Một đêm ngủ no mắt trong vòng tay ấm áp của mẹ, em chui ra khỏi chăn như một con mèo nhỏ. Mẹ đang ngồi trang điểm nơi bàn phấn, nhìn em âu yếm: - Ngủ nữa đi con, còn sớm mà Em đưa tay lên che miệng ngáp: - Me đi mô chừ rứa? - Me đi công chuyện, con ở nhà ngoan nghe. Trưa me về - Me ơi, con muốn trở lên Đà Lạt - Đợi ba me xong công việc, ba me sẽ cùng lên với con Em lại lười biếng quấn người vào chăn: - Lạnh quá me ơi - Thì ở Đà Lạt cũng lạnh vậy - Nhưng con sợ nghỉ học lâu rồi thiếu bài vở đi me ơi Me đã chải xong tóc, đi lại bên em ghé ngồi xuống giường: - Rứa con xin phép nghỉ mấy ngày? - Ba ngày me - Ngày mai thì đúng ba ngày, con sợ trễ học chi nữa? Em cầm lấy tay me: - Me gắng xong công việc nghe, con nằm nhà một mình buồn bắt chết Me hôn vào má em: - Thì ra chơi với mấy đứa con bác Tường - Tụi nó nhỏ xí mà chơi chi me? Ba chợt mở cửa phòng, giục: - Xong chưa mình? Me đứng lên: - Dạ rồi Em gọi: - Ba ơi Ba không bước vào phòng: - Sơn ngủ nữa đi con, còn sớm Ba me đi rồi, em nằm một mình như chiếc gối bông, như vuông mền nhỏ như tấm thảm giữa nhà lăn lóc bơ vợ Em đến Bảo Lộc hôm qua và đang trọ tại nhà bác Tường. Bác Tường hùn vốn với ba mở nhà máy xay trà tại đây. Ngoài ra còn biết bao nhiêu công chuyện làm ăn to lớn khác mà em không biết được, khiến bác Tường cứ vắng mặt hoài. Bác Tường góa vợ và có 5 con, ba đứa lớn bác cho đi học ở Saigon, thỉnh thoảng bác về thăm, còn 2 đứa nhỏ đang học Tiểu học tại đây. Nhà có 2-3 người làm, nhưng 2 đứa nhỏ, thằng Chánh và con Tâm lúc nào quần áo cũng có vẻ luộm thuộm, theo em nghĩ, chắc tụi nó đang thiếu vắng bàn tay ân cần của người mẹ, tình thương nồng nàn của người mẹ. Thật không có gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử, mặn nồng bằng tình mẫu tử, mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp mật như đường mía lau. Nước mắt em bỗng ứa ra … Em đang nhớ tới chị Vân, chị Vân mất mẹ, chị Vân lạc cha, chị Vân đang bị dư luận ghét bỏ, nhưng em, em tự nguyện với lòng, giây phút nào em cũng quý mến chị Vân. Em bước ra nhà sau rửa mặt. Chị Sáu giúp việc cho bác Tường đang châm lửa vào bếp ga: - Cô chờ tôi nấu mì cho cô ăn điểm tâm nhé Em cười: - Phiền chị ghê Chị Sáu bắc ấm nước lên: - Có gì đâu mà phiền, lâu lâu cô mới xuống mà. À, cô uống sữa hay café? Để tôi pha Em đến ngồi xuống ngưỡng cửa nhà bếp: - Uống café sợ mất ngủ lắm, thôi chị cho Sơn sữa đi - Cô lên nhà trên chờ tôi nhé Ăn điểm tâm xong, em lại đi ra đi vào. Buồn không chịu được, em chợt có ý định đi thăm đồi trà của bác Tường. Em dặn chị Sáu: - Ba me Sơn về chị nói dùm là Sơn qua bên kia thăm đồi trà nghe - Cô về mau nhé, cũng gần trưa rồi đó Em bước từng bước cẩn thận xuống con dốc phía bên hông nhà bác Tường. Lối mòn đất đỏ nhơm nhớp vì trận mưa đêm qua làm em 2 lần suýt ngã gượng lại được. Nắng lên cao soi vàng