---~~~mucluc~~~---


CHƯƠNG 3
Xã hội và sinh hoạt dân chúng trước khi kháng Nguyên

    
uốn rõ trạng thái xã hội và trình độ sinh hoạt của dân chúng hồi đầu Trần trước khi có mấy cuộc ngoại xâm dồn dập, nay cần phải xét qua các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ở đương thời.
Chính trị
Lên thay triều Lý (1010-1225), gánh việc giữ nước chăn dân từ năm Ất Dậu (1225), nhà Trần về mọi phương diện, đều có tổ chức.
Cũng đóng đô ở Thăng Long, nhà Trần chia trong nước làm 12 lộ49. Lại có phủ, châu và trấn50 đặt thuộc vào lộ. Nơi biên viễn, gọi là trại51. Đơn vị dưới cùng là xã và sách52.
Khi thái tử đã có năng lực chăm lo việc nước thì vua cha nhường ngôi cho con, xưng là “Thượng hoàng”, để con tập sự cho quen mọi việc quân quốc, nhưng phàm vấn đề gì quan trọng vẫn do Thượng hoàng giải quyết. Thượng hoàng gọi vua con là “Quan gia”. Nhân dân gọi vua là “Quốc gia”.
Cũng như các nước quân chủ ở đương thời, chính thể đời Trần là chính thể phong kiến.
Đầu thang giai cấp trong xã hội là Thiên tử, dưới là thứ dân, cùng tột là nô, tì và hoành53.
Tước phong thì có đại vương, vương, quốc công, công và hầu...
Thái ấp thì có như An Phụ, An Dưỡng, An Sinh54 và An Bang55 là ấp phong của Trần Liễu...
Nhà Trần lấy nhân hậu, thân dân làm cơ bản chính trị.
Năm Tân Hợi (1251), niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất, Trần Thái Tôn (1225-1258) chính tay viết bài minh ban cho các hoàng tử, dạy những điều trung (trung thực), hiếu (hiếu thảo), hòa (hòa thuận), tốn (khiêm nhún), ôn (ôn tồn), lương (hiền lương), cung (cung kính), kiệm (tiết kiệm), (Toàn thư, quyển 5, tờ 17a).
“Đầu đời Trần chỉ đánh thuế má vào điền thổ, còn hạng dân đinh cùng túng thì đều được miễn. Đối với những người nghèo khó yếu đuối, tỏ ra thương xót, khoan dung, thật là thiện chính” (Lịch triều hiến chương, Quốc dụng chí, quyển 28).
Khi được tin Mông Cổ lại gây hấn, Trần Nhân Tôn (1279-1293) đi bến Bình Than56, họp các vương hầu và bách quan để bàn tính mưu chước đánh và giữ (tháng mười, Nhâm Ngọ, 1282).
Tháng chạp năm Giáp Thân (1284), Trần Thánh Tôn (1258-1278) bấy giờ làm Thượng hoàng, có cho mời các phụ lão trong dân gian đến họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến, hỏi mưu chước. Mọi người đều đồng thanh xin “đánh”. Sử chép về việc này rằng: “Muôn người cùng lời, như ra từ một miệng”. (Toàn thư, quyển 5, tờ 44a)57.
Đối với hạng gia đồng các nhà vương hầu, chính vua Nhân Tôn vẫn thường gọi tên để chứng tỏ rằng giữa ngài và họ cũng đầy những yêu thương và ấm cúng.
Về chính trị, ngoài những việc đáng kể ấy, nhà Trần còn theo con đường triều Lý đã vạch trước, cũng làm lễ tuyên thệ để ràng buộc nhân tâm. Hằng năm, cứ đến mồng bốn tháng tư thì hội minh ở đền sơn thần Đồng Cổ. Quần thần nhóm họp cả đấy, cùng nhau uống máu ăn thề. Viên Trung thư kiểm chính tuyên lời thề rằng: “Làm tôi phải hết lòng trung; làm quan phải giữ thanh bạch. Ai vỗ lời thề này thì Thần minh giết chết”(Toàn thư, quyển 5, tờ 4a-b; Cương mục, quyển 6, tờ 5a-b).
Kinh tế
Kinh tế đầu đời Trần là kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp.
Những việc lược kể dưới đây, từ đời Trần Thái (1225-1258) đến đời Trần Nhân (1279-1293), đều là chính sự nhằm theo mục đích trọng nông cả.
Suốt khoảng thời gian ngót bảy mươi năm ấy, ít thấy sử cũ chép đến nạn đói, đủ biết bấy giờ dân cũng đủ ăn. Mãi đến tháng tám, năm Canh Dần (1290), niên hiệu Trùng Hưng thứ sáu đời vua Trần Nhân Tôn mới thấy sử chép có nạn “đại cơ” (đói to): ba thưng gạo58 giá một quan tiền (nhất cưỡng). Nhiều nhà dân gian phải bán ruộng đất và con cái cho người ta làm nô tì: giá mỗi đầu người chỉ có một quan! (Toàn thư, quyển 5, tờ 59b; Cương mục, quyển 8, tờ 16b).
Đó vì sau mấy phen Mông Cổ xâm lấn, phần thì bị giặc tàn phá cướp bóc, phần thì tao loạn, nhân dân không làm ăn cày cấy được.
Ngày lập xuân, vua sai người tông trưởng59 cầm roi vút vào con trâu đất (thổ ngưu), xong đâu đấy, thì quần thần quan liêu, trâm bâ đổi làm huyện Phượng Nhãn (hoặc Phượng Nhỡn), nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
37. Kho bạc nhà nước. (BT)
38. Đời Trần đặt làng Tức Mặc (quê các vua Trần, nay thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định) làm làng Thiên Thuộc; phàm binh lính tuyển ở làng ấy thì gọi là “Thiên thuộc quân”.
39. Nguyên văn trong Toàn thư, quyển 5, tờ 41a chép: “Khủng khí lực nỗi dã” (恐氣力餒也)
40. Nguyên văn trong Cương mục, quyển 7, tờ 23b chép: “Vũ dũng lực dã” (務勇力也)
41. Biết sơ qua, không sâu. (BT)
42. Nhà thiện xạ ở Trung Hoa xưa.
43. Nhà thiện xạ ở Trung Hoa xưa.
44. Xin coi toàn văn bài Hịch qua bản dịch ở chương chín.
45. Căn cứ vào lời Đỗ Khắc Chung nói: “Do lòng trung phẫn, họ tự thích chữ đấy thôi”. (Toàn thư, quyển 5, tờ 46b).
46. Giết rợ Thát Đát, tức là Mông Cổ.
47. Bến Đông sông Cái nay là Hồng Hà ở địa phận huyện Thượng Phúc (Hà Đông).
48. Toàn thư, quyển 5, tờ 45b-46b; Cương mục, quyển 7, tờ 33a-34b.