hưng cái giá trị lớn nhất của người Việt-Nam là cái ý chí tự cường bất khuất của họ. Suốt trong quá trình lịch sử chưa có một dân tộc nào chiến đấu gian nan như thế, bền bĩ, dẻo dai như thế. Đó là hình ảnh của một dân tộc không chịu nhục nhã, một dân tộc biết kiêu hãnh về giá trị mình, và biết rằng mình cuối cùng rồi sẽ chiến thắng trong sự vinh quang, dù phải đương đầu với kẻ thù nào. Chưa có một dân tộc nào có một lịch sử éo le như vậy. Người Việt, suốt mấy lịch sử, không ngừng đương đầu với sự xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa ; để giữ vững sự tồn tại và nền độc lập của mình. Bhu74ng người phụ nữ Việt-Nam, những thiếu nhi Việt-Nam vẫn có chỗ ngồi vinh quang về sự chiến đấu chống lại ngoại xâm của họ, vẫn được cả giống nòi họ nhắc nhở đến các gương sáng mà con cháu họ về sau vẫn còn noi theo. Không những chỉ đương đầu với phong kiến Trung Hoa, người Việt còn đương đầu với bao kẻ láng giềng khó chịu, quyết định một mất một còn với họ như là phong kiến Chiêm Thành, Ai Lao, Cao Miên và còn hứng chịu kẻ thù kéo đến từ trên sóng nước Đại dương, ồ ạt tấn công bằng các súng ống tối tân vũ bão. Người Việt trong suốt quá trình tranh đấu liên tục đã biết giữ mình để được tồn tại qua những giai đoạn vô cùng gian lao, trước những kẻ thù nguy hiểm, mạnh mẽ hơn mình gấp bội. Chúng ta đã từng nói đến những kẻ thù khá quan trọng không ngừng đe dọa dân tộc duy nhất trên địa cầu này đã từng chiến đấu, và đã chiến thắng những kẻ xâm lược có khuôn mặt lớn lao nhất ở trong lịch sử loài người. Ngay từ buổi đầu, khi còn sống trong tình trạng bộ lạc lẻ loi, người Việt đã từng đánh tan quân đội hùng mạnh của đời bạo Tần bằng những chiến thuật du kích tinh diệu. Và suốt thời kỳ lập quốc gian nan khổ nhọc đầu tiên, mặc dầu chưa thành hẳn một quốc gia thống nhất, người Việt đã từng bị các triều đại phong kiến Trung Hoa đô hộ cả suốt ngàn năm; vậy mà cuối cùng vẫn chỗi dậy được, đánh tan cả bọn thống trị và tự củng cố lấy thành một lực lượng độc lập hơn bao giờ hết. Nếu người ta biết rằng dân tộc Hán có một khả năng đồng hòa mãnh liệt chừng nào thì ta càng ý niệm đầy đủ hơn về cái khả năng đồng hòa siêu đẳng của người Việt Nam. Bởi lẽ suốt cả ngàn năm chinh phục, dân tộc to lớn và có trình độ sinh hoạt cao hơn, vẫn không làm cho phai mờ được cá tính của dân tộc Việt, tuy rằng bé hơn, nhỏ hơn không biết bao lần. Lịch sử người Việt còn cho thấy rằng các triều đại cũ của họ dù có khác nhau, dù có chống nhau, nhưng vẫn nhất trí ở trên căn bản dân tộc. Nghĩa là họ vẫn gặp nhau trên cái ý chí bảo tồn nòi giống, mở mang lãnh thổ không ngừng. Vua chúa đời Đinh nhận định nguy cơ của sự xâm lược do các vua chúa Chiêm Thành gây nên, nhưng biết rằng không thể nào đối phó kịp thời, đành đem công sức ra đắp con đường chiến lược đến tận biên giới nước Chiêm để tạo phương tiện cho các đời sau nối chí của mình. Sự lo xa ấy, cũng như mọi sự lo xa, là dấu hiệu của văn minh. Người Việt quả là dân tộc thấy trước con đường của mình, và đọc lịch sử của họ chúng ta không ngăn được mối xúc động và sự thán phục. Nếu người ta nghĩ đến giặc Mông Cổ và cái đế quốc Thát Đát mênh mông chừng nào, có lẽ người ta mới thấy được sức chiến đấu lạ lùng của người VIệt Nam –duy nhất trên địa cầu này- đã