Chương 47
Võ Tánh bày điệu hổ ly sơn.
Nguyễn Văn Trương dùng ly gian kế.

Nhắc lại Nguyễn Vương Phúc Ánh ở Tiêm La quốc chờ Bá Đa Lộc cầu viện nước Pháp Lang Sa đem binh thuyền đến giúp. Chờ mãi không thấy tăm hơi đâu cả, Ánh liền sai sứ tìm đường sang Pháp quốc dò la tin tức Bá Đa Lộc. Một ngày kia sứ giả về báo rằng:
- Tâu Thượng vương, nước Pháp Lang Sa có loạn nên vua Pháp không bằng lòng đem quân sang giúp. Bá Đa Lộc nói sẽ tự mình bỏ tiền mua súng đóng thuyền tuyển mộ binh lính rồi sẽ đến giúp Thượng vương.
Nguyễn Phúc Ánh buồn rầu nói:
- Ta không thể nào chờ Bá Đa Lộc được nữa, phải tự mình lo lấy mà thôi. Nhưng bây giờ trong tay chỉ có một ngàn quân sao về nước đánh Tây Sơn được. Các tướng ai có kế gì chăng.
Nguyễn Huỳnh Đức bước ra nói:
- Hiện nay Nguyễn Huệ cai trị từ ải Hải Vân trở ra Bắc. Anh em Nhạc - Huệ bất hòa đánh giết lẫn nhau. Đất Gia Định do Nguyễn Lữ trấn thủ. Nguyễn Lữ thật thà, bất tài, nhu nhược, Đặng Văn Long lại bỏ Nguyễn Lữ ra Phú Xuân theo Nguyễn Huệ. Ấy thật là trời giúp Thượng vương nên mới dành đất Gia Định cho Thượng vương đó. Đánh lấy Gia Định đất rộng dân đông là nương theo thiên thời mà giành địa lợi.
Nguyễn Vương chặn Đức lại hỏi:
- Nhưng quân ta chỉ có một ngàn, sao chiếm nổi Gia Định?
Đức đáp:
- Muốn giành địa lợi thì phải được nhân hòa.
Nguyễn Vương hỏi:
- Thế nào là nhân hòa?
Đức đáp:
- Nay ở Gia Định có một người nắm trong tay hàng vạn quân lập căn cứ trong rừng đang đánh nhau với quân Tây Sơn. Thượng vương thuyết người này về giúp lo gì không lấy được Gia Định.
Nguyễn Vương hỏi:
- Người ấy là ai. Lập căn cứ tại đâu?
Nguyễn Huỳnh Đức đáp:
- Người này nổi danh là đệ nhất hùng trong Gia Định tam hùng. Đang lập căn cứ tại rừng Tam Phụ.
Nguyễn Vương lắc đầu nói:
- Ta trước giết Võ Nhân là anh ruột Võ Tánh, nên năm xưa ta sai Ngô Tùng Châu đến thuyết mà Võ Tánh không theo. Nay nói cách gì cho Võ Tánh giúp ta được?
Ngô Tùng Châu xen vào thưa:
- Võ Tánh là người trung quân ái quốc, nhưng e Thượng vương ngờ Võ Tánh còn nhớ thù nhà nên chưa đến giúp Thượng vương được đó thôi.
Nguyễn Vương hỏi:
- Ta thì ngại Võ Tánh còn nhớ thù anh. Võ Tánh thì sợ ta vì điều ấy mà không tin Tánh thực lòng theo giúp. Vậy phải làm sao hóa giải được nỗi hiềm nghi này.
Ngô Tùng Châu cười đáp:
- Trước Thượng vương cắt đứt ruột thịt người ta, nay Thượng vương nên đem ruột thịt của mình nhà thưởng cho họ, ắt Võ Tánh sẽ hết nghi ngờ.
Nguyễn Vương ngạc nhiên hỏi:
- Ngô tham mưu nói vậy là ý thế nào. Ta vẫn chưa hiểu?
Ngô Tùng Châu kề tai Phúc Ánh nói nhỏ một hồi. Nghe xong Nguyễn Vương mừng rỡ khen:
- Ngô tiên sinh thật là cao kiến. Vậy phiền tiên sinh tìm về cố quốc đến rừng Tam Phụ gặp Võ Tánh lần nữa.
