Hồi 5
Vân Trung Tử Dâng Kiếm Trừ Yêu

Ðây nói chuyện ông Vân Trung Tử là một vị tiên,tu luyện đã ngàn năm trên núi Chung Nam. Ngày kia Vân Trung Tử xách giỏ đi hái thuốc thấy yêu khí bốc lên đến mây xanh, liền xem xét một hồi, rồi than:
-Con hồ ly tinh đã nhập vào xác người tác quái. Ta mang nghiệp tu hành cốt làm điều nhân đức, nếu không vì thiên hạ, trừ con yêu ấy thì có lẻ nhân gian sinh ra lắm chuyện khổ đau.
Than rồi liền gọi học trò là Kim Hà đồng tử đến bảo:
-Ngươi đi bẻ cho ta một khúc cây tòng khô để ta đẻo chiếc gươm trừ yêu.
Kim Hà đồng tử hỏi:
-Thưa thầy, sao không dùng guơm báu chém yêu cho dứt hậu hoạn?
Vân Trung Tử nói:
-Con yêu ấy chỉ là giống hồ ly tu luyện ngàn năm, cần gì phải dùng đến gươm báu. Ta dùng thanh gươm gỗ cũng đũ trừ nó rồi.
Ðồng tử vâng mệnh đi bẻ một nhánh tùng. Vân Trung Tử đẻo thành một thanh gươm phép, dặn học trò giử động, rồi đằng vân thảng đến Triều Ca.
Bấy giờ vua Trụ đang đắm sắc, đã lâu ngày chẳng lâm triều.
Bá quan văn võ không biết làm sao nên đàm luận xôn xao.
Quan Thượng Ðại Phu Mai Bá nói với Thừa Tướng Thương Dung và Á Tướng Tỉ Can:
-Nay Bệ hạ đắm sắc, bỏ cả triều chính, không coi giang sơn là trọng ấy là điểm loạn lớn. Các ông quyền cao lộc cả, gần gủi bệ hạ hơn, lẽ nào lại khoanh tay ngồi ngó. Xưa nay hễ vua làm quấy thì tôi can, cha làm sai thì con bàn, bạn làm sai thì có bạn khuyên. Các ông không hiểu lẽ ấy hay sao?
Thừa Tướng Thương Dung nói:
-Bệ hạ ngày đêm ở mãi trong cung cấm, không làm sao thấy mặt được, các ông bảo chúng tôi làm thế nào bây giờ?
Mai Bá nói:
-Chúng ta hội đũ mặt văn thần võ tướng rồi giống chuông trống thỉnh bệ hạ ra đền, đồng một loạt can gián. Nếu người nầy tâu mà bệ hạ không nghe thì đến người khác, quyết làm sao cho bệ hạ từ bỏ sắc đẹp, tránh xa kẻ nịnh mới được.
Thừa Tướng Thương Dung nói:
-Quang Ðại Phu nói rất phải. Chúng ta đồng lòng can vua mới đưọc. Bệ hạ đang lâm vào trạng huống này, một mình tôi không đũ sức.
Các quan đồng ứng lên một lượt:
-Xin Thừa Tướng mời bệ hạ lâm triều cho được. Chúng tôi nguyện nhất loạt ủng hộ lời can gián của Thừa Tướng.
Thương Dung liền truyền nổi trống đền rất gấp. Vua Trụ đang ở nơi lầu Trích Tinh nghe nhạc với Ðắc Kỷ, bỗng có tiếng trống nỗi lên inh ỏi, thất kinh nói với Ðắc Kỷ:
-Mỹ nhân ở đây chờ Trẫm một chút. Trẫm ngự triều xem chuyện gì gấp mà các quan nỗi trống đền như vậy?
Ðắc Kỷ nói:
-Thần thiếp đoán chắc không có việc gì đâu. Chẳng qua triều thần thấy bệ hạ yêu mến thần thiếp nên ganh tỵ mời bệ hạ ra để can gián thế thôi.
