Phần Thứ Tư
Khúc Ca xanh

I
Thời gian dần trôi, Loan đã thành một thiếu nữ.
Ngày ngày, người con gái ấy vẫn vào rừng kiếm rễ cây làm tượng rồi chiều đến đem ra bày bán trên bãi cỏ ven hồ giữa thành phố lấy tiền nuôi mẹ nuôi mình và đi học thêm vào buổi tối. Tượng rễ cây của Loan ngày càng phong phú. Nhờ lời hướng dẫn của họa sĩ Phan Thạch xưa kia, loan không chỉ tạo ra các bức tượng có dáng hươu, nai, chim, gấu, sư tử, dáng người, mà còn tạo cả những dáng không giống gì cả nhưng vẫn toát ra vẻ đẹp có sức hấp dẫn khó cắt nghĩa.
Cái bãi bỏ ven hồ đã thành một tụ điểm thường xuyên thu hút không biết bao nhiêu người trong thành phố và du khách bốn phương. Người ta đến không chỉ để mua những bức tượng rễ cây đẹp một cách dung dị mà còn để thưởng thức giọng hát trầm ấm đầy cảm xúc cùng tiếng nhạc lá rất độc đáo của cô gái bán hàng có một nhan sắc hiếm thấy, vừa kiều diễm vừa thùy mị, vừa tươi ngời rực rỡ vừa phảng phất một nét buồn thăm thẳm. Đặc biệt hơn nữa là bên cô lúc nào cũng có một Con chim cánh xanh cổ vàng, một con sóc và một con rắn. Con chim bay lượn trên cao, khi đậu xuống vai cô gái, con sóc thì nhảy nhót xung quanh, còn con rắn thì khoanh mình nằm yên bên chân cô. Chỉ những khi có một gã trai cà chớn nào đó giở trò trêu chọc cô thì con rắn mới ngóc đầu lên ngăn chặn hành vi bậy bạ. Một hôm, vào quãng xâm xẩm tối, khi cô gái dọn hàng để ra về thì một tốp thanh niên diện rất sang đi xe máy phân khối lớn lợi dụng lúc vắng người trờ tới quây lấy cô gái.
Gã thanh niên cao lớn nước da ngăm đen mà cô gái đã quen, và bạn đọc đã biết từ đầu sách, chẳng phải ai xa lạ, chính là cái gã tên Đắc từng đòi học thổi nhạc lá nhưng toàn thổi ra thứ nhạc "phít phít", ghé sát xe lại cười cười:
- Em Loan, anh mời em đi nhà hàng?
Loan lịch thiệp trả lời:
- Em cám ơn anh, nhưng em không thể đi được, em phải về lo cơm nước cho mẹ ở nhà.
- Ồ chuyện đó dễ ợt, mình cứ đi nhà hàng rồi anh lấy một suất bảo đệ tử đem đến chu đáo cho mẹ em.
Xong nhé!Nào, ngồi lên đây' - Đâu có được như vậy anh, em phải về mẹ em mới yên tâm, vả lại tối nay em phải đi học.
- ôi dào, học hành thì nghỉ một buổi có chết ai. Em ngồi lên đây anh đưa về xin phép mẹ rồi mình đi nhà hàng.
- ôi, anh nhầm quá, không đời nào mẹ em cho em đi với anh đâu, mẹ em biết anh từ lâu đấy, biết cả gia đình anh nữa.
Loan không kìm được một tiếng cười giễu cợt. Bị chạm tự ái, lại sĩ diện với đám bạn bè và đệ tử, Đắc nổi cơn tức tối, mặt mày đỏ rần. Gã hất đầu ra hiệu cho một đứa đàn em rồi cùng thằng kia áp tới toan xốc Loan lên xe. Hai thằng vừa tiến tới sát cô gái thì đột nhiên hét to, giạt ra. Cái con rắn mà từ nãy bọn chúng không hề thấy bên cạnh cô, chẳng biết bằng cánh nào bỗng bất ngờ xuất hiện dưới chân ngóc đầu phun phè phè, đôi mắt ti hí sáng quắc, khiến chúng sợ hãi co rúm cả người. CÔ gái bật cười khanh khách. Lũ kia vội theo nhau biến ngay lập tức.
Loan cúi xuống vuốt ve cảm ơn con rắn. Sau lần Loan gặp nó trong hang đá rồi nó theo Loan về nhà, mấy ngày đầu hai mẹ con cô cũng sợ hãi đến mất ăn mất ngủ. Nhưng sau thấy nó hiền lành chẳng động gì đến mình, hai mẹ con cũng quen dần. NÓ cứ sống trong nhà như con mèo, con chó và tự kiếm ăn ngoài vườn, ngoài rừng. Mỗi khi Loan đi đâu đều có nó theo sát, theo một cách lặng lẽ và bí mật, cô không hề thấy nó bò đằng sau nhưng hễ cô gặp chuyện gì nguy khốn là nó xuất hiện ngay, như trường hợp vừa rồi.
Chuyện ấy mau chóng lan truyền khắp thành phố, bởi Loan là một cô gái hát rong rất nhiều người biết và Đắc là một gã ăn chơi khét tiếng xưa nay. Nhà gã giàu vào hạng nhất nhì trong nước, tất cả cũng từ rừng mà có, cha mẹ cho gã sang Mỹ du học tự túc, nhưng gã chỉ toàn chơi bời cờ bạc, ba năm mà vẫn lẹt đẹt năm thứ nhất đại học, cứ hè đến là lại bay về nước để ăn chơi và moi tiền. Quanh gã không thiếu bọn con gái bu bám, nhưng éo le thay, gã lại mắc chứng say mê không thuốc gì chữa nổi đối với cô gái hát rong. Chiều nào gã cũng tới 'trồng cây si" chỗ cô bán hàng trên bãi cỏ ven hồ. Gã càng tỏ ra si mê bao nhiêu, cô gái càng thấy khó chịu bấy nhiêu. Gã biết thế. Nhưng gã lại vây vo với đám đàn em:
- Tao biết con bé đó từ lúc nó còn bé tí đi lượm củi trong rừng. Trước sau gì nó cũng là của tao.
Lời tuyên bố hợm hĩnh đó rồi cũng tới tai Loan. CÔ chỉ nhếch mép cười khinh bỉ.
Say mê Loan không chỉ có mình gã Đắc, mà còn vô số những gã trai khác, người ở thành phố Núi có, người tứ xứ tới cũng có. Chiều nào họ cũng tới bãi cỏ ven hồ đứng quây quần quanh cô. Nhưng cô chẳng buồn để mắt đến ai, ngoại trừ có một người. Anh ta mới xuất hiện ở thành phố này cách đây ít lâu. Anh thường đứng tách hẳn ra ở vành ngoài, cạnh một tốp người âu, có lẽ là một nhóm bạn vì thỉnh thoảng họ trò chuyện với nhau. Anh đứng lặng say sưa nghe tiếng nhạc, mái đầu khi cúi cúi, khi ngước lên ngắm trời cao. Lâu lâu anh mới dám nhìn về phía cô với ánh mắt đắm đuối, và có đôi lần vào đúng khoảnh khắc đó tình cờ cô bắt gặp ánh mắt khác thường của anh. Tuy vậy, như mọi cô gái ở vào tuổi cô, trong những trường hợp thế này, bao giờ cô cũng tỏ ra không hề hay biết gì. Bẵng đi vài tháng không thấy người con trai ấy có mặt trong đám người chiều chiều tụ tập quanh cô trên bãi cỏ ven hồ, cô bắt đầu thấy nhơ nhớ cái gương mặt đẹp trai rắn rỏi mà hiền hòa, cái dáng cao gầy mà chắc chắn, và đặc biệt cái ánh mắt như chan chứa một nỗi gì. Giữa khi ấy thì cô bất ngờ gặp lại anh trong một cảnh ngộ mà về sau cả hai người không bao giờ quên được.
