá, để tiến đó chế tạo các máy cắt thuốc, vấn thuốc hút... bán cho dân, có lợi hơn. Hà Ứng Khâm làm cho quân đội sụp đổ, Khổng Tưởng Hi làm cho kinh tế sụp đổ, do ông ta mà lạm phát lên như diều, dân chúng điêu đứng. Có thể nói Khổng lót đường Cộng sản chiếm trọn Trung Quốc Nhân vật thứ tư là Tống Tử Văn có tư cách, khí tiết, cùng với bà Tôn Văn và Tôn Khoa, con bà vợ trước của Tôn Văn, là ba người dám chống Tưởng. Ở Đại học Harvard ra, Tử Văn, là người hiếu kỷ thuật và tinh thần phương tây nhất. Âu hoá nhất. Rất thông minh, quyết định mau, có sức làm việc mạnh, có phương pháp, ghét tham nhũng, ông đúng là một chính trị gia thời đại mới. Được hưởng gia tài cha, lúc nào không làm chính trị thì ông đầu cơ trên thị trường, có cổ phần lớn trong bảy ngân hàng, mười hai công ty thương mại, hai mươi hai xưởng lớn, một công ty hàng không...tài sản của ông ta, kể sao hết được. Người Trung Hoa gọi ông là nhà tỷ phú. - Tôn Khoa viện trưởng viện Hành chính, vì là con Tôn Văn nên dám thẳng thắn chỉ trích sự thối nát, độc tài của chế độ. Ông ta bảo: " Không có một người nào trong chính quyền, từ đại biếu tới công chức, mà được bàn, cả " – “Đặt ra luật pháp làm gì? Chính quyền bất tuân luật pháp trước nhất mà! " Tuy vậy, Tống Tử Văn và Tôn Khoa vẫn phục vụ Tưởng, khi Tưởng bay qua Đài Loan, Tống bay qua Mỹ sống đời tỷ phú. Chỉ có bà Tôn Văn là chống Tưởng để cố cứu sự nghiệp cách mạng của chồng. Khi mọi sự sụp đổ, bà ở lại lục địa. ( 1) Những thị xã như vậy ta gọi là thành phố )