Ngô Tùng Châu vâng lệnh đi ngay. Gặp nhau, Tánh hỏi Châu:
- Năm xưa tôi hẹn với Ngô huynh chờ mãn hạn tang anh sẽ đem quân theo giúp Chúa. Không ngờ Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đuổi Chúa chạy sang Tiêm La quốc. Nay tôi muốn theo Chúa vậy phải tìm ở đâu?
Ngô Tùng Châu mừng rỡ đáp:
- Chẳng giấu gì Võ đệ, tôi vâng lệnh Chúa đến trao cho Võ đệ một vật để chứng tỏ rằng Chúa không hề nghi ngờ gì Võ đệ cả.
Võ Tánh hỏi:
- Ấy là vật gì?
Ngô Tùng Châu liền đưa cho Võ Tánh xem một bức tranh vẽ hình một người con gái dung nhan diễm lệ. Xem xong Tánh ngạc nhiên hỏi:
- Bức chân dung này của ai. Cho tôi xem có dụng ý gì.
Ngô Tùng Châu cười đáp:
- Đây là chân dung của quận chúa Ngọc Du là em ruột của Chúa. Nay Chúa muốn gả quận chúa Ngọc Du cho Võ đệ, ấy là muốn lấy tình thật mà đãi ngộ Võ đệ đó!
Võ Tánh xua tay nói:
- Tôi nay ra giúp Chúa vì đã mãn hạn tang anh không còn sợ mang tiếng là người bất hiếu. Nếu chờ Chúa gả em gái mới ra giúp sao bảo là trung được. Ngô huynh hãy về tâu với Chúa rằng khi nào Chúa về nước, Tánh tôi sẽ thân hành đem quân đến đón. Còn việc gả Quận chúa, Tánh tôi là kẻ vũ phu thật tình không dám nhận.
Tùng Châu hỏi:
- Chúa ta trong tay chỉ có năm ngàn quân sao dám đường đột về nước.  Theo tôi Võ đệ hãy ra quân đánh lấy Trường Đồn, Hà Tiên. Chúa sẽ theo đường bể về Hà Tiên. Như vậy mới tiện.
Võ Tánh cười đáp:
- Một ngàn quân cũng đã chiếm được Hà Tiên. Nguyễn Lữ nghe Chúa ta ít quân tất đem quân tiến xuống Trường Đồn đánh Hà Tiên. Khi ấy tôi ở rừng Tam Phụ sẽ bất ngờ đánh chiếm Sài Côn, Nguyễn Lữ ở Trường Đồn sẽ lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch. Ấy là kế điệu hổ ly sơn đó.
Ngô Tùng Châu mừng rỡ khen:
- Ấy thật là diệu kế. Phen này phải bắt sống Nguyễn Lữ.
Nói xong Châu liền từ biệt Võ Tánh sang Tiêm La quốc thuật lại kế Võ Tánh cho Nguyễn Vương nghe.
Nguyễn Vương cảm khái nói:
- Võ Tánh thật là người trung hiếu vẹn toàn xưa nay hiếm thấy. Nghĩa thật là đáng kính, tài thật là đáng phục.
Đoạn Nguyễn Vương liền đem quân theo đường bể tiến đánh Hà Tiên.

Huệ trầm ngâm đáp:
- Ta đã có cách nói khiến công chúa phải bằng lòng cho ta truất bỏ nhà Lê.
Đoạn Nguyễn Huệ về hỏi Ngọc Hân:
- Vua Chiêu Thống là người như thế nào?
Ngọc Hân buồn rầu đáp:
- Nhà Lê thật là vô phước nên anh của thiếp là Duy Vỹ bị Trịnh Sâm giết chết, khiến Hoàng tôn Duy Kỳ mới kế vị ngôi vua là Lê Chiêu Thống. Chiêu Thống là người vô tài kém đức, đố kỵ nhỏ nhen. Nếu phu quân không ra tay cứu giúp, e Bắc Hà loạn lạc muôn đời.
Nguyễn Huệ lại hỏi:
- Chuyến này ta ra Bắc diệt Chỉnh xong, nếu kéo quân về thì Bắc Hà vẫn loạn. Nhược bằng đóng binh phò giúp vua tất phải tự quyền điều hành vận mệnh quốc gia thì nước mới yên được. Khi ấy e rằng vua kém tài mà muốn quyền cao lại cho ta là lộng hành thì sao. Khi ấy nàng có hiểu cho ta chăng?
