Luôn mấy ngày mây đen kéo tối sầm. Cái quang cảnh mùa hè bỗng như nhuộm hẳn màu thụTrang nằm ro ró ở nhà đã thấy chán. Hôm đầu còn vui đọc sách viết văn. Đến hôm thứ hai thứ ba, dầu có cầm sách lên, tâm trí cũng mãi để vào đâu không hiểu một chút gì. Chàng thấy cái tính vui vẻ nó như lìa bỏ chàng, cho đến cái cảnh tự do, nhàn dật của mình cũng nghe không có cái hứng vị êm đềm như chàng đã tự hứạ Trang nóng lòng không biết bao giờ mới tạnh mưa, ra sân xem thấy mây đen còn che kín cả vòm trời thì lại chắc lằn, giậm cẳng. Hết ngồi thừ ra suốt giờ như pho tượng gỗ, chàng lại vùng đứng phắt dậy đi lui tới trong phòng, tiếng guốc nện rất đều như một cái quả lắc đồng hồ đánh chậm.Những sự nghĩ ngợi lan man của chàng nó cứ rõ rệt dần ra rồi sau chỉ quay cuồng quanh một cái trung tâm điểm: NgạChàng nóng lòng vì nhớ Nga vậỵChàng cảm thấy mình vừa nghi hoặc, vừa vui mừng:- Có lẽ nào ta mặc bệnh tình một lần thứ hai nữa chăng? Vô lý thật! Miệng Trang lẩm nhẩm thế.Nhưng nhớ lại mấy ngày trước, chàng phải nhìn nhận rằng đối với sự độc thân mình đã hết nhiệt thành từ lâu rồi, có lẽ từ khi gặp Nga lần thứ nhất. Câu nói bông đùa đáp lại ông già xem số chính là một lời thú thật. Mà những trang nhật ký chàng cố lên giọng biểu dương cái cảnh cô độc tự do của mình nó che đậy một cách hở hang sự thay đổi ý kiến của chàng vậỵTrang so vai cười gằn như người đã không còn tự tin. Chàng chợt nghĩ:- ừ, nếu ta cũng có vợ thì cuộc đời ta nó sẽ ra saỏChàng bỗng mơ màng thấy một cái nhà vườn cây lá rườm rà tỏa kín lại như một cái động tiên, vợ chàng đang đi hái hoa, chung quanh lại có vài đứa bé, con chàng, lên bốn lên năm, rất dĩnh ngộ chạy theo mẹ nó reo cười đùa bỡn. Rồi chàng chợt ở đâu đi về, lũ bé liền mừng rỡ la ó lên làm cho vợ chàng bỗng quay đầu lại tươi cười mơn trớn. Trang thốt nhiên giật mình, ngần ngừ, sung sướng vì thấy người vợ chàng giống hệt Nga mà nhìn kỹ thì chính thật là NgạSự liên tưởng ấy làm cho chàng bật phì cười, bảo dạ?- Ngông cuồng đến thế thì có chết điếng người ta đi không? Người ta giữa đường cũng bắt quàng làm vợ!Nhưng Trang một khi đã nghĩ đến Nga thì cứ triền miên về một sự đó. Tâm trí chàng theo đuổi Nga như một cái bóng thoáng chập chờn, trêu ghẹọ Trang tưởng tượng ra nhiều bận gặp gở với nàng ở những chỗ nước non hữu tình tuyệt diệụ Chàng mơ hồ gặp Nga ở bên bờ khe róc rách dưới muôn nghìn quả dom chín đỏ trên cành, hoặc đang ngồi chung với nàng trên một chiếc thuyền nan, vào buổi chiều hôm, hai người cùng đổ đến một cái cồn lau hoang dạị Hoặc Nga đang bị một lũ cường bạo nó bắt cóc, chực liều mình cho tròn danh tiết thì chợt Trang ở đâu vừa đến, liều sống chết xông vào đánh tháo nàng ra, như trong chuyện kiếm hiệp của Tàu đời xưa vậỵ ở những nơi đó càng thấy Nga tăng vẻ dịu dàng uyển chuyển.