Ngày xưa, ở huyện Hiếu Cẩm, thuộc phủ An Đức bên tàu, có cậu Hứa Hiến Trung, bảnh trai rất thông minh con nhà khá giả, được cha mẹ cho trọ tại phố huyện để theo đuổi sự học hành. Năm 18 cậu đã đậu Tú tài. Theo tục lệ thời đó, học trò đậu Tú tài được mặc áo dài xanh, và Tú Trung nhà ta cũng có cái vinh dự đó. nhà giàu, học giỏi, đẹp trai, ba yếu tố mà nhiều cô gái mơ tưởng nơi người bạn trăm năm tương lai, Tú Trung đều có cả. Tuy được trời và đời ưu đãi như thế, song Tú Trung vẫn nhã nhặn, lễ độ và chăm chỉ dọn thi Cử Nhân. Cho nên con người tài ba ấy là mục tiêu số một của các gia đình trong phố huyện có con gái tới tuần cặp kê. Nói cho ngay, Tú Trung không phải là sắt đá gì mà không thấy trái tim rung động, cõi lòng rộn rã khi bắt gặp những cái nhìn trìu mến của những cô gái đang độ trăng tròn lẻ, nhưng nhờ xã hội thời bấy giờ rất nghiêm khắc đối với tuồng tiền dâm hậu thú nên việc trai gái bậy bạ, ngoài vòng lễ giáo là chuyện ít xảy ra. Hơn nữa những kẻ sĩ như Tú Trung mà làm chuyện thương luân bại lý, một khi đổ bể thì ngoài các trừng phạt về hình sự còn bị mất chức Tú tài do quyết định của quan Đốc Học. Xã hội thời đó còn khắt khe hơn nữa đối với kẻ manh danh biết chữ Thánh hiền: nếu gây điều tai tiếng đáo tụng đình thì dù có trắng án kẻ học trò ấy cũng bị lột chức khoa bảng trừ khi được quan Đốc Học tha cho, chiếu lời xin của vị quan xét xử vụ án. Tuy nhiên mãnh lực của tình yêu hay của những đòi hỏi về thể xác đôi khi cũng xô đẩy những kẻ không tự kiềm chế nổi, phá vỡ hàng rào luân lý, phong tục để rơi vào đường tội lỗi. Đối diện nhà Tú Trung trọ học, là ngôi nhà có lầu của ông bà Tiêu Phụ Hớn. Cặp vợ chồng này mở tiệm bán thịt nên suốt ngày bận lo làm ăn, không có thì giờ chăm sóc đến con gái duy nhất năm nay tuổi vừa 16, mắt đen nhánh, môi đỏ chót như son, mặt mũi xinh xắn, tên là Tiêu Thục Ngọc. Vợ chồng Tiêu Phụ Hớn ở căn phòng phía sau cửa hàng, còn nàng Thục Ngọc được cha mẹ cho ở một mình trên lầu có cửa sổ trông xuống đường. Nhờ cha mẹ có của ăn của để nên Thục Ngọc cả ngày chỉ quanh quẩn trong phòng the, may vá thuê thùa. Làm bạn với mũi kim sợi chỉ suốt ngày cũng chán, nên thỉnh thoảng nàng lại đến bên cửa sổ vén rèm nhìn xuống đường coi người qua lại. Từ ít lâu nay nàng thấy tâm hồn thay đổi và nàng bắt đầu để ý đến Tú Trung chàng thư sinh đẹp trai tài giỏi ở đối diện nhà nàng mà cha mẹ nàng trong bữa ăn thường hay nói đến và không tiếc lời khen nào là ngoan ngoãn, học giỏi, diện mạo khôi ngô, sau này sẽ đỗ đạt làm quan to. Có một hôm nàng nấp trong rèm nhìn trộm Tú Trung lúc chàng ở trong nhà đi ra. Chợt Tú Trung ngước mắt nhìn lên, Thục Ngọc hốt hoảng lùi lại, đầu đụng phải cái bánh xe bằng gang treo ở xà nhà nghe đau điếng một bên đầu. Nàng bưng đầu đi vội về giường nằm vật xuống miệng hít hà ra chiều đau đớn lắm. Một lúc sau, cơn đau đã dịu, nàng ngước nhìn lên mái ngói. Nàng có cảm giác như bị úp trong một cái nón lớn và tự nhiên bực mình với lối kiến trúc mà nàng cho là kỳ cục. Nhà cửa gì mà thấp lè tè. Từ dưới đất lên đến mặt sàn gác một người lớn giơ tay với tới. Phía trước lầu có trổ 1 cái cửa sổ hình tròn, cách mặt sàn độ 2 gang tay, không có chấn song chỉ có hai cánh cửa gỗ hình bán nguyệt mở ra ban ngày, đóng lại ban đêm. Phía trong cửa hình mặt nguyệt này có che một bức màn the xanh. Mỗi khi muốn ra bên cửa sổ nhìn xuống đường cho đỡ buồn, Thục Ngọc phải cúi lom khom lại gần chiếc cầm đôn gần bên cửa sổ, để khỏi bị đụng đầu vào mái nhà. Còn cái bánh xe bằng gang treo ở xà nhà thứ tư đếm từ cửa sổ vào, do cha mẹ nàng cho gắn từ lâu để kéo các rương đựng đồ quý giá từ dưới nhà lên lầu hay từ trên lầu xuống dưới nhà. Nàng còn nhớ hồi nhỏ, có một bữa gần Tết cha nàng mở nắp ván đậy chỗ khoét lớn bằng cái bàn trên sàn gỗ, rồi thòng dây qua bánh xe gang để chuyển một rương quần áo xuống nhà. Cột xong rương quần áo cha nàng bảo người cậu nàng hôn đó được gọi đến làm giúp kéo bổng rương thả từ từ xuống còn ông thì xuống trước đón. Thục Ngọc lúc ấy lên chín mười tuổi chi đó, đứng bên cậu thấy hay hay bèn bảo người cậu cho ngồi trên rương mà xuống. Gặp người cậu cũng tinh nghịch bằng lòng cho cháu ngồi lên rương níu lấy dây để cậu thả xuống. Thục Ngọc thấy mình như bay từ trên lầu xuống nên thích lắm cười như nắc nẻ. Mẹ nàng hoảng hốt la bai