Dịch Thuật: Lão Sơn Nhân
Hồi 4
Vũ Lâm Đệ Nhất Gia

Trời đã gần tối, bốn cỗ thi hài của Trung Nguyên Tứ Quân Tử đều được đặt lên chiếc xe ngựa mà Liễu Vân Phi, người đi đuổi theo cô gái cưỡi trâu vẫn chưa thấy trở về.
Huyền Nguyệt đạo trưởng sai Bạch Thiết Sinh đánh xe, còn mình thì ngồi bên mấy cỗ thi thể, quần hào đều cưỡi ngựa theo sau. Một đoàn rầm rộ tiến sang Nam Dương.
Dọc đường, nhờ được ngựa khoẻ, xe nhẹ, đi gấp ngày đêm, nên đến cuối tháng Chín, tàn thu, giữa mùa hoa cúc nở, thì đoàn linh xa đã vào tới Nam Dương.
Phủ trạch của Nam Cung thế gia toạ lạc trong một khu đồi, phía ngoài thành Nam Dương.
Bữa ấy trời vừa xế chiều, cỗ linh xa đã đậu dưới góc sườn núi.
Bóng tà dương phản chiếu lên nền trời, qua những đám mây, biến ảo thành muôn màu rực rỡ. Hàng ngàn vạn gốc thuỳ dương thướt tha bao phủ quanh một khu thôn lạc, bên trong kiến trúc cực kỳ nguy nga vĩ đại.
Ngọn gió chiều thu đã có vẻ hơi lành lạnh, thổi những lá liễu vàng, bay phấp phới trên không, làm cho cảnh sắc đã tiêu điều lại càng thêm hiu hắt.
Thần Quyền Lỗ Bình đi đầu, chợt lắc dây cương cho ngựa dừng lại, rồi nói:
- Cứ theo lời đồn của thiên hạ, thì đã có quy luật nhất định là muốn vào “Vũ lâm đệ nhất gia”, cách năm dặm phải xuống ngựa đi bộ vào, cách ba dặm phải tháo bỏ vũ khí, không biết còn xe ngựa thì phải xử trí thế nào?
Huyền Nguyệt đạo trưởng nói:
- Bọn Thượng đại hiệp tất đã đến từ lâu, sao không thấy ra đón chúng mình?
Vừa nói tới đó, chợt nghe một tiếng đồng la nổi lên, rồi từ phía sau một cây bạch dương cao lớn nhảy ra một chú bé con mày thanh mắt sáng, hai tay vác một chiếc mộc bài trên đề bốn chữ thật lớn: “Mời ông xuống ngựa” giơ cao lên khỏi đỉnh đầu.
Cái thể lệ năm dặm xuống ngựa, ba dặm tháo vũ khí, là do anh hùng võ lâm thiên hạ, vì cớ sùng kính Nam Cung Minh là một tay võ công tuyệt thế, nên mới cùng ký tên lên một tấm biển vuông, trên đề năm chữ “Võ công đệ nhất gia”, ngoài ra còn đặt bốn điều quy lệ thông tri cho tất cả các bạn võ lâm đồng đạo trong thiên hạ đều phải tuân theo. Lại nhân những người ký tên trong tấm biển bao gồm cả chưởng môn chín đại môn phái giang hồ và các vị bá chủ nam, bắc hai đường thủy bộ. Vì thế nên mấy chục năm nay không ai dám đem thân thử phạm vào bốn điều đại quy đó.
Lỗ Bình đi đầu tiên, đưa mắt nhìn tấm mộc bài một lượt, rồi nhảy xuống ngựa, kế đó quần hào cũng lần lượt nhảy xuống theo.
Lỗ Bình vòng tay nói với chú đồng tử:
- Chào chú bé!
Chú bé lắc đầu, lấy tay chỉ vào miệng, rồi lại nhảy về phía sau cây bạch dương.
