Từ phẩm đến lượngCác người theo trường phái Galen chính thống vẫn phê bình tác phẩm của Harvey. Phê bình cổ điển là do một người đương thời của ông, giáo sư Caspar Hofmann, một giáo sư y khoa lừng danh của đại học Aldorf, gần Nuremberg. Đại diện cho các bác sĩ nổi tiếng, Hofmann tố cáo Harvey là vô lương tâm trong nghề nghiệp của mình khi “vứt bỏ tục lệ của nhà giải phẫu” để đột nhiên chơi trò nhà toán học. Theo Hofmann, phương pháp đo lường vụn vặt của Harvey đã làm trệch hướng toàn thể vấn đề tranh luận. Hofmann đưa ra lập luận sau đây về cơ cấu có mục đích tổng thể của Thiên Nhiên”1. Ông (Harvey) có vẻ tố cáo Thiên Nhiên là ngốc nghếch khi nó đi lạc, quá xa trong một hoạt động có tầm quan trọng cơ bản là chế tạo và phân phối việc dinh dưỡng! Và khi đã nghĩ như vậy, sẽ còn biết bao sự lẫn lộn khác trong tất cả những hoạt động khác có liên quan đến máu!2. Vì lý do đó, ông có vẻ kết án nguyên lý đã được chấp nhận một cách phổ quát về Thiên Nhiên, mà chính ông ca ngợi bằng nguyên văn lời ông rằng nó không hề khiếm khuyết trong những gì là cần thiết, cũng không khiếm khuyết trong những gì là dưa thừa v.v…Tuy bị những chỉ trích gay gắt của những người theo trường phái Galen, Harvey vẫn đã thu hút được sự chú ý của những người thế giá trong việc đo lường “vụn vặt” những số lượng. Harvey đã không cô độc. Những người trên khắp châu Âu đang bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của máy móc, bắt đầu phân tích kinh nghiệm bằng những ngữ pháp mới về việc đo lường. Kinh nghiệm quen thuộc nay được biến đổi. Không gì dễ nhận thấy hơn cách suy nghĩ mới về sức nóng và lạnh. Nóng và lạnh, khô và ướt, là những sự phân biệt dễ cảm thấy bằng xúc giác. Theo các triết gia cổ Hi Lạp, những phẩm tính này kết hợp lại để làm thành đất, khí, lửa và nước, từ đó tạo thành toàn thể thế giới. Cũng như ngày nay chúng ta coi mùi hay vị là những loại khác nhau hơn là những lượng khác nhau, thì thời đó người ta cũng coi nhiệt độ như vậy.Khi y khoa còn bị thống trị bởi lý thuyết của Galen về các “dịch thể”, thì không có cách nào để đo lường tình trạng bên trong cơ thể bằng các qui luật bên ngoài. Sự pha trộn đúng mức các dịch thể ở một người tạo thành sức khoẻ, còn sự xáo trộn các dịch thể tạo thành bệnh tật.Sự phân biệt dễ thấy nhất về nóng và lạnh là ở trong khí hậu và thời tiết. Khái niệm về một thang đo sức nóng có lẽ trước tiên đã được ứng dụng vào thời tiết. Nó phù hợp với các vùng của hệ thống Ptolêmê trên khắp trái đất. Khái niệm về thang đo nhiệt độ, theo nghĩa mới, có lẽ đã xuất hiện cả trước khi có dụng cụ để đo nhiệt độ. Chính Galen đã từng gợi ý có thể dùng bốn “độ nóng và lạnh” để đo theo cả hai chiều từ một điểm trung lập được xác định bằng việc pha trộn các lượng bằng nhau của nước đá và nước sôi. Nhưng định nghĩa của ông vẫn còn mơ hồ và đương nhiên ông tin rằng quả tim là cơ quan nóng nhất trong cơ thể.Trước khi tìm ra cách để đo nhiệt độ cơ thể theo một thang phổ quát, người ta thường tin rằng nhiệt độ cơ thể thay đổi theo những vùng khác nhau trên trái đất. Những người sống ở vùng nhiệt đới có thân nhiệt nóng hơn những người sống ở vùng khí hậu lạnh. Cuốn sách đầu tiên ở châu Âu về y – toán học (De Logistica Medica) của Johannis Hasler ở Berne, 1578) đặt vấn đề cơ bản của nó: “Để tìm nhiệt độ tự nhiên của mỗi người, được xác định bởi tuổi tác, thời kỳ trong năm, độ cao trên cực (nghĩa là vĩ độ) và các ảnh hưởng khác”. Tác giả cung cấp một biểu đồ để tính nhiệt độ tự nhiên của một người sống ở một vĩ độ nào đó, nhờ đó thầy thuốc có thể điều chỉnh “nhiệt độ” của thuốc cho thích hợp.Trước kia đã có những “nhiệt biểu” (thermoscopes), là những dụng cụ để chỉ sự thay đổi của nhiệt độ, từ rất lâu trước khi có những “nhiệt kế” (thermometers), đo nhiệt độ theo một thang chia