Chương 5

    
iện Thâm thức dậy thì đã sang một ngày mới. Một ngày mới cũ như trái đất, nên chẳng có gì mới đối với nó cả. Vẫn thế, vẫn thế.
Phong cảnh ở đây như rắc một lớp bụi nâu. Đường xe hơi và xe lửa gặp nhau ở đây. Đoàn xe đỗ lại để lấy thêm chất đốt cho người và xe.
Tên chỉ huy trưởng hất hàm bảo Điện Thâm:
- Xuống ga kia kiếm gì bỏ bụng, mày!
- Em đâu có tiền!
- Dân miền Nam giàu bỏ mẹ lại kêu không tiền!
- Dạ em và gia đình em đi kinh tế mới từ khi Giải Phóng vào!
Tên chỉ huy trưởng trợn mắt:
- Gia đình tập kết lại đi “Ca-Tê-Em” (KTM) à!
- Dạ người ta bắt lầm. Má em van xin nhưng họ không nghe. - Điện Thâm nhanh trí nói trớ - Gia đình em phải lãnh một cái cuốc chim và ba lít muối đi lên rừng sản xuất.
Tên chỉ huy trưởng trợn mắt nhưng dịu giọng:
- À mà cách mạng đang tiến lên quá độ, có khi cũng nhầm! - Có lẽ để đền bù cho sự nhầm lẫn của cách mạng, hắn móc túi chọn một tờ giấy bạc và bảo: Cầm lấy xuống ga mua chuối bánh hay bất cứ thứ gì bỏ vào mồm được đem lại đây ta chén! Từ đây chạy suốt thì phải chiều mai mới về tới Hà Nội. Ở đó tha hồ mà ăn tươi.
- Ở thủ đô “ngày mai ăn khỏi trả tiền” hả đồng chí?
Tên cán bộ không hiểu giai thoại chế diễu trong sách nên trừng mắt:
- Thủ đô nào ăn khỏi trả tiền? Bố láo!
Thằng Điện Thâm giật mình đánh thót: không nên đùa! Lỡ lòi đuôi “kịch sĩ!”
Nó cầm tờ giấy bạc, đưa lên mắt xem và hỏi:
- Giấy này bao nhiêu đây, thủ trưởng?
- Hai hào chỉ đấy! Đã giải phóng cả năm rồi không biết à?
- Em đi kinh tế mới có thấy tiền bạc bao giờ?
Rồi nó lủi thủi đi về phía ga lèo tèo ba cái hàng nước vối với mấy cái bát sành. Từ ngày giải phóng vào....
Ruồi bâu lên mấy cái vỏ chuối dưới chân bàn, bay tủa ra như một giàn nhạc tí hon chào khách quý.
Bà hàng nước chít khăn nâu đon đả mời:
- Anh giải phóng về chơi quê ta đấy à? Mời anh xơi bát nước!
Điện Thâm dừng lại, ngồi vào bàn thong thả nâng chén hớp từng ngụm. Nước chát chát, nhưng vừa đói vừa khát, nuốt cũng ngon.
Xong rồi, đứng dậy oai hùng cất bước.
Bỗng nghe tiếng chân chạy phía sau:
- Anh cho tiền nước ạ!
Điện Thâm ngạc nhiên trước cái bàn tay răn rúm chìa ra run run. Điện đặt tờ giấy trong lòng bàn tay già và nói: “Cảm ơn cụ”.
Nó không kịp nghĩ gì khác. Nó chợt hiểu ra, tiếng mời ở đây không có nghĩa như ở trong Nam. Hơn nữa đây là cửa hàng nước không phải nhà riêng.
Nó đi đến trước cửa ga, đứng ngơ ngơ ngáo ngáo không biết để làm gì thì thấy một tấm bảng đỏ lói mang những dòng chữ vàng chóe. Đây là cái lối của họ. Mắt Điện đã từng quen nhìn ở Sài Gòn và những chợ - đã đi qua - bảng đỏ và sao vàng. Đỏ là máu, vàng là vàng lá và vàng khối. Muốn có vàng nhiều phải đổ máu. Lãnh tụ cộng sản, tên nào cũng giàu sụ là nhờ máu của chiến sĩ và cán bộ của chúng đổ ra. (Tiền của chúng rồi sẽ mua hết bọn tư bản. Nhưng tư bản nhầm tưởng rằng họ sẽ chinh phục, bắt cộng sản phải đầu hàng vì... tiền!)