rực vùng đồi núi điệp trùng chung quanh em. Không khí ấm hẳn lại, em nghe tiếng chim hót trên cành reo vui trong lòng em. Lòng em thanh thoát, lòng em mở rộng 2 cánh cửa hồn nhiên để chào đón khung cảnh hùng vĩ trước mặt, cả một đồi trà ngát xanh trải rộng bao la đến chân trời. Em đi thảnh thơi theo con đường nhỏ len giữa những gốc trà san sát vào nhau, con đường dài tưởng chừng vô tận, con đường này nối tiếp đường kia như những mắc lưới đan bằng màu đất đỏ phì nhiêu đưa em đi xa dần mái nhà bác Tường, đưa em đi xa dần thực tại. Em chợt nhớ đến một chuyện thần tiên em đọc đã lâu, có cô bé lạc giữa rừng đào, gặp bà Tiên đưa về tòa lâu đài thủy tinh và ở đó với bà cho đến khi khôn lớn. Nhưng đây không phải là rừng đào, mà là những cây trà xanh tươi cao gần tới ngực em, những búp trà non còn đọng sương mai nhạ thoảng hương thơm dịu dàng. Bà Tiên rừng trà đâu không thấy, ước gì chị Vân là bà Tiên hiện đến giữa lúc này thì vui biết mấy, em sẽ nhờ chị vẽ hình em đứng giữa cảnh đồi núi bao la này, chắc là đẹp lắm. Em nghĩ đến chị Vân giờ này đang ngồi làm việc ở Bưu Điện, em nhớ đến Nguyệt Hồng đang ngồi vẽ bản đồ giờ địa lý sáng nay, chắc con bé mong mình lên lắm. Em nao nức trở về Đà Lạt kỳ lạ. Có tiếng gọi em chập chùng xa: - Sơn ơi … Sơn … Em nhận ra tiếng ba, ba gọi em từ phía bên kia đồi, từ khung cửa sổ treo màn hồng trên lầu phòng bác Tường. Em nhìn thấy dáng ba nhỏ xíu đang đưa 2 tay lên miệng làm ống loa: - Sơn ơi … Sơn … Em quay trở về, ngôi nhà bác Tường màu trắng sáng ngời dưới ánh nắng cao nguyên chói chang. Mặt trời lên tới đỉnh đầu, lớp đất đỏ trên lối đi đã khô khan tung lên những đám bụi mỏng khi có làn gió nhẹ thoáng quạ Em chạy tung tăng lên bậc thềm, chiếc quần Jeans trắng bám đầy bụi đỏ, me kêu lên: - Lên đồi làm chi cho bụi bậm rứa Sơn? - Con đi thăm đồi trà - Thôi vào rửa mặt rồi đi ăn cơm Em đi lên lầu, gặp ba trên cầu thang: - Ba kêu con chi rứa? Ba xoa đầu em: - Ba gọi con về ăn cơm đó. Con đói bụng chưa? Thằng Chánh con bát Tường đi học về khoe em cái đèn ngôi sao: - Chị Sơn, đèn của Chánh làm đây nè Em vờ bĩu môi: - Sức mấy - Thiệt đó, chị không tin sao? Em lắc đầu rồi em gật đầu, tội nghiệp thằng bé mới tí tuổi đầu đã sớm mất mẹ. Nhưng Chánh vẫn còn ba, bác Tường đó, bác sống kiếp gà trống nuôi con bảy tám năm trời nay, săn sóc và lo lắng cho các con từng li từng tí. Còn ba chị Vân đâu? Mối thắc mắc vẫn còn lẩn quẩn trong đầu óc em và hình như càng ngày càng không tìm thấy lời giải đáp, em mong về Đà Lạt, em nao nức mong chóng đến ngày chủ nhật để gặp lại chị Vân bên giòng suối. Tuần này chị hứa sẽ dẫn em về nhà chị chơi, có thể lần này em sẽ tìm được một vài lời giải đáp trong công cuộc “điều tra lý lịch” của chị Vân chăng? Em nôn quá, em bảo me: - Me ơi, mai về Đà Lạt nghe me? Me không đáp, me quay sang hỏi ba: - Mai chúng ta về Đà Lạt được chưa mình? Ba gật đầu cho hồn em nở hoa theo: - Thật nghe ba, lần ni ba me phải ở bên con lâu mới được Bác Tường nhìn em cười, me nhìn em chăm chú, rồi bảo bác Tường: - Cháu Sơn còn dại lắm anh. Chúng tôi bận rộn công việc không ở gần cháu hoài được nên cháu cứ nghĩ là chúng tôi không thương cháu. Nhưng thật ra, cũng vì tương lai các cháu mà chúng tôi làm việc bất kể ngày đêm, chứ cha mẹ nào mà chẳng thương con, cha mẹ nào mà lại không muốn sống gần con. Gương mặt me buồn buồn. Ba trầm ngâm nghe me nói, xoay tròn chén cơm trong taỵ Em cúi mặt xuống bàn, em thấy mình có lỗi với ba me thật nhiều, vì … đúng như lời mẹ vừa nói, em vẫn hằng nghĩ là ba me không thương em lắm, không muốn ở gần em bằng những chuyến đi làm ăn xa, nay Saigon, mai Nha Trang … Em ngờ ba me đã có những thú vui riêng thật người lớn mà trong đó không có em, không có bé Tuấn, để 2 chị em tháng ngày vò võ trong gian nhà rộng nhưng lạnh lẽo khôn cùng khi tình thương ấm nồng của ba me đã tan loãng theo những lần đi. Em nói nhỏ: - Me, me giận con hả? Me xích lại gần em hơn: - Không, me chỉ nói cho con hiểu mà thôi. Rằng ba me rất mực thương con, thương bé Tuấn cũng như anh Hải, các con của ba me chính là lẽ sống, là niềm vui, là hơi thở của ba me Ba lên tiếng: - Xuân Sơn, con đã hiểu ba me chưa? Em đáp lí nhí: - Con xin lỗi ba me Ba dịu dàng: - Không, con không có lỗi chi hết, thôi ăn cơm đi con gái cưng của ba. Em rất vui mừng khi nghe ba bảo, ba me sẽ ở nhà với em đến sáng Chủ nhật ba me mới đi Nha Trang. Chủ nhật là ngày nghỉ nhưng dù vắng ba me vẫn không buồn lắm, vì em đã có chị Vân. Em sẽ sang nhà chị Vân, sẽ ăn bánh do chính bàn tay mềm dịu của chị làm, chắc là ngon lắm, em đoán thế, vì nhìn đôi tay khéo léo của chị lả lướt trên giá vẽ em nghĩ là chị không thể nào vụng về được trên bất cứ phương diện gì. Em trở lại trường, Nguyệt Hồng đón em ở cổng: - Đi Bảo Lộc có chi vui không mi? Em nhún vai: - Buồn lắm mi ơi, chán rùng rợn. Có công chuyện tao mới đi, chớ ai muốn đến chỗ khỉ ho cò gáy đó làm chi Nguyệt Hồng mách: - Bài toán Hình tuần trước trả rồi mi ơi, tao giữ dùm mi đây ni Em hấp tấp: - Mô đưa đây tao, mấy điểm mi? Nguyệt Hồng mở cặp rút tờ bài làm đưa cho em: - 18 điểm, nhất đó mị Thầy Tân khen mi đó, hy vọng kỳ thi cá nguyệt ni, mi được làm sơ mi cho thầy Rồi nó cười khúc khích: - Làm sơ mi cho thầy Tân diễm phúc lắm mi ơi Em ngạc nhiên: - Răng lại diễm phúc? Nguyệt Hồng nói trong tiếng cười: - Thầy Tân vừa lùn vừa ốm, đỡ tốn vải. Bất hạnh cho đứa mô nhất Vạn Vật kỳ ni, cô Hải mới sinh xong ngó nặng cân quá. Em đập vào lưng nó: - Con quỷ nờ, chuyên môn phê bình giáo sư Nguyệt Hồng lý sự: - Làm giáo sư thì phải để cho học trò phê bình, rứa mới đúng lương tâm nghề nghiệp chớ Em lôi tay Nguyệt Hồng: - Thôi vô học, con ni nhiều chuyện gớm.