Trời nóng bức như một lò lửa mà tôi cứ thấy ớn lạnh như vào cuối mùa Thu. Chạy đôn đáo tìm mấy hôm, mà công toi, chẳng những thế lại còn gặp phải nhiều nghi vẫn ngoài sức dự liệu. Như chuyện giữa Bạch Lộ và Việt Sanh, cái ỡm ờ nửa kín nửa hở của Uyển Thu, cái léo khoét của Mục Địch và sự quán đản của Robert Lý, cùng cái tai nạn của giáo sư Trung. Tôi hoa mắt điếc tai vì họ. Tôi không hiểu họ, và cũng không hiểu cái xã hội này. Trước đây ba tháng, Triết đã khuyên tôi hãy tìm hiểu cái xã hội hiện thực, giờ đây, tôi lại bị thực tế này nó mê hoặc làm cho đảo điên không yên ổn tâm trí một giây phút nào. Như Bạch Lộ, trong một thời gian ngắn mà nàng đã gieo cho tôi bao nhiêu ấn tượng, nào là hồn nhiên, xảo quyệt, phóng đãng, hiền thục, tình cảm sướt mướt rồi lạnh nhạt vô tình… ôi thôi là phức tạp. Những từ ngữ này gán cho nàng tôi thấy chưa thoả đáng lắm. Thực sự nếu có người hỏi tôi về Bạch Lộ tôi cũng không biết nói thế nào để cho lương tâm khỏi áy náy. Còn bạn bè nàng, tôi cũng thấy bí mật khôn lường. Thông thường, khi tôi phê bình tác phẩm văn nghệ của người khác, tôi luôn luôn chú ý đến sự cấu tạo của nhân vật, và khi sáng tác tôi càng triệt để chú ý đến tính nết của nhân vật. Bây giờ thực sự tiếp xúc với thực tế, tôi mới giác ngộ rằng cá tính của những nhân vật mà mình đã vẽ vời bao lâu nay thật buồn cười vô cùng. Tôi đã xây dựng một bức tượng chứ không phải tính nết thật của con người. Tính nết của mỗi cá nhân luôn luôn thay đổi, quan niệm thiện ác xấu đẹp cũng thay đổi, những văn tự chết không sao uốn nắn được những linh hồn sống. Trong số bạn bè tôi lại nhớ đến Lưu Triết. Tôi đã sống với hắn suốt mấy năm trời mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu được hắn. Trong một tháng nay, hắn đã làm tôi điên đầu, đôi khi hắn rất lạc quan, đôi khi câm miệng như hến, cạy răng cũng không nói tiếng nào. Hắn đeo đuổi tình yêu nào đó nhưng đau khổ vì tình mà cũng không thở than. Hắn khuyên tôi tiếp xúc với những nhân vật mới, còn hắn thì đứng riêng ra coi như không dính dấp gì đến ai cả. Rồi cuối cùng hắn đã lặng lẽ bỏ đi. Cái nực cười nhất là đến giờ phút này tôi vẫn chưa hiểu được nguyên nhân nào đã thúc đẩy hắn bỏ đi. Những câu hỏi này đã bao trùm lấy tôi, càng khiến cho tôi quyết chí muốn tháo gỡ những nghi vấn đó. Nhưng làm sao tìm hắn đây? Hà Phi, Uyển Thu và Phụng đã cho tôi một ít chi tiết nhưng tôi đã tìm kiếm khắp nơi mà vẫn không thu lượm được một kết quả nhỏ xíu nào. Tôi nhớ đến lão Chu Ký Trần, và tôi cũng nhớ lời cô Vân đã từng bảo tôi, khi Lưu Triét sắp bỏ đi có vào phòng lão Trần trò chuyện một hồi, không chừng Lưu Triết có cho lão hay việc dọn nhà cũng nên. Khi cô Vân mang điểm tâm lên, tôi hỏi thăm về tình trạng gần đây của lão Trần. Hai hôm nay ông ở nhà tụng kinh! – Cô Vân nhăn nhó trêu cợt, hai tay chắp lại - Suốt ngày ông trốn trong phòng chẳng rời một bước, cả đến giờ cơm cũng chẳng chịu ra phòng ăn. Ông không đến nông trại sao? Không, hành lý ở nông trại ông mang về đây hết, có lẽ ông không trở lại đó nữa đâu. Ông ấy ở trong phòng làm gì vậy? Xem sách, đôi lúc viết gì không rõ, đôi lúc chẳng làm gì cả, chỉ trố mắt nhìn