Một tiếng còi thét lên như tiếng con lợn bị chọc tiết, làm Điện giật mình. Nhưng nó cũng cố xem qua những dòng chữ:
“Nơi đây, đồng chí Lê Duẩn đã từng làm công nhân tàu hỏa năm 1933 để xây dựng cơ sở đảng. Cũng chính năm này đồng chí bị bắt đày đi Côn Đảo...” Tiếng tàu hỏa lại éo lên làm Điện ngưng đọc.
Điện định quay trở lại, nhưng sực nớ ông chỉ huy trưởng đưa tiền cho đi mua chuối, bánh, lỡ đã uống nước vối hết một hào rồi. Còn một hào làm sao mua nổi bánh, chuối đem về. Nhưng tô nước vối đã một hào thì với một hào còn lại làm sao mua được món gì để bỏ vào bụng, nhất là cái bụng từng quen thắt như đám lính này?
Tuy vậy, hãy thử thời vận xem sao. Nghĩ vậy Điện quay lại hàng nước hỏi giá một nải chuối. Bà cụ trả lời bằng một câu hỏi:
- Đằng nớ xài giấy chi đấy?
Điện hiểu và đáp ngay:
- Giấy miền Bắc chính cống ạ!
- Giấy cụ tôi không quen.
- Giấy đức thánh Trần đâu còn nữa ạ!
Bà cụ cười giơ cả lợi ra:
- Anh nói rứa răng không còn? Một đức thánh ăn 10 cụ ở đây này!
Điện giật mình đánh thót, quay mặt ngó quanh. Thấy năm bảy người đi tới, Điện đưa tay sờ nải chuối vàng hườm, vờ hỏi để lấy oai:
- Chỗ này cụ tính bao nhiêu?
- Tôi không biết giá!
- Sao cụ treo bán?
- Treo thì treo nhưng bán thì không bán!
- Thế cụ biếu không cho khách à?
- Có loại khách tôi biếu không. Nhưng đằng nớ không phải là loại khách ấy.
Bà cụ nhìn chăm chăm vào cái nón của Điện làm Điện nghe buốt tới óc. Điện hiểu bà cụ muốn ngầm nói gì với Điện. Cái sao vàng trên nón làm khổ Điện nhưng bằng cách nào nói cho bà cụ biết cái bụng của mình.
Đám người đi qua. Họ cười nói rân ran, giọng nói nặng chình chịch. Điện không nghe ra họ nói gì. Y như họ là người ngoại quốc vậy.
Điện hỏi: Cụ bán cho cháu một hào chuối hoặc bánh được không?
- Chuối làm gì bán có một hào? Chả nhẽ tôi lại bán cho ông nửa trái à? Đời này có ai mua nửa trái chuối không?
Điện tìm cách thuyết phục bà già:
- Cháu không có tiền cụ à.
- Ăn cướp của người ta, chở đầy xe chở về ngoài ấy, mà kêu không tiền à?
Bà già lại nhìn cái nón cối của Điện với cặp mắt gay gắt. Một chốc, không hiểu sao bà lại bảo:
- Thôi bẻ trái đèo cuối nải chuối, tôi bán rẻ cho đó.
Điện bẻ trái chuối và đưa tiền cho bà lão. Bà không nhìn, đút vào dưới nắp tràng bằng tre hỏi: “Mặt mũi râu ria ai thế này?”
- Cụ Hồ đấy.
- Cụ Hồ nào?
Điện dậm chân:
- Giải phóng cả năm rồi bà chưa biết cụ Hồ là ai sao?
- Làng tôi ở gần rú rậm, có cụ Hổ chớ không có cụ Hồ!
Điện cầm trái chuối về đưa cho anh chỉ huy trưởng và thuật lại câu chuyện. Anh chỉ huy trưởng bẻ nửa trái đưa cho Điện, không nói mắc rẻ, chỉ chép miệng:
- Bà già lạc hậu lại ở ngay quê đồng chí tổng bí thư. Rồi móc đưa cho Điện tờ bạc khác- mày đi mua hai cái bánh ú.
Điện bảo bánh ú đàng quán hết rồi. Thực ra Điện không muốn trở lại để nghe bà lão mắng mỏ. Tuy trong bụng không thích nhưng ngoài mặt phải làm ra vui. Đời là một vở tuồng. Câu nói của bà Phước Lộc Thọ là một nguyên lý để sống như nguyên lý Archimède trong vật lý, Pythagore trong hình học vậy.