Trụ vương nói:
-Mỹ nhân chớ lo. Trẫm ra ngoài một chút là vào ngay, dù triều thần có nói gì Trẫm cũng không nghe theo.
Ðắc Kỷ vội vả lạy đưa. Vua Trụ lên xe đến ngai ngồi ngự. Trăm quan văn võ lạy mừng xong, Vua Trụ thấy Thừa Tướng Thương Dung tay ôm một chồng sớ rất dầy. Bên kia thấy Hoàng Phi Hổ và các quan Ðại phu cũng chuẩn bị như sắp có nhiều việc tâu trình, thì thất kinh, vì bị tửu sắc nhiều, trong đời Vua Trụ hình như không còn muốn làm việc gì khác nữa.
Tuy nhiên, đã lâm triều không lẽ trở vào hậu cung ngay, đành ngồi nán lại mà lòng buồn bã.
Thừa Tướng Thương Dung quỳ tâu:
-Tâu bệ hạ các chư hầu lâu nay dâng sớ về đợi bệ hạ phê chuẩn rất nhiều việc, chẳng biết vì sao bệ hạ không lâm triều, ngày đêm luôn ở nơi cung cấm. Hạ thần chắc có người ở gần bệ hạ cám dổ chăng?
Xin bệ hạ xem việc xã tắc là trọng.
Vua Trụ thở dài nói:
- Trẫm nghe bốn biển bình yên, muôn dân lạc nghiệp. duy phía Bắc có loạn thì Trẫm đã sai Thái Sư đi dẹp rồi. Ðó chẳng qua như mục ghẻ lở, có nghĩa gì. Còn việc triều chính đã có các khanh thay Trẫm điều hành, Trẫm dù có nghi ngơi một thời gian cũng chẳng sao. Các khanh chớ học đòi theo khuôn sáo cũ mà chê Trẫm không chiếu cố đến xã tắc. Người tôi trung không thấy vua nghi ngơi chút ít mà bỏ việc, hoặc có ý khi quân.
Thương Dung tâu:
-Mọi việc đều do bệ hạ quyết định cả, nếu bệ hạ giao cho một đại thần nào mà không tránh khỏi tiếng chuyên quyền, và bệ hạ lại mang tiếng không cần mẫn. Xin bệ hạ xa lánh con đường cũ, đuổi kẻ gian, bỏ sắc dục, trọng đức thương dân, thì xã tắc mới bền vững, nước mới giàu, dân mới mạnh.
Vua Trụ lắc đầu:
-Thôi thôi, Trẫm không muốn nghe mãi những lời nhàm tai ấy. Các khanh không có lời nói nào khác để Trẫm đẹp lòng hay sao?
Trụ Vương nói đến đây thì có Quan Huỳnh Môn vào tâu:
-Có ông Vân Trung Tử xưng là đạo sĩ ở núi Chung Nam xin vào yết kiến bày tỏ mật sự.
Trụ Vương nghi thầm:
-Các quan hôm nay cố can gián nhiều việc, nếu ta để chúng nói mãi nghe khó chịu, lại rườm tai, chi bằng cho vị đạo sĩ này vào nói qua loa vài câu cho vui rồi bãi chầu là hay hơn.
Nghi như vậy, Trụ Vương liền ra lệnh mời đạo sĩ vào.
Vân Trung Tử mặc áo rộng xanh, mặt như dồi phấn, môi tợ thoa son, bước vào trước đền khoan thai để giỏ hoa xuống, nghiêng đầu xá vua Trụ một cái, không lạy, và nói:
-Tôi xin ra mắt bệ hạ.
Vua Trụ thấy đạo sĩ chỉ xng đây chỉ vì thù hận của anh tôi. Nay mười hai vị tiên trưởng bị sa vào trận đã trở thành phàm tục, dù để họ sống thì cũng chẳng làm được việc gì, họ tu luyện trên ngàn năm nữa mới thành chánh quả được. Thù của anh tôi như vậy cũng đã trả bằng giá quá đắt rồi.
Huỳnh Tiêu và Bích Tiêu nói:
- Chị không đinh giết họ sao?
