BI TÌNH TIỂU THUYẾT
Chương 5

Nguyên Vi Văn cũng là con nhà dòng dõi thư hương, cha mẹ chàng sinh được hai người con, một trai một gái, chàng là anh  trưởng, em gái tên gọi
Thố Nhi mươi mười lăm tuổi, nhan sắc nhã đạm, từ bé thường theo chàng học hành, tinh thông sách sử, tính lanh lợi, biết  xem sóc công việc trong nhà; hồi Vi Văn tập ấm thụ, bổ ra làm  quan ở Thanh, phụ thân cho đi theo với Vi Văn; vì trong nhà phụ thân chàng còn có người tiểu thiếp hầu hạ; Bà thân mẫu chàng  sớm mất, cho nên tình yêu mến của đôi ngành đường đệ rất đỗi  đậm đà, bao nhiêu việc gì lớn nhỏ Vi Văn cũng đều cho Thố Nhi  biết để thương nghị với nhau.
Hồi Vi Văn biệt cảnh chùa Linh Ẩn, về đến nhà, nhất nhất  đều thuật lại cho Thố Nhi nghe, và tỏ ra ý quyến luyến Tú Cầu, khen ngợi tư dung nàng xinh đẹp thế nào, phẩm tài nàng mẫn  thiệp thế nào, tay cầm quản bút không phải nghĩ ngợi, viết chữ như bay, cách phỏng trâm hoa, tài phen vịnh nhứ; một đoạn nói  như hoa như gấm, làm cho nàng Thố Nhi tức quá, chỉ mong trong  giây phút được thấy mặt một phen mới thỏa, Vi Văn lại nói: Nếu  tiểu muội muốn gặp nàng thì thậm dễ, chỉ nên tính kế làm sao mà lưu nàng cùng nhau sum họp một nhà, thêm được một người bạn  tốt, khi học tập kim chỉ, khi xướng họa văn chương, chẳng là hay  biết bao?
Thố Nhi cười rằng: Tục ngữ có câu: “Muốn cho chắc, lại dắt  cho người”; cũng phải đó.
Vi Văn nói: Thố Nhi em ơi! Em không nên ngờ lời nói của  anh là không đích đáng đâu? Anh không phải mê đắm một người  tầm bậy đâu, bản thân xưa nay là một người lân tài tuất nạn vậy.
Thố Nhi nói: Cái lòng lân tài ấy, thời em cũng xin biểu đồng  tình với anh, song lân tài là lân tài làm sao kia, chớ như chúng ta  mời nàng về đây, sau còn có điều gì biệt ngại nữa không?
Vi Văn nói: Em bất tất phải đa tâm, việc gì đã có anh đây  đảm đang hết thảy, chỉ cậy em một điều, không biết em có nhận  lời cho chăng?
Thố Nhi nói: Xin anh cứ nói, việc có thể làm được, khi nào em  lại dám trái ý anh.
Vi Văn cười nói: Mươi hôm nữa chúng ta cùng nhau lên hầu  chú, sẽ nói như thế... như thế...
Thố Nhi cười rồi gật đầu.
Cách độ mươi hôm, hai anh em cùng đi, đi được ba dặm  đường, thời phải để cáng võng lại một bên quán trọ, rồi kéo nhau  bộ hành một đổi mới tới cửa chùa; sư cụ tiếp đãi hai anh em Vi  Văn rất tử tế, mà các người trong chùa cũng đều thành thật hoan  nghênh.
