Thạch Lựu và Ngân Cô bị giam suốt đêm trong ngục.Họ không bị cùm trói mà chỉ bị tước vũ khí. Thạch Lựu xem xét buồng giam từng li từng tí, có thể nói đây là căn buồng được xây toàn bằng đá lấy từ núi về. Ngoài cái lỗ thông hơi nhỏ trên trần, tuyệt nhiên không còn kẽ hở nào có thể thoát ra ngoài được nữa. Ngay cái lỗ thông hơi cũng chỉ thò nổi cánh tay, đừng hòng nhô đầu nổi ra ngoài. Cánh cửa đá vừa to vừa nặng, chỉ có đứng ngoài dùng đòn mới bẩy ra được; nàng đã đẩy thử mấy lần mà không hề thấy nó nhúc nhích, cuối cùng mệt bở hơi tai, nàng không xem xét nữa mà chỉ ngồi xuống tảng đá góc buồng, im lặng.Suốt buổi tối, Ngân Cô không nói năng câu nào với Thạch Lựu. Trong lúc Thạch Lựu xem xét buồng ngục, Ngân Cô chỉ hờ hững như không. Đợi đến khi Thạch Lựu thôi không xem xét nữa, Ngân Cô mới đứng lên nhìn ngó kỹ từng bóc buồng. Thạch Lựu nhìn theo, không nín nhịn được nữa, nàng nói bật ra mồm:- Đừng hòng trốn thoát.Ngân Cô nhìn nàng, trong buồng giam có ngọn đèn dầu, trước ánh đèn, Thạch Lựu mặc y phục đỏ nên trông nàng như một quầng lửa đỏ, cái vẻ dữ dằn lúc ban ngày đã biến mất trong mắt nàng. Tự nhiên Ngân Cô ngầm ngầm có chút thiện cảm với nàng, cô thôi không xem xét buồng giam nữa và ngồi xuống một góc khác. Thạch Lựu liếc nhìn Ngân Cô, Ngân Cô cũng liếc nhìn Thạch Lựu, cả hai cùng lặng lẽ nhìn nhau.Mãi lâu sau, Ngân Cô mới lên tiếng:- Cậu bảo họ bắt chúng mình để làm gì?Thạch Lựu nhún vai:- Để tống tiền, nhưng chúng ta là dân giang hồ, lấy đâu ra tiền. bởi thế lý do còn lại là vì hiếu sắc. Chỉ tại mặt mũi cậu xinh đẹp quá.- Thôi đi! Mặt mũi cậu xinh đẹp thì có.Quả thực đấy chỉ là lời khen ngợi lẫn nhau. Thạch Lựu cười thành tiếng và ngoảnh mặt đi. Ngân Cô không hiểu sao cũng đỏ mặt. Cùng bị giam trong nhà đá, cùng chung cảnh hoạn nạn, họ bất giác xua đuổi ý nghĩ hận thù. Ngân Cô bảo:- Cậu cứ yên tâm, thế nào bố và anh mình cũng đến cứu chúng ta!- Bố và các anh mình cũng sẽ đến. - Thạch Lựu đáp lại.- Chỉ lo ho... Ngân Cô chưa nói hết câu, nhưng Thạch Lựu hiểu ý. Chỉ lo họ mê mải đánh nhau đến mức người còn kẻ mất, không nghĩ đến em gái nữa. Cũng sợ họ trúng ám khí không có cách đến cứu em gái được. Nếu vậy hậu quả thật khó lường. Thạch Lựu bần thần tì cằm lên đầu gối nhìn mãi ngọn đèn dầu, Ngân Cô cũng mặc nhiên không nói gì nữa.Gian nhà đá vắng lặng, tẻ ngắt, ngọn đèn dầu lặng lẽ cháy.Vắng vẻ quá, buồn chán quá, Thạch Lựu nhặt hòn đá đập vào tường và bỗng dưng cất giọng hát:Sức bạt núi hề chí bọc trờiKhông gặp thời hế đành chịu chếtĐành chịu chết hề biết làm sao?Ư hề ư hề biết làm sao?Đến lượt Ngân Cô cười khanh khách:- Cậu tưởng cậu là Hạng Vũ đấy hẳn?- Bị nhốt trong nhà đá, vô kế khả thi, chẳng giống Hạng Vũ là gì? - Thạch Lựu trả lời cứng cỏi như con trai.- Cậu là Hạng Vũ, chắc mình phải là Ngu Cơ mất – Ngân Cô đáp và cũng phởn chí cất giọng hát:Gió mạnh về, mây dạt bayDanh lừng bốn cõi về cố hươngYên lòng dũng sĩ giữ bốn phương.- A ha! Cậu biết không? Cậu hát cũng khá lắm! - Thạch Lựu khen.