bải thì rương cũng vừa chạm mặt đất. Thục Ngọc bị mẹ nàng đánh cho mấy roi đau điếng. Còn người cậu bị cha mẹ nàng rầy la ầm ĩ. Lát sau nàng lại lỏn lên gác xem người cậu rút rương quần áo lên. Nàng thấy công việc cũng chẳng khó khăn gì nhờ đầu dây trên lầu được cột vào một trục gỗ có nấc hãm hễ kéo đến đâu thì nấc hẽm giữ đến đấy nên lúc kéo lên hay lúc thả xuống cũng không sợ tuột tay. Cũng nhờ vậy mà ai cũng có thể kéo được một vật nặng gấp hai ba lần mình mà không thấy mệt nhọc. Từ 2 năm nay cha mẹ Thục Ngọc nói rằng nàng đã lớn nên giao hết chìa khóa rương tủ trên lầu cho nàng, hễ có muốn lấy gì xuống hay đem đồ lên, mẹ Thục Ngọc sai con gái lo liệu lấy, bà khỏi phải bận tâm đến nữa. Và cũng vì thế mà cái bánh xe bằng gang trở thành vô dụng, nhất là từ cái bữa cha Thục Ngọc tháo cuộn dây thừng đem xuống nhà dùng vào việc khác. Nói về Tú Trung tuy ở căn nhà đối diện với lầu Thục Ngọc chỉ nghe nói trên đó có con gái ông hàng thịt nhưng phần thì cho rằng nàng còn nhỏ tuổi và phần thì cũng chẳng thấy nàng ra ngoài mấy khi, nên Tú Trung cũng không để ý. Nhưng ít lâu nay mỗi sáng cắp sách ra cửa đi học, chàng có cảm giác như bị nhìn trộm. Ngước lên lầu Thục Ngọc thì thấy có bóng người con gái thấp thoáng sau màn the xanh. Lúc đầu, Tú Trung cho là sự tình cờ nhưng sau thấy sáng nào người con gái cũng ngồi nhìn mình qua rèm thì Tú Trung đánh bạo nháy mắt, mỉm cười ra chiều khuyến khích. Một sớm mai, hai sớm mai, ba sớm mai… rồi một buổi sáng nọ, trong ánh nắng tưng bừng rực rỡ của buổi ban mai, nguồn sống mãnh liệt như dâng lên trong vạn vật, tấm rèm trên lầu Thục Ngọc lay động mạnh rồi một bàn tay búp măng, trắng nuốt, mềm mại nhẹ nhàng hé rèm. Khuôn mặt trái xoan của nàng Thục Ngọc hiện ra giữa hai tấm màn the xanh màu hy vọng. Đôi mắt đen nháy của nàng như trìu mến như tha thiết. Đôi môi xinh xắn nở một nụ cười tươi như đóa hao giữa mùa xuân. Mái tóc huyền đổ xuống hai vai như có mãnh lực hấp dẫn kẻ nhìn càng thêm say đắm. Oâi, đẹp, đẹp tuyệt trần là đẹp, khiến Tú Trung bàng hoàng, ngây ngất. Người đẹp lại khẽ cúi đầu, nửa như muốn chào nửa như e lệ. Thế rồi từ bữa đó trở đi, chàng và nàng, kẻ trên lầu người dưới đường, ngày ngày trao đổi nụ cười khóe mắt. Mối tình đầu càng thêm thắm thiết. Tú Trung tìm đủ mọi cách để gần người yêu mà chẳng được. Từ một tháng nay chàng sao lãng cả việc học hành, ngày đêm chỉ tính sao được vai kề vai cùng Thục Ngọc giãi bày tâm sự tỏ nỗi nhớ thương. Nhưng chàng tốn công vô ích, vì cha mẹ Thục Ngọc tuy là người làm ăn buôn bán nhưng lại bắt chước nhà quý phái cấm cung con gái trên lầu. Một năm có lẽ Thục Ngọc chỉ ra đến ngoài đường vài lần: đêm giao thừa để đi lễ chùa hái lộc, sáng mùng Một để đi chúc Tết họ hàng hai bên nội ngoại và thỉnh thoảng đi dự cưới xin, ma chay mà thôi. Mỗi chuyến đi ra của Thục Ngọc đều được cha mẹ nàng coi như một cuộc “hành quân” nhỏ: Sợ những chàng trai “phục kích” chọc ghẹo Thục Ngọc, nên bà cụ bao giờ cũng đích thân hướng dẫn con đi, lại còn cẩn thận đem theo người tớ gái mà bà ưng ý nhất để đi tập hậu cho chắc ăn. Nói là người tớ gái ưng ý nhất vì hai lẽ. Aû này vốn là cháu họ của bà lại được cái trời phú cho một thân hình đồ sộ, ngón tay nhỏ hơn trái chuối cau một chút, chân đi nhẹ tựa hình voi bước. Cụ bà cũng lại thường khen nó có giọng thanh thanh tựa lõ la, nhỡ có động dạng gì nó quạt một tiếng cũng đủ để kẻ gian hết hồn bỏ chạy. Người ta nói dòng dõi người Mông Cổ. Thảo nào. Sau khi dò hỏi biết đích như vậy, Tú Trung sinh ra buồn bã vô cùng. Thật là khó lòng mà đến gần được người yêu. Bỗng một sáng như thường lệ chàng ra đi học nhìn lên lầu Thục Ngọctha61y cửa sổ đóng kín mịt. Chàng bần thần, lo lắng vô cùng. Chợt chợt nhớ cách đây mấy bữa chàng thấy có nhiều người dáng chừng là bà con với gia đình Thục Ngọc tới lui trò chuyện cùng cha mẹ nàng, Tú Trung giật mình lo sợ không hiểu có chuyện chi không hay xảy ra cho gia đình người yêu chăng? Chàng bèn trở vô nhà, nói dối là bị đau bất thần nên phải nghỉ học buổi nay. Suốt sáng chốc chốc chàng lại ra cửa nhìn lầu Thục Ngọc rồi lại nhìn vào cửa hiệu của cha mẹ nàng để dò xét. Uûa, sao kỳ vậy, sáng nay mẹ Thục Ngọc không ra cửa hàng phụ giúp chồng. Thục Ngọc đau hay mẹ nàng đau chăng? Không có cách nào để biết được tin tức của Thục Ngọc, Tú Trung