Ngọc Hân lo sợ hỏi lại Huệ rằng:
- Vậy phu quân liệu tính thế nào?
Huệ trầm tư đáp:
- Ta ngày quên ăn đêm bỏ ngủ vì e rằng khi nói ra điều này nàng sẽ giận ta mà thôi.
Ngọc Hân nói:
- Thiếp với chàng nên nghĩa phu thê ấy là duyên kỳ ngộ. Lòng trung với dân hiếu với nước của chàng thiếp lại chẳng biết sao. Nay việc nên làm là thế nào chàng cứ nói ra đừng ngại ngần gì cả.
Nguyễn Huệ chậm rãi nói:
- Bấy lâu hào kiệt ở Bắc Hà chỉ mượn tiếng phò Lê, mỗi người hùng cứ một phương đánh giết lẫn nhau tranh giành danh lợi khiến trăm họ vô cùng thống khổ, lòng người chán ngán không biết đâu là thật giả. Cổ nhân có câu: Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Nay Lê Chiêu Thống bất tài kém đức sao đem được thái bình về cho trăm họ. Vận mệnh của nhà Lê đã hết, muốn thống nhất sơn hà dựng đời thịnh trị chỉ có cách duy nhất là truất phế nhà Lê mà thôi.
Nguyễn Huệ nói xong, Ngọc Hân thảng thốt kêu lên:
- Đành rằng như thế, nhưng lòng dân Bắc Hà vẫn còn thương tiếc công đức của vua Lê Thái Tổ, Thái Tông. Nếu không phò Lê, phu quân lấy danh nghĩa gì kéo quân ra Bắc?
Nguyễn Huệ đáp:
- Ta ra Bắc lần này vẫn lấy danh nghĩa diệt Chỉnh phò Lê.
Ngọc Hân ngạc nhiên hỏi:
- Phu quân muốn truất bỏ nhà Lê sao lại còn lấy danh nghĩa phò Lê?
Nguyễn Huệ đáp:
- Nay ta có chiếu chỉ của vua Lê vời về kinh cứu giá trình trước thiên hạ, ấy là ta có danh nghĩa phò Lê kéo quân ra Bắc đánh Chỉnh. Nhưng khi ta đánh Chỉnh vua Lê Chiêu Thống tất bỏ kinh thành mà chạy không dám ở ngôi vua, ấy là ta truất bỏ nhà Lê vậy.
Ngọc Hân lấy làm lạ hỏi:
- Nghe quân ta đem mật chỉ diệt Chỉnh phò Lê kéo quân ra Bắc, thì vua Lê phải ở kinh thành đón quân ta, cớ gì phải bỏ chạy.
Nguyễn Huệ đáp:
- Ta dùng kế “Phạt thảo kinh xà” thì đuổi vua Chiêu Thống bỏ nước mà chạy, còn đối với thiên hạ ta vẫn được tiếng phò Lê. Chỉ e rằng truất bỏ nhà Lê nàng sẽ oán ta mà thôi.
Ngọc Hân gạt nước mắt nói:
- Việc làm của phu quân là vì dân vì nước, thiếp dù thương tiếc cơ nghiệp tổ tiên cũng không thể oán phu quân được. Nhưng thiếp vẫn chưa hiểu thế nào là kế “Phạt thảo kinh xà”?
Nguyễn Huệ kề tai Ngọc Hân nói:
Ta cứ làm như vầy... như vầy... tất vua Lê Chiêu Thống phải sợ mà trốn khỏi kinh thành.
Ngọc Hân lại hỏi:
- Nhưng Trần Công Xán và Lê Duy Án là người vô tội.
Nguyễn Huệ phân trần rằng:
- Muốn đem giang san quy về một mối, cứu muôn dân Đàng Ngoài khỏi cảnh lầm than thì phải hy sinh Lê Duy Án và Trần Công Xán. Nếu làm thế nàng có cho ta là người sâu hiểm hay chăng.