Xe lửa ở phía Nam đỗ lại ở ga. Nó mang dòng chữ bên hông vàng ngoách, trong bụng nó là gạo, TV, tủ lạnh và tù. Những thứ ấy chở ra Bắc. Đó gọi là con tàu Thống Nhất.
Điện lên xe. Không biết suy nghĩ những gì. Đầu trống mà bụng cũng rỗng. Anh chỉ huy trưởng cứ lầu bầu về bà già lạc hậu ở quê đồng chí tổng bí thư.
Xe chạy nhanh. Đường không xốc nhiều. Điện định bụng sẽ bình tĩnh xem cây cầu Hiền Lương ra sao nhưng khi mở mắt thì đã qua khỏi lâu rồi. Đứa con đi tìm bố bây giờ đã lọt ra đất Bắc XHCN. Rồi cái gì sẽ tới?
Điện nhớ mẹ và hai chị. Không biết bây giờ họ ở đâu? Chị vượt biên có thoát không? Mẹ có về quê ngoại được không? Lòng cứ dậy lên cuộn tơ vò. Cái thiên đường kinh tế mới bây giờ có thêm mấy cái lò thổi rèn đúc cuốc chim cho dân miền Nam đi xây dựng xả hội chủ nghĩa bằng những tấm tôn nằm úp trên những sườn nhà xiêu vẹo do những bàn tay đàn bà dựng lên.
Tên Lê Duẩn là đồ tể áo quần sạch sẽ nhưng nó uống máu người không biết tanh. Nó là tên cướp mặt mũi bình thường nhưng tay nó đã đốt phá sạch xóm làng miền Nam. Chính nó!
Dân Nam kỳ gọi nó là con heo. Dân miền Bắc kinh hãi nó nhất. Nó ăn nói như chó táp nước bèo, học hành chẳng ra chi, nhưng sao nó lại làm chúa một xứ, tại sao có những tên Nam Kỳ học thức lại quì lạy nó coi nó như cha?
Điện tự hỏi rồi ngủ vì mệt mỏi ê chề. Giấc ngủ không biết kéo dài bao nhiêu năm nữa!
Nó tưởng đã qua hàng thế kỷ, nhưng khi nó mở mắt ra thì nó vẫn thấy đoàn tàu đậu ở gần cổng xe lửa với cái tấm bảng đỏ chóe mang thành tích của đồng chí “tổng bí thư Lê-con-heo”
Bà Phước Lộc Thọ ngưng một lúc, bà ngó ra ngoài ngó quanh nhà rồi nhỏ giọng lại:
- Bữa nay tao hỏi thiệt mày. Mày biết ‘ông dượng’ của mầy là ai không?
- Dạ thì là ông Dượng chớ còn ai.
- Nhưng mà gốc gì?
- Dạ cái đó con không rõ.
Bà Phước Lộc Thọ cười, bảo:
- Con rõ làm sao được! - Rồi bà đi vào buồng lục lạo một chốc trở ra, bà giơ tay “chào đồng chí đại tá con!”
Thằng Nam giật mình khi thấy cái nón cối úp trên đầu người đàn bà với ngôi sao vàng lồ lộ. Bà Phước Lộc Thọ nói: “Ông Dượng của mày như thế đó đó. Đỏ hoéc chớ không phải xanh lè đâu, nhưng xáp với tao là vì.... cái mùi tanh tao mới vừa nói đó”.
Thẳng Nam ngẩn ngơ. Bên trong cánh gà sân khấu có quá nhiều bí ẩn, nó không hiểu nổi. Cái tuổi non nớt của nó làm sao hiểu nổi vở kịch Đồng Minh, trò múa rối của Nga Xô và cái lớp sơn xanh đỏ chung sống hòa bình này cho nổi.
Bà Phước Lộc Thọ nói:
- Gia đình tao cũng không khác gia đình mày bao nhiêu. Chồng tao là đại tá tỉnh trưởng này. Ông ta không đầu hàng nên chúng nó bắt đi biệt tích tao mới vừa tìm ra. Gia đình tao cũng phải đi kính tế mới. Được ít lâu ông “Dượng” mày lên lãnh về. Ở đời này có ai cho không caí gì! Người ta vớt tao ra khỏi kinh tế mới không phải là một việc phước thiện... Các con tao không đồng ý nên không sống chung trong một nhà với tao như trước nữa. Nhưng chúng nó biết đâu sanh mạng của bố chúng đang nằm trong tay người ta. Tao không thể để cho bố chúng nó chết.