Vân Tiêu nói:
- Mình là kẻ tu hành, dầu sao cũng lưu lại chút cảm tình với các giáo hệ. Những người ấy đều là đệ tử ưu tú của cung Ngọc Hư, giết họ đi chỉ thêm thù oán.
Bầy giờ, Nhiên Ðăng trốn về Lư Bồng, thấy Tử Nha hổn hển theo sau, mặt mày sợ hãi.
Tử Nha hỏi:
- Các đạo hữu bị trận Huỳnh Hà chẳng biết hung kiết thế nào xin đạo trưởng chỉ dạy.
Nhiên Ðăng nói:
- Không đến nổi gì, song uổng công tu luyện. Nay những người ấy đã trở thành xác phàm, dầu nay mai có thoát khỏi mà muốn trở thành chánh quả thì phải tu luyện lại như thuở ban đầu.
Tử Nha le lưỡi lắc đầu:
- Trận Huỳnh Hà của Triệt giáo lợi hại đến thế sao!
Nhiên Ðăng nói:
- Trận ấy do phép thuật của vị Giáo chủ Triệt giáo luyện thành, chúng ta không phải là kẻ đương đầu với họ.
Tử Nha nói:
- Nếu vậy thì làm sao giải cứu cho mười hai vị đạo huynh?
Nhiên Ðăng nói:
- Ta phải trở về núi Côn Lôn cầu cứu Giáo chủ chúng ta để ngài định liệu.
Tử Nha nói:
- Nếu vậy xin đạo trưởng tính giùm gấp kẻo trể.
Nhiên Ðăng liền độn thổ đến núi Côn Lôn. Vừa đến nơi thấy Bạch hạc đồng tử đang đứng trước cửa Cửu Long, áo quần tề chỉnh hình như sắp sửa đi đâu vậy, Nhiên Ðăng hỏi:
- Chẳng hay Giáo chủ sửa soạn đi đâu vậy?
Bạch hạc nói:
- Giáo chủ sắp xuống Tây Kỳ, xin sư thúc trở về thắp hương nghênh tiếp.
Nhiên Ðăng mừng rỡ, độn thổ trở về Lư Bồng.
Tử Nha trông thấy hỏi:
- Giáo chủ dạy thế nào?
Nhiên Ðăng nói:
- Giáo chủ sắp đến đây, hãy đi đốt hương nghênh tiếp.
Tử Nha lật đật tắm rửa sạch sẽ, thay đổi y phục, rồi đặt bàn hương án bên đường.
Xảy nghe hương bay ngào ngạt, hạc kêu lảnh lót.
Tử Nha và Nhiên Ðăng nghe trên mây có tiếng hạc, biết Nguyên Thỉ giáng phàm trần, liền thắp hương, van vái:
- Ðệ tử không hay trước, nên nghênh tiếp chẳng xa, xin Thiên Tôn tha tội.
Nguyên Thỉ Thiên Tôn sa xuống, có Nam Cực tiên ông cầm quạt theo hầu.
Nhiên Ðăng và Tử Nha làm lễ rước lên Lư Bồng, rồi quì dưới đất nghe dạy.
Nguyên Thỉ truyền đứng dậy.
Tử Nha thưa:
- Ba vị tiên nương lập trận Huỳnh Hà, các tiên trưởng đều lâm nạn, xin Thiên Tôn mở lòng từ bi cứu đệ tử .
Nguyên Thỉ nói:
- Số trời đã định như vậy, các tiên không tránh khỏi.
Nói rồi ngồi làm thinh như đang tâm niệm vậy.
Nhiên Ðăng và Tử Nha không đám hỏi nữa, đứng một bên hầu cho đến giờ tí thì trên đầu Thiên Tôn hiện ra năm sắc hào quang tỏa ra ước chừng một mẫu đất, rồi từ trên mây tua tủa xuống như muôn ngọn đèn vàng chẳng bao giờ đứt. Mọi người có cảm tưởng như một vùng nước mưa đủ màu, đũ sắc rơi xuống vậy.