Buổi sáng hôm đó, như thường lệ, Loan vào rừng kiếm rễ cây làm tượng. Vào quãng nửa buổi, cô ngồi dưới bóng mát rặng cây rù rì bên dòng suối lớn gần chỗ con thác có cây chò nghìn tuổi đã bị chặt hạ. Đang chăm chú cắt gọt rễ cây, bỗng Loan nghe phía vực dưới chân thác vẳng lại tiếng người kêu bị nghẹt nước. Loan sực ngẩng đầu nhìn ra. Chỉ thấy trên mặt nước một vòng xoáy nổi bọt, rồi một vật đen đen như mái tóc thoáng nhô lên lại vụt chìm nghỉm. cô Vội lao Xuống bơi nhanh tới. Quờ tay vớ ngay được mái tóc, cô nắm chặt lấy vừa bơi bừa kéo vào bờ. Đặt nạn nhân nằm trên bãi đá cô đứng thở mấy giây cho lại sức rồi nắm hai chân người ấy đưa lên lưng mình lấy đà dốc ngược và xốc mạnh. Nước trong miệng nạn nhân ộc ra. Xốc mạnh thêm mấy cái, đoán chừng nước đã ra hết, cô đặt lại nạn nhân nằm trên bãi đá rồi chính mình cũng ngồi bệt xuống chống tay ra sau ngửa mặt lên thở dốc vì đã cố gắng quá sức.
- Ôi trời...?
Nạn nhân kêu khẽ, mở mắt và từ từ ngồi dậy.
Loan ngoảnh sang bảo: "Sống rồi", cùng lúc cô nhận ra "người quen". Vừa ngượng vừa thích thú, cô bật cười, hỏi:
- Anh đi chơi rừng khát nước quá nên nhào xuống đó uống cho đã phải không?
Anh ta cười mếu máo:
- ôi trời, không có cô thì lúc này tôi no nước nằm dưới đáy vực rồi. Cám ơn cô. CÔ đã cứu mạng tôi.
- Bình thường thôi, có gì đâu anh.
- Tôi suýt chết mà được cứu sống, sao lại có thể là bình thường... - Người con trai yên lặng một lát rồi ấp úng - Mà tôi lại có những hai lần may mắn, nhờ cái tai nạn này mà được quen cô. Tôi là Lư. Thưa cô Loan, hôm nay tôi được may mắn quen Loan, nhưng tôi đã biết Loan từ lâu. Tôi là một thính giả rất hâm mộ tiếng hát tiếng nhạc của Loan.
HỌ đã bắt đầu quen nhau như thế. Lư phải nằn nì mãi, Loan mới nhận cho anh lời mời đi ăn tối ở nhà hàng Thủy Tạ - một nhà hàng sang trọng nhất thành phố. Anh hẹn sẽ tới đón cô vào lúc năm giờ chiều, khi cô bán hàng xong.
Nhưng Loan đã không thực hiện được lời hẹn.
Chiều hôm ấy, khi Loan ra bán hàng được một lát thì có một việc ngẫu nhiên xảy đến làm đảo lộn dự định của cô. Như thường lệ, Loan thổi nhạc và hát.
Xót thay bao rừng xanh.
Ai phá thành sa mạc.
Thương thay bao mầm xanh.
Ai đang tay vùi dập...
Người mua hàng và người nghe hát khá đông. Loan vừa dứt bài hát bỗng có một người đàn ông lách đám đông tới bên cô, nói:
- Cháu ơi, ta tìm cháu mãi, nay mới được gặp...
Loan ngạc nhiên nhìn người vừa nói. ĐÓ là một ông già dáng thâm thấp, mái tóc bạc phơ. CÔ chưa bao giờ gặp ông. Đoán được sự phân vân của Loan, ông tiếp:
- Ta xin tự giới thiệu, ta là nhạc sĩ An Huỳnh, chắc là cháu cũng đã có nghe tên ta và nghe những bài hát của ta...
Loan không thể ngờ rằng trước mặt cô là nhạc sĩ An Huỳnh nổi tiếng mà cô rất ngưỡng mộ, ông lại còn bảo rằng ông đi tìm cô mãi nay mới gặp. Quá xúc động, Loan chưa kịp hiểu thì nhạc sĩ đã lại tiếp.
Ta có một câu chuyện quan trọng và cũng rất gấp muốn nói với cháu, chuyện này quan hệ tới tương lai của cháu, nhưng không tiện nói ở đây...
Theo lời khuyên của người nhạc sĩ già, Loan thu xếp số hàng chưa bán hết bỏ vào gùi đem gửi rồi cùng ông ghé lại một quán nước ven hồ.
Sau khi gọi hai ly nước cam tươi, ông già nhìn Loan trìu mến:
- Cháu có một giọng hát vàng và một tiếng nhạc độc đáo không gì sánh được. CÓ lẽ cháu cũng chưa tự biết điều đó Cháu à, không phải hôm nay ta mới biết cháu.
Ta biết cháu từ lâu rồi. Cháu có nhớ cái trại hè thiếu nhi toàn quốc ở thành phố Biển không? Đêm hên hoan văn nghệ ở trại hè, cháu lên thổi nhạc lá, cả nhạc cụ lẫn giai điệu đều rất lạ đối với ta. Ta sung sướng vì bỗng gặp được một mầm non tài năng âm nhạc. Sau buổi liên hoan, ta đi tìm cháu thì cháu đã biến mất một cách khó hiểu. Mãi sau những người trong ban tổ chức trại hè mới cho ta biết gia đình cháu bị tai nạn. Ta định thu xếp lên thành phố Núi này tìm cháu nhưng thời gian ấy chính gia đình ta cũng đang gặp cơn quẫn bách. Ta phải tạm gác âm nhạc để nhận làm chân phiên dịch cho một đội lao động xuất khẩu sang Nga, vì trước kia ta học Nhạc ở Nga và rất giỏi tiếng Nga. Gần đây ta mới về nước với một số vốn tàm tạm và trở lại với âm nhạc.
May mắn sao, ta được mời vừa làm cố vấn vừa giảng dạy cho nhạc viện của thành phố này. Ta nghĩ ngay tới cháu và đi tìm cháu. Ta khuyên cháu nên thi vào nhạc viện để năng khiếu âm nhạc của cháu được phát triển hoàn hảo.
- Bác ơi. nhưng nhà cháu nghèo lắm, dẫu có thi đậu cháu cũng chẳng thể theo học được.
- cháu Cứ dự thi đi, ta tin rằng thế nào cháu cũng đậu cao và giành được một suất học bổng đặc biệt.
- Bác ơi, ở nhạc viện người ta có dạy thêm văn hóa không bác?
- CÓ chứ, một chương trình văn hóa song song với giáo trình âm nhạc.
- Bao giờ thi hả bác?
- Chỉ có ba ngày nữa thôi, vì vậy ta mới bảo chuyện này rất gấp mà. Bây giờ cháu đi với bác tới nhạc viện để người ta hướng dẫn cách làm hồ sơ xin dự tuyển.