thở dài sườn sượt, mặt mày buồn xo, đứng ngồi chẳng yên, lòng như lửa đốt. Ngày hôm ấy rồi đến chiều hôm sau, cửa sổ trên lầu Thục Ngọc vẫn đóng chặt. Chàng ngồi yên lặng hằng giờ bên cửa ra vào, mắt hướng ra đường như ngóng đợi… Đến lúc người nhà kêu đi ăn cơm chiều, chàng uể oải ngồi vào bàn ăn bậy lưng chén cơm cho có lệ. Buông bát đũa xuống bàn, Tú Trung chậm chạp đứng dậy ra sân sau rửa mặt. Đoạn chàng mở cửa hậu, men theo cái hẻm nhỏ, chạy dọc theo hông nhà ăn thông qua mặt tiền phố Tú Trung ở. Đi gần hết hẻm chút nữa thì chàng té vì vấp phải cái thang tre để nằm dưới đất. Vẫn cái này là của mấy người thợ nề đang sửa sang lại nhà bên cạnh từ mấy bữa nay. Cứ chiều đến họ thu dọn về nghỉ thì lại đem thang ra hẻm để nằm dựa vào chân tường nhà. Chắc vừa rồi có ai đi qua sơ ý đụng phải nên thang lật ra và nằm trên lối đi. Tú Trung chắc lưỡi toan bước xéo qua bên mà đi nhưng chàng nghĩ rằng trời sắp tối rồi nếu cứ để vậy sợ e lát nữa người khác vấp phải té lọi xương không chừng. Cho nên chàng lom khom dựng lại cái thang tre sát vào chân tường rồi cẩn thận lấy hòn gạch chẹn cho khỏi lật. Đoạn Tú Trung phủi tay cho sạch và lững thững đi ra đầu hẻm đứng. Từ chỗ ấy không có thể dễ dàng nhìn lên lầu Thục Ngọc mà không bị ai để ý. Lát sau, thấy trời đã nhá nhem tối, Tú Trung bèn ra đường đi chầm chậm ngang qua hiệu thịt của cha mẹ Thục Ngọc dòm vào có ý dò la nhưng vẫn chỉ thấy có một mình cha người yêu đang lo dọn dẹp đóng cửa hiệu để nghỉ. Lòng bâng khuâng tràn ngập một niềm nhớ nhung Thục Ngọc vô tả, Tú Trung thẫn thờ đi thẳng ra đầu phốn huyện, quẹo qua tay mặt, ra bờ sông cho vơi cơn sầu. Chàng đi xuống con lộ nhỏ chạy giữa hai dải đất cao, ra phía sông. Ông già bà cả thường kể lại là con lộ đó nguyên trước là lòng một con sông nhánh nay đã cạn, mà bằng chứng rõ rệt là ngày nay còn lại chiếc cầu đá bắc qua lộ. Tú Trung tách khỏi lộ theo con đường mòn đi lên gò phía tay trái. Trên đỉnh gò có một bãi đất bằng phẳng trên cất một ngôi chùa nhỏ gọi là Quan Aâm Các, không biết dựng lên từ đời nào mà nay đã hư nát quá nên bỏ phế đã lâu. Dọc theo hông chùa có con đường nhỏ chạy xuống chiếc cầu đá. Chính giữa cầu có cất một cái nhà nhỏ bằng cây còn tốt, tên là Nguyệt Kiều Viện trước dùng làm đền cúng thần cầu, thần sông chi đó nhưng từ ngày sông nhánh cạn thì ngôi đền cũng bỏ hoang. Tú Trung toan lần xuống ngồi lên thành cầu nhưng lại thôi và chàng đi ra phía trước chùa ngồi vì chàng chợt nhớ rằng vài tháng nay mới có một gả nghèo túng tên là Minh Tu tuổi đã 40 không biết từ đâu trôi dạt về đây được dân trong vùng thương tình cho trú ngụ tại Nguyệt Kiều Viện. Minh Tu thường ngày đi rảo quanh khắp các nhà xem có ai cần đến thì vào phụ giúp đổi lấy bữa cơm. Chiều nào hvừa ngỏ lời thời Chương Tân vui vẻ nhận cho ở đậu và hứa sẽ giúp vốn làm ăn, chừng nào trả cũng được. Đoạn Chương Tân gọi giết gà, mở rượu khoản đãi hai người và sai vợ là Vương Thị cấp tốc dọn dẹp căn phòng kế cận phòng vợ chồng Chương Tân cho hai người tạm ở. Kế Tổ từ lúc gặp Dương Vân và Trương Tú đã cố ý không ưng. Thấy hai người cùng trạc lối 25, 26 tuổi, khỏe mạnh, ăn nói hoạt bát lại hay nhìn trộm Vương Thị và Lưu Thị mỗi lần hai người đàn bà này bưng món ăn lên tiếp, thời Kế Tổ thấy ngài ngại và có linh cảm chuyện không hay đã theo gót hai tên này vô nhà mình. Chàng định bụng cơm nước xong sẽ nói riêng với chú điều mình nhận xét nhưng sau lại thôi vì nghĩ lại chàng thấy chú có vẻ hiểu lầm là chàng không muốn chú giúp người khác như chú đã từng giúp chàng. Dương Vân, Trương Tú đến ở đậu nhà Chương Tân thấm thoát đã được hai tuần. Tuần đầu hai người lo mua sắm vật liệu dụng cụ làm sơn đem về chất đầy nửa căn nhà dưới cạnh bếp. Qua tuần sau, họ thay phiên nhau người chạy ngoài, kẻ lo việc ở nhà. Chương Tân thấy cả hai còn trẻ tuổi đã biết lo làm ăn đứng đắn nên lấy làm ưng ý lắm thường khích lệ họ và ra thêm tiền bạc giúp vốn. Phần Kế Tổ lúc đầu có ý chẳng ưa sau thấy họ không tỏ vẻ chi xấc láo hỗn hào, chàng cũng dần dần có cảm tình với hai người. Còn về Vương Thị từ bữa có haic hàng trai trẻ đến ở chung nhà, nàng bớt gắt gỏng, bớt dằn vặt, bớt đay nghiến cháu dâu. Nàng lại thường dậy sớm hơn trước và hay chải chuốt óng ả hơn xưa. Nhiều lần nàng còn khuyên vợ Kế Tổ chẳng nên thức khuya dậy sớm e có hại vì