đánh bại quân Mộng Cổ xâm lăng. Đó là đoàn quân xâm lược vô cùng dũng mãnh, đã thôn tính biết bao nhiêu dân tộc lớn lao, đã đặt Trung Hoa dưới ách nô lệ bạo tàn, đã chiếm Tây Hạ, Tây Bá Lợi Á, xâm lăng Trung Âu, uy hiếp Áo, Đức … Vậy mà đoàn quân bách thắng của họ, khi vào biên giới Việt Nam, đã bị đánh cho thảm bại liên tiếp ba lần. Ba lần chiến thắng vinh quang của dân tộc Việt để chống cự lại kẻ thù số một của loài người trong lúc ấy, đã đặt Việt Nam vào những dân tộc oanh liệt hàng đầu. Và về sau này, gần một trăm năm đô hộ, dưới ách thống trị của thực dân Pháp được xem như là đế quốc hoàn chỉnh vào bậc nhất nhì ở trên thế giới, người Việt vẫn lại bền gan chiến đấu, và họ đã từng đánh cho kẻ thù tan tác nhiều phen khiến cho những viên đại tướng có uy danh nhất của thực dân Pháp vẫn còn giữ những kỷ niệm hãi hùng của sự chiến bại. Người ta có thể kết luận được rằng dân Việt là một dân tộc tự cường, bất khuất đến một mức độ khá cao, và tinh thần ấy giúp họ trở thành một kẻ nhỏ nhất mà lại mạnh nhất, bị chèn ép nhiều bậc nhất nhưng lại quật khởi oai hùng bậc nhất. Người ta sẽ không bao giờ hiểu hết được sức mạnh ấy, và sự cao lớn của tinh thần ấy nếu không đi vào bề sâu lịch sử của giống nòi Việt, nếu chỉ quan sát hời hợt sinh hoạt bình thường của họ. Với một nhận định theo lối hình thức Tây Phương, người ta không sao hiểu được giá trị đích thực của họ. Nếu người ta quay trở về khơi điểm để thấy người Việt từ lúc vùng dậy ban đầu với những vũ khí thô sơ, những gậy tầm vông và những giáo mác, thì người ta sẽ hiểu rõ hơn nữa sức năng tiềm tàng nơi họ phi thường đến như thế nào. Những kẻ thù vốn tự hào là hùng mạnh nhất của dân tộc Việt không thể nhìn thấy điều ấy. Làm sao mà nhìn thấy được, khi cái ý chí bất khuất của dân tộc ấy bắt nguồn từ trong lịch sử ngàn xưa, thấm sâu ở trong xương thủy của họ, chan hòa ở trong huyết mạch của họ, bàng bạc trong niềm kiêu hãnh vô biên của một giống nòi không chịu sống trong tủi nhục, luôn luôn có sự gắn bó mãnh liệt vào mảnh đất của quê hương, vào di sản của dân tộc, di sản dçau thương mà rất kiêu hùng! Kẻ thù của dân tộc Việt chỉ bắt đầu thấy được sức mạnh ấy khi bọn họ đã thất bại, và thật là quá muộn. Còn dân tộc Việt đã biết rõ sự chiến thắng của mình từ khi chiến đầu, trước khi chiến đấu, dù phải đối phó với kẻ thù nào. Bởi vì người Việt hiểu rằng ở sau lưng họ không chỉ là một khoảng trống, không chỉ là những kỷ niệm nhạt mờ, hỗn độn, mà sau đấy có một lịch sử lâu đài của những nổ lực vinh quang. Do đó khi ông Lê Lai thay áo cho ông Lê Lợi để tìm cái chết hy sinh, không phải là một hành động của kẻ tuyệt vọng, cũng như khi Trần Hưng Đạo chỉ vào dòng sông Bạch Đằng cương quyết không quay trở về nếu không chiến thắng, đều không phải là những sự bảo đảm liều lĩnh của một tâm lý phiêu lưu. Những thái độ lịch sử ấy đều chung trong niềm tin tưởng nhất trí ở lẽ quyết thắng của dân tộc họ, nếu ta nhớ lại câu thơ xưa của Lý Thường Kiệt: Như hà nghịch lỗ tai xâm phạm? Như đẳng hành khan thủ bại hư! Mà một người Việt dịch là: Cớ sao giặc dám hoành hành? Rồi đây bây sẽ tan tành cho coi! Thì ta càng rõ sâu xa niềm tin tưởng ấy ở cái khả năng vô lượng của giống nòi họ. Trong những thời đại lớn lao, dân tộc ấy lại đúc kết nên những