lên trần nhà cả giờ đồng hồ. Xin cô thưa với ông là tôi cần gặp ông. – Tôi căn dặn Vân rất rõ – Cô phải nói thật dịu dàng, nếu ông không thích thì thôi, vì cũng không có gì quan trọng lắm. Vân đặt chén đũa xuống và chỉ một lúc sau đã trở lên cho tôi biết lão Trần đã bằng lòng tiếp tôi và cũng có việc muốn nói với tôi nữa. Cửa phòng của lão Trần vẫn khép chặt, bên trong chẳng có một tiếng động, lão đang than phiền chăng? Lão Trần đằng hắng và khẽ nói: Xin mời vào! Tôi đẩy cánh cửa và thấy lão đang ngồi tại bàn viết. Ngoài dự liệu của tôi, lão không xem kinh Phật, mà là đang tính toán sổ sách, trên bàn chỉ có một quyển sổ và một chiếc bàn tính. Nghe cô Vân bảo cậu muốn gặp tôi phải không? – Lão Trần vẫn ghi những con số trên bàn tính vào trong sổ rồi sau đó châm ống điếu – Có việc gì, cậu cứ nói! Bác có hay Triết đã dọn đi rồi không? Cậu đến đây để nói vấn đề tiền thuê phòng đấy à? Không! Trước khi rời bỏ đi Triết đã có tiếp xúc với bác, tôi nghĩ anh ta có thể cho bác biết địa chỉ mới của anh ta. Triết chưa thanh toán nợ nần với cậu sao? Dạ không phải vấn đề này! Ừ! Lão Trần sợ râu – Có lẽ cậu ấy không thích ở đây nữa. Nhưng anh ta nên cho tôi biết địa chỉ mới của anh ta chứ. Anh ta có nói với bác nguyên nhân nào khiến cho anh ta phải bỏ nơi này không? Lão Trần ngẫm nghĩ một hồi, hình như Triết đã có nói gì với lão. Nhưng lại chậm rãi nói: Bác muốn sửa ngôi nhà này à? Không, tôi định bán đi! Nhưng chưa ngã giá. Hiện nay đất đai rất hiếm bác có đòi giá cao chắc người ta cũng phải mua. Điều kiện của tôi rất khó có ai bằng lòng. Thà tôi chịu giảm giá, nhưng được phá đi ngôi nhà cũ của tôi, và cũng không được sửa chữa nhiều, nghĩa là làm sao tôi nhận ra bộ mặt cũ của nó tôi mới thuận bán. Sao vậy bác? Tôi đã nói cho cậu biết ý kiến của tôi rồi mà! Tôi có thể bán nhà, nhưng không bán kỷ niệm của tôi, tôi phải ghi điểm này vào khế ước, trừ phi tôi chết đi. Điều này rắc rối thật. Nhưng với tôi lại là một việc rất đau lòng! – Lão Trần thở dài - Thật ra, nếu họ thông minh một tí, họ sẽ bằng lòng ngay, cậu nghĩ tôi còn sống được bao lâu nữa! Thế sao bác lại bán nó đi làm gì? Tôi phải sống hữu lý! – Lão Trần cười thiểu não- Tôi muốn bỏ Hương Cảng, tìm một nơi yên tĩnh để chờ chết, thật tình tôi không đủ sức để chăm sóc tài sản của tôi. Bác muốn đi đâu? Lão trầm tĩnh nói: Toi muốn đi du lịch khắp thế giới! Thật ra, tôi chỉ muốn nhìn lại một lần những nơi tôi đã từng đặt gót chân đến, những nơi đó có thể gợi lại kỷ niệm của cuộc đời của tôi. Đến khi chân chồn, tôi sẽ tìm một nơi để gửi thân như loài voi vậy. Bác không nên bi quan quá như vậy! Tôi thấy sức khoẻ của bác còn tráng kiện lắm. Y học tân tiến nên một người sống trên tám mươi tuổi là một việc rất bình thường, huống hồ một người chưa quá sáu mươi như bác! Tôi đã sáu mươi hai rồi. – Lão Trần bấm đốt ngón tay tính – Cái chết đối với tôi không còn là một vấn đề nữa. Thuở còn nhỏ, nhìn thấy người chết tôi sợ, sợ rằng một ngày kia sẽ đến phiên mình. Khi lớn lên, tôi lại sợ mình chết không đáng. Hai mươi năm trước đây tôi vẫn không muốn chết, khi đó là đang có chiến tranh với người Nhật, trước khi đi công tác