Những công việc bận rộn để được thi vào nhạc viện và niềm háo hức trước tương lai tươi sáng đang hé mở khiến Loan quên khuấy mất lời hẹn với người con trai mới quen. Đến khi cô nhớ ra thì không biết làm sao liên lạc với anh. Soạn hàng trong gùi, tình cờ cô thấy tấm danh thiếp của anh. CÔ bèn tới điện thoại công cộng gọi.
Nhưng người nghe đầu dây kia trả lời toàn bằng tiếng nước ngoài, cô chẳng hiểu gì cả, đành thất vọng gác máy.
Trong những ngày chờ kết quả thi ở nhạc viện, Loan vẫn đi bán hàng trên bãi cỏ ven hồ như mọi khi. CÔ thầm hy vọng sẽ thấy người con trai ấy tới để được gặp lại anh, để nói với anh một lời xin lỗi. Suốt cả tuần không thấy anh. CÓ lẽ anh ta đã rời thành phố này mãi mãi rồi chăng?
Loan trúng tuyển vào nhạc viện với số điểm cao nhất. cô nghỉ hẳn bán hàng. Trong niềm vui lớn được đi học nhạc, lòng cô không khỏi nhuốm một chút buồn:
biết bao giờ mới được gặp lại người con trai ấy?
II
- Mẹ ơi, mẹ ngắm cho con với, có vừa không mẹ?
- Vừa lắm, con. HỌ may khéo quá. Con chọn màu này hợp với con đấy. ôi, con tôi đẹp như công chúa' - Tiếc là nhà mình chả có gương lớn. Nhưng thôi, mẹ ngắm vừa mắt là được rồi. Mẹ ơi, con cỏ đẹp không?
Thật đấy con ạ. Mà còn hơn là đẹp nữa kia, mẹ không thể nói được.
Loan mặc áo dài màu hoa phượng và chiếc quần trắng, màu đỏ diễm lệ và màu trắng tinh khiết. Lần đầu tiên trong đời Loan được mặc áo dài. Ngày hôm nay là một ngày hoàn toàn xứng đáng để trút bỏ bộ quần áo lam lũ cố hữu và mặc vào bộ quần áo đẹp nhất.
Loan thắp hương trên bàn thờ cha, lầm rầm khấn.
Cặp mắt ông Huấn trong bức ảnh thờ như cùng ánh lên niềm vui. Loan đứng lặng nhìn rất lâu vào cặp mắt ấy.
Rồi Loan tới trước bức tranh cây Chò-nghìn-tuổi.
ơi Chò nghìn tuổi ơi.
Tôi cầu khẩn xin Người.
Ban cho tôi chiếc lá.
Tôi tấu nhạc dâng đời...
Chò-nghìn-tuổi trong tranh rung động tán lá. Một chiếc lá tách ra, nhè nhẹ rơi xuống lòng bàn tay Loan.
- Mẹ ơi, con đi nhé?
- ừ, con đi' Loan bước ra thềm. Tiếng nhạc lá ngân lên. Một khúc nhạc vui chưa từng thấy tự nhiên đến với Loan.
Loan không biết nó từ đâu đến, hay nó vẫn ẩn chứa trong tâm hồn eô và giờ đây bất chợt tự ngân lên:
Xanh xanh xanh, xanh xanh xanh.
Xanh núi xanh cây xanh trời xanh tuổi.
Tuổi xanh ta xanh mãi như rừng xanh xanh mãi.
Hồn ta xanh.
Đời ta xanh.
Xanh xanh xanh.
Ngàn ngàn xanh...
Chíp Chiu vun vút chao liệng, thả từng tràng tiếng hót trong vắt vang reo. Nhót tung tăng nhảy chốc chốc lại nhào lộn mấy vòng trên mặt đất rồi phóng lên cây.
Con rắn cũng ngóc cao đầu lắc lư theo nhịp. Một bầy chim, một bầy bướm bỗng xuất hiện. Đã lâu Loan không dám rủ các bạn chim các bạn bướm ra khỏi rừng về phố. Hôm nay không hiểu sao vừa nghe tiếng nhạc các bạn đã về đây, quây quần theo Loan.
Buổi sớm đầu thu, trời trong veo, Loan bất giác ngước nhìn trời. Nắng tưng bừng chấp choa trên muôn ngàn cánh chim, cánh bướm. Tiếng nhạc lá của Loan có nhạc chim cùng hòa như cũng sáng lên lấp lánh bởi những tia nắng đầu ngày.
Không trung đầy ắp âm nhạc và ánh sáng.
Bà Phượng đứng tựa cửa nhìn theo con cho tới khi tà áo đỏ phấp phới khuất hẳn dưới đồi. Tay bà mân mê tờ báo ra ngày hôm qua. Bà đọc đi đọc lại không biết đã lẩn thứ mấy bài báo của nhạc sĩ An Huỳnh viết về con gái bà. "Diệu Loan - một hiện tượng âm nhạc lạ lùng, mầm non tài năng đầy triển vọng", đầu đề bài báo in chữ lớn trên trang đầu bên cạnh tấm ảnh chụp Loan đang đứng thổi nhạc lá trên bãi cỏ ven hồ, có cả con Chíp chiu, Con Nhót và con rắn.
Sắp chớm vào đến phố, Diệu Loan ra hiệu cho các bạn chim các bạn bướm quay về rừng, nhưng các bạn còn đưa Loan một quãng nữa mới chịu chia tay.
Nhiều người trên phố, cả nam lẫn nữ, khi thấy Loan đi qua đều không thể không chăm chú ngắm nhìn cô.
Hai má cô đỏ bừng, dáng điệu e ấp khiến người ta càng nhìn mãi. Đã tới con phố dẫn vào khu trung tâm. Người mỗi lúc thêm đông. Một em bé ôm xấp báo mới đi ngược lại phía Loan, tay giơ cao tờ báo vẫy vẫy rao to:
Báo mới đây! Báo mới đây! Một vụ phá rừng làm giàu gần mười năm trước ở thành phố Núi bị bưng bít bắt đầu được phanh phui! Diệu Loan, cô gái hát rong trở thành sinh viên nhạc viện lại chính là con gái của nạn nhân! Báo mới đây! Báo mới ơ.i" Nghe em bé rao, Loan đứng sững, dang tay chặn lại:
- Em! Cho chị mua một tờ.
Em bé bán báo rút một tờ đưa cho Loan. Trong lúc Loan đang mở bóp lấy tiền trả, thì em bé bỗng reo:
ơ, chị là chị Diệu Loan? Em tặng chị đấy.
- Không phải đâu, em nhìn lầm rồi, này cầm lấy tiền đi.
- Em chẳng nhầm chút nào hết, chị đúng là chị Diệu Loan trăm phần trăn, này chị nhìn ảnh chị trên báo này, chị phải để em tặng chị tờ báo, không thì em giận chị mút mùa luôn.
Em bé mới dễ thương làm sao, khó lòng mà từ chối yêu cầu của em. Loan bèn nói:
- Vậy chị xin nhận quà tặng của em, chị cám ơn em nhiều, cho chị mua thêm hai tờ nữa.
Em bé rút đưa hai tờ báo, Loan trao cho em số tiền gấp đôi giá bán. Nhưng em bé không chịu, chỉ lấy đúng giá.
Loan lắc đầu cảm phục, cúi xuống bên em:
- Thế thì phải cho chị tặng lại một cái hôn, bé nhé?
Em bé nghênh má. Loan hôn một cái thật kêu lên má em, rồi lại hôn một cái nữa cũng thật kêu lên má bên kia.