- Chết nỗi! Sao mà giàu tưởng tượng thế? Nhưng đã vậy thì cũng đủ mãn nguyện rồi, phải gặp gỡ thật làm gì nữa!Trang cố thu hết tinh thần, cầm bút quệch quạc một bức ảnh trắc diện Ngạ Vẽ xong chàng bỗng cười ầm lên vì chẳng thấy Nga đâu lại chỉ thấy bác đàn ông chăm bẳm.Khi đó, thằng Cồ ở ngoài bước vào, Trang ngỡ nó làm gì nên ban đầu không để ý, nhưng sau cứ thấy nó lảng vảng bên mình, chúm chím cười ra vẻ bí mật thì chàng phải lấy làm lạ hỏi rằng:- Thằng nhãi ranh nầy mầy làm cái trò gì thế?Thằng bé con làm bộ không nghe câu hỏi ấỵ Trang quát:- Cồ! Tao hỏi sao mầy không nóỉ- Bí mật lắm! Con biết nhiều chuyện bí mật lắm cậu ạ! Thằng Cồ còn chưa chịu nóị- Gì thì mầy cứ nói mau nghe thử nàỏ- Thứ nhất là bà Sáu bảo con hỏi cậu có ưng con ông thầy thuốc bắc đàng xóm trên không, nghe bà ta cứ khen rầm ông ấy lên bà bảo là cô con lại càng kháu lắm! Nếu cậu đi xem mặt rồi mà bằng lòng thì cậy bà ta nói giùm vào một tiếng là chắc được.- Chỉ có thế? Mầy hãy lập tức xuống bảo Bà Sáu rằng tao là thầy tu nghe không, rầy về sau đừng có đa sự nữạThằng bé giả lờ hờn mát, bỏ đi ra nói một mình: - Tưởng cậu thích nghe thì còn một chuyện của cái cô ngoài bể nữa, nhưng cậu không thèm nghe thì thôịTrang vội gọi dật nó lại:- Khoan đã! Mầy muốn nói cô Tư ấy à?Thằng Cồ ra mặt người biết chuyện, quay trở vào nói:- Cô Tư Nga cậu ạ.- à mấy biết. Rồi sao nữả- Thì để thủng thẳng con nói chuyện cho cậu nghẹ Nguyên bên nhà bà Nghè có một người ở là chú Chồn, cậu có nhớ không? Con ra chợ thường đi về một đường với chú ấy nên đâu vài bữa thì con tìm cách làm quen ngaỵ Hỏi chuyện nhà bên ấy gì, chú Chồn cũng nói cả. Vì thế mà con biết rằng cô Nga mà cậu thường gặp đó trước hứa gả cho một ông đốc thầy thuốc nào, học giỏi lắm.- Lão Chồn nói vậy à? Mầy coi chừng đừng có nói chạ!Trang gặng hỏi thằng Cồ thế, nhưng mặt đã xám như chàm.- Thật thế cậu ạ. Nhưng ông đốc ấy làm rể được vài năm chưa kịp cưới thì chẳng may đau bệnh gì đó rồi mất. Nghe nói cô ta thương khóc quá, bỏ ăn bỏ ngủ không chịu lấy chồng khác nữạ Cho nên bà Nghè mới đem cô ta đi chơi cho khuây khỏa đi đó.Trang không muốn nghe nữa, bảo thằng Cồ đi ra rồi chàng mới gục đầu xuống bàn, nói thầm một cách thất vọng:- ừ phải rồi, không trách gì mà cái mặt buồn tanh như bà vãị Đời bây giờ làm gì có một cô tiểu thư ngoài hai mươi tuổi đầu mà chưa từng thương yêu aỉ Chỉ có mình là lẩn thẩn lại đòi yêu trộm nhớ thầm con người ấỵ Ai còn gan ruột đâu mà đoái hoài đến mình mà chắc họ cho là một tên thư ký quèn lại hiện giờ vô nghề nghiệp!Trang nghe trong lòng lạnh ngắt, gắng gượng tìm câu yên ủy rằng:- Nhưng