anh hùng tuyệt đẹp, những người không chỉ giỏi về thao lược ở chốn chiến trường mà còn là những văn tài lỗi lạc. Tôi thấy bốn câu thơ ngắn của Lý Thường Kiệt – mà ông mạo xưng là của thần linh báo mộng – đã phản chiếu cái ý thức đầy đủ của một dân tộc nhận thức được giá trị mình cùng cái khả năng độc lập của mình, đồng thời đó cũng là một đường lối sơ khái về sự tuyên truyền chiến tranh nằm trong ý thức tự vệ, hay gọi đó là phương thuật tác động tâm lý quân đội đầu tiên ở trong loài người. Chính những nhà tướng Việt Nam thời xưa dung hòa cả văn lẫn võ, và dưới áo giáp họ là những nhà thi sĩ dồi dào bản lĩnh- Hịch Tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, thơ Phạm Ngũ Lão, thơ Trần Quang Khải, khả năng ưu tú của họ thật là toàn diện. Và chỉ có những thời dça5i suy đồi trong xã hộ’i Viết mới có một sự cách biệt rõ rệt giữa văn và võ, để chỉ có những văn nhân hèn yếu và những võ tướng vũ phu. Qua lịch sử oai hùng của người Việt, chúng ta nhận thấy họ có khả năng chiến thắng những đoàn quân xâm lược khủng khiếp nhất của loài người là nhờ ở cái ý sống huyền diệu của họ, ý sống ấy vốn âm thầm nhưng mà mênh mông như biển Nam Hải, trùng trùng điệp điệp như dãy Trường Sơn. Ý sống ấy làm cho người dân Việt chấp nhận được sự hy sinh một cách dễ dàng, dễ dàng như là hơi thở, một khi họ nhìn thấy được thực sự chính nghĩa của viê(c mình làm. Chính cái ý chí vô biên vô tận về một đời sống độc lập đã khiến cho dân tộc ấy, dù bị bao nhiêu cơn lốc phũ phàng ở trong lịch sử, vẫn cứ tồn tại, điềm nhiên, kiêu hãnh trong sự khiêm tốn cố hữu của mình. Nhờ sức sống ấy, cộng với tinh thần thông minh đặc biệt của giống nòi họ mà người Việt nam có những sáng kiến rất cao về mặt chiến lược, chiến thuật, về sự kiến trúc, về điệu thi ca, về các kỹ thuật canh tác hằng ngày. Nếu ta biết rằng nhà Tống ngày xưa bắt chước tổ chức quân đội theo kiểu nhà Lý, nếu ta nghiên cứu nghệ thuật xây thành Cổ Loa, kỹ thuật đắp đê từ thời Phù Đổng Thiên Vương đến các chiến lược tinh diệu của Trần Hưng Đạo, hay cái súng trường chế tạo bằng tay của ông Cao Thắng rồi đem liên hệ với điệu lục bát đơn giản mà rất phong phú, với các truyện dài, tiểu thuyết toàn bằng văn vần của họ, thì ta mới ý hội được nền văn minh ấy có những sắc thái đặc biệt ra sao, độc đáo thế nào. Đồng thời ta sẽ hiểu thêm sức mạnh của nến văn minh tinh thần Việt Nam, nếu ta biết được quá trình xây dựng lãnh thổ của họ lâu dài, nhiều khê và hoàn thiện đến mức nào. Xét trên lịch sử, dân tộc Việt nam không hề chịu đứng y nghuyên trên mảnh đất mình, mà đã di động không ngừng, như một đoàn quân tiến bước, và từ miền Bắc chuyển mãi về Nam, họ đã đem cái khối lượng dân tộc của mình va chạm đắc thắng với dân tộc khác, mãi cho đến khi biển cả dừng chân họ lại ở mũi Cà mau. Trong sự di động thường xuyên ở trong quá trình phát triển lịch sử, người Việt đã xây dựng được dân tộc và hoàn thành được lãnh thổ. Lãnh thổ Việt Nam là một thành tích vĩ đại của sự chiến đấu trường kỳ, đó là một kiến trúc rất kỳ công phải hàng vạn triệu con người xây dựng hàng bao thế kỷ, đó là tác phẩm tuyệt vời phải được cấu tạo bằng biết bao nhiêu hứng thú cũng như hy sinh. Có lẽ một số người Việt Nam khi nhìn thấy Kim Tự Tháp, thấy đền Ang Ko, hay là Vạn Lý