Em bé vui sướng nhảy chân sáo chạy đi, tiếp tục rao to: "Báo mới đây! Một vụ phá rừng làm giàu gần mười năm trước ở thành phô Núi bị bưng bít bắt đầu được phanh phui ơ...!I, Cứ đứng nguyên giữa hè phố, Loan đọc một mạch hết bài báo. CÔ ấp tờ báo lên ngực, hai hàng nước mắt tự dưng tuôn lã chã, mà miệng cô lại mỉm cười. Bao lâu nay mẹ Loan lại tiếp tục gửi đơn đi các nơi, vừa kêu oan cho chồng vừa tố cáo bọn phá rừng làm giàu bất chính trù dập bức hại người cương trực đấu tranh. Đơn có kèm theo các chứng từ kế toán làm bằng chứng. Tất cả đều được photocopy chứ mẹ Loan không còn phải cặm cụi ngồi chép hết đêm này sang đêm khác như xưa kia.
Thời gian đằng đẵng trôi, mẹ Loan ngày đêm phấp phỏng đợi chờ. ở ngoài Bắc, bác Cường viết thư vào cho biết bác đã đích thân tới lui nhiều lần đốc thúc các cơ quan hữu trách và các tòa soạn báo. Mãi chẳng thấy tăm hơi, tưởng lại chìm xuống như đận trước. Ai ngờ, hôm nay...
Trước cổng nhạc viện, một tấm băng trắng với hàng chữ xanh: "Lễ khai giảng niên khóa... ". Bên dưới, một tấm băng nữa: "Nhiệt liệt chào mừng các bạn sinh viên mới,' Diệu Loan vừa đặt chân lên bậc thềm nhạc viện thì một người con trai cao gầy mặc com-lê trắng ca-vát đỏ tiến lên với một bó hồng nhung. Thoạt tiên, Loan tưởng người ấy nhầm. Nhưng hóa ra, người ấy lại là... CÔ khẽ thốt:
- ôi, anh?
Người con trai ấy chính là người ấy, người mà cô vẫn mong gặp lại để nói một lời xin lỗi vì đã lỗi hẹn với anh.
Xin chúc mừng Diệu loan - người con trai nói.
- Em cám ơn anh' Diệu loan đưa hai bàn tay đón lấy bó hồng nhung, mắt chớp chớp vì xúc động. Loan đang định hỏi vì sao anh biết mà đón cô ở đây thì người con trai như đoán được, đã nói:
- Tôi đọc báo...
Chuông reo. Người con trai tiếp:
- Diệu Loan vào dự khai giảng đi. Tôi chờ Diệu Loan ở đây để thực hiện cho trọn lời hứa bữa trước.
- Em tệ quá, bữa trước đã không đúng hẹn với anh, em hết sức xin lỗi anh.
- Nếu Diệu Loan lỡ hẹn với tôi vì một cái hẹn khác thì tôi xin chúc mừng Loan chứ không trách gì cả.
Không, không phải thế đâu, nguyên do là thế này...
Loan kể lại vắn tắt chuyện gặp nhạc sĩ An Huỳnh và việc thi vào nhạc viện. Người con trai tươi hằn nét mặt:
- Thế thì tôi càng phải chúc mừng Loan đến hai lần chứ không được phép trách móc gì hết.
- Em có gọi điện cho anh nhưng người nghe ở đầu dây kia nói toàn tiếng nước ngoài em chẳng hiểu gì cả.
- à: người trực máy là một người Thụy Điển.
Những ngày sau đó em cứ nghĩ rồi anh sẽ ra chỗ em bán hàng mà không thấy.
- Những ngày đó tôi bị đau.
- Anh đau sao vậy?
- Tôi bị sốt rét..
- Sốt rét? Anh ở thành phố hoài mà cũng sốt rét?
- Chả là cái nghề của tôi thường phải lặn lội trong rừng...
Chuông reo lần thứ ba. Người con trai nhắc Loan, cô vội chào anh rồi bước nhanh vào nhạc viện.
Loan gặp nhạc sĩ An Huỳnh ở trước cửa phòng hòa nhạc, nơi tổ chức lễ khai giảng. Nom ông có vẻ bồn chồn. Thấy Loan, ông reo lên:
- A, Diệu Loan đây rồi. Thấy cháu chưa đến, bác đã bắt đầu hơi lo, e cháu gặp trắc trở gì.
ông đưa Loan vào trong. Mọi người đã ngồi chật phòng hòa nhạc. Hàng trăm cặp mắt đổ dồn về phía Diệu Loan. Bài báo của nhạc sĩ An Huỳnh đăng hôm qua và bài báo về vụ phá rừng đăng hôm nay đã khiến mọi người quan tâm đến Loan chẳng những vì năng khiếu âm nhạc mà còn vì hoàn cảnh bất hạnh rất thương tâm và sự phấn đấu rất đáng khâm phục của cô. Nhạc sĩ An Huỳnh chỉ cho Loan chỗ ngồi ngay sau dãy ghế của các thầy cô giáo và các quan khách. ông dặn Loan chuẩn bị tiết mục để biểu diễn sau phần nghi lễ chính thức.
"Xanh xanh xanh... " - Loan thầm nghe vang lên trong lòng, và tự nhủ: mình sẽ biểu diễn bài ấy, bài mới nhất.
Lễ khai giảng diễn ra khoảng gần hai tiếng, kể cả phần trình diễn của các sinh viên cũ và mới. Diệu Loan biểu diễn sau cùng. Buổi lễ được kết thúc trong tiếng nhạc lá và giọng ca tuyệt vời của Loan: 'Xanh xanh xanh, xanh xanh xanh...".
Vừa bước xuống khỏi sân khấu, Diệu Loan đã bị bao giữa vòng vây của các phóng viên. Mãi sau, nhờ nhạc sĩ An Huỳnh, cô mới được giải vây. Hai bác cháu ra cửa, người con trai đứng đợi ở đó. Loan giới thiệu:
- Đây là bác An Huỳnh mà em đã kể với anh...
Người con trai tiến lại cúi đẩu chào ông và tự giới thiệu:
- Thưa bác, cháu là Lư. Cháu được Diệu Loan cho biết bác đã mở đường cho Loan vào nhạc viện, bác là ân nhân của Loan, mà Loan lại là ân nhân của cháu. Cháu xin mời bác và Loan dùng cơm trưa nay tại nhà hàng Thủy Tạ.
Nhạc sĩ An Huỳnh bắt tay Lư vui vẻ nhận lời. HỌ cùng đi tới Thủy Tạ, một nhà hàng rất thơ mộng và sang trọng xây trên mặt nước ven hồ. CÓ cả Chíp Chiu và Nhót cùng đi. Không thấy con rắn đâu cả. Rắn có cách đi riêng của nó, và nó chỉ xuất hiện khi cần thiết.
HỌ chọn một bàn trống ở góc, nơi có thể nhìn được toàn cảnh hồ và dãy đồi cỏ mịn bên kia bờ, xa xa hiện lên cái tháp chuông trầm tư của một ngôi nhà thờ cổ.
Nhạc sĩ hỏi Lư, sau một ngụm bia:
- Cháu làm việc ở đâu?
- Dạ cháu đang làm việc cho một cơ quan Liên hiệp quốc đang tài trợ cho một chương trình trồng rừng quy mô lớn để đẩy lùi tình trạng sa mạc hóa ở vùng này.
Hay quá!Hay quá?