đang tuổi ăn tuổi ngủ. trước kia ít khi Vương Thị xuống bếp thì nay nàng lại hay quanh quẩn ở sau nhà, chạy lăng xăng, nói năng dịu dàng, vui vẻ. Nàng chăm lo săn sóc cho Dương Vân Trương Tú và nhất là cho Vân mà nàng dường như có chiều mến hơn. Thị lại khuyên chồng san sẻ bớt cho nàng và Lưu Thị công việc vặt tỉ như việc đi giao cho khách hàng áo quần đã may xong. Chương Tân cả mừng thấy vợ sốt sắng giúp đỡ công việc làm ăn của mình. Riêng vợ Kế Tổ, từ ngày thấy thím dâu đối xử tử tế, độ lượng lại hay giao cho công việc chạy ngoài đưa hàng cho khách, thị lấy làm mừng lắm vì nhờ đó thị có dịp về thăm gia đình và đem quà cáp về cho các em. Một bữa, Dương Vân và Trương Tú lên chợ Huyện sắm lễ vật về xin với Chương Tân và Vương Thị nhận hai người làm con nuôi. Chương Tân cảm động đến sa nước mắt, bèn làm lễ cáo gia tiên mời xóm giềng đến dự rồi nhận hai người làm dưỡng tử. Kế Tổ hơn họ một tuổi được làm anh, Dương Vân làm thứ còn Trương Tú làm út. Từ đó mọi người càng thân nhau hơn trước. Xem ra có Vương Thị và Dương Vân là vui mừng hơn cả. Một sáng ở nhà chỉ còn hai người, Vương Thị bèn lân la đền gần Dương Vân cười cợt, mắt liếc đưa tình. Vẫn Vương Thị biết Vân và Tú đều không đứng đắn và có ý ve vãn, tán tỉnh, ham muốn thị từ lâu. Quả nhiên Vương Thị đánh trúng tim đen của Dương Vân… Thế rồi việc phải đến đã đến, lạ gì lửa gần rơm phải bén rồi bốc cháy phừng phừng. Hai người bèn đưa nhau vào phòng ân ái. Dương Vân mới nhân dịp này cho Vương Thị biết hắn giả xin làm con nuôi Chương Tân để được ở mãi tại nhà này và được dịp thân mật với Vương Thị mà không sợ người ngoài dị nghị và Chương Tân, Kế Tổ nghi ngờ. Vợ Chương Tân đập nhẹ vào vai Dương Vân và khúc khích cười nói: “Thiếp biết thâm ý của chàng từ bữa đó. mưu chàng thế mà hay.” Tấn tuồng thương luân bại lý đó cứ tiếp diễn mà không ai hay biết. Vân thường Trương Tú nhanh nhẹn hơn để vịn vào đó đẩy Tú đi lo việc giao dịch mua bán bên ngoài đặng hắn được ở nhà liên miên. Nhưng một bữa, Tú thấy hai mẻ sơn Vân ủ đều hỏng cả vì thiếu chăm nom. Tú cự nự và buộc Vân phải đi giao dịch thế cho Tú một vài ngày để Tú lo làm mẻ sơn thứ ba cho hoàn hảo. Vương Thị nghe vậy cũng phụ họa với Tú và khuyên Vân nên nghe theo, lấy cớ đừng để mọi người nghi ngờ tìm hiểu… Thế là sáng sau Dương Vân buộc lòng phải đi thế Trương Tú. Một lát, Chương Tân, Kế Tổ và Lưu Thị cũng đi công việc thường lệ. Trong nhà chỉ còn Vương Thị và Trương Tú, Vương Thị cài cửa ra vào rồi đến bên cửa sổ trông ra lộ, ngồi chăm chỉ khâu áo quần cho khách hàng. Phía sau nhà Trương Tú cũng đang hăn hái ra sức pha chế, trộn, ủ mẻ sơn thứ ba. Hắn vừa làm vừa nhịp nhàng ca hát. Một hồi lâu sau, tiếng hát bỗng ngưng bặt và nếu ai tò mò nhìn vào nhà Chương Tân cũng không thấy Vương Thị ngồi khâu áo bên cửa sổ nữa. Một chú mèo mướp từ đâu chiu ra, nhảy lên giường nằm ườn trên đống vải, lăn lộn chán rồi lại vờn cuộn chỉ trắng. Thấy cuộn chỉ tròn lăn đều, lăn đều, mèo ta thấy hay hay chồm dậy vồ. Cuộn chỉ lăn mau, lăn mau rồi rơi xuống gầm giường. Phía sau sân nhà, một chú sáo đen huyền mỏ vàng tươi, từ đâu bay đến xà xuống đậu ngay vào nắp chiếc thùng mà thợ sơn vẫn dùng để trộn sơn cho đều trước khi ủ. Chừng nắp thùng được để một cách vội vã nên chú sáo vừa đáp xuống nó đã mất thăng bằng và rơi xuống sân đất nghe “bịch” một tiếng hko6 khan và ngắn ngủi. Sáo ta hoảng hồn tung cánh bay vọt lên chòm cây nghiêng đầu xuống như dò la, quan sát. Rồi thì tứ bề im lặng… Không biết tối hôm ấy Vương Thị giải thích sao đó với Dương Vân mà từ bữa sau, Vân và Tú vui vẻ thỏa thuận luân phiên nhau kẻ ở nhà, người chạy ngoài y như trước. Ngày lại ngày kế tiếp êm đềm trôi qua… Thấm thoát đã 2 tháng từ ngày Dương Vân và Trương Tú làm chuyện đồi bại với Vương Thị mà Chương Tân vợ vợ chồng Kế Tổ không hay biết chút gì. Nghĩ cũng tội nghiệp cho Chương Tân quá tin người nên rước họa vô nhà, nuôi lầm rắn độc. Một tối vợ chồng Chương Tân cùng vợ chồng Kế Tổ và Dương Vân, Trương Tú, tất cả 6 người ngồi ăn cơm. Bốn người đàn ông cười cười nói nói vui vẻ lắm. Bỗng Chương Tân nói ra việc mình sắp cùng Kế Tổ lên tỉnh tìm địa điểm lập tiệm may cắt mai sau. Vương Thị và hai tên thợ sơn chột dạ lén nhìn Chương Tân và Kế Tổ như để dò xét. Khi được biết thên đó là dự định Chương Tân đã có từ lâu, cả