Lỗ Bình ngẩn người ra một lúc, rồi quay lại nói với Đồ GiangNam:
- Đồ huynh! Thằng bé xinh xắn thế mà bị câm à? Chả có lẽ?
Đồ GiangNam nói:
- Rất có thể là nó không muốn nói. Thôi thì chúng ta cứ tuân theo quy cũ, giắt ngựa mà đi. Hãy cứ thử vào quá bên trong xem sao, rồi sẽ liệu.
Thế là cả bọn đều giắt ngựa tiến vào. Tên đồng tử ngoảnh lại nhìn mọi người nhưng không ngăn trở gì cả.
Bên trong là một khu rừng rất rộng, nhưng trừ hai loại cây thuý liễu và bạch dương ra, thì chẳng có cây gì khác nữa. Có những con đường nhỏ lát bằng đá trắng, nằm vắt ngang vắt dọc trong khắp khu rừng.
Trừ những tiếng gió thổi vi vu, lá khô bay xào xạc ra thì trong khu rừng chu vi hàng mười dặm này hoàn toàn im vắng, tịch mịch như một cõi chết.
Lúc này, tiếng xe lộc cộc, tiếng chân ngựa dẫm lộp cộp đã phá tan bầu không khí tịch mịch đến rợn người.
Đại khái trông bốn điều quy chế, không nói đến việc cấm xe. Vì thế nên tên đồng tử trông thấy Bạch Thiết Sinh đánh chiếc xe mui đen tiến vào, chỉ lấy tay vỗ vào sau gáy, chớ không lên tiếng ngăn trở. Trông bộ dạng thằng bé, hình như nó cũng đang lấy việc đó làm khó xử.
Trừ thằng bé vác mộc bài ra, thì trong khu rừng rộng đó hình như không còn ai canh gác nữa. Quần hào đi sâu vào bên trong đến mấy chục trượng cũng không thấy ai ngăn trở.
Những cây bạch dương và thuý liễu cành lá rậm rạp giao nhau y như những bức bình phong. Bạch Thiết Sinh dong xe đi giữa rừng, cứ phải quanh bên nọ, quẹo bên kia, vất vả lắm mới tiến lên được một quãng.
Chợt nghe có những bước chân đang từ trong rừng sâu dồn dập tiến ra. Lỗ Bình đi đầu vội dừng lại.
Vì nhà Nam Cung thế gia không những đã đoạt được cái mỹ hiệu “Võ lâm đệ nhất gia”, ở biệt lập một khu rừng ngoại thành Nam Dương, bên ngoài lại còn bao trùm một lớp áo cực kỳ thần bí, nên người ngoài không ai biết rõ nội tình của những người trong toà nhà ấy. Chỉ biết rằng họ tuy được hưởng cái vinh dự đẹp đẽ mà thiên hạ ai cũng hâm mộ đó. Họ cũng đã phải trả giá bằng một sự thống khổ vô biên.
Các nhân vật trong làng võ đối với sự bí mật của nhà Nam Cung thế gia chỉ có hai quan niệm: ghen ghét và hâm mộ.
Tiếng chân đi mỗi lúc một gần, rồi có ba người sánh vai nhau từ trong rừng bước ra. Ba người đó chính là bọn Thượng Tam Đường, Ngôn Phượng Cương và Đàm Khiếu Thiên.
Thượng Tam Đường vòng tay nói:
-Chư vị đã đến đấy ư?
Rồi đưa mắt nhìn cỗ xe mui, chợt cau mày nói:
- Huyền Nguyệt đạo trưởng...
Huyền Nguyệt đạo trưởng thưa một tiếng, rồi từ trong xe nhảy xuống.
Hơn hai mươi ngày nay, vị danh kiếm phái Vũ Đương vẫn nằm núp trong cỗ xe mui đen, làm bạn với bốn cỗ thi hài. Chỉ trừ những bữa ăn, còn thì ban đêm cũng ngủ liền ở trong xe, không dời nửa bước. Hình như đối với bốn cỗ thi hài, ông ta có một hứng thú gì đặc biệt, đến nỗi ngày đêm kề liền bên cạnh mà không thấy chán.