Gật gù ngẫm nghĩ một lát, ông tiếp:
- Nhưng trước hết phải làm sao đẩy lùi tình trạng sa mạc hóa trong tâm hồn con người. âm nhạc của bác chỉ mong góp được một hạt phù sa cho công việc đó. Hồi nãy cháu có nghe bài hát của Diệu Loan không? "Xanh xanh xanh... Xanh xanh xanh.. .". Hơi ngả đầu về phía sau, ông khe khẽ hát, như cho riêng mình nghe và thì thầm nói, như nói với nặng mình - Hay lắm! Bài của Loan hay lắm!Ta già rồi chẳng còn làm được mấy, ta đặt hết hy vọng vào lớp trẻ các cháu, đẩy lùi tình trạng sa mạc hóa trên mặt đất và trong tâm hồn con người, các cháu nhé!Ta kỳ vọng vào thế hệ các cháu...
Sau bữa ăn trưa, Lư xin phép Loan được đưa cô về nhà. Lư có xe máy để ở chỗ gửi xe trước cổng nhạc viện nhưng vì muốn được nhiều thời gian đi với Loan nên anh đưa cô đi bộ.
Hai người thong thả sánh bước trên phố. Trời nắng gắt. Diệu Loan mở dù. Lư nhanh nhảu đỡ lấy cầm dù che cho cả hai. Lư rủ rỉ:
- Sáng nay đọc báo tôi mới biết hoàn cảnh của Diệu Loan. Tôi rất xúc động. Tôi không biết nói thế nào. Tôi rất cảm phục Diệu Loan đã can đảm chịu đựng và vượt lên trong một hoàn cảnh như thế...
Đi được nửa đường, Loan ngại Lư phải đi xa rồi lúc quay về phải đi bộ một mình nên giục anh quay lại.
Nhưng Lư nhất định không chịu. Anh đòi đưa Loan về tới tận nhà để anh được thăm mẹ Loan. Lư ân cần hỏi:
- Bây giờ mẹ Loan đi lại đã đỡ khó khăn chưa?
Mẹ em đi lại cũng gần được bình thường rồi, tuy còn chậm.
HỌ về tới nhà. Mẹ Loan đi vắng mà cửa vẫn mở.
Loan bảo Lư ngồi chơi ở phòng khách, cô chạy ra vườn sau tìm mẹ. Nhưng ở vườn sau cũng không thấy bà.
Chắc mẹ lại sang chơi bên hàng xóm, Loan đoán vậy.
Khi Loan trở lên nhà trên, thấy Lư đứng như chôn chân trước bức tranh cây Chò-nghìn-tuổi, cặp mắt nhìn như bị hút vào đấy, cô bước tới gần mà anh cũng chẳng hề hay biết. Bỗng Loan nghe thấy Lư thì thầm thốt lên:
- Bố!
Loan không hiểu điều gì đã xảy ra với anh. Chợt cảm thấy sự có mặt của người khác ở đằng sau, anh quay lại Thấy Loan, anh liền hỏi, giọng lấp vấp vì xúc động:
- Diệu Loan... làm ơn... cho tôi hỏi thăm. Do đâu mà Diệu Loan có bức tranh này?
- Bác Phan Thạch tặng em.
- Vậy ư? Thực vậy ư?
Lặng đi một lát, anh đưa tay lên bức tranh chỉ vào hình họa sĩ Phan Thạch ngồi cạnh Loan dưới gốc cây chò:
- Diệu Loan biết không, đây là bố tôi. BỐ tôi đâu rồi?
- Anh nói gì thế? Em chẳng hiểu gì cả.
Lư kéo Loan tới sát bức tranh, lại chỉ vào hình họa sĩ Phan Thạch.
- Người trong tranh này là bố tôi.
Rồi anh chỉ vào chữ ký ở góc bức tranh:
- Người vẽ tranh này là bố tôi. BỐ tôi đâu, hả Diệu Loan?
Loan ngỡ ngàng trước sự thể quá lạ lùng. Nhưng cô vẫn ngờ ngợ:
- Nhưng con bác Phan Thạch có tên khác cơ, chứ không phải tên là Lư.
- Lữ. Tôi là Phan Lữ. Hồi bé tôi là thằng Lữ. Bây giờ ở nhà ba má tôi vẫn gọi tôi là Lữ. Khi tôi ở nước ngoài, làm giấy tờ, người ta bỏ quên mất dấu ngã nên bạn học và bạn công tác chỉ biết tôi là Lư chứ không biết cái tên Lữ. Cha tôi họ Phan, mẹ tôi họ Lữ nên đặt tôi là Phan Lữ.
Nghe Lữ giải thích, Loan đã hoàn toàn tin chắc người đứng trước mặt mình là Phan Lữ, con trai bác Phan Thạch. CÔ nói:
- Mẹ anh đã hy sinh để cứu anh và cứu cái kho gạo...
- Sao em lại biết chuyện riêng của tôi?
Loan kể cho Phan Lữ nghe đầu đuôi câu chuyện, từ khi được gặp họa sĩ Phan Thạch trong rừng, cho tới khi ông qua đời. CÔ đem ra chiếc cặp vẽ trao lại cho Phan Lữ:
- Từ nay thì anh giữ các di vật này của bác. Bác còn dặn em nếu gặp được anh thì đưa anh lên hang đá. Còn nhiều thứ của bác cất giữ trên ấy. MỘ bác và bia tưởng niệm bác gái cũng ở trên ấy cả...
- Loan ơi!
Mẹ loan đã về, bà gọi Loan từ ngoài sân. Loan vội chạy ra.
- Mẹ? Mẹ đi đâu mà lâu thế?
Bà Phượng giơ lên một tờ báo:
- Con ơi, báo đăng, báo đăng...!
Con cũng mua ba tờ rồi. Mẹ ơi, vào nhà đi, có chuyện này hay lắm cơ.
Bà Phượng vừa bước lên thềm vừa kể:
- Trưa nay, mẹ nghe đài, người ta đọc bài này, người ta nói là đăng trên báo, mẹ thích quá, mẹ đi vào phố tìm mua.
Hai mẹ con bước vào nhà. Phan Lữ nghe tiếng bà về, vội bước ra chào. Loan chỉ vào anh:
- Mẹ biết ai đây không?
Bà Phượng chăm chú nhìn Phan Lữ, khẽ lắc đầu:
Chịu, mẹ chả biết được...
- Đúng mẹ làm sao biết được, nhưng mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên, đây là anh Phan Lữ, con bác Phan Thạch.
- Thật vậy ư? Trời, cháu lớn quá, cháu bao nhiêu tuổi rồi, đã hăm chín rồi cơ à, chắc cháu về thăm mộ ba cháu phải không?
Phan Lữ lúng túng chưa biết nói sao thì Loan đã kể lại cho mẹ nghe chuyện giữa hai người. Lữ ở lại chơi suốt buổi chiều và ăn cơm tối, một bữa cơm mà anh xin được vào bếp cùng nấu với Diệu Loan.
III
Cũng may, sau lễ khai giảng, còn ba ngày nữa Diệu Loan mới chính thức bước vào khóa học, nên ngay sáng hôm sau cô đã có thể đưa Phan Lữ lên hang đá. Tối ấy Phan Lữ về xin cơ quan cho nghỉ phép. Suốt đêm anh không ngủ, cứ đi đi lại lại trong căn phòng khách sạn, rồi có lúc ra đứng ngoài ban công cho tới khi sương xuống ướt lạnh cả hai vai mới quay vào. Anh ngồi bên cửa sổ đăm đăm hướng về đỉnh núi phía xa mà anh đoán là nơi cha anh đã sống và giờ đang nằm đó. Anh cũng hướng cả về phía mà anh đoán là nơi có ngôi nhà gỗ nhỏ đang chở che giấc ngủ của một người con gái tuyệt vời mà số phận kỳ lạ đã dun dùi cho anh được gặp.