có yêu thì cũng phải người ta yêu lại như mình, còn không thì thôi, quả tim họ phải là hoàn toàn vật sở hữu của mình, chứ giá họ có bố thí cho mình một chút ái tình thừa thải nữa thì Trang nầy cũng chẳng màng nào! Vả chăng mình cứ trung thành với chủ nghĩa độc thân thì có hơn không? Mình lại chẳng thừa thấy cái mặt trái của các gia đình anh Lục anh Hòe sao, đều vì sự phản trắc của đàn bà mà phải đến hư nát.Từ lúc ấy, Trang chán nản suốt ngày, ngồi vò võ trong phòng trông hạt mưa bụi ngoài song nó cũng có một vẻ buồn bát ngát...Nhưng qua hôm sau Trang ngủ dậy thấy trời tạnh ráo, quang đãng thì lại bằng lòng lắm. Chàng chỉ mong đến chiều là ra bể. Bị giam ở nhà luôn mấy ngày, lại muốn cho khỏi chờ đợi mất công, Trang bèn định qua sông đi dạo phố ăn cơm hàng một bữa và luôn tiện mua ít món đồ hộp. Đi giữa đường, chàng nhớ lại mấy câu nói của thằng Cồ mà nghĩ rằng:- Thì Nga chẳng qua cũng như mình, chỉ có khác là nàng không bị người yêu phụ bạc. Nhưng kể thì cũng đau khổ như nhaụ Biết đâu sự không chịu lấy chồng đó lại chẳng tỏ ra rằng Nga là một kẻ si tình đáo để, không thể quên được người yêu chớ chẳng phải vì chê bai những kẻ khác không xứng đáng với nàng. Và nếu, ừ chỉ nếu mà thôi, nếu mình tìm được một chỗ mà chen vào trong tấm lòng héo hắt ấy thì chẳng phải hèn đâu, chính là vinh dự đấy! ồ! Còn gì sung sướng bằng làm cho một kẻ chán đời lại vui vẻ mà sống. Kẻ đồng bệnh với nhau thường dể hiểu nhau mà yêu nhau một cách mặn mà thấm thía hơn.Buổi sáng mai ấy, Trang vào nhà hàng ăn và mua ít thức vặt xong, liền cố đi dạo phố cho hết giờ, mãi đến trưa đứng bóng mới về. Chàng tính ngủ một giấc cho đến chiều, nhưng chẳng hề nhắm mắt được. Trang đành phải vùng dậy giở chồng báo ra xem.Mới hơn ba giờ chàng đã ăn mặc rất chỉnh tề hăm hở đi ra bể. Trang biết cón sớm bèn tìm đến xem mấy chiếc ghe chài về trễ họ chở cá vào cho kịp buổi chợ chiềụ Thỉnh thoảng lại đưa mắt trông chừng thử có bà Nghè cùng Nga ra chơi chưạ Nhưng chờ đã lâu, mấy chiếc ghe họ đã lần lượt dời đi hết mà chẳng thấy bóng tăm một ai cả. Trang chẳng vui, song giở về thì cũng không đành. Phải chi có thằng Cồ thì chàng còn nói chuyện phiếm với nó cho đỡ buồn, vì từ hôm quen biết với bên nhà Oánh thì Trang hay hợp đoàn đi với họ và chỉ về ăn cơm nhà.Một hồi lâu nữa, trời đã chập choạng tốị Trang chẳng con hi vọng gặp Nga mới chịu dứt ra về.- Lạ nhỉ! Trời tốt thế nầy mà không ra, chắc là họ mắc khách. Mới nắng được một ngày mà lại hỏng gặp mất, rõ đen cho mình thôi! Hãy đợi đến chiều mai chứ saọTrang nóng lòng muốn gặp Nga để dò xem tình ý nàng ra thế nàọNhưng luôn hai hôm sau lại cũng chẳng thấy Nga đâu hoặc ai bên nhà nàng mà hỏị Trang lấy làm khó chịu quá, không hiểu vì saọ Chàng tức tối, muốn đánh một cái dấu rốt cho cuộc tao phùng ấy và bỏ quách chuyện đó đi, đừng đèo bòng gì đến nữạDù thế mặc lòng, suốt cả đêm Trang cứ trằn trọc mãịSáng hôm thứ tư, chẳng đừng được, chàng phải gọi thằng Cồ lên hỏi rằng:- Mầy nói có quen với một người ở bên bà Nghè phải không?