Thượng Tam Đường sẽ hỏi:
- Di thể của Tứ Quân Tử đã biến mùi chưa?
Huyền Nguyệt lắc đầu:
- Chưa thấy mùi gì hết, thế mới lạ chứ! Chính bần đạo cũng rất lấy làm ngạc nhiên, không hiểu tại sao lại thế. Thượng đại hiệp đã điều đình với họ cho mượn ngọc rết và kính thuỷ tinh chưa?
Thượng Tam Đường cau mặt nói:
- Chưa. Vì chủ nhân Nam Cung thế gia đang bị đau nặng nên chưa nói được chuyện gì hết.
Huyền Nguyệt lại hỏi:
- Người chủ trương công việc gia đình nhà Nam Cung thế gia hiện thời là ai?
Thượng Tam Đường lắc đầu:
- Lão phu cũng không rõ lắm.
Huyền Nguyệt nói:
- Thôi, bây giờ đại hiệp hãy đưa chúng tôi vào trong nhà, rồi sẽ hay.
Thượng Tam Đường mấp máy đôi môi, hình như muốn nói gì lại thôi, rồi đi lên trước dẫn đường. Huyền Nguyệt và mọi người đều lũ lượt theo sau. Diệp Sương Y vẫn đi kèm bên cỗ linh xa.
Đi một lúc không lâu, chợt thấy khu rừng đột nhiên mở rộng, trước mặt hiện ra một khoảng đất không, vuông vắn chừng vài chục trượng. Hai bên khoảng đất trống có bày hai cái giá gỗ, giữa cắm một chiếc biển trên đề bốn chữ: “Xin bỏ binh khí.”
Trên hai giá gỗ đã cắm đầy dao kiếm, nhiều chiếc có lẽ vì đã quá lâu ngày, nên lưỡi đã hoen rỉ, chuôi đã mục nát. Ngôn Phượng Cương cười nhạt nói:
- Một trong bốn giới pháp là không được mang binh khí nào vào nhà Nam Cung thế gia, xin các vị bỏ đao kiếm xuống!
Huyền Nguyệt tháo thanh kiếm đeo bên mình, cắm vào chiếc giá gỗ mé tay phải. Quần hào cũng đều lần lượt làm theo.
Thượng Tam Đường gài cây gậy trúc lên giá rồi nói:
- Các vị có ai giắt ám khí trong mình, cũng xin bỏ ra để cả lại đây.
Miệng nói, mắt lại liếc nhìn Đường Thông. Đường Thông cười nhẹ một tiếng, thò tay vào mình lấy ra một chiếc túi da treo lên giá gỗ, rồi nói:
- Tất cả ám khí của tại hạ đều ở trong chiếc túi này.
Thượng Tam Đường nói:
- Bốn điều giới pháp là do anh hùng thiên hạ bàn định với nhau rồi lập ra, vậy nên lão hủ rất mong các vị tự động tuân thủ.
Nói xong rảo bước đi lên trước dẫn đường. Huyền Nguyệt đạo trưởng vừa đi vừa hỏi:
- Chủ nhân nhà này là nhân vật thế nào mà hách dịch quá thế?
Thượng Tam Đường lắc đầu:
- Điều ấy lão phu cũng không rõ lắm. Bọn lão phu ở đây mấy hôm, chỉ thấy hai con tỳ nữ đưa cơm nước, ngoài ra không thấy ai khác nữa.
Huyền Nguyệt đạo trưởng nói:
- Đã vậy ta cứ cho dắt xe ngựa vào thẳng bên trong, vì theo như bốn điều giới luật, không thấy khoản nào nói đến cấm xe. Dù họ bẻ, ta cũng có cớ mà nói!
Thượng Tam Đường gật đầu:
- Đạo trưởng nói cũng có lý.