Tờ mờ sáng, anh phóng xe máy ra đi.
Diệu Loan cũng dậy rất sớm. Loan vừa nắm xong nắm cơm để dùng cho bữa trưa thì nghe tiếng xe máy dưới dốc, rồi thấy Lữ cưỡi xe phóng vào sân. Anh mặc bộ đồ đi núi, nom gọn, khỏe.
- Xong chưa em, mình đi chứ? - Lữ hỏi.
- Anh đưa xe lên thềm đi, mình đi bộ mà.
Ừ nhỉ, anh quên khuấy mất - sực nhớ ra một việc, anh vội kêu - ấy chết, anh chưa mua hương, cũng chưa mua đồ ăn trưa gì cả, để anh quay ra phố mua, chờ anh một chút.
- Khỏi, anh!Em chuẩn bị cả rồi, nhưng món này nếu anh không quen ăn thì hãy đi mua thứ khác. Còn hương thì ở nhà đã có sẵn.
- Em chuẩn bị món gì thết - Cơm nắm muối vừng. Anh ăn được không?
- Được chứ?
Cơm nắm muối vừng là món bố anh thích lắm đấy.
Hồi bác còn, thỉnh thoảng em gặp bác đi vẽ trong rừng, hai bác cháu thường ăn trưa bằng cơm nắm muối vừng.
Khi không có cơm nắm, bác thường ăn có một chiếc bánh mì với muối và quả dưa chuột. Mà bánh mì hồi ấy thì kinh khủng lắm, anh không tưởng tượng được đâu...
Loan đem cho Lữ một chiếc mũ nan rộng vành đã cũ.
- Anh đội đi. Đây là chiếc mũ của bác em còn giữ được Em giao lại cho anh luôn đó.
Loan mặc chiếc quần thun đen, chiếc áo pun màu kem, loại áo quần cũ rẻ tiền người ta thường bán ở vỉa hè, cô vẫn dùng khi đi rừng, đầu đội chiếc mũ cối bộ đội của ba thời kháng chiến còn để lại.
- Anh Lữ, lại đây em bảo!
Loan đưa Lữ tới trước bức tranh cây Chò-nghìn- Tuổi. Lữ ngơ ngác chưa hiểu có việc gì, nhưng thấy bộ dạng Loan đầy vẻ quan trọng và thành kính, anh cũng nghiêm túc đứng bên Loan im lặng chờ đợi. Loan bảo:
- Đây là bức tranh cuối cùng của bác. Hồi bác còn, em vào rừng, mỗi khi gặp bác, hai bác cháu lại ngồi dưới gốc cây chò này thổi nhạc lá. Cây chò này đã hàng nghìn tuổi, mọc bên cái thác nước đổ xuống vực nước mà anh xuýt chết đuối đó. Cây chò này đã bị người ta chặt hạ đem xuất khẩu. Khi cây chò còn, thì bứt bất cứ chiếc lá nào em cũng thổi nhạc được hết. Nhưng từ khi cây chò bị chặt hạ, thì mọi chiếc lá không còn ngân lên tiếng nhạc được nữa.
- Anh vẫn thấy em thổi nhạc ngoài bờ hồ đấy thôi, mới hôm qua em cũng vừa thổi nhạc lá trong nhạc viện mà?
- Từ từ em nói cho mà nghe. Em còn thổi nhạc lá được là nhờ có một chiếc lá đặc biệt. Anh hãy xem...
Nói đoạn, Loan thì thầm khấn:
ơi Chò nghìn tuổi ơi.
Tôi cầu khẩn xin Người.
Ban cho tôi chiếc lá.
Tôi tấu nhạc dâng đời...
lời khấn vừa dứt, cây chò trong tranh rung động tán lá Rồi thì không phải một mà những hai chiếc lá tách ra nhè nhẹ rơi xuống lòng bàn tay Loan. Loan ngạc nhiên, rồi chợt hiểu. CÔ nói:.
- Mọi khi chỉ có một chiếc lá thôi, hôm nay có những hai lá là vì có anh.
Loan đặt vào tay Lữ một chiếc lá, trong lúc Lữ còn như bàng hoàng chưa dám tin là thật cái sự kỳ diệu vừa được chứng kiến. Lữ cứ xát đi xát lại hai đẩu ngón tay trên chiếc lá xem có phải là lá thật hay không.
Hoàn toàn là một chiếc lá thật, xanh tươi, thấm hơi mát vào da tay. Bất giác, anh nâng chiếc lá lên ngang trán cúi đầu kính cẩn để tạ ơn, miệng lầm rẩm những gì không rõ. Loan bảo:
- Anh hãy giữ lấy chiếc lá. Thôi, mình đi, anh?
Loan lấy thêm chiếc rựa và chiếc liềm bỏ vào gùi đeo sau lưng. Lữ giành lấy đeo. Anh có vẻ thích thú với chiếc gùi. Hai người hăm hở đi vào rừng.
Loan thổi mấy khúc nhạc lá. Rồi vừa đi cô vừa hướng dẫn cho Lữ. Chỉ một lát, anh đã thổi được, tất nhiên còn rất vụng về, nhưng anh cũng đắc ý lắm.
Loan kể:
- Hồi xưa, có một thằng chuyên đón đường bắt nạt em, nó bắt em dạy nó thổi nhạc lá, em dạy hoài mà nó chỉ toàn thổi "phít phịt" đến là tức cười. Chỉ vì muốn tìm lá để làm sao cho nó thổi được mà em lao vào bụi rậm bị rắn cắn, nếu không có bố anh đến cứu em thì em chết ngỏm từ hồi đó rồi.
Loan kể tiếp cho Lữ chuyện bố anh đã hướng dẫn Loan cách thổi điệu nhạc báo nguy như thế nào:
chuyện hai bác cháu đã từng trò chuyện với nhau từ xa bằng nhạc lá như thế nào. Lữ cứ tròn mắt ngạc nhiên, và anh còn ngạc nhiên hơn nữa vì những việc lạ lùng như thế mà lại có vẻ hoàn toàn bình thường đối với Loan.
Đến một đỉnh dốc, Loan dừng lại chỉ mấy gộp đá, bảo Lữ:
- Chỗ này hồi kháng chiến bố anh có lần bị phục kích xuýt chết. Con đường chúng mình đang đi cũng chính là con đường hồi kháng chiến bác thường đi.
Đến vùng rừng phía đông thành phố, Loan nói:
- Khu vực này bác đoán là khu vực mẹ anh bị bọn Mỹ ném từ trên máy bay trực thăng xuống.
Lữ toan dừng lại, Loan giục:
- Mình hãy đi lên hang. Từ chỗ bia tưởng niệm mẹ anh, có thể nhìn bao quát được cả vùng này.
HỌ lội qua con suối lớn, qua vườn cà phê. Loan bảo:
- Đây là vườn cà phê của bác, bấy lâu em chăm bón thu hoạch. Từ nay, em giao lại cho anh.