Trườn,g Thành, bỗng sinh tấc lòng phiền muộn hay mối mặc cảm tự ti vì thấy dân tộc của mình thiếu những công trình xây dựng qui mô. Họ quên hẳn rằng dân tộc của họ có thừa nghị lực thông minh, cũng như tài năng tuyệt xảo để làm quên hẵn rằng dân tộc của họ có thừa nghị lực, thông minh, cũng như tài năng tuyệt xảo để làm những công trình ấy, nhưng phải dồn hết tâm lực vào đầu mũi giáo, lưỡi cày trong cuộc chiến đấu tự tồn quá sức gian nan. Dân tộc của họ chưa có những phút rỗi rãi dư thừa, chưa có tháng năm yên ổn kéo dài trong cảnh thái bình thịnh trị, để mà đúc chữ, gò câu, xây đền, tạc tượng. Đó là dân tộc chỉ biết có đi chứ không đứng lại bao giờ, dân tộc chỉ quen làm lụng chứ không hề thích nghỉ ngơi, dân tộc chiến đấu để mà xây dựng không ngừng. Nhờ vậy, người Việt có một giang sơn tuy chẳng so bì được cái bề rộng, bề dài với biết bao nhiêu là dân tộc khác, nhưng lại có đủ khả năng sinh sản, dồi dào sức chứa tài nguyên. Nếu so với biết bao nhiêu lãnh thổ của biết bao nhiêu dân tộc trên địa cầu này, ta thấy đất nước Việt nam đã khéo tự hoàn thành lấy, và tự khắc phục được nhiều nhược điểm: họ có trên hai ngàn cây số biển dồi dào sức cá, có cả núi rừng trùng điệp phong phú quặng mõ, gỗ cây, có cả đồng ruộng mênh mông chất đất phì nhiêu, và những dòng sông, thác nước tràn trề sinh lực. Quan sát lãnh thổ của họ, chúng ta còn hiểu vì sao mà người dân Việt không ngừng tiến bước về Nam, bởi vì mảnh đất miền Nam có đủ khả năng để mà bổ túc cho sự thiếu sót của mảnh đất đai miền Bắc, và cái sở trường ở nơi mảnh đất miến Bắc đã bồi dưỡng cho sở đoản của mảnh đất ở niềm Nam. Sự gắn bó của hia miền đất phong phú ấy về mặt kỹ nghệ, canh nông, tạo nên cái thế quân binh quan trọng ở trong năng lực lãnh thổ, bởi vì thiếu một trong hai miền ấy, đất nước Việt Nam không thể phồn thịnh lâu dài. Do đó người Việt vẫn quen nhìn hai miền ấy như hai bó lúa, mà dải dça61t dài miền Trung là chiếc đòn gánh lịch sử, một thứ xương sống mãnh liệt làm bằng một dãy Trường Sơn lâm sản dồi dào. Đi sâu vào lãnh thổ ấy, người ta còn nhận thấy được điều nầy: lãnh thổ của người dân Việt đã hợp nhất được hai nền của người dân việt đã hợp nhất được hai nền văn minh lớn nhất của Đông nam Á cũng như của cả nhân loại, là nền văn minh Ấn Độ cộng với văn minh Trung Hoa, dựa vào sinh hoạt căn bản của người Anh Đô nê diên để làm nền tảng. Trên lãnh thổ ấy có cả lịch sử tiêu trầm của những dân tộc, có sự va chạm giữa các văn minh, để đưa đến sự chiến thắng quyết định của dân tộc Việt. Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng: «Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô». Đó là chúng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài. Tôi đã có dịp đi khắp mọi miền của lãnh thổ ấy, đã từng quan sát nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và nhiều chủng tộc rải rác ở những vùng hẻo lánh. Bất cứ nơi nào, tôi cũng nhìn thấy được rằng dân tộc Việt nam là một giống nòi chịu đựng mà kiêu hãnh, nhỏ bé mà vinh quang. Một người Việt Nam hết sức đáng yêu bảo với tôi rằng: «Ở trên đất nước chúng tôi nơi nào cũng có anh hùng. Hãy đi vào các xóm làng, hỏi các nấm mồ, các bụi cây, hốc đá, quý ngài sẽ nghe kể lể biết bao nhiêu chuyện phi thường về giống nòi Việt». Điều đó quả