Huyền Nguyệt quay lại vẫy Bạch Thiết Sinh bảo cứ đánh xe vào. Lại đi thêm chừng ba bốn dặm nữa, cảnh vật trước mắt chợt biến đổi khác hẳn. Hoa thơm cỏ lạ vây kín xung quanh một toà trang viện cực lớn, nóc lợp ngói xanh, cửa sơn màu đỏ, trên gác cổng treo một tấm biển lớn chữ vàng nền đen, viết năm chữ đại tự “VÕ LÂM ĐỆ NHẤT GIA”.
Phía trái chỗ góc tấm biển biên chi chít những hàng chữ nhỏ, chữ thì viết lối khải, chữ thì viết lối thảo, toàn là chữ ký của chưởng các phái, hoặc hùng chúa các phương.
Thượng Tam Đường sắc mặt nghiêm trang, dẫn quần hùng đi vòng qua vườn hoa, rồi bước lên thềm đá.
Huyền Nguyệt chợt quay lại dặn nhỏ Bạch Thiết Sinh:
- Hễ có xảy ra sự gì lạ, hiền điệt cũng đừng lên tiếng, cứ để mặc bần đạo liệu cách đối phó.
Bạch Thiết Sinh vâng lời, Huyền Nguyệt lại rảo bước đi lên sóng vai với Thượng Tam Đường, đi qua bảy bực thềm đá.
Hai cánh cửa sơn đỏ mở rộng bên trong bày la liệt những chậu hoa, qua một cái sân rất rộng, rồi đến từng cửa thứ hai, nhưng đây đó vẫn im lặng như tờ, không thấy bóng người qua lại.
Một tòa đình viện tráng lệ huy hoàng, hoa cúc hoa quế xông hương sực nức. Chỉ vì vắng vẻ trầm tịch quá, khiến cho người ta cảm thấy cảnh vật xung quanh như bị bao trùm bởi một tấm màn bí mật.
Tới trước cửa lớn, Thượng Tam Đường sẽ nói với Huyền Nguyệt:
- Đạo trưởng, xe ngựa không thể dắt qua thềm đá được. Ta hãy cho dừng lại ở đây thôi.
Huyền Nguyệt cau mày hỏi:
- Tại sao nhà Nam Cung thế gia không có một người nào thông báo cả nhỉ?
Nói vừa dứt lời, chợt thấy từ phía sau dãy chậu hoa có một người con gái mặc áo xanh, tuổi trạc mười bốn, mười lăm, mắt sáng mày thanh, tóc bện ngang vai, thủng thỉnh bước ra.
Huyền Nguyệt đưa mắt nhìn Thượng Tam Đường, chỉ thấy ông nghiêm trang đứng im, rõ ràng là ông cũng chưa biết thiếu nữ đó là ai. Bèn chắp tay ngang ngực, khom lưng nói:
- Xin kính chào cô nương.
Thiếu nữ áo xanh ngước đôi mắt to đen láy, nhìn khắp mọi người một lượt, rồi khom lưng nói với Huyền Nguyệt:
- Xin hỏi pháp hiệu của đạo trưởng, và người tới đây có việc gì?
Tiếng nói rõ ràng rành rẽ, tỏ ra một người có sức lực dồi dào.
Huyền Nguyệt đạo trưởng tươi cười nói:
- Bần đạo là Huyền Nguyệt, có chút việc cần, muốn được bái kiến chủ nhân Nam Cung thế gia.
Đã xem 660462 lần.

Đánh máy: bhoang, chi-quang, ptk, hanamichi,
vohinhhiepnu, hoang1980, Lam y khách
Nguồn: Vietkiem.com
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 8 tháng 7 năm 2004

Truyện Tố Thủ Kiếp Mở Màn Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6, 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32y đèn đã kiệt dầu rồi. Đầu óc loạn lên, mắt bỗng hoa đom đóm rồi tối sầm lại, “huỵch” một cái, chàng té xiêu ngay xuống!