tôi có để lại một tờ di chúc, nhưng chưa viết hết thì tôi đã khóc oà. Giờ đây, tôi cảm thấy chết chóc không còn đáng sợ nữa. Ngoài cái chết, có còn cách gì để được yên nghỉ mãi mãi? Có lẽ bác đã chịu ảnh hưởng của kinh Phật quá đáng, nhìn thân thế như bể khổ, chỉ mong được giải thoát, mong được trút bỏ bụi trần, cho rằng chết đi là sẽ được sống trong một thế giới cực lạc. Không! Không! Tôi không nghĩ như vậy, hơn thế nữa, tôi lại không thể nào tu thành chính quả. Thực tế, tội lỗi của tôi rất nặng nề, tôi chỉ cầu mong mình được huỷ diệt, để không vui sướng, cũng không sầu muộn. Xem ra đầu óc của lão Trần hơi có vẻ thất thường, tôi không muốn bàn vấn đề này nữa. Tôi lái câu chuyện: Triết có tỏ ý kiến gì về việc bán nhà của bác không? Lẽ ra cậu ấy không nên lo lắng về việc nhà cửa. Tôi nghĩ là trong một thời gian ngắn chưa thể bán đi được đâu, các cậu còn nhiều thì giờ để tìm nhà khác, cho dù có bán xong đi nữa các cậu cũng có thể ở thêm vài ngày. Tôi có bảo Triết nói lại với cậu, kể từ tháng sau, cậu cũng khỏi phải trả tiền nhà nữa. Anh ta có nhắc đến cô bạn nào của anh ta với bác không? – Tôi nhớ đến mỗi khi lão nói chuyện với chúng tôi, lão đều quan tâm đến việc hôn nhân của Triết. Lão trầm ngâm giây lát: Nói đến điểm này Triết tỏ ra rất tiêu cực, như vậy cũng đỡ cho tôi khỏi phải tốn tiền mừng. Không phải vì vấn đề tình yêu mà anh ta bỏ đi đâu. Lão Trần không nói gì, chỉ khẽ nhún vai: Vấn đề này thì cô bạn Triết phải lo lắng mới phải chứ! À! Cô biên tập nọ chắc lo lắng lắm phải không? Cô ta cũng chẳng biết mô tê gì cả? Còn một cô họ Ngô nào nữa? Dạ Ngô Phụng đấy! Nhưng vì giáo sư Trung gặp chuyện không may, nên cô ta không còn thì giờ nghĩ đến việc lẩm cẩm này nữa. Sức khoẻ của giáo sư Trung ra sao, phục hồi chưa? Mấy hôm nay tôi bận rộn quá, đã quên hỏi thăm cậu. Vì phải đi tìm Triết, tôi cũng không đến thăm ông ấy. Không hiểu ông ấy có thể phục hồi trí óc hay không nữa! Thật ra với tuổi lão, điều đó cũng không quan trọng lắm. Nhưng lần bất hạnh này chắc là phải phí nhiều tiền. Cũng may là ông có đóng bảo hiểm tai nạn, tiền thuốc men và tiền sing sống cũng không thành vấn đề. Điều đó lẽ ra là do chủ xe phải chịu trách nhiệm. Cảnh sát không tìm ra chủ xe sao? Chính ra giáo sư Trung không muốn. Tại sao vậy? Ông ta đâu phải là con người rộng lượng như vậy. Cảnh sát và công ty bảo hiểm đều mong ông cung cấp một ít tài liệu, nhưng ông lại bảo rằng chẳng biết gì hết. Lão Trần trầm ngâm một hồi. Lão đã có thành kiến với giáo sư Trung nhưng cũng không muốn tỏ ra mừng rõ trên sự đau khổ của người khác. Quả nhiên, lão lại lái câu chuyện sang Lưu Triết. Cậu khỏi phải lo cho Triết nữa. Tôi đã khuyến khích cậu ấy sang ngoại quốc du học với khả năng hiện nay của cậu ấy. Rất có thể cậu ấy đã tìm một nơi thanh tịnh để tự học, vài hôm nữa Triết sẽ viết thư cho cậu mà. Tôi chỉ mong rằng anh ta đừng hiểu lầm là được. Tuy nhiên, tôi không thích anh ta bỏ đi mà chẳng nói với tôi một lời như vậy. Đừng nên câu nệ như vậy! Chẳng có việc gì đáng để chú trọng cả. – Lão Trần ngáp dài - Tới giờ ngủ trưa của tôi rồi! Khi tôi đứng lên chào lão, lão lại tiếp tục tính sổ sách.