độ. Tuy Galileo có lẽ không phải là người đầu tiên, nhưng chúng ta biết chắc ông đã làm ra một dụng cụ để đo những thay đổi về nhiệt độ trong không khí. Việc sử dụng lần đầu tiên tên gọi “nhiệt kế” (thermometer) năm 1633 mô tả nó là “một dụng cụ để đo những độ nóng và lạnh trong không khí”.Câu hỏi ai là người đầu tiên làm ra nhiệt kế vẫn còn là một ẩn số. Một người bạn của Harvey, Bác sĩ Robert Fludd (1574-1637) vào năm 1626 đã khiêm tốn tuyên bố mình không phải người sáng chế ra nhiệt kế. Nhưng ông thừa nhận rằng ông đã tái khám phá lý tưởng chế tạo nhiệt kế “trong một bản thảo đã có ít là năm trăm năm xưa”. Từ trước khi có một dụng cụ thực tiễn để đo nhiệt độ thay đổi nhờ mức lên xuống của một chất lỏng trong một ống đóng kín, các nhà triết học tự nhiên đã có ý tưởng về chuyển động dựa theo nhiệt của chất lỏng cho những mục đích cao xa hơn. Salomon de Caus, một kỹ sư và kiến trúc sư ở Heidelberg năm 1615 đã có kế hoạch sử dụng hiện tượng này để chế tạo một động cơ vĩnh cửu. Và cũng dựa trên ý tưởng này, một doanh nhân Hà Lan, Cornelis Drebbel, năm 1598 đã sáng chế ra một “đồng hồ hay máy đo giờ, có thể chạy suốt 50, 60, thậm chí 100 năm mà không phải lên dây cót hay làm động tác nào khác, bao lâu các bánh xe và các phụ kiện khác không bị mòn”. Dần dần những thay đổi dụng cụ đo khí áp đã được ứng dụng vào việc chế tạo những đồng hồ đo “khí áp” tinh vi và chính xác hơn.Nhưng chính những giáo điều của Galen đã khơi dậy được một tinh thần sáng chế trong lãnh vực Click="noidung1('tuaid=2346&chuongid=22')">P 6 - Chương 21
P 6 - Chương 22
P 6 - Chương 23
P 6 - Chương 24
P 6 - Chương 25
P 6 - Chương 26
P 7 - Chương 27
P 7 - Chương 28
P 7 - Chương 29
P 7 - Chương 30
P 7 - Chương 31
P 7 - Chương 32
P 7 - Chương 33
P 8 - Chương 34
P 8 - Chương 35
P 8 - Chương 36
P 8 - Chương 37
P 9 - Chương 38
P 9 - Chương 39
P 9 - Chương 40
P 9 - Chương 41
P 9 - Chương 42
P 9 - Chương 43
P 10 - Chương 44
P 10 - Chương 45
P 10 - Chương 46
P 10 - Chương 47
P 10 - Chương 48
P 10 - Chương 49
P 11 - Chương 50
P 11 - Chương 51
P 11 - Chương 52
P 11 - Chương 53
P 12 - Chương 54
P 12 - Chương 55
P 12 - Chương 56
P 12 - Chương 57
P 12 - Chương 58
P 12 - Chương 59
P 13 - Chương 60
P 13 - Chương 61
P 13 - Chương 62
P 13 - Chương 63
P 13 - Chương 64
P 13 - Chương 65
P 13 - Chương 66
P 13 - Chương 67
P 13 - Chương 68
P 14 - Chương 69
P 14 - Chương 70
P 14 - Chương 71
P 14 - Chương 72
P 14 - Chương 73
P 14 - Chương 74
P 14 - Chương 75
P.14 - Chương 76
P.15 - Chương 77
P.15 - Chương 78
P.15 - Chương 79
P.15 - Chương 80
P.15 - Chương 81
P.15 - Chương 82
P.15 - Chương Kết
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!2346_50.htm!!!
P 13 - Chương 64
P 13 - Chương 65
P 13 - Chương 66
P 6 - Chương 26
P 7 - Chương 27
P 7 - Chương 28
P 7 - Chương 29
P 7 - Chương 30
P 7 - Chương 31
P 7 - Chương 32
P 7 - Chương 33
P 8 - Chương 34
P 8 - Chương 35
P 8 - Chương 36
P 8 - Chương 37
P 9 - Chương 38
P 9 - Chương 39
P 9 - Chương 40
P 9 - Chương 41
P 9 - Chương 42
P 9 - Chương 43
P 10 - Chương 44
P 10 - Chương 45
P 10 - Chương 46
P 10 - Chương 47
P 10 - Chương 48
P 10 - Chương 49
P 11 - Chương 50
P 11 - Chương 51
P 11 - Chương 52
P 11 - Chương 53
P 12 - Chương 54
P 12 - Chương 55
P 12 - Chương 56
P 12 - Chương 57
P 12 - Chương 58
P 12 - Chương 59
P 13 - Chương 60
P 13 - Chương 61
P 13 - Chương 62
P 13 - Chương 63
P 13 - Chương 64
P 13 - Chương 65
P 13 - Chương 66
P 13 - Chương 67
P 13 - Chương 68
P 14 - Chương 69
P 14 - Chương 70
P 14 - Chương 71
P 14 - Chương 72
P 14 - Chương 73
P 14 - Chương 74
P 14 - Chương 75
P.14 - Chương 76
P.15 - Chương 77
P.15 - Chương 78
P.15 - Chương 79
P.15 - Chương 80
P.15 - Chương 81
P.15 - Chương 82
P.15 - Chương Kết
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
http://eTruyen.com