Hôm vô trại Võ thị Sáu tao hơi gặp trục trặc vì mấy ông lớn mới đổi lại chưa giao tiếp với ông “Dượng” mày. Ông ta là chúa tể vùng này, với bí danh là Năm Ẹo. Ông ta cho phóng viên đăng bài nói rằng sở dĩ ông đi ẹo ẹo là trước đây ông bị B52 vùi làm hỏng xương sống. Trong vùng này ai muốn gì phải được Năm Ẹo gật đầu. Tao nói vậy cũng chưa hết đâu. Nhưng đại khái để cho mày hiểu rằng, như tao nói lúc nãy, cuộc đời này là một tấn tuồng kinh hoàng cùng diễn một lúc trên sân khấu, nhưng ở góc này thì bi, góc kia lại hài. Như trong căn nhà bé nhỏ này cũng có một vở kịch, trước đây chỉ có hai vai chánh, bây giờ thêm một vai phụ là mày đó. Tuy là vai phụ nhưng phải đóng cho khéo nghe con. Rồi đây sẽ còn một màn kịch mà mày phải đóng với tao. Trước khi ra sân khấu mày phải tập cho thuộc làu. Vì thế tao mới bảo mày kêu tao bằng ‘má’ là thế đó. Và từ rày mày kêu như thế luôn, không thay đổi nữa.
Thấy thằng bé ngồi tần ngần, bà Phước Lộc Thọ tiếp:
- Mày ra đường gặp cọp 30 hoặc beo 54 hạch hỏi mày cứ bảo mày là con Năm Ẹo thế là đi xuông hết. Cũng như thiên hạ chế diễu tao: “Người ngay mà lấy tên Ẹo”. Tao chỉ cười! Có sao đâu! Đời là một tấn kịch mà! Thì tao là con đào hạng bét hay đào thương còn hắn là ‘kép nhứt’ hay kép nhì thì cũng thế thôi!
Bỗng có tiếng chân ngoài trước, bà Phước Lộc Thọ bảo:
- Ổng về đó! - Rồi bà tất tả chạy ra mở cửa.
Một người đàn bà ẵm con vào mắt sưng húp. Bà mếu máo:
- Xin bà giúp cho cháu xin xác chồng cháu về.
- Ông ở trại nào thế?
- Dạ trại Bà Rá!
- Trại đó thuộc phạm vi này tôi có thể xin được. Bà ngồi kể cho tôi nghe xem trường hợp thế nào?
- Dạ tôi lên đó thăm nuôi chồng tôi. Nhưng chồng tôi không được ra gặp tôi, họ đòi tôi phải...dạ khó nói quá hà!
- Rồi thế nào?
- Rồi anh ấy tự vận! Quản giáo bảo đó là hành động chống đối chế độ nên không cho tôi xin xác về quê. Quản giáo đã cho chôn nhưng không đắm nấm.
- Luật đâu có cái luật kỳ lạ vậy?
Xảy đâu ông đi về. Bà kể lại câu chuyện. Ông bảo:
- Tụi này làm hỏng chính sách của đảng hết. Đồng chí Phạm văn Đồng khi bái tổ vinh qui ở Quãng Ngãi có bảo là chỉ cho tù nhân ăn ít làm nhiều để giảm sức đề kháng của chúng nói thôi chớ đâu có bảo không cho gặp vợ đến thăm, cũng đâu có bắt chết chôn không đắp nấm? Làm như thế này bọn Ngụy sẽ không tự nguyện đi cải tạo mà sẽ tùng tam tụ ngũ chống chế độ cho xem. Chúng ta phải luôn luôn thi hành chính sách khoan hồng của đảng là cho ăn ít mà bắt khổ sai nhiều thôi.
Bà Phước Lộc Thọ hỏi người đàn bà:
- Chồng cô cấp gì?
- Dạ đại úy!
- Đại úy binh chủng nào?
- Dạ pháo binh!
- Chậc! Chậc!... - Bà Phước Lộc Thọ chắc lưỡi to còn hơn thằn lằng - Pháo binh nên họ oán thù thế đó. Thứ nhất tình báo, thứ nhì pháo binh, thứ ba thủy quân lục chiến.