Lữ cười:
Em khéo bày đặt. Anh đâu có làm được. Em cứ làm tiếp đi Mà bây giờ em phải đi học ở nhạc viện, cũng chẳng làm nữa làm gì. để anh gửi tiền em thuê người ta làm.
- Cần gì phải thuê, chỉ các ngày chủ nhật cũng làm được Em làm lụng quen rồi.
Qua vườn cà phê, họ tới ngôi nhà. Từ sau lần thám hiểm hang đá, tuần nào Loan cũng đến đây làm cỏ chăm bón cà phê, làm cỏ cho vườn tượng và quét dọn ngôi nhà, nên quang cảnh đã mất hẳn vẻ hoang dã quạnh hiu. Mấy tấm lá mây trên mái nhà bị tốc cũng đã được lợp lại Loan mở cửa. Lữ theo Loan bước vào. Loan mở tiếp các cửa sổ. Trước mắt Lữ là một căn phòng đầy ánh sáng, tuy trống trải nhưng lại mang không khí như vẫn có người đang ở. Một chiếc giá vẽ dựng ở gần góc phòng.
Cách giá vẽ mấy bước, kê sát vách là chiếc giường một, không phải loại giường mua ở cửa hàng, nhìn qua cũng biết ngay là do cha anh tự đóng lấy, đơn giản mà đẹp một cách độc đáo. Trên giường phủ một tấm dù hoa màu cỏ úa. ở góc khác gần cửa sổ, một chiếc võng dù mắc chéo giữa hai vách. Sát vách chính giữa có chiếc bàn thấp, là một phiến gỗ cưa từ gốc cây còn giữ nguyên hình thù méo mó tự nhiên, hai chiếc ghế là hai khúc gỗ tròn dựng đứng. Trên mặt bàn có bộ ấm chén pha trà bằng gốm, bộ phin và ly pha cà phê, một chiếc chai nhỏ dẹp vốn là chai rượu tây và hai cái chén hạt mít. Tất cả các vật dụng ấy đều được bọc hoặc phủ ni lon cẩn thận.
- Em sắp đặt y như lúc bác còn, anh ạ!Loan nói.
- Anh cám ơn em. Cám ơn em rất nhiều... Anh không biết nói thế nào... Em làm cho anh có cảm giác bố anh vẫn đang sống trong ngôi nhà này, ông chỉ đi vê đâu đó ngoài rừng, lát nữa sẽ về...
Em chưa hình dung là lại sớm được gặp anh. Trong giấy ghi các điều dặn dò, bác ghi: "Nếu sau này con có gặp Phan Lữ con ta..., em đọc mà cứ nghĩ chả biết anh đang ở tận đâu, chả biết bao giờ anh mới về đây... Em sắp đặt các thứ trong nhà nguyên vẹn như xưa vì em luôn luôn mường tượng là bác đang sống. Tuần nào đi làm cỏ cà phê và săn sóc vườn tượng em cũng vào đây một lát, em thổi nhạc lá và em có cảm giác bác cũng đang ở bên em cùng thổi nhạc lá...
Lữ ngồi xuống sàn nhà, cạnh chiếc giường. Anh úp mặt lên tấm dù hoa. Nước mắt anh lặng lẽ thấm ướt tấm dù. Loan bảo:
Tấm dù và cái võng này bác dùng từ hồi kháng chiến, có lần bác đã cho em xem tấm ảnh bác choàng tấm dù ngồi trên võng trong rừng.
- Ở nhà anh cũng có tấm ảnh ấy. Má Anh Thư của anh cũng còn giữ hai chiếc võng, một chiếc của má, một chiếc của mẹ Uyên. Chính chiếc võng của mẹ Uyên mắc ở kho gạo là chiếc võng mẹ anh vẫn nằm ru anh cho tới khi mẹ hy sinh. Mãi gần đây, má Anh Thư mới cho anh biết má không phải là mẹ đẻ của anh, rồi má kể về mẹ Uyên. Má cũng kể y như bố anh đã kể cho em trong cuốn vở. Anh không biết là ba anh lại tìm về sống ở đây.
Anh chỉ biết là mẹ Uyên của anh đã hy sinh trong một cánh rừng gần thành phố Núi. Cái hôm anh bị ngã xuống vực và được em cứu chính là hôm anh đi lang thang một mình trong rừng, anh cứ nghĩ miên man về những giây phút cuối cùng của mẹ anh, anh nhìn lên trời cao và tưởng tượng thấy mẹ anh bị bọn Mỹ ném từ trên máy bay trực thăng rơi xuống một chỗ nào đó quanh đây. Khi đi qua thác, anh bị trượt chân, thế là ngã xuống vực. Về sau, anh thường nghĩ, chính hôm đó linh hồn mẹ anh đã dun dũi...
Lữ bỗng ngừng bặt. Anh định nói "linh hồn mẹ anh đã dun dũi cho anh được gặp em..." nhưng lại không dám nói. Tuy vậy, Loan cũng đoán được điều anh định nói. Loan đỏ bừng mặt. CÔ hỏi:
- Anh đừng mắng em tò mò nhé, sau khi bố anh ra đi, rồi má Anh Thư của anh có lấy ai không?
- CÓ BỐ anh ra đi, để lại cho má anh cuốn sổ lương hưu để nuôi anh, một bức thư bảo má anh phải lập gia đình mới, một tờ đơn ly hôn ông ký sẵn. Thời gian đầu má anh không chịu thuận theo ý bố anh, mãi sau má anh mới nhận lời lấy ba anh bây giờ. Ba anh là anh về đằng bác với mẹ Uyên của anh, lại là bạn học thời phổ thông của bố anh, ba anh thầm lặng yêu má Anh Thư từ thời má còn là sinh viên, khổ thế, ông chẳng lấy ai cả, mãi khi bố anh ra đi, ba anh mới tới ngỏ lời. Ba anh là một nhà nghiên cứu rừng, khi anh vào đại học, cũng theo ngành của ông. Lấy nhau được một năm, má anh đi làm nghiên cứu sinh ở Đức, cùng lúc ba anh cũng được bên Đức mời sang giảng dạy. Thế là hai ông bà đưa anh cùng đi. Anh học trung học rồi đại học bên ấy. Tốt nghiệp đại học, thấy cơ quan Liên hiệp quốc tuyển người, anh xin dự tuyển, được thu nhận làm việc, anh xin vào tổ công tác thực hiện chương trình khôi phục rừng ở Việt Nam, thế là anh về nước, không ngờ lại về đúng thành phố Núi này và được gặp em, được em đưa tới đây...
- Ba má anh vẫn ở bên Đức à?
Vẫn ở bên ấy. Tối qua anh gọi điện cho má anh, bà mừng lắm. Nếu thu xếp được công việc, một ngày gần đây bà sẽ về.
Anh được mấy người em nữa?
- Anh chỉ có một đứa em gái thôi, nó cũng cỡ tuổi em.
- Mình đi lên hang, anh nhỉ...?
Ngôi mộ của họa sĩ Phan Thạch vẫn luôn luôn được một đàn bướm đủ màu đậu sít nhau thành tấm thảm hoa phủ lên như hồi giờ vẫn thế. Lữ ngạc nhiên:
- Sao lại hay thế, Loan?
- Em không biết, vẫn thế đấy, ngay từ lúc em vừa đắp mộ cho bác xong. Em nghĩ rằng bác yêu tất cả muôn loài và muôn loài đều yêu bác. Anh có tin không, khi bác mất, có lai con nai và hai con gấu tới nằm phục chỗ mô đá kia kìa.