- Dạ phải, chú Chồn.- Tao bảo việc nầy, mầy phải cố lên hỏi chú ấy cho ra: vì sao bên cụ Nghè mấy bửa nay không thấy ra bể chơi hay là đi đâu rồi, mầy nghe rõ chưả- Con hiểu rồi cậu ạ.- Mà mầy phải kín miệng, đừng nói rằng tao bảo hỏi mà họ sinh nghi nhé!- Cậu không lọ Bây giờ con đi ngay, có lâu lắm cũng trong một giờ là cậu sẽ rõ đâu duồi gốc ngọn. Thằng Cồ có vẻ tự đắc, vào xách rổ tất tả đi ra chợ.Trang ở nhà cứ đi đi lại lại trong phòng. Chờ lâu quá chàng đã nghe nôn ruột, chợt thấy thằng bé chạy về ngoài sân, mặt hớn hở nói:- Con biết rồịTrang mừng rỡ, chạy ra khen dồi nó:- Thế thì mầy giỏi quá! Nhưng mầy biết làm saỏ- Cậu còn nhớ bữa trời mưa to, cậu về nói chuyện ai nấy đều bị ướt?- ừ, rồi saỏ- Thì bữa ấy cô Tư vì bị dầm nước mưa nên có cảm sơ sài gì đó thành ra không đi chơi được. Còn thầy Hai thì có việc đi khỏi đã ba bốn bữa ràỵ Chỉ có thế chớ không còn gì lạ.- ồ! Mầy giỏi lắm, tao phải trọng thưởng mới được.Trang rút ví lấy hai hào bạc cho thằng bé. Nó mừng cuống lên, chạy tuột xuống bếp.Trang trở vào phòng ngồi nói rằng:- Chỉ vì cô ấy đaụ Nhưng cũng phải cho biết thế. Chiều hôm ấy Trang ở bể đợi cho trời tối mịt mới về. Nghĩ làm sao, khi gần đến nhà lại quay trở lui đi thẳng qua nhà Oánh. Chàng dừng lại ngoài ngõ nhìn vào thấy ở trong vẫn thắp cây đén măng sông sáng trưng, bà Nghè đang lom khom làm gì bên cái kệ nhỏ. Mấy chú người nhà đang cất dọn thức ăn trên bàn. Còn Nga thì chẳng thấy đâụDẫu biết rằng trong nhà chẳng có việc gì khác thường, Trang cũng tưởng tượng Nga gầy yếu xanh xao đang nằm trên giường bệnh mà chỉ có chàng ngồi một bên săn sóc thuốc thang, thỉnh thoảng Nga lại trông vào chàng cảm ơn bằng một nụ cười tươi thắm.Lưỡng lự hồi lâu, Trang sẽ nói:- Hay là ta đi vàỏNhưng thế rồi chàng vẫn đứng ỳ một chỗ, như bị trồng ra đó, ngẫm nghĩ:- Ai lại có sống sượng thế thì có khác phơi cái tim đen mình rạ Nga thì chẳng nói làm gì, mình còn cầu cho nàng biết, chớ ngộ bà Cụ và mấy chú kia đoán được ý mình thì họ cười cho cũng đủ trơ trẽn chết!Rồi Trang so sánh mình với mấy chú đầy tớ trong nhà mà thèm thuồng cái thân phận họ:- ở như thế thì họa là trả tiền thêm cho người tạTrang còn chưa nhất định thế nào chợt thấy bóng người trong sân, liền thụt lùi mấy bước, rón rén bỏ ra về.Dọc đường, chàng phải tìm cách tự ủy:- Mình khờ khạo lắm! Biết đâu người ta chẳng nhớ mình và cũng mong mỏi như