Bấy giờ Vân Tiêu ở trong trận trông thấy hào quang trên Lư Bồng thì thất kinh, kêu hai em nói:
- Hai em ơi! Sư bá xuống phàm! Nguy rồi! Trước kia ta đã không chịu xuống trần, chỉ vì sợ hai em bị rủi ro nên phải đi theo. Nay ta nóng giận lập trận Cửu khúc Huỳnh Hà bắt mười hai tiên trưởng đồ đệ của Xiển giáo, giết không dám giết, còn tha không dám tha, nếu vị Giáo chủ Xiển giáo xuống đây, chị em ta biết phải trả lời làm sao?
Huỳnh Tiêu nói:
- Nguyên Thỉ Thiên Tôn không phải là thầy mình, bất quá mình lệnh vi Giáo chủ nên phải gọi là Sư bá mà thôi. Chúng ta là môn đệ Triệt giáo, việc gì lại sợ Giáo chủ Xiển giáo?
Bích Tiêu nói:
- Chị em ta cứ lấy lễ mà kính người, nếu người không kiểu cách thì thôi, bằng chấp nê ta không nhận là Sư bá nữa. Ðã ra trường chinh chiến còn khuất phục đối phương làm sao!
Rạng ngày Nguyên Thỉ truyền Nam Cực tiên ông dọn Phi lai ỷ đồng vào xem trận Huỳnh Hà.
Nhiên Ðăng dắt đường đi trước, Tử Nha hộ vệ theo sau.
Khi đến trước trận Bạch hạc đồng tử hét lớn:
- Tam tiên đảo Vân Tiêu, mau ra rước Giáo chủ.
Ba chị em Vân Tiêu ra trận, đồng bái và thưa:
- Ðệ tử vô lễ mười phần, xin sư bá làm ơn xá tội.
Nguyên Thỉ nói:
- Vì số mạng đồ đệ ta gặp tai nạn nên mới khiến các tiên cô lập trận nầy. Tuy nhiên, dầu bậc thầy của các tiên cô cũng không dám làm ngang như vậy sao các tiên cô dám cãi mệnh trời?
Vân Tiêu nói:
- Xin sư bá nghĩ lại, anh chúng tôi dầu trời đã định gặp tai ương thì các tiên trưởng Xiển giáo cũng nên nghĩ tình tại sao lại tìm cách giết hại anh tôi thảm thiết như vậy?
Nguyên Thỉ không cãi lại chỉ vào trận nói:
- Thôi các ngươi vào trận trước, ta sẽ theo sau.
Ba vị tiên cô liền lên đài Bát quái, coi Nguyên Thỉ vào trận cách nào.
Nguyên Thỉ vừa ngồi vào ghế Phi lai thì xe trầm hương bốn chân đều hỏng đất cách hai thước, có mây năm sắc đỡ và bay thẳng vào trận.
Nguyên Thỉ thấy mười hai người đồ đệ của mình nằm vắt vẻo trong trận ngủ vùi, khí tượng thần tiên đều tiêu mất hết, thì than rằng:
-Trẫm trị ngôi trời, giàu sang bốn biển, ai ở trong đất nước đều là bề tôi cả, đạo si tuy là kẽ tu hành, song cũng không thoát ra ngoài bản đồ của Trẫm, tại sao có ý khi quân như vậy?
Tuy nghi thế, song nếu chấp trách Trụ Vương lại sợ triều thần khinh mình hẹp hòi, nên làm ra vẽ đại lượng, hỏi qua gốc tích.
- Ðạo sĩ từ đâu đến đây?
Vân Trung Tử nói:
- Tôi theo mây nước đến đây.
Trụ Vương hỏi:
- Sao gọi là mây nước?
Vân Trung Tử đáp:
-Lòng tự vừng mây trắng, ý như dòng nước trong.
Trụ Vương mĩm cười, có ý trêu chọc:
-Nếu mây tan nước cạn thì người về đâu?
Vân Trung Tử nói:
-Mây tan vần nguyệt rạng, nước cạn trái châu bày.
Câu này ý Vân Trung Tử muốn nói: Nếu mây tan thì hiện vào cung Nguyệt, nước cạn thì ẩn vào trái Châu.