là sự thực hết sức hiển nhiên, đúng như lời nói của một con người quật khởi miền Nam – ông Nguyễn Trung Trực – khi ông trả lời trước bọn đế quốc xâm lược rằng đến bao giờ cỏ còn mọc trên đất Việt thì người dân Việt vẫn còn mãi mãi chống đối để tiêu diệt kẻ xâm lăng. Và cái phi thường của họ đã thành một cái tác phong hết sức bình thường, bởi vì mãi mãi họ vẫn là một dân tộc kiêu dũng, oai hùng, không chịu cam tâm lệ thuộc bất cứ là giống người nào. Một điều đáng tiếc là những anh hùng lịch sử của họ rải rác khắp nơi thôn xóm, núi rừng, vẫn chưa được đề cập đến đầy đủ ở trong sách vở, chưa được phát hiện đúng mức ở trong văn học. Những chế độ áp bức, lệ thuộc ngoại bang, đều muốn che giấu, phủ nhận các vị anh hùng dân tộc và chỉ cho học ở trong nhà trường hết sức sơ lược về một số người lớn lao không thể nào che giấu nổi. Công cuộc tìm kiếm anh hùng, giới thiệu anh hùng dân tộc, để phát hiện và phát triển thêm những anh hùng ấy, còn là công tác dành sẵn cho người trí thức Việt Nam. Nhưng một phần đông trí thức không chịu quan tâm, vì không tha thiết. Điều đó, như trên đã nói, bắt nguồn từ sự kiện trí thức bị giáo dục đầu độc của các chế độ ngoại lai hay là lệ thuộc ngoại bang, nên bị vong bản, không còn thấy gì đáng kể về giống nòi mình, trừ cái tên gọi do cha mẹ đặt mà họ vẫn muốn kèm thêm một tên nữa bằng tiếng nước ngoài. Bởi vậy, số trí thức vong bản ấy không hề nhìn thấy giá trị đích thực của dân tộc họ, không nhìn thấy những hy sinh vô tận của người nông dân Việt nam và điều kinh ngạc hơn hết, quái đản hơn hết, là họ không thuộc lịch sử của giống nòi mình. Nói về xứ sở của họ, họ sẵn có những thành kiến nguy hại, thiên về chỉ trích, để chứng tỏ họ biết nhiều về các nước ngoài, hoặc đã được các nước ngoài giáo dục, dù nước ngoài ấy là kẻ muốn làm ô nhục giống nòi của họ, muốn đem lại sự diệt vọng cho dân tộc họ. Bởi vậy họ thường khen ngợi các nước «cường quốc văn minh» một cách không hề ngượng nghịu mà quên hẳn rằng chính dân tộc họ đã không lóa mắt trước cái văn minh hình thức, chính dân tộc họ đã có một niềm tin sâu xa, đã tự ý thức được cái giá trị độc lập của mình nên mới tồn tại cho đến ngày nay. Cho nên thật là chán nản khi nghe một số trí thức Việt Nam nói về xứ sở của họ - xứ sở đau thương mà rất anh hùng – và cũng bi thảm hết sức khi số trí thức ấy nói về nước ngoài mà họ hướng vọng một cách mù quáng. Điều đó cắt nghĩa vì sao các cách sử ký Việt Nam ở trong chương trình giáo dục thật là hết sức khô khan, các sách địa lý Việt Nam cũng rất thơ sơ, cằn cỗi. Nhiều vị anh hùng danh nhân của họ không có tiểu sử thống nhất, mà đến núi non, sông ngòi của họ nhiều nơi cũng không có một tên gọi nhất trí ở trong sách vở. Thậm chí nhiều người trí thức Việt Nam mà vẫn chép lại y nghuyên luận điệu của bọn thực dân, đế quốc đã viết sách về xứ sở Việt Nam với một con mắt của dân khai thác thuộc địa, nghĩa là không lý, không tình gì hết. Thành thử họ nói về nước Việt Nam như nói về một miền nào xa xôi ở tận châu Phi, châu Úc, đâu có tấm lòng gắn bó thiết tha, đâu nghe được dòng máu chảy trên sông, đâu thấy được mảnh xương phơi trên núi, đâu thấy được giọt mồ hôi tưới trên luống cày của bao nhiêu đời cay đắng gầy dựng và của bao nhiêu thế hệ oanh liệt bảo tồn. Bởi