Thấy vậy, Tố Thủ Lan Cô ré lên cười. Nàng đưa tay lên kéo mảnh vải che mặt xuống. Dưới ánh sáng ban mai, té ra nàng không phải là Lan Cô mà là Cúc Nhi giả dạng ra.
Hoàng Phủ Thiếu Hồng bước tới, đưa tay điểm vào “huyệt mê” bên sườn chàng, đoạn ngửa mặt lên trời cười rằng:
- Nhâm Vô Tâm a! Ngươi dù tài giỏi cũng vẫn mắc mưu!
Cúc Nhi cười ngặt nghẽo, chỉ tay vào chàng mà rằng:
- Ngươi có ngờ đâu rằng Tố Thủ Lan Cô lúc này ở cách xa đây vào trăm dặm, đương đích thân diệt trừ vây cánh của ngươi.
Hoàng Phủ Thiếu Hồng cười ngất:
- Hà hà! Ngươi cũng chẳng ngờ đến rằng cả năm người ở phía sau lưng ngươi vừa rồi, chẳng ai chịu nổi một cái búng tay của ngươi. Nghe tiếng chân huỳnh huỵch đi tới sau, ai cũng biết tụi năm người ấy chẳng phải là tay võ nghệ cao cường gì cả. Nhưng vì ngươi quá thông minh nên mới đoán rằng họ là tay giỏi, nhưng cố làm ra bộ chân bước nặng nề để trộ người. Nếu là tay xoàng thì ai dám tiến đến gần ngươi trong vòng một hai thước! Hà... hà! Ngươi chết vì thông minh! Biết chưa!
Một trong bọn năm người cười mà rằng:
- Nói vậy chớ tụi chúng tôi năm người lúc đó đều sợ mất mật đi. Chỉ cần hắn quay đầu lại một cái là tụi tôi té hết.
Cúc Nhi cũng cười:
- Chẳng riêng các ngươi! Chỉ cần hắn giơ tay một cái là đủ khiến tôi té lăn ra. Có thể tắt thở liền là khác! Hí hí!
Hoàng Phủ Thiếu Hồng bật cười mà rằng:
- Tóm lại, mọi sự kiện, mưu kế đều do Ngũ phu nhân nghiên cứu rất đúng. Chà! Nhưng hết sức nguy hiểm và sát nút!
Người mặt áo bào tới lúc này mới từ từ quay mặt lại. Qua lần mạng mỏng che mặt, cũng có thể nhận ra đó là Điền Tú Linh. Nàng chưa tới hai mươi tuổi mà mái tóc đã hoa râm. Mới trong vòng nửa năm thôi, do ngày đêm uất hận và lo mưu kế, mà một tuyệt đại giai nhân đột nhiên già xọm đi tưởng chừng người bốn chục tuổi. Chợt Hoàng Phủ Thiếu Hồng hỏi:
- Bây giờ xử trí hắn... ra sao?
Điền Tú Linh ngẩng mặt, thở dài:
- Ta chưa giết hắn đi được!
Thấy mọi người ngạc nhiên, nàng vuốt mái tóc, nói tiếp:
- Sở dĩ ta khổ tâm bày ra mưu kế này, cốt là làm cho hắn dần dần hoá điên rồ, hắn sẽ hao mòn đi rồi chết, chớ không thể chết ngay được. Chết ngay! Chẳng hoá ra sung sướng lắm ru!
Ngừng một giây lại nói:
- Mưu này hết sức mạo hiểm. Trước hết làm cho hắn không rõ thực lực Nam Cung thế gia, sau là khiến hắn không dò ra hình tích của Lan Cô, vì Lan Cô là địch thủ đáng sợ của hắn. Chỉ hai điểm ấy thôi là đủ lắm rồi!
Miệng tuy nói vậy,kỳ thực nguyên nhân chính vẫn là để hả giận, và vẫn hy vọng một ngày kia Nhâm Vô Tâm hối lại và yêu nàng.
Cái bóng người khoác áo cà sa sắc tro tới đây mới hiện hẳn ra.