Vua Trụ thấy Vân Trung Tử đối đáp thông suốt, đổi giận làm vui phán:
- Lúc nãu đạo sĩ làm lễ mà không triều bái, Trẫm cho là thất lễ. Nhưng bây giờ thấy đạo sĩ có nhiều ý lạ, Trẫm rất vui lòng. Vậy Trẫm bỏ qua đấy.
Nói rồi chỉ một chiếc cẩm đôn, mời Vân Trung Tử ngôi.
Vân Trung Tử chẳng hề khiêm nhượng, liền ngôi xuống ghế, cúi đầu nói:
- Như thế mới phải chứ. Ngôi cửu trùng cũng quý, mà đạo tam giáo cũng cao, lẽ nào không ý thức đưọc?
Trụ Vương hỏi:
-Ðạo tiên cao ở chổ nào?
Vân Trung Tử nói:
-Xin bệ hạ nghe tôi đọc thì rõ:
"Ðạo chia tam giáo, Tiên trọng muôn phần. Trên chẳng chầu thiên tử, dưới chẳng lạy công khanh, lánh tục trần nên ở ẩn, bỏ lưới tục mới đi tu. Uống nước suối không màng danh lợi, ở gành non quên nhục quên vinh. Ðội trời không biết nắng, mặc áo rách coi đời, bẻ bông tươi đội làm nón, cắt cỏ khô làm mền. Lấy nước suối súc miệng, ăn trái cây sống đời. Có lúc vổ tay reo lớn, có khi duổi cẳng nằm dài. Gặp khách tiên thì giảng kinh, nói chuyện,gặp bạn đạo thì uống rượu ngâm thơ. Cười vui theo ý muốn, nói năng theo thích lòng. Không cần bó buộc, chẳng cần nể nang. Luận việc thịnh suy thời thế, xét điều côi rẽ hồn linh. Mặc ý nắng mưa thay đổi, không cần câu thúc thời gian. Ðời già hóa trẻ, tóc bạc trở xanh. Vào non hái thuốc, trị bịnh cứu người. Biết dữ lành vì thông quẻ bói, biết họa phúc vì rõ lòng người. Truyền phép đạo mở lòng cứu thế, làm phép bùa trừ khử yêu ma. Ðạo cao rồng cọp sợ, đức trọng quỷ thần kiêng. Cởi mây xanh bay lên phủ tía, ngồi hạc trắng dạo khắp cung tiên. Biết mấy thiên tạo hóa, thông đạo đức thần linh. Coi danh lợi như mây trôi bèo dạt, so nghề pháp như cứu cánh tinh thần. Tuy tam giáo là trong, song chỉ một đạo là cao.
Vua Trụ nghe nói cũng vui tai, liền phán hỏi:
-Trẫm nghe lời đạo sư nói, nghe mình nhẹ nhàng như thoát khỏi càn khôn, ngẫm lại giàu sang khác gì mây gió. Song chưa biết đạo sư ở động nào? Nhơn việc chi đến đây xin cho Trẫm biết.
Vân Trung Tử nói:
-Bần đạo là Vân Trung Tử, ở động Ngọc Trụ, tại núi Chung nam, nhân lúc thung dung đi hái thuốc, thấy khí yêu xuất hiện tại Triều Ca, khi đến đây thấy quái khí tụ nơi cung cấm, bởi vậy bần đạo có ý xin bệ hạ trừ yêu quái để cứu muôn dân.
Trụ Vương nói:
-Nơi cung cấm là chổ canh phòng nghiêm ngặt ngày đêm đều có quan quân ứng hầu, đâu phải chốn rừng núi u tịch mà có yêu quái lộng hành? Có lẽ đạo sư lầm chăng?
Vân Trung Tử vừa cười vừa nói:
-Yêu quái là giống tà ma, nếu biết nó thì nó không dám đến. Sở dỉ nó không dám lộng hành là vì bệ hạ không biết nó.