ba đưa mắt nhìn nhau, mở cờ trong bụng. Cơm nước xong, Chương Tân dặn Vương Thị và Lưu Thị sửa soạn hành lý choắn cũng ghé qua mấy ngôi chùa ở phía dưới chợ dọn dẹp dùm và được các vị hòa thượng cho ăn tử tế, đôi khi còn cho quần áo và chút đỉnh tiền nong nữa. Bởi vậy, đêm đêm cứ cuối canh một, đầu canh hai (vào khoảng 10 giờ khuya) Minh Tu mới đi phía dưới chợ đi về Nguyệt Kiều Viện nghỉ, vai y đeo cái túi nhỏ trong đựng mấy thứ đồ dùng và một con dao nhỏ mũi nhỏ lưỡi thật bén mà hễ gặp đám giỗ chạp, quan hôn tang tế, y thường đem ra để chọc tiết heo, cắt cổ gà vịt rất mau lẹ và khéo léo, ai cũng khen. Trông bộ vó hắn có vẻ hung tợn nhưng lại nhát gan và thứ nhất hay sợ ma quỷ, nên ban đêm trên đường về nhà, đi được vài bước y lại gõ “cốc cốc” vào cái mõ của nhà chùa bỏ đi mà hắn xin được. Có người hỏi hắn sao lại làm thế, hắn ngiêm giọng đáp: “Để đuổi tà ma quỷ quái”. Mới đầu người ta còn bàn ra tán vào nhưng rồi mọi người cũng quen tai và hễ cứ nghe thấy “cốc cốc” nổi lên là biết đã sang đầu canh hai. Nói về Tú Trung ngồi nghĩ ngợi mung lung trước chùa… Màn đêm buông xuống đã từ lâu, tinh tú lấp lánh đầy trời, quanh quẩn đâu đây con cú mèo buông ba tiếng rời rạc và buồn thảm. Bỗng có tiếng soạt soạt nổi lên từ bụi rậm gần đó khiến Tú Trung giật mình, tan giấc mơ màng. Chàng đứng dậy lần theo đường cũ về nhà. Tới phố huyện nhà nhà đều leo lét ánh đèn dầu lạc, Tú Trung chậm chạp đi bên đường lót đá, chốc chốc lại nhìn về phía trước, nơi lầu Thục Ngọc. Còn 3 nhà nữa thì đến lầu người yêu. Tú Trung giật mình, dụi mắt ngỡ mình chiêm bao. Rõ ràng cửa lầu Thục Ngọc mở rộng, có ánh đèn le lói lại như có bóng người con gái thấp thoáng bên rèm. Chàng bước nhanh tới trước nhà nhìn lên thì vừa lúc ấy Thục Ngọc cũng quay gót đi vô bên trong. Tú Trung đứng chết trân một lúc, chàng toan cất tiếng gọi song chợt thấy nguy hại nên lại thôi. Tú Trung đứng tựa cửa nhà mà nhìn sang lầu Thục Ngọc như thế bao lâu, chàng cũng không rõ, chỉ khi biết người bà con cho chàng trọ học mang đèn ra soi lại cửa ngõ, gọi chang vào ngủ, chàng mới hay là đã khuya rồi. Tú Trung sợ người nhà nghi ngờ vặn hỏi nên chàng ngoan ngoãn trở vô nhà, leo lên giường nằm. Chàng ngồi lên nằm xuống mấy phen, chân tay bứt rứt khó chịu vô cùng. Chung cuộc, Tú Trung nhất quyết phải gặp mặt Thục Ngọc ngay đêm nay. Giờ phút này chàng mới nhận thấy chàng đã yêu Thục Ngọc, yêu say đắm, yêu thiết tha. Nhưng làm thế nào để gặp Thục Ngọc bây giờ? Nằm suy nghĩ một hồi Tú Trung bỗng vỗ trán đánh đét một cái và ngồi nhỏm dậy, lẩm bẩm nói: “Có thế mà tính mãi chẳng ra”. Người bà con của Tú Trung đang lo dọn giường phía ngoài để đi nghỉ, nghe vậy mới cất tiếng hỏi: - Gì vậy cậu? Tú Trung thản nhiên đáp: - Cháu vừa đánh được con muỗi to. Bữa nay nóng nực quá, bác cho cháu ra ngoài ngủ ở cánh phản phía hiên sau nhé. Người bà con đáp gỏn lọn: cái đó tùy cậu. Được lời như cởi tấm lòng, Tú Trung bèn vác chăn gối, mùng mền ra ngủ sau nhà. Chừng khi nghe tiếng ngáy quen thuộc của người bà con nổi lên đều đều, Tú Trung lẹ làng ngồi dậy thả chân xỏ vào đôi dép để dưới chân giường đoạn chàng rón rén qua sân đến gần cửa nhỏ bên hông nhà, khẽ nâng chốt hãm rồi hé cửa lách ra ngoài hẻm. Tú Trung cẩn thận lấy dây cột cửa lại cho gió khỏi đập đoạn chàng men theo hẻm mà ra đến ngoài lộ. Chàng mừng rỡ vô cùng khi thấy trên lầu Thục Ngọc còn ánh đèn. Tú Trung đưa mắt nhìn quanh: đường phố vắng tanh, nhà nhà đều đóng cửa tắt đèn đi ngủ hết. Chàng lùi vào trong hẻm đến gần cái thang tre, cúi xuống nhắc hòn gạch chèn ra đoạn nhắc bỗng thang tre đi ra. Tú Trung vừa vác thang ra đến đầu hẻm chàng bỗng đứng sững lại vì vừa lúc đó từ phía dưới chợ có tiếng mõ đưa tới mỗi lúc một gần. Chàng vội vã lùi vô đặt thang tre xuống đất rồi trở ra nép bên hông nhà ló đầu nhìn về phía chợ. Chàng lẩm bẩm: “Chút nữa bị lão này bắt gặp thì phiền quá”. Tiếng mõ mỗi lúc một gần. Rồi một người đi ngang qua hẻm Tú Trung đang nấp. Tú Trung lẩm bẩm: “Minh Tu”. Phải, đúng đó là Minh Tu, mỗi đêm cứ vào đầu canh hai từ phía dưới chợ đi về Nguyệt Kiều Viện nghỉ. Chờ cho tiếng mõ xa dần Tú Trung mới chạy thụt vô hẻm vác thang băng qua lộ rồi đem dựng theo mặt tiền nhà Thục Ngọc mà leo lên lầu. Tới cửa sổ chàng dòm qua màn the thấy Thục Ngọc bận quần áo lụa màu hường ngồi