Điền Tú Linh không quay lại nhìn, nhưng cất tiếng hỏi:
- Ai đó? Bách Duy đại sư đó phải không? Xin lại đây!
Thấy lão “dạ” và tiến lại, Cúc Nhi nhoẻn miệng cười, liếc mắt đưa tình, khiến lão té xỉu đi được. Hoàng Phủ Thiếu Hồng cũng cười mà rằng:
- Đại sư bày mưu dẫn được Nhâm Vô Tâm tới đây! Khá thực!
Bách Duy ngạc nhiên nói:
- Hắn đi lúc nào tôi không hay biết. Vả lại còn cuống lên đi tìm kiếm hắn là khác.
Điền Tú Linh nói với Hoàng Phủ Thiếu Hồng:
- Ta hiểu rồi! Chẳng qua vì đại sư bịa câu chuyện hoang đường, không khéo, khiến Nhâm Vô Tâm ngờ vực, hắn bèn tự động tới đây điều tra, dò xét... Nay hắn đã có ý ngờ, vậy phải thế nào chứ? Chao ôi! Khó quá!
Bách Duy nghiến răng nói:
- Vậy chỉ còn cách giết hắn đi là hơn! Nếu không thì tại hạ không dám trở về nữa, vì sẽ bị hắn giết!
Điền Tú Linh hơi cau mày, cười nhạt:
- Ta đã nói rằng không thể giết ngay hắn! Có điều rằng Nam Cung thế gia tổn phí trên ba chục năm mới rèn luyện, đào tạo thành một tay trung kiên như đại sư. Nay nếu đại sư không dám về, chẳng cũng uổng phí mấy chục năm tâm huyết rồi.
Nàng cau mày cười, ra vẻ chua chát:
- Nhưng nếu đại sư chịu cho ta mượn một vật... thì... thì mọi việc trở nên êm đẹp vô cùng!
Bách Duy ngớ ngẩn hỏi:
- Phu nhân định mượn vật... gì?
Điền Tú Linh khoan thai tiến lại bên mình Bách Duy. Hương xạ thơm tho ngào ngạt từ người nàng xông ra đủ khiến Bách Duy rạo rực ngây ngất đi rồi, huống chi nàng lại đưa bàn tay trắng muốt như ngọc, sẽ đặt lên cánh tay lão, sẽ sẽ vuốt ve rồi sẽ sẽ vỗ lên vai.
Bách Duy đỏ mặt, trống ngực đổ hồi, cúi đầu nhìn đôi bàn chân trắng nõn của nàng. Hắn cảm động sung sướng.
Nàng nhỏ nhẹ nói:
- Cho ta mượn... cái này.
Theo với hai tiếng “cái này” từ miệng nàng thốt ra, với hơi thở thơm tho khiến Bách Duy căng thẳng mạch máu, thì tay trái nàng lẹ như chớp điện đưa lên chộp đúng theo tay lão. “Rắc” một tiếng, cùng với tiếng Bách Duy thất thanh la lên, tay trái lão bị gẫy rời, thân hình lão đổ nhào xuống đất, nằm mê man như chết!

*

Chừng nửa giờ sau, Bách Duy hồi tỉnh, ngơ ngác nhìn, chỉ còn lại một mình. Cúc Nhi ngồi bên, đương vỗ về vuốt ve hắn. Hắn vừa sợ, vừa đau đớn, tức giận, cất tiếng run run nói:
- Điền... Điền phu nhân... quá... độc ác!
Cúc Nhi đưa bàn tay thơm tho vội bịt miệng hắn,và sẽ nói:
- Chớ... chớ nói thế! Chính là phu nhân thương lão đó!
Lão nhăn nhó rên:
- Úi chao đau! Thương... thương ta ư?
Cúc Nhi ghé miệng vào tận tay lão thì thầm thân mật:
- Anh này thực là thơ ngây tệ! Ngốc ở đâu! Không hiểu thâm ý của phu nhân sao? Đó là... khổ... khổ nhục kế!