Ngọc Hân bùi ngùi đáp:
- Phu quân là người đức cả tài cao, quang minh chính đại. Trước tha mưu sĩ Nguyễn Đăng Trường về với Định Vương, sau thả Nguyễn Huỳnh Đức theo cùng Phúc Ánh. Nay phu quân vì dân vì nước, bất đắc dĩ phải làm như thế thiếp sao dám cho chàng là người hiểm độc. Tuy là việc nên làm, nhưng những giọt nước mắt này là vì thương tiếc cơ nghiệp của tổ tiên. Xin phu quân rộng xét.
Nguyễn Huệ cả mừng nói:
- Truất bỏ nhà Lê, ta thật là khó xử nên mới đem ra bàn trước với nàng. Cảm ơn nàng đã thấu được lòng ta.
Đoạn Nguyền Huệ âu yếm lấy khăn lau nước mắt cho Ngọc Hân. Hai người mặt nhìn mặt, tay nắm tay dìu nhau vào phòng trong tâm sự hàn thuyên.

°

° °

Nói về Trần Công Xán hôm ấy đi dạo quanh phố rồi vê công quán lo lắng hỏi Lê Duy Án rằng:
- Hoàng cô Ngọc Hân hứa với ông thế nào mà ta nghe khắp kinh thành bàn tán xôn xao rằng Bắc Bình Vương đã sai Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân đem năm ngàn binh mã ra Nghệ An hợp cùng Vũ Văn Nhậm đánh Thăng Long phò Lê diệt Chỉnh. Vậy ông mau vào Hậu cung hỏi Hoàng cô xem sự thể thế nào?
Lê Duy Án đi một hồi rồi về báo:
- Quân canh bảo Hoàng cô đang ở Vương phủ với Bắc Bình Vương, không có nơi hậu cung.
Trần Công Xán lòng nóng như lửa đốt, bèn nói:
- Vậy ta phải vào Vương phủ diện kiến Bắc Bình Vương hỏi cho ra lẽ mới được.
Nói xong khăn áo vào chầu. Gặp Huệ, Xán hỏi:
- Việc vua của thần xin lại đất Nghệ An, Đại Vương liệu tính thế nào?
Huệ cười hỏi lại Xán:
- Tiên sinh vào đây đòi đất là theo mệnh vua hay Hữu Chỉnh?
Xán đáp:
- Xưa nay thần chỉ theo mệnh vua.
Huệ ôn tồn hỏi:
- Tiên sinh theo mệnh vua, vậy tại sao vua viết mật chỉ vời ta ra cứu giá trừ Nguyễn Hữu Chỉnh tiên sinh lại không biết.
Xán thản nhiên đáp:
- Xin Đại Vương đừng cậy thế hiếp người. Phàm làm việc gì cũng phải có chứng cứ hẳn hoi, chớ nghe lời xàm tấu.
Nguyễn Huệ đưa tờ mật chỉ của vua Chiêu Thống cho Xán rồi hỏi:
- Tiên sinh hãy nhìn cho rõ, đây chăng phải là thủ bút của vua sao? Dấu ấn này chẳng phải của triều đình nhà Lê sao. Vậy đây là chứng cứ hay lời xàm tấu?
Trần Công Xán sững sờ nhìn đăm đăm vào tờ mật chỉ, rồi bình tĩnh nói:
- Vua thần không có ý đòi đất Nghệ An. Vậy thần xin được về nước.
Huệ cười bảo:
- Nay ta đang sắp đặt binh mã ra đánh Chỉnh nếu tiên sinh về thì lộ việc quân cơ. Thôi, ta tạm giữ tiên sinh ở lại Phú Xuân, chờ lấy đầu Hữu Chỉnh xong sẽ cho tiên sinh về nước.
Trần Công Xán quả quyết nói:
- Nếu không được về nước Trần Công Xán này chỉ có chết mà thôi.
Nguyễn Huệ lại cười rằng:
- Ta nói đùa để thử lòng tiên sinh, quả nhiên ông là người trung nghĩa. Đêm nay ta sắp sẵn ghe thuyền, ngày mai sẽ sai người đưa tiên sinh cùng sứ đoàn về nước.
Khi đoàn thuyền đi đến vùng biển thuộc phủ Nghệ An, viên đô đốc Tây Sơn chỉ huy quân hộ tống gọi vài tên thuộc hạ đến bảo:
- Các ngươi mau lặn xuống biển đến đục thuyền Lê Duy Án và Trần Công Xán.