trên giường dựa lưng vô vách đang lơ đãng nhìn lên trần nhà, tóc huyền xõa xuống ngang vai, trông nàng lúc này mới kiều diễm lộng lẫy làm sao. Trên chiếc bàn kê gần đầu giường hai ngọn bạch lạp đang bừng bừng cháy. Đảo mắt quanh phòng, không thấy có ai, Tú Trung mừng rỡ vô cùng bèn vén màn the khẽ cất tiếng gọi: “Thục Ngọc, Thục Ngọc, Tú Trung đây”. Thục Ngọc giật bắn người quay ra phía cửa sổ, hai tay nàng chặn vội lên ngực. Khi nhận ra là Tú Trung, Thục Ngọc hớn hở vùng đứng lên và không kịp xỏ chân vào hài, nàng chạy ra cửa sổ, nắm tay Tú Trung kéo đại vô phòng. Nàng cho chàng hay vừa cùng mẹ về quê thăm bà ngoại đau nặng. Hai ngọn nến vụt tắt. Căm lầu chìm trong bóng tối… Sau vài tiếng sột soạt nhẹ nhàng người ta chỉ nghe thấy tiếng thì thào của đôi trẻ rồi một hai tiếng cự nự khe khẽ của Thục Ngọc. Một chú cắc kè nấp đâu đây chừng ghen tuông với Tú Trung nên bực mình gáy một tràng dài. Tiếp đó trong chòm cây sau nhà, một bác cú mèo buông ba tiếng nghe như tiếng hừ hừ của một nha mô phạm bất bình trước cảnh thuần phong mỹ tục bị chà đạp… Khi gà gáy tiếng gáy sáng lần đầu, cảnh vật còn chìm trong bóng tối, Tú Trung sửa soạn ra về. Nghe tiếng gà gáy từa tựa như nói rằng: “Đời chỉ có thế mà thôi” Thục Ngọc rụng rời ôm choàng lấy người yêu rồi khóc mà nói rằng: - Thiếp chỉ sợ chàng không giữ lời thề, chơi hoa rồi lại tìm đường tháo thân. Chàng là người đàn ông đầu tiên trong đời thiếp. Nếu chàng bỏ thiếp, thiếp sẽ mượn khúc dây kết liễu cuộc đời, thiếp quyết chẳng chịu ôm cầm thuyền khác. Dầu sao cớ sự đã đến nước này, thiếp xin chàng hãy mau nhắn mẹ cha ở vườn lên thu xếp cưới hỏi cho xong. Nói đoạn nàng quá xúc động gục vào vai Tú Trung nức nở khóc. Tú Trung vỗ về an ủi người đẹp: - Nàng khá an tâm. Ta đâu có phải hạng người vô liêm sỉ. Ta đã thề sẽ lấy nàng làm vợ thì trước sau ta vẫn quyết một lòng như vậy. Nàng lại đã tin ta trao thân gởi phận đêm nay, khi nào ta lại nỡ phụ nàng. Nàng hãy nghe ta, cứ an lòng, đừng nghĩ ngợi cho sắc đẹp tàn phai. Tối nay ta lại lên nàng nhé, bây giờ nàng để ta về kẻo trời sắp sáng, có ai trông thấy thì bất tiện cho đôi ta. Nói đoạn lấy vạt áo lau nước mắt cho Thục Ngọc, rồi dìu nàng ra phía cửa sổ. Lúc Tú Trung sắp sửa vén màn the bước xuống thang tre, Thục Ngọc níu áo kéo chàng lại, thì thầm: - Nếu tối nay chàng lại dùng thang lên đây thiếp e sợ có ai đi ngang qua trông thấy thì khốn cả. Trên đây có cái bánh xe trước ba mẹ thiếp vẫn dùng để thòng dây trục hàng lên xuống. Đêm nay vào canh hai thiếp sẽ luồn một tấm vải trắng vào bánh xe rồi tắt đèn tối thiu đoạn thiếp buông tấm vải trắng xuống đường chàng cứ việc giật mạnh hai cái, thiếp ở trên này sẽ kéo chàng lên. khi chàng lên rồi, thiếp sẽ kéo tấm vải vào. Như vậy chàng đỡ phải vất vả, phí sức và lại thêm phần kín đáo. Nhưng chàng phải nhớ đêm hôm không được cất tiếng gọi thiếp dù là lên đến cửa sổ kẻo có người nghe thấy. Khi chàng vào đến lầu rồi thiếp sẽ gọi khe khẽ chàng cứ hướng theo tiếng thiếp mà tiến đến để khỏi vấp phải đồ đạc té lọi xương thì khốn lắm đa. Tú Trung vui mừng đáp: - Nàng nói rất hợp tai ta. Ta cũng quên phứt mất rằng mai mốt, thợ chữa xong nhà sẽ đem thang đi, lúc đó ta làm cách nào mà lên. nàng nghĩ thế thì chu đáo lắm rồi. Thôi ta về nhé. Nói đoạn Tú Trung vén màn the che cửa, bước đại xuống thang tre, trong khi Thục Ngọc nhắn khẽ: - Xin chàng cẩn thận kẻo té thì khổ thân. Tú Trung ậm ừ rồi thoăn thoắt leo xuống. Tới đất chàng hạ vội thang tre và vác lên vai chạy thẳng một hơi vào trong hẻm, dựng nó bên hông nhà y như cũ. Song đâu đấy chàng lần về giường ngủ một mạch cho đến sáng bạch người nhà ke6o đôi ba lần chàng mới dậy. Tối đó rồi kế tiếp những tối sau, cứ canh hai trước giờ Minh Tu đi qua một chút là Tú Trung giựt tấm vải trắng hai cái làm hiệu rồi đánh đu vào đó. Tức thì Thục Ngọc ở trên lầu rút lên. buổi đầu tiên t lượt được kéo lên và lược được thả xuống, Tú Trung cũng thấy hơi ớn xương sống, mặc dầu chàng biết Thục Ngọc khỏe mạnh béo tốt hơn chàng nhiều, tất nhiên dư sức để kéo chàng lên, thả chàng xuống và Thục Ngọc cũng đã chỉ cho chàng xem đầu tấm vải quấn vào chốt hãm thì dù nàng có lỡ tay Tú Trung cũng chỉ bị lao đao tí chút chớ chẳng đến nỗi rơi bộp xuống đất lọi xương bể sọ đâu mà sợ. Mặc dầu biết chắc như vậy nhưng Tú Trung cũng