Nàng Tú Cầu nghe nói cái thư của mình đã gởi về Kinh rồi,  thì thầm cảm thịnh tình của Vi Văn không biết mấy, lại gia dỉ  thấy Thố Nhi ân cần luyến ái, một điều xưng chị, hai điều xưng em, ngọt ngào như mật rót vào tai, nhận ngay Thố Nhi là người tri  kỷ, bèn đem hết tâm sự mà nói với nàng, không còn giấu giếm  chút nào, Thố Nhi biết được cái đoạn nhân duyên trước của Kim  Tú Cầu, là xuất ư sự bất đắc dĩ, chớ chưa phải thực kẻ tâm đầu ý hợp của nàng, cho nên mỗi khi nhớ đến nỗi riêng, riêng những  ngậm ngùi cho duyên; tuy đã ôm đàn bước qua thuyền khác, mà lòng vẫn còn hối hận đau ngầm hôm mai, kịp đến lúc hoạn nạn, lại  càng nguôi hết cái sự phú quí của nhà họ Vương, vì thế mà Thố Nhi ngôn thính kế tùng, ngày hôm sau, Thố Nhi bảo Vi Văn về trước, sửa soạn nhà cửa, rồi hãy lên đón hai chị em về.
Vi Văn mãn tâm hoan hỷ, tưởng là sự đã đầu cơ, cá tràn vào  lưới, không dè khi chàng sắp đặt yên rồi trở lên, thời thấy phong  cảnh đìu hiu, mọi người trong chùa đều than thở mở miệng không  ra hơi, chỉ trông nhau mà gạt nước mắt, có ý sắng sốt lạ thường, đồ vật bỏ nghiêng ngửa đòi nơi không ai dọn dẹp hết thảy.
Vi Văn kinh sợ thất sắc, hỏi ra mới biết một sự kỳ họa, mới  xảy ra trong đêm hôm qua, hồi chàng vừa mới bước khỏi sơn tự. Số là quân sơn khấu làm sao dò xét được nàng Tú Cầu là người quốc  sắc, và lại là con nhà cự tộc, muốn bắt nàng để sung chức “áp trại  phu nhân”, hay là huyền giải thưởng bắt chuộc, cũng có một món  tiền to, bởi vậy mà cái dây oan trái lại buộc cho người hồng nhan;  khi bọn côn đồ sấn vào lều sau, chủ ý tróc hoạch nàng, may đâu lại  được cả nàng Thố Nhi, thời thích quá. Tú Cầu xem thấy cảnh khốn  bức, đã không phương đào tỵ cho đặng, toan bề tìm lối quyên sinh,  bọn ấy gạt đi mà rằng: Nàng không nên tính quẩn như thế, cái  chùa này cũng vỡ tan theo mất lại hại lây đến tính mệnh mấy  người trong chùa thời sao? Vì chúng tôi đi có vâng mệnh trại chủ,  phải bảo toàn ngọc thể, để đưa về chờ người định đoạt, nhược bằng  có sai thất đều gì, thời chúng tôi phải tội lỗi hết thảy.
Tú Cầu nghe nói khóc òa lên, bỗng lại thấy sư cụ và các  người trong chùa, đều vái lạy cầu xin đừng phá táng đất già lam,  thời nàng rất động lòng, nghĩ lại sinh ra đến cơ sự này, là tại bởi  cái oan nghiệp của mình gây nên, tai biến cho cõi thanh tịnh,  khiến các kẻ tiểu chúng vô cớ thọ họa, sao chođành lòng, mới dũng  cảm mà nói to lên rằng: Ơi các chú, các chú chỉ bắt ta thôi, thì được, ta cũng bằng lòng mà đi, nhưng trước khi đi, ta xin không  được ai quấy nhiễu trong chùa một cái gì hết, vì ta đã liều mình  mà bảo hộ cho tất cả tính mệnh tài sản của mọi người đây.
Bọn cướp cười nói rằng: Phải lắm.
Tú Cầu lại thấy Thố Nhi đứng một bên mình, đương run lẩy  bẩy, khóc nức khóc nở, bèn vội vàng nói: Người thiếu nữ này là cháu vị lão tăng, xin dung thứ cho, kẻ tội nghiệp quá.
Bọn cướp nói: Phu nhân chớ ngại, trại chủ là người rộng  lượng, nếu đã tin cậy phu nhân, thì không có việc gì là không cầu  đặng; bây giờ hãy để cho tiểu thư theo cùng cho có bạn, sau nếu có lệnh, chúng tôi xin đưa về trả lại; nói xong lập tức phò hai nàng  lên ngựa, một đoàn kéo đi, từ hồi canh ba, cho đến trưa mai.