Quân xây Sơn vâng lệnh lập tức thi hành. Trần Công Xán và Lê Duy Án đang ở trong khoang, bỗng nước từ dưới đáy thuyền phun lên ào ào. Thuyền từ từ chìm xuống. Trần Công Xán tức tối vỗ đùi nói lớn:
- Nguyễn Huệ vì sợ lộ việc quân đã giết bọn ta trên đường về rồi vậy.
Lê Duy Án kinh hãi bảo:
- Không lý nào có việc ấy được, chắc do thuyền bị thủng mà thôi. Ta mau ra ngoài gọi thuyền hộ tống đến cứu.
Nói xong liền vội vã ra khỏi khoang thuyền gọi lớn:
- Các ngươi mau mau đến cứu ta.
Quân Tây Sơn chỉ nhìn mà không cứu. Nước tràn vào mỗi lúc một nhiều. Nước đã ngập hết lòng thuyền, Lê Duy Án vừa khóc vừa gào lên rằng:
- Nếu ta mất mạng, Bắc Bình Vương sẽ lấy đầu các ngươi ngay.
Viên đô đốc Tây Sơn cười to nói:
- Ngài có uất thì xuống Diêm vương mà kiện.
Lúc ấy nước đã đến thắt lưng, Trần Công Xán hướng mặt về phía Bắc lạy ba lạy rồi quay lại bảo Lê Duy Án:
- Được vì nước mà chết ông còn uất nỗi gì mà gào lên như thế?
Lê Duy Án hoảng loạn nói:
-Ta đem mật chỉ của Hoàng thượng vời Nguyễn Huệ về kinh diệt Chỉnh. Vậy cớ gì Nguyễn Huệ lại giết ta?
Nước đã ngập hết con thuyền, Trần Công Xán ngước mặt tránh sóng tràn vào mui rồi hét lên:
- Vậy Nguyễn Huệ giết ta đã đành, cớ gì lại giết cả ngươi.
Lê Duy Án dùng hết sức bình sinh ôm cột buồm leo lên khỏi làn nước gào khóc rằng:
- Nếu không đem quân diệt Chỉnh phò vua cũng chẳng can cớ gì phải giết chết ta.
Dứt lời Lê Duy Án và Trần Công Xán theo con thuyền chìm xuống biển sâu. Viên đô đốc Tây Sơn gọi mấy tên quân đến bảo:
- Các ngươi mau lội vào bờ lựa chỗ đông người phao tin này lên cho khắp nơi được biết.
Đoạn viên đô đốc Tây Sơn quay về tâu cùng Nguyễn Huệ. Huệ gọi Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân đến bảo:
- Văn Sở đem thủy binh, Văn Lân đem bộ binh đến Nghệ An hợp cùng Vũ Văn Nhậm cứ y như trong thư ta dặn mà làm.
Sở và Lân lãnh mệnh đi ngay.

°

° °

Nhắc lại vua Lê Chiêu Thống và Nguyễn Hữu Chỉnh ở Thăng Long ngày ấy đang đàm đạo trong trướng nghe quân vào báo:
- Tâu Bệ hạ, quân Tây Sơn lội vào bờ đến ranh giới đất Nghệ An và Thanh Hóa hô lên rằng: Sứ đoàn trở về nước bị bão đánh chìm thuyền đều chết hết cả. Quan trấn thủ Thanh Hóa sai thần về cấp báo.
 Nguyễn Hữu Chỉnh giật mình nói:
- Nguyễn Huệ làm thế là có ý gì?
Vừa dứt lời quân thám mã thứ hai hớt hải chạy vào báo:
- Tâu Bệ hạ, tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm, Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân thống lĩnh một vạn binh tiến đánh Thanh Hóa. Tướng quân trấn thủ Lê Duật tử trận.
Chỉnh nghe qua như sét đánh ngang mày, nhưng cố giữ bình tĩnh nói:
- Như vậy Nguyễn Huệ đã lợi dụng tình chồng vợ bảo Hoàng cô nói gạt Bệ hạ là hắn thực bụng phò Lê rồi bất ngờ tiến đánh. Thần phải lập tức vào Thanh Hóa chống giặc mới được. Những tưởng đòi được đất Nghệ An nào ngờ lại mất luôn Thanh Hóa.