vẫn thấy trống ngực đánh như trống làng. Nhưng rồi mọi sự đều suôn sẻ hết và hai người tới lui với nhau tính ra đã được gần sáu tháng mà cha mẹ Thục Ngọc không hay biết gì cả. Lối xóm có vài người tình cờ bắt gặp Tú Trung đu theo tấm vải trắng lên lầu Thục Ngọc nhưng phải cái họ toàn là người tứ chiếng đến phố huyện trú ngụ lại bận rộn làm ăn buôn bán nên dẫu có biết, họ chỉ để bụng chẳng ai nói ra. Vả lại cha mẹ Thục Ngọc không ưa giao dịch bạn bè với ai nên lối xóm chẳng ai đến tâm sự với ông bà và ông bà cũng chẳng hề tâm sự với ai cả. Riêng mẹ Thục Ngọc bà có nhận thấy dạo này con bà có khác trước. Bà thấy con bà ngày càng xinh đẹp và lại vui tươi, cười cười nói nói luôn miệng, khiến lắm lúc bà phải quát mắng nàng. Thỉnh thoảng nàng cũng lại hay gợi chuyện về Tú Trung nhưng nàng vẫn làm bộ chê bai này nọ, những khi bà không tiếc lời khen chàng thư sinh. Một lần bà hơi thắc mắc bèn hỏi ý kiến chồng thì cha Thục Ngọc bảo là con gái đến tuổi ấy tất nhiên như vậy, can chi mà phải nghĩ ngợi lôi thôi. Cho nên ba mẹ Thục Ngọc lại càng yên trí và bà cũng cho rằng với vị trí phòng the của con gái bà cùng những phương pháp bà áp dụng mỗi lần Thục Ngọc phải ra đường, tất chẳng có việc gì không hay có thể xảy ra được. Trong thâm tâm bà ao ước được đứa rể hiền như Tú Trung. Bà lại định bụng hễ hai trẻ lấy nhau rồi, bà sẽ bắt Tú Trung ở rể lấy cớ là ông bà chỉ có một mụn con gái, muốn có nó bên cạnh cho vui cửa vui nhà. Bởi nghĩ vậy cho nên về sau hễ có dịp là bà lại tán dương Tú Trung với Tú Trung và bà cũng tự bảo hễ có dịp là bà phải dò ý chồng xem sao, để bà còn lo liệu bắn tin chứ. Một hôm trong buổi cơm trưa, mẹ Thục Ngọc thấy con uể oải, biếng ăn, bà cầm đĩa tiết heo gạt một nửa vào bát Thục Ngọc mà nói: - Này, cô ăn đi, trông cô dạo này xanh lắm đấy. Ông nó coi tôi nói đúng không? Cha Thục Ngọc uống cạn ly rượu nhắm một miếng bồ dục trần rồi mới nói một hơi: - Ui dà! Bà mày hay lắm chuyện. Thì nó cũng vẫn to sù sù có gầy yếu đâu mà lo. Xanh với đỏ thì ăn nhậu gì? Nó ở trong nhà có ra nắng đâu mà đỏ với ai. Chẳng lẽ lấy tiết bôi lên mặt à. Nói xong ông cười khà khà, tự thưởng một ve rượu đầy vì câu nói hợp cảnh ấy. Mẹ Thục Ngọc cụt hứng nhưng cũng cố cười khì hai tiếng cho vừa lòng đức ông chồng. Mấy bữa sau, Thục Ngọc đang ngồi trên lầu mải mê may vội chiếc áo bâu xanh mới cho người tình vì ngày xuân sắp tới, thì đứa tớ gái lên kêu nàng xuống ăn cơm tối. Nàng thu vén vải vó kim chỉ cất vô rương khóa lại rồi mới mang hài nhẹ nhàng đi xuống lầu. Đến nửa cầu thang nàng đứng sững lại vì chợt nghe thấy tiếng mẹ nàng hỏi: - Gớm tôi thấy người ta đến đặt lợn quay cưới hỏi ầm ầm mà phát phiền cho số phận con Thục Ngọc. Rồi cả bọn cười đùa ăn uống no say. Cơm xong Trương Tú hỏi Lưu Thị đêm nay muốn bắt cặp với ai. Lưu Thị không trả lời. Vân và Tú hai đứa giành nhau cãi lộn om sòm, Vương Thị vội giải hòa: - Thôi y theo lệ cũ cho khỏi sanh chuyện. Rồi 4 đứa dắt nhau nằm chung một giường tính chuyện mây mưa. Bao Công từ nãy đến giờ đã nghe và trông thấy hết. Tới đây, giận lắm ông bèn lui ra lộ đi như bay về Nha. Vừa vào đến cổng ông sắn tay áo, vớ dùi nện một hồi trống lệnh. Giữa đêm thanh vắng, tiếng trống nổi lên ầm ầm… Báo hại ba quân đang ngủ phải vùng dậy, la gọi nhau ồn ào, rồi quơ vội giáo mác chạy ra tập hợp trước công đường. Trông thấy Bao Công sắc mặt hầm hầm, mắt long lanh, giận dữ, các toán lính lấm lét nhìn nhau. Bao Công điểm hai đội lính võ trang đầy đủ biểu đem theo bốn chiếc gông cùm rồi ông truyền lệnh chia quân làm 4 toán kéo đến bao vây tứ phía và bắt tất cả các người đang ở trong nhà Vương Thị giải về Nha. Dương Vân, Trương Tú thấy đang đêm có quân lính kéo đến ầm ầm, biết là câu chuyện đã đổ bể chúng liền mở cửa sau chạy trốn. Nhưng thiên bất dung gian chúng vừa ra tới vườn nhà bên cạnh thì bị toán quân thứ hai của Bao Công phục tại đây thộp tóc. Vương Thị và Lưu Thị lúng túng trong nhà chưa kịp chạy cũng bị lình tông cửa vô bắt ráo. Cả bốn đều bị cùm và giải về Nha. Bao Công nhìn mặt thấy đúng là 4 đứa ban nãy liền quát lính vật chúng ra đất nện cho mỗi tên 30 côn thiệt đau rồi đem tống giam vào ngục. Sáng hôm sau, Bao Công cho dẫn Kế Tổ lên nói qua cho biết việc bắt bớ hi632i đêm và hỏi: - Từ đây qua xóm làng ở chân núi có cái hồ sen lớn nào ở trong rừng