vậy, những người trí thức Việt Nam chưa hiểu sâu xa về đất nước mình, cần phải tỏ ra khiêm tốn hơn, sớm gội rửa những thái độ vong ân bội nghĩa đối với giống nòi cần cù hy sinh của họ, để mà dọn lấy con đường học hỏi sâu xa hơn nữa về dân tộc mình. Có thể, họ mới khởi thành những cái đòn kê tủi hổ cho các chế đô hộ thuộc ngoại bang, và mới thoát khỏi số kiếp là những công cụ phá hoại giống nòi. Có thể họ mới khỏi thành những vật lệ thuộc, mất hết cá tính, để rồi mất luôn cả phần nhân tính. Và chỉ có được như thế, họ mới mong tìm thấy được lẽ phải, chọn lấy được con đường sống lâu dài, vinh quang. Tóm lại, điều mà ngày nay mọi người Việt Nam ý thức về mình phải nhìn thấy rõ là dân tộc họ đang còn nghèo khổ, bệnh hoạn, thiếu thốn mọi bề. Họ đã hiểu rằng tất cả khuyết điểm, cũng như tai nạn, là do ở sự vơ vét, bóc lột của những chế độ phong kiến, thực dân đã phóng những nanh vuốt nhọn xâu xé thịt da của dân tộc họ qua bao thế kỷ, rỉa rói dần mòn năng lực của họ, hút cạn bao nhiêu tinh tủy của họ. Bây giờ họ vẫn còn đang hứng chịu những cái kết quả bi thảm do các chế độ tàn bạo gây nên, và trong vô số kết quả tai hại còn có một mối lo âu trầm trọng, đó là hiện tượng mộT lớp trí thức vong bản. Có lẽ chúng ta sẽ công bình hơn khi nói rằng trí thức Việt còn có nhiều người thông minh đến độ lỗi lạc tuyệt vời, và nhiều người sống rất đam mê lý tưởng, không ngừng hy sinh cho sự tồn tại, vươn cao của dân tộc họ. Chúng ta, dù ở quốc gia nào khác, cũng nghiêng mình trước họ, vì họ là niềm kiêu hãnh của một giống nòi. ° ° ° Tìm hiểu về một dân tộc và được nòi về giá trị cao đẹp của dân tộc ấy, đối với một kẻ cầm bút, là điều vinh dự lớn lao. Nhất là dân tộc mà tôi tìm hiểu là dân tộc Việt, dân tộc có một tinh thần đáng trọng, có một sức sống kỳ diệu, và những giá trị tinh thần tuyệt vời. tôi chỉ hận rằng bao nhiêu mươi năm chưa đủ cho tôi tìm hiểu sâu xa hơn nữa về họ, cho nên tôi chưa nói được thật nhiều. Tôi tin chắc rằng người ta sẽ còn tìm thấy nhiều điều lạ lùng cao đẹp hơn nữa về dân tộc ấy. Bởi vì từ trước đến nay, lịch sử của họ dồn dập bao nhiêu biến cố không để cho họ khoảng thì giờ rảnh rang để cho họ tự tìm hiểu thật đầy đủ về mình. Phần việc khôi phục, khai thác, phát huy giá trị cao quý của họ, cũng như phát triển các giá trị ấy phải thành mối hận tâm chính của mọi người Việt, trong đó người trí thức Việt phải giữ vai quan trọng, cho xứng đáng với địa vị cũng như quyền lợi dân tộc dành sẵn cho mình. Ngày nay, công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đòi hỏi chống lại tất cả hiện tượng suy đồi, thoái hóa, cũng như mọi thứ ráng buộc áp bức, bất công. Tất cả hình thái làm cho sa ngã con người, lung lạc con người, cũng như tất cả biểu hiện vọng ngoại sai lầm đều làm thương tổn nặng nề đến sự sinh tồn dân tộc. Đồng thời tất cả giá trị cao quý, lớn lao, vốn sẵn dồi dào trong dân tộc họ, phải được khai triển ở phần ý thức cũng như tiềm thức, ở mặt vật chất cũng như tinh thần. Và sự khai triển khá quan trọng ấy, phải được khởi đầu từ mỗi cá nhân, vì cái vốn ấy cá nhân đã được thụ hưởng dồi dào ở nơi dân tộc, cần phải đóng góp lại cho dân tộc dồi dào hơn nữa, với nhiều nhiệt tình kiêu hãnh và một tấm lòng hết sức thiết tha PAZZI (Hồng Cúc dịch) 5 - 1965