Ông Phước Lộc Thọ hỏi gặn:
- Cô kể có đúng sự thực hay bịa ra đó?
- Dạ đúng sự thực.
- Quản giáo tên gì cô biết không?
- Dạ không ạ!
- Thôi được rồi, cô về lập bàn thờ phượng đi, còn cái xác đã chôn rồi bốc lên phiền phức.
- Dạ để ở đó heo ủi, chó cào người chết không nằm yên được. Cháu đem về quê làm mộ tử tế hằng năm mới tảo mộ nhang khói được ạ!
Ông Phước Lộc Thọ nói giọng nghiêm trang:
- Hàng ngàn người như thế chứ phải một mình chồng cô thôi sao! Có người bị suối cuốn mất xác, có người đi lao động rồi biệt tích luôn. Đội bảo vệ đi tìm hàng tháng trời mà không ra. Thì cũng chịu thôi chớ làm gì được!
Người đàn bà buông đứa bé trên ghế rồi sụp lạy:
- Ông bà giúp cho cháu làm phước. Tổn phí cháu lo hết. Miễn cháu đem xác chồng cháu về được quê thì thôi.
Ông Phước Lộc Thọ cười ngất:
- Lính Sài Gòn rắc rối thật! Đi chiến trường, tử đâu táng đấy chớ đem về sao được? Như lính bác Hồ chết trên Trường Sơn mất tích mấy trăm ngàn, làm sao tìm cho hết? Đến như giấy báo tử đến nay cũng chưa gởi về gia đình cho họ được nữa là mồ mả!
Bà Phước Lộc Thọ sợ ông lòi đuôi bèn trừng mắt, nhưng ông cứ nói lướt tới:
- Đó là sự thật mà! Bây giờ gia đình của họ làm đon khiếu nại tùm lum thì làm sao mà bưng bít? Khổ một nỗi là xương cộng hòa với xương cộng sản cũng giống nhau thôi, làm sao mà phân biệt được?
Bà Phước Lộc Thọ gạt ngang:
- Người ta đang cần, ông ở đó mà đùa! Thôi, tiện việc lên đó ngày mai, tôi sẽ nói giúp cho cô, không phải tiền công đức gì cả.
Người đến nhờ xin được đi thăm nuôi bữa nay đến chật nhà. Bà Phước Lộc Thọ tiếp chuyện không xuể phải nhờ thằng Nam giúp ghi tên tuổi, địa chỉ, yêu cầu đáp ứng những gì v.v.
Một bà cụ nói:
- Con tôi lỡ dại, nó đánh lính gác lao động. Có gì đâu nó giỡ củ mì ngoài rẫy. Nó đói quá lén ăn sống một củ. Lính gác bắt được nện báng súng vào mặt nó. Nó đánh trả lại nên về trại bị phạt cấm cố. Tôi đến thăm nuôi, nó không được ra cho tôi nhìn nó một chút. Đồ ăn đem cho nó hư thối tôi phải cho ‘chó mèo’ ăn hết. Còn đường thuốc kí nhinh và mấy sợi cao su để làm quai dép, quần tiều thì mang về. Mấy chuyện đó không đáng kể, tôi nghe mấy người lính nói nó có thể bị tử hình. Tôi lạy bà chạy dùm cho nó khỏi cái án đó.
Một người đàn bà vừa khóc lóc vừa báo cáo:
- Chồng tôi vượt ngục bị bắt không biết bị đưa đi đâu? Nghe nói có mấy người trong toán bị bắn chết, nhưng tôi hỏi tên gì thì mấy người lính nói không biết. Nếu quả thật chồng tôi chết thì cho tôi xin xác về chớ để lộ thiên ngoài rừng như vậy cọp tha beo gậm tủi vong linh người chết, đau lòng người sống tội nghiệp.
Những trường hợp bà Phước Lộc Thọ được nghe đều rắc rối cả chớ không đơn thuần thăm nuôi, nhưng bà đều hứa chắc như bắp.
Các gói đường đậu nếp chất đầy một góc nhà lớp mới đem đến lớp cũ tồn đọng lại không có cách nào giải quyết, bà Phước Lộc Thọ đem gởi mấy tiệm hàng xén bán đổ bán tháo. Nhưng họ đâu có bán như bà Phước Lộc Thọ tưởng. Họ bán theo giá chợ đen và cho b&agr1('tuaid=13819&chuongid=6')">Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương Kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---