Đoạn Chỉnh hỏi tên quân rằng:
- Trước khi ra trận Lê Duật có nói gì chăng.
Tên quân đáp:
- Khi nghe quân Tây Sơn tiến đánh, Lê tướng quân có nói rằng: “Biết lòng người thì dễ, biết tài người mới là việc khó. Ta không biết tài bằng Trung Công vậy!”
Hữu Chỉnh than:
- Ta lại không biết tài Nguyễn Huệ vậy. Rồi Lê Duật ra trận thế nào?
Tên quân đáp:
- Lúc ấy có người khu-align: center'>*Bấy giờ Đông Định Vương Nguyễn Lữ ngày ấy ở trong thành Sài Côn nghe quân thám mã về báo rằng:
- Thưa Đông Định Vương, Nguyễn Phúc Ánh từ Tiêm La quốc đem quân về đánh chiếm Hà Tiên. Xin Đông Định Vương định liệu.
Nguyễn Lữ giật mình nói:
- Hai anh ta bất hòa khiến lòng người ly tán. Dân Gia Định chỉ một lòng về với Phúc Ánh. Vả lại Phúc Ánh ở Tiêm La về chiếm Hà Tiên chắc là có quân Tiêm La theo giúp. Chi bằng ta bỏ Gia Định về Quy Nhơn với Hoàng huynh là hơn.
Nguyễn Lữ vừa dứt lời bỗng nghe tiếng nói lớn:
- Xin Đông Định Vương chớ bỏ Gia Định.
Mọi người giật mình nhìn lại, thì ra người vừa nói là quan Thái bảo Phạm Văn Tham. Nguyễn Lữ hỏi:
- Văn Tham cho rằng ta có thể địch nổi với quân Tiêm La hay sao mà bảo đừng bỏ đất Gia Định.
Phạm Văn Tham đáp:
- Năm trước quân Tiêm La bi tiêu diệt ở Rạch Gầm, Trường Đồn, năm vạn quân còn lại mấy trăm ôm đầu chạy về nước. Từ ấy đến nay chúng nghe tiếng Tây Sơn ta đã kinh tâm tán đởm làm gì mà dám sang lần nữa. Xin Đông Định Vương chớ vội bỏ đất Gia Định.
Nguyễn Lữ chau mày nói:
- Dù quân Tiêm không sang thật, nhưng lòng dân Gia Định chỉ theo về Phúc Ánh, thành Sài Côn lại chẳng có núi non che chở e không chổng nổi với giặc. Ý ta đã quyết, Văn Tham đừng nói nữa.
Tham quỳ dưới án một mực cầu xin:
- Bệ hạ giao cho bọn ta trấn thủ Gia Định, giặc đến chưa đánh đã chạy sao đáng mặt làm tướng. Nếu Đông Định Vương muốn lui xin hãy tạm về đóng ở Trấn Biên cho an lòng quân sĩ. Tôi xin ở lại Sài Côn đánh Phúc Ánh. Nếu chẳng may Văn Tham tôi bỏ mạng thì Đông Định Vương từ Trấn Biên chạy về Quy Nhơn cũng chẳng muộn gì.
Nguyễn Lữ nghe vậy an tâm liền đem năm ngàn quân lui về giữ Trấn Biên.
Lúc bấy giờ ở trong quân Tây Sơn có một viên tiểu tướng tên là Nguyễn Văn Trương hay việc ấy bèn bảo bọn thủ hạ rằng:
- Đông Định Vương Nguyễn Lữ là người bất tài, sớm muộn gì đất Gia Định không mất về tay Chúa Nguyễn. Bọn ta đều là người Gia Định sao không theo về với Chúa Nguyễn lập công danh với đời.
Nói xong Trương đem ba trăm thủ hạ về Hà Tiên quy hàng Nguyễn Vương. Nguyễn Vương hỏi:
- Ngươi bỏ Tây Sơn theo ta lấy gì tin là thực.
Nguyễn Văn Trương đáp:
- Hạ thần xin hiến một kế khiến Nguyễn Lữ phải bỏ Trấn Biên mà chạy về Quy Nhơn, Phạm Văn Tham tất bị cô lập ở Sài Côn. Khi ấy Thượng vương lấy đất Gia Định như trở bàn tay, rồi tin thực hay không tùy Thượng vương phán quyết.