mình thế?Qua hôm sau, Trang thấy mình bạo dạn hơn trước. Ăn cơm xong, chàng trần trựa một lát rồi quả quyết phen này gặp Nga cho kỳ được. Đi đến nơi, chàng bước thẳng vào nhà, chẳng thấy bà Nghè và mấy chú đầy tớ đâu, chỉ có Nga đang nằm trên cái ghế xếp, một quyển sách nhỏ ý chừng là quyển tiểu thuyết đằng dưới bàn taỵTrang vừa mừng vừa ngượng nghịu, cất mũ chào:- Thưa cô, anh Hai tôi không có ở nhà?Nga liếc thấy Trang không kịp giấu một nụ cười tươi tỉnh, ngồi nhỏm dậy se sẽ đáp:- Chào thầy lại chơị Vâng, anh tôi có việc phải đi vắng vài hôm, có lẽ cũng gần về.Nga thấy Trang mắc cỡ, lúng túng, hai bàn tay quay tròn chiếc mũ dạ, thì mạnh mẽ nói thêm:- Xin mời thầy ngồi xơi nước chọ Má tôi làm gì dưới nhà rồi cũng lên.Trang đã sắp đặt trước bao nhiêu câu hỏi, đến lúc bấy giờ đều quên cả, chỉ ấp úng nói được một lời:- Tôi nghe nói rằng cô từ hôm mắc mưa thì có mệt?Câu hỏi hớ ấy đã gieo một tia sáng vào trong trí Ngạ Nàng nghĩ rằng:- Anh này bảo là nghe nói, nhưng nghe ai, mình ở đây có quen ai đâủ Thôi chắc là ảnh cũng không lãnh đạm với mình rồi, mấy bữa nay thấy mình không ra bể thì sinh nghi mà đi do thám vậỵNga hai má đỏ gay, se sẽ đáp:- Cảm ơn thầy, tôi vì yếu đuối quá nên cũng có rã rời đi mấy hôm, chớ chẳng đến đau ốm gì.- Thế thì cô cũng gần ra chơi được?- Vâng cũng chừng một hôm nữa là tôi sẽ mạnh như thường và đi đứng như trước.Trang được Nga ngọt ngào, thỏ thẻ trả lời cho mấy câu hỏi mình thì mừng lộ ra mặt, nhưng chẳng biết nói gì nữa đành phải tính chuyện cáo thối:- Tôi ngỡ anh Hai có ở nhà nên tính lại rủ đi chơi, chớ chẳng có việc gì cần kíp. Vậy thời cô gắng dưỡng cho mau mạnh, tôi xin chào cô nhé!- Không dám! Xin chào thầỵTrang bước ra trong bụng mừng khấp khởi như mới vào được động Thiên thai nhưng lại tức giận cho mình rụt rè nhút nhát quá.- Ăn nói luộm thuộm thế thì một thằng chăn trâu nó cũng nói được bằng mười!Còn Nga thấy Trang ra khỏi rồi liền cười thầm rằng:- Không biết hỏi cái gì mà hở hàng thế? Nghe người ta nói! Ngộ mình hỏi gặng là nghe ai, thì mới saỏNhưng dẫu nói gì, nàng cũng không thể không cảm động vì cái cử chỉ ngỡ ngàng của Trang ấỵ Chàng ta e lệ như thế mà còn đánh bạo đến thăm nàng thì chắc là yêu nàng đến cực điểm. Nga cũng chắc rằng chuyện hỏi Oánh chẳng qua Trang thác ra cho có cớ để đến thăm mình đó thôị Nàng rất vui sướng mà biết rằng trong khi mình nằm dã dượi thì có một kẻ đang thầm vụng tưởng nhớ đến mình không giây phút nào nguôị Sự thật là Nga trong mấy ngày nằm ở nhà nàng cũng ngong ngóng chờ Trang, có khi đã phải lấy làm giận sao vắng mình mà chàng nỡ vô tình không tìm đến. Trong tâm trí nàng cái diện mạo người thiếu niên đã nhiều lần hiện ra ngang hàng với Thạch.