- Cậu hát hay hơn. – Ngân cô trả lời.Lại vẫn là những lời tâng bốc lẫn nhau! Cả hai cùng cười. Thạch Lựu và Ngân Cô đều không có chị em ruột từ thuở nhỏ, họ chỉ có anh trai và chỉ sống với anh trai. Bề ngoài đều có cái mạnh mẽ của con trai, nhưng trong tiềm thức vẫn ẩn giấu nét dịu dàng của con gái. Lúc này, vẻ dịu dàng của con gái đang dần dần trỗi dậy, ngồi trước mặt nhau, cả hai đều có ảm giác thân thiết, tri ngộ và quý mến nhau. Tận đáy lòng, người con gái vẫn có một vùng nhậy cảm và dịu hiền, trong giờ phút cùng đau khổ và hoạn nạn này, cái vùng nhậy cảm và dịu hiền ấy được dịp thức dậy. VẢ lại, từ cổ chí kim, người khôn vẫn trọng kẻ khôn, anh hùng vẫn nể anh hùng, đúng như lời bài ca của Ngân Cô đã hát:Luận tri tâm anh hùng đối sầuGặp tri âm tâm anh hùng tán sầuLúc này là lúc họ “đối diện với nỗi buồn”, và cũng là lúc họ san sẻ nỗi buồn cho nhau. Cả hai cùng hiểu rất rõ nếu Hắc Sát Tinh đụng đến họ mà không có người đến cứu, thì họ sẵn sàng thà chết chứ không để bị làm nhục. Vì thế, đứng trước cái chết, còn nhớ chuyện cũ làm gì. Họ ngấm ngầm quyết định, trong giờ phút này, nỗi ân oán suốt đời giũa họ với nhau, tạm thời bị gạt sang một bên.- À, đúng rồi. - Thạch Lựu lên tiếng – Bài hát hôm nay cậu hát trên sân khấu có phải là một đoạn trong Nguyên Khúc không?- Phải, nhưng mình có sửa đi mấy chử.- Cậu học Nguyên Khúc từ lúc còn nhỏ à?- Phải, từ nhỏ. Còn cậu? – Ngân Cô hỏi.- Cũng có học. Hồi nhỏ bố mình mời thầy về dậy, nhưng không học được đầu đến đũa. Học đao kiếm thì còn tạm được, còn ca khúc thì cứ học trước quên sau. Nói đến ca khúc, mình rất thích một đoạn trong bài Giặt lụa. Nói rồi, nàng cất tiếng hát:Đao cung quần tụ tại Giang ĐôngNườm nượp ngựa xe uốn tựa rồngGiang sơn muôn dặm trong tầm mắtTiếng sáo du dương tựa tiếng lòngCờ sí rợp trời tưởng mây trôiCao cao dài gấm giữa lưng trờiĐêm về tưởng ngủ nơi cung điện... Thạch Lựu vương người dựa vào tường, lại nói:- Cậu có nhớ đoạn Qua sông trong bài Hồng Phất chứ?- Sao lại không nhớ? – Ngân Cô lập tức hát:Đức dũng nẩy nòi từ lúc nhỏ,Hàn, Bành tài lược nhất xưa nay,(Hàn Dũ, Bành Tổ)Can qua bỗng chốc ùa nhau tới,Yên khí dăng đầy, há trở tay.Ngắm kiếm mấy hồi, tưởng như mơ,Qua sông ẩn tích đọi thời cơ!Thạch Lựu gõ đá bắt nhịp và hăng hái hát tiếp:Hạc lăng trời rộng đấu chim bằngNẫu ruột thở dài có biết khôngLệ sầu lã chã bay theo gióKiếm cung đủ cả cũng bằng khôngNgân Cô càng hào hứng, cùng hòa thanh với Thạch Lựu:Sức lực nổi như cồnRoi tùy tay người giữ,Công đáng đúc lư đồng,Tài năng thật đắc dụngMặc người trần chê bai.Cất tiếng hát, cả hai đều cảm thấy hào khí bừng bừng, tinh thần phấn chấn. Họ quên chuyện bị giam trong nhà đá, quên hai người anh sống chết thế nào, quên cả nỗi lo lắng về tương lai tiền đồ của mình và cũng quên luôn cả hận thù ngày trước. Dù sao các cô cũng mới chỉ là hai cô gái mười bảy, mười tám tuổi, tính tình còn trẻ con, mê chơi đao nghịch kiếm, không biết vờ vĩnh, cả hai cùng ca hát vui vẻ, người hát kẻ đáp, càng hát càng hăng, càng hát càng cao giọng.