Nếu không trừ sớm sau này tai họa không nhỏ. Tôi xin đọc bốn câu thơ này cho bệ hạ rõ:
Sắc sắc màu dở khấy bệnh nhân
Hao mòn thể chất lẫn tinh thần!
Nếu ai biết nó là yêu mị
Yêu mị làm sao giết được thần?
Trụ Vương hỏi:
-Nếu trong cung có yêu thì làm cách gì trừ được?
Vân Trung Tử nói:
-Không khó gì. Tôi có một thanh gươm bằng gỗ, bệ hạ đem trấn trong cung tự nhiên yêu ma phải chết.
Nói rồi giở giỏ ra, lấy thanh gươm trao cho Vua Trụ, và đọc tiếp bốn câu thơ nữa:
Ðẻo nên hình kiếm vốn cây khô
Phù phép thần tiên đã luyện vô
Một đạo hào quang chưa thấy ánh
Ba ngàn yêu khí đã ra tro
Trụ Vương hỏi:
-Gươm này trấn tại đâu?
Vân Trung Tử nói:
-Trấn tại lầu Phấn Cung (gần cung cấm) trong ba ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.
Trụ Vương liền sai nội thị đem gươm treo tại lầu Phấn Cung như lời Vân Trung Tử nói.
Nội thị vâng lệnh đi tức khắc.
Trụ Vương lại nói với Vân Trung Tử:
-Ðạo sư có phép lạ, thấu được thiên cơ, biết trừ yêu mị, nếu đạo sư chịu rời bỏ Chung Nam sơn về đây giúp Trẫm, Trẫm sẽ phong cho quan tước, hưởng lộc đời đời, như vậy không sung sướng sao, dại gì ở góc núi đầu non, phí một cuộc đời tài ba như vậy.
Vân Trung Tử nói:
-Bệ hạ có lòng chiếu cố đến kẻ núi non,quê mùa. Song bần đạo là kẻ biếng nhác, không từng biết chuyện trị nước trị dân. Sáng dậy mặt trời lên ba sào còn ngủ nướng ở trần trùn trục vẫn ngao du…
Trụ Vương ngắt lời:
-Như thế có gì là sung sướng, sao cho bằng áo tía đai vàng, con sang vợ quý, muốn hưởng gì cũng có.
V
  • Hồi 5
  • Hồi 6
  • Hồi 7
  • Hồi 8
  • Hồi 9
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 41
  • Hồi 42
  • Hồi 43
  • Hồi 44
  • Hồi 45
  • Hồi 46
  • Hồi 47
  • Hồi 48
  • Hồi 49
  • Hồi 50
  • Hồi 51
  • Hồi 5
  • Hồi 6
  • Hồi 7
  • Hồi 8
  • Hồi 9
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 41
  • Hồi 42
  • Hồi 43
  • Hồi 44
  • Hồi 45
  • Hồi 46
  • Hồi 47
  • Hồi 48
  • Hồi 49
  • Hồi 50
  • Hồi 51
  • Hồi 52
  • Hồi 53
  • Hồi 54
  • Hồi 55
  • Hồi 56
  • Hồi 57
  • Hồi 58
  • Hồi 59
  • Hồi 60
  • Hồi 61
  • Hồi 62
  • Hồi 63
  • Hồi 64
  • Hồi 65
  • Hồi 66
  • Hồi 67
  • Hồi 68
  • Hồi 69
  • Hồi 70
  • Hồi 71
  • Hồi 72
  • Hồi 73
  • Hồi 74
  • Hồi 75
  • Hồi 76
  • Hồi 77
  • Hồi 78
  • Hồi 79
  • Hồi 80
  • Hồi 81
  • Hồi 82
  • Hồi 83
  • Hồi 84
  • Hồi 85
  • Hồi 86
  • Hồi 87
  • Hồi 88
  • Hồi 89
  • Hồi 90
  • Hồi 91
  • Hồi 92
  • Hồi 93
  • Hồi 94
  • Hồi 95
  • Hồi 96
  • Hồi 97
  • Hồi 98
  • Hồi 99
  • Hồi 100(hết)
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---