Sẽ dí cho lão một cái chết điếng người, nàng cười nói tiếp:
- Đã là người đọc kinh sử rồi mà... mà còn không hiểu ư!
Bách Duy chợt hiểu ra, nhăn nhó, nói:
- A! Khổ nhục kế! Câu chuyện Vương Tá ở Thuyết Nhạc Hoàng Cái trong Tam Quốc Chí! Sao ta không biết? Cả hai cùng chặt cánh tay để lừa bịp đối phương! Nhưng phu nhân lúc nãy có dặn... gì không?
Thấy lão vừa nói vừa rên xiết, Cúc Nhi liền đặt một cái hôn lên gò má sần sùi của lão đoạn ghé tai thì thầm:
- Phu nhân nói rằng: “Lúc này anh bị khổ đôi chút. Nhưng đến ngày thành công thì... sẽ được bồi thường, ân thưởng xứng đáng.”
Đặt thêm một cái hôn lên má bên kia của lão, Cúc Nhi cười tình, sẽ giúi lão một cái mà rằng:
- Biết chưa! Đồ ngốc!
Thấy lão cười, gật đầu, Cúc Nhi lại giúi cho cái nữa mà rằng:
- Ngốc! Giá có chặt cả hai tay, và luôn cả cái đầu trọc tếu này đi thì cũng đáng đời!
Lúc này lão quên cả đau nhức, và máu ở cánh tay vẫn rỉ ra. Giờ mới chợt nhớ ra, lão đòi Cúc Nhi băng bó lại.
Cúc Nhi lắc đầu, chỉ vào một người nằm gần đó, rồi nói:
- Nhâm Vô Tâm bị điểm huyệt, còn mê man nằm kia! Chừng lát nữa tỉnh dậy, hắn sẽ tự động cứu chữa, băng bó cho. Vậy ta đợi ở đây, chừng nào hắn gần tỉnh lại, sẽ giáng cho cái đầu trọc này một chưởng khiến ngất lịm đi!
Vừa nói nàng vừa dí ngón tay búp măng vào má lão, ra vẻ thương xót mà rằng:
- Tội nghiệp cho cái thân anh! Hiểu chưa?
Bách Duy cười híp mắt, gật đầu:
- Hiểu! Hiểu mà! Nàng đánh ta luôn mười chưởng, ta cũng xin vâng!
Cúc Nhi cười nũng nịu:
- Mười chưởng thôi à? Phải một trăm, một ngàn chưởng cho bõ ghét!
Chợt nàng nghiêm mặt lại, nói tiếp:
- Lát nữa, Nhâm Vô Tâm tỉnh lại, việc trước tiên là lo băng bó cho anh, sau đó hắn sẽ căn dặn hỏi han. Vì hắn có ý ngờ vực anh, nên sẽ hỏi han vớ vẩn tận đâu đâu, chớ không hỏi thẳng vào câu chuyện!
Nói tới đây, nàng chợt quay đầu lại nhìn Nhâm Vô Tâm, đoạn cúi xuống thì thầm dặn dò vào tận tai bắt đầu. Chỉ thấy Bách Duy luôn luôn gật đầu, mắt lão sáng lên như điên. Một lúc sau, dặn dò kỹ lưỡng rồi, nàng chúm môi son lại, hôn lão một cái, chép miệng nói:
- Nhâm Vô Tâm sắp tỉnh lại rồi! Thôi ta tạm biệt! Trước khi đi phải tặng anh một... chưởng cho ngất lịm đi! Chớ oán ta nhé!
Dứt lời, nàng giơ tay lên. Bách Duy ưỡn lưng, phồng ngực đón lấy mà rằng:
- Một trăm, một ngàn... chưởng.
Cúc Nhi cười tình, lườm lão một cái, miệng nói:
- Anh quả niên là bậc anh hùng! Như vậy gái nào mà chẳng yêu anh!