không? Kế Tổ đáp có. Bao Công truyền mở gông cho Kế Tổ rồi biểu đi trước dẫn đường còn ông lên kiệu theo sau với mười người lính biết lặn giỏi. Quan quân và Kế Tổ băng qua rừng hồi lâu mới đến chỗ có hồ sen. Nơi này vắng vẻ thật. Bao Công xuống kiệu gọi Kế Tổ và 4 người lính đi theo đến bên bờ hồ. Bao Công chăm chú xem xét đám sen gần bờ bỗng ông dừng lại chỉ tay xuống chỗ có nhiều lá sen bị gãy và bảo Kế Tổ: - Thây chú ngươi ở dưới đó. Kế Tổ nghe nói khóc rống lên rồi nhảy đại xuống hồ mò xác chú, 4 người lính cũng lội theo xuống tìm kiếm. Hồi lâu họ mới gặp xác Chương Tân và khiêng lên bờ. Thấy lưỡi búa kẹt trong sọ người chết, Bao Công sai quân lấy ra cho ông coi. Trên cán rìu có khắc hai chữa Dương Vân. Bao Công đưa rìu cho Kế Tổ coi và hỏi có phải là của một trong hai tên bị bắt đêm qua không. Kế Tổ đáp phải. Bao Công lại hỏi: - Thằng đó bà con chi với chú ngươi? - Nó là người cùng quê sau được chú tôi nhận làm con nuôi cùng với Trương Tú. Rồi Kế Tổ nhất nhất thuật lại sự việc từ đầu đến đuôi. Bao Công nghe đoạn lắc đầu, nhìn xác Chương Tân, nét mặt buồn rầu có ý thương thay cho người bạc phước, lỡ nuôi ong tay áo. Đoạn ông quay lại bảo tốp lính: - Ta để lại hai người giúp Kế Tổ chôn cất xác chú y. Về đến Nha, Bao Công lập tức đăng đường truyền lính dẫn 4 tù nhơn bắt đêm trước lên cho ông xét hỏi. Bao Công chỉ mặt Dương Vân, Trương Tú mà quát mắng rằng: - Tụi bây là phường vô ân bạc nghĩa, đang lúc thất cơ lỡ vận cười người ta có lòng tốt cưu mang đùm bọc, cấp vốn liếng cho làm ăn lại nhận làm dưỡng tử, sao còn sanh dạ sài lang, đã phá hoại gia đạo người ta lại còn nhẫn tâm đón đường giết ân nhân, rồi dìm thây xuống hồ. Tội chúng bây thực đáng chết. Hai tên bất lương thất Bao Công nói vậy đã chột dạ, mặt mày xanh mét nhưng còn cố cãi là oan. Bao Công cả giận cầm chiếc rìu vất xuống đất trước mặt hai đứa và phán rằng: - Tang vật ràng rành chối cãi nữa thôi. Hay cần phải xem lại tử thi mới chịu nhận tội. Hai đứa cứng họng, đứng chết trân nhìn nhau nhưng vẫn gan không chịu khai một lời. Bao Công thét lính nọc cổ hai đứa đánh cho một trận rồi lại sai sửa soạn cực hình để tra khảo. Hai tên khiếp sợ vội thú nhận hết tội lỗi, nhận có thông dâm với Vương Thị nhưng sợ Chương Tân biết và oán hận nên giết đi. Bao Công dạy lính đóng gông xiền cho chắc và đem giam cả hai vào gian tử tội. Đoạn Bao Công điểm mặt Vương Thị, trợn mắt vỗ án la: - Thân đàn bà đã phản chồng lấy trai sao còn độc ác đồng mưu giết hại chồng? Vương Thị mếu máo đổ tội cho hai tên kia: - Bẩm Thượng quan, mưu mô hại chồng tôi là do nơi hai tên Vân và Tú còn tôi không biết, xin quan sinh phúc, xét lại cho. Bao Công vỗ án la: - Như ngươi không biết sao lại dám vu tội hại Kế Tổ. Nói rồi truyền lính đánh Vương Thị 30 gậy và đem tống giam nơi tử tội. Đến lượt Lưu Thị, Bao Công quắc mắt hỏi: - Còn nhà ngươi là gái có chồng lại là phận cháu dâu, sao không biết ngăn cản kẻ làm bậy hay cáo quan mà còn lừa dối chồng ăn nằm với trai rồi lại thuận tình giết chú hại chồng? Lưu Thị khóc lóc thưa rằng: - Bẩm Thượng quan, tôi bị thím dâu phụ họa với hai tên ép buộc, tôi thế cô nên đành chịu ô nhục còn việc giết chú chồng tôi, thiệt tình tôi không biết. Đến lúc sự việc đã rồi và chồng tôi cũng bị chúng hại mà lâm vòng tù tội, tôi lại bị chúng đe dọa nên chẳng dám cáo quan. Xin quan thương tình minh xét cho. Bao Công quở mắng Lưu Thị một hồi rồi sai lính đem tống giam vào ngục. Lưu Thị đi khỏi, Bao Công truyền sắp bút giấy để ông làm án. Ông nghị xử chém và bêu đầu Dương Vân và Trương Tú, xử lăng trì Vương Thị, đầy Lưu Thị ra nơi biên ải. Gia tài của Chương Tân được giao cho Kế Tổ.LỜI BÀNXem vụ án “Đồng mưu hại chồng” trên đây, bạn thấy Bao Công đã lên 3 cái án tử hình và 1 án lưu đày: chém và bêu đầu tại nơi công cộng hai tên Dương Vân (thủ phạm) và Trương Tú (đồng lõa), xử lăng trì Vương Thị vợ của Chương Tân. Còn Lưu Thị vợ của Kế Tổ bị lưu đày ra nơi biên ải (biết một trọng tội mà không tố cáo). Nếu phải xử với pháp luật ngày nay thì Dương Vân cũng bị khép vào tội cố sát với trường hợp gia trọng chiếu điều 296 và 299 HLCC: gia trọng vì có dự mưu và vì tư cách nạn nhân (Chương Tân là cha nuôi của y). Và y cũng sẽ phải chịu hình phạt tử hình. Trương Tú và Vương Thị hai kẻ đồng lõa (tòng phạm) cũng phải chịu tử hình.