Nguyễn Vương hỏi:
- Kế thế nào?
Trương đáp:
- Thượng vương cứ làm như vầy... như vầy. Ấy là ly gián kế.
Nguyễn Vương nghi ngờ hỏi:
- Kế mọn này có thể lừa được Nguyễn Lữ sao.
Trương đáp:
- Phạm Văn Tham biết Nguyễn Lữ là người bất nhất, tất cả hai sẽ trúng kế. Thần xin đem đầu ra bảo đảm, xin Thượng vương chớ lo.
Nguyễn Vương nghe Văn Trương cả quyết thế liền theo kế thi hành.
Nhắc lại Phạm Văn Tham trấn thủ Sài Côn nghe quân vào báo:
- Thưa tướng quân, vua Thái Đức sai ngươi đi đường biển vào trao thư cho Đông Vương.
Phạm Văn Tham nói:
- Đông Vương không có ở đây, vậy ta phải mở thư ra xem vua dặn dò đánh giặc thế nào?
Tham mở thư ra đọc. Thư rằng:
Em quyết lòng rút binh mà Phạm Văn Tham nhất định xin ở lại trấn Sài Côn là có ý ở biên cương để dễ hàng gịăc. Đã biết ý của Tham như thế sao không giết đi còn tâu bẩm làm gì!
Phạm văn Tham xem thư xong thất kinh than:
- Ta một lòng vì nước sao Đông Vương nỡ ngờ ta như thế. Ta phải về Trấn Biên minh oan cùng Đông Vương mới đuợc.
Nói rồi Phạm Văn Tham chỉ đem vài trăm quân ra cửa Bắc thành Sài Côn, nhắm Trấn Biên trực chỉ. Nguyễn Lữ ở trong thành Trấn Biên nghe quân vào báo:
- Thưa Đông Vương, dân ở thành Trấn Biên xầm xì bàn tán rằng: Phạm Văn Tham đã dâng thành Sài Côn đầu hàng Nguyễn Phúc Ánh.
Nguyễn Lữ gạt đi bảo:
- Phạm Văn Tham là người trung nghĩa làm gì có việc phản ta.
Vừa dứt lời quân tín cẩn vào báo:
- Khắp trong thành ngoài nội đều đồn rằng Phạm Văn Tham sắp dẫn quân Nguyễn Phúc Ánh đến đánh ta.
Nguyễn Lữ liền đứng lên đi đi lại lại nghĩ thầm:
- Lẽ đâu Phạm Văn Tham muốn hàng nên mới một mực xin ta cho ở lại trấn thủ Sài Côn.
Lữ còn đang hoài nghi bỗng quân do thám hớt hải chạy vào báo rằng:
- Thưa Đông Vương, Phạm Văn Tham đang dẫn quân tiến về thành Trấn Biên. Chẳng hiểu là có ý gì?
Nguyễn Lữ giật mình kinh hãi nói:
- Phạm Văn Tham đã phản ta rồi dẫn quân Nguyễn Phúc Ánh đến đánh ta đó. Mau rút binh về Quy Nhơn.
Than rồi Lữ liền dần quân ra cửa Bắc thành mà chạy. Hay tin ấy Phạm Văn Tham than:
- Nếu vậy ta chỉ còn một cách là đánh thắng Phúc Ánh mới minh oan với vua Thái Đức và Đông Vương Nguyễn Lữ được mà thôi.
Đoạn Phạm Văn Tham lại dẫn quân quay về thành Sài Côn. Đến nơi Tham gọi tên thuộc tướng là Phạm Hổ tới bảo:
- Ta đã viết sẵn một phong thư, ngươi hãy gấp ra Phú Xuân báo cáo tình hình cùng Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Chỉ Bắc Bình Vương mới cứu ta được mà thôi.
Phạm Hổ vâng lời liền lên thuyền đi đường biển ra Phú Xuân. Hổ đi rồi, Tham bảo quân:
- Mau truyền lệnh ta đem toàn quân vào Trường Đồn đánh Nguyễn Phúc Ánh.
Nguyễn Vương hay tin ấy bảo các tướng:
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Xem Tiếp: Chương 48