Cùng với hai tiếng “yêu anh” mới thốt ra nửa miệng, tay nàng giáng xuống ngực lão. “Huỵch” một tiếng, lão quằn quại, trợn mắt, nằm đờ người ra.
Cúc Nhi vội đứng phắt lên, rút khăn tay lau chùi đôi môi son cẩn thận. Vẻ tình tứ, nũng nịu, yêu đương vừa rồi biến đi hết. Mặt quạu lại, mắt quắc lên, nàng co chân đá vào xác lão lăn đi mấy vòng, nghiến răng rít lên tiếng mà rằng:
- Thằng chó chết! Thằng trọc ngu xuẩn! Một ngày kia mày sẽ biết tay cô nương này.
Dứt lời, quăng mình đi như rắn, lẩn vào trong đám mồ mả, cỏ dại, biến mất dạng.
Đến lượt Nhâm Vô Tâm chợt giật mình tỉnh lại, ngơ ngác bàng hoàng. Mặt trời lên cao, tứ bề lặng lẽ, toàn là mồ mả với cỏ hoang. Nhớ lại rõ ràng mình bị lọt vòng phục kích của Nam Cung thế gia. Trước mặt là Lan Cô hai bên giữ miếng hàng giờ, cuối cùng lực kiệt,mình ngã ra bất tỉnh. Nhưng tại sao... tại sao họ không giết mình mà lại bỏ đi cả!
Chàng nát óc nghĩ, không ra đầu mối. Một lúc sau, cố trấn định lại tinh thần, chàng vẫn nằm yên, nghe ngóng...
Chợt có tiếng rên khừ khừ ở phía bên. Chàng nhỏm dậy ngó tìm. Trong lùm cỏ, một thân hình mặc áo bào sắc tro, máu me đầm đìa, nhận ra là Bách Duy, miệng tuy rên mà coi bộ mê man chưa tỉnh.
Chàng rú lên một tiếng, chạy lại ôm xốc Bách Duy lên. Xé vạt áo mình ra băng bó cho lão. Xương cánh tay gần nơi bả vai lão bị gãy vụn ra, thương tích quá nặng. Trong khi băng bó, trăm ngàn câu nghi vấn dồn dập làm loạn óc chàng lên. Nếu bảo Bách Duy là tay sai của đối phương, thì sao họ lại đánh lão trọng thương đến thế này. Nếu lão không là gián điệp của họ, thì sao lão lại bịa câu chuyện quái đản để bịp chàng? Và tại sao lão có mặt ở đây v.v... Vì sao lão bị đánh v.v...
Một lúc sau, do công phu chàng chà xát, nắn bóp, giải huyệt, Bách Duy nhăn nhó, bừng mở mắt ra, rên lên từng hồi!
Quả nhiên đúng như Điền Tú Linh tiên liệu, đợi lão tỉnh hẳn rồi, chàng vội hỏi nguyên nhân và do ai hạ độc thủ.
Theo lời Thiếu Lâm dặn, Bách Duy bịa đặt lại câu chuyện lúc lão tìm đến nơi vừa lúc bọn Nam Cung thế gia đương vạch miệng chàng ra, nhồi vào một liều thuốc.
Nghe tới đây, Nhâm Vô Tâm tái mặt đi, mồ hôi vã ra. Thấy vậy, Bách Duy cười thầm, chép miệng nói tiếp:
- Chỉ tiếc rằng bần tăng tới trễ một chút.
Lão chép miệng, thở dài nhìn vào bên tay bị gãy.
- Nhưng dù đến sớm thì cũng chẳng...
Nhâm Vô Tâm vội hỏi:
- Đại sư có nhận ra hình dạng và màu sắc thuốc đó thế nào?
Bách Duy cuống lên, lắc đầu. Nhưng rồi lại nói:
- Hình như là sắc đen. À, không phải! Sắc vàng! Cũng không phải...
Một lúc lão nói ra đến tám màu sắc khác nhau.
Chàng lắng Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60

© 2006 - 2024 eTruyen.com