Loan lấy hương ra châm, trao cho Lữ. Anh cầm hương đứng khấn vái rồi cắm lên mộ cha và bia tưởng niệm mẹ. Loan cắm hương tiếp và thì thầm kể cho Lữ nghe về giây phút cuối cùng của cha anh.
Lữ đưa tay chùi lớp bụi phủ trên bức phù điêu mà cha anh đã tạc chân dung mẹ anh trên tấm bia. Anh chỉ biết mặt mẹ qua mấy bức ảnh chụp thời sinh viên. Mẹ anh đẹp lắm. Cha anh đã cố gắng xiết bao để tái hiện phần nào vẻ đẹp ấy trong bức phù điêu.
Lữ ngơ ngẩn nhìn xuống vùng rừng mênh mông xơ xác dưới xa, mờ mờ trong nắng bụi. Dưới ấy, ở một chỗ nào đó, ngày xưa có một cái kho gạo núp trong tán rừng. CÓ một chiếc võng dăng giữa hai cái cây cạnh kho. Trên võng có một đứa bé bốn tháng đang nằm ngủ.
Đứa bé ấy là anh. Đứa bé ấy đã lớn thành Phan Lữ hôm nay là nhờ mẹ đã cố thu hút làn đạn của bọn Mỹ về phía bà.
Loan đưa Lữ dạo quanh vườn tượng và thắp hương các mộ liệt sĩ. Sau đó họ vào hang. Hai người lau bụi bậm trên số tượng ở phần hang lớn ngoài cùng, rồi mỗi người một chiếc đèn pin, họ chui vào cái hành lang hẹp và tối để vào bên trong. Loan đi trước dẫn đường. Loan không bỡ ngỡ và sợ sệt như khi vào đây lần đầu một mình, nên họ đi khá nhanh. Chẳng mấy chốc, họ đã tới khoang hang lớn thứ hai, Loan tắt đèn và bảo Lữ cũng tắt đèn. Hang hiện ra trong một thứ ánh sáng xanh mờ huyền ảo. Loan lại bảo:
- Anh cứ đứng yên đó nhé.
Lữ đứng yên, không hiểu Loan định làm gì. Rồi anh thấy Loan tiến đến vách đá đối diện đưa tay lên gõ vào vách. Một điệu nhạc lạ lùng ngân lên. Nhạc đá! Nhạc âm âm trong hang, truyền trong đá. Lữ thầm kêu: "Cái hang này tuyệt quá"!Một ý định mới, tuy còn lờ mờ xuất hiện trong đầu anh. Quan sát toàn bộ khu vực hang có nhạc đá này thấy rất rộng, anh gật gù đắc ý.
Loan đưa Lữ sang khoang hang lớn thứ ba. Rồi đến trên các bậc đá. Loan bảo:
- Trong này có chứa các thứ của bác để lại.
Hai người khiêng những nắp đá đậy trên các bậc xuống nền hang. Dưới ánh đèn pin, thấy trong các hõm đá hiện ra những cuộn tròn, cái dài, cái ngắn, tất cả đều được bọc ni lông cẩn thận. Trong hõm đá ở bậc trên cùng, nằm giữa các cuộn tròn, có một tờ giấy.
Cầm lên, họ cùng đọc những dòng chữ sau đây: "Phan Lữ con! Bố tin rằng một ngày nào đó con sẽ tìm tới chốn này. Đây là tất cả những gì mà bố đã làm được từ khi xa con và Anh Thư má con. Bố trao lại cho con với hy vọng con sẽ có cách tốt nhất để bố tiếp tục dâng hiến cho đời kết quả sáng tạo của mình". Trong một cái hõm đá ở bậc thứ ba, có một bọc giấy dầu, bên ngoài bao ny lông. Mở ra, bên trong là một chiếc dép cao su đen đã mòn cũ, nhìn kỹ thấy vệt máu khô mờ mờ chưa phai, và còn dính đất. Một mảnh giấy nhỏ ghi mấy chữ: chiếc dép này có thể là của Châu Uyên". Phan Lữ vội móc trong chiếc xắc đeo bên mình lấy ra một gói. Trong gói là một chiếc dép cao su đen cũng cũ mòn và một chiếc khăn, cả hai thứ đều dính máu. Anh đặt chiếc dép cạnh chiếc dép mà cha anh tìm thấy trong rừng. Hai chiếc dép rất bằng nhau, giống nhau từ đế đến quai - chúng cùng một đôi, đúng là đôi dép của mẹ anh.
Lữ cùng Loan mở thử một số cuộn giấy. Đều là những bức tranh cuộn lại. Loan bảo:
- Em đoán những cuộn còn lại cũng đều là tranh hết. Hồi đầu em thấy trong nhà nhiều lắm, sau chỉ còn mấy bức, em hỏi, bác bảo cất bớt đi rồi, thì ra bác cất vào đây Bây giờ mình cứ để nguyên thế để đem ra cho tiện anh ạ. Mình ra lối khác, có đường thông lên núi.
Loan dẫn Lữ đi. Tới chỗ có lối thông lên sườn núi, họ dùng liềm và rựa dọn sạch cây rậm, lối thông được mở lớn, nhờ vậy chỉ một loáng sau đã khuân hết tranh ra chỗ thềm đá.
Suốt hai tuần tiếp theo, Phan Lữ cho thợ lồng khung một trăm linh hai bức tranh của cha anh để lại Toàn bộ số tranh ấy đều gửi ở nhà Loan chứ anh không đưa về khách sạn. Cũng từ hôm Loan bắt đầu nhập học, Lữ đề nghị được hàng ngày đưa đón cô, Loan vui vẻ nhận lời.
IV
Các bài báo phanh phui vụ phá rừng gần mười năm trước mà chính ông Huấn là người đầu tiên khơi ra từ trong nội bộ nhưng bị trù dập đã tạo nên sức ép của công luận, dẫn tới một kết quả nho nhỏ bước đầu: bà Phượng nhận được một văn bản của cấp có thẩm quyền khẳng định ông Huấn vô tội. Bà được đền bù một số tiền. Bà đang tính sẽ dùng số tiền đó xây mộ cho chồng thì có một chuyện bất ngờ xảy ra..
Vào buổi chiều cái ngày nhận được văn bản minh oan cho chồng, bà Phượng cùng con gái đi thăm mộ ông.
Đã hơn một tháng, kể từ hôm bài báo đầu tiên nói lên nỗi oan của ông được đăng, bà mới lại ra đây. Hai mẹ con đi gần tới mộ thì bỗng Loan kéo mẹ đứng nép vào sau tấm bia lớn một ngôi mộ cạnh lối đi. Đằng kia, chỗ mộ ông Huấn, lại có một người đang quỳ, lầm rầm khấn vái Vẫn cải lời khấn mà Loan đã kể với mẹ và về sau bà Phượng cũng đã tự tai nghe thấy đôi lần khi bà một mình ra thăm mộ chồng tình cờ bắt gặp người đàn ông bí ẩn nọ.
Nghe chưa dứt lời khấn, bà Phượng kéo con bước tới Lần này bà muốn giáp mặt cái con người mà giờ đây bà biết chắc là đã thực hiện việc sát hại chồng bà.
Người nọ nâng trên tay một tờ giấy, lầm rầm đọc. Mà ngôi mộ chồng bà sao khác hẳn? Thoạt tiên bà tưởng mình nhầm. Nhưng rõ ràng tên ông Huấn được đục trên tấm bia đá mới bề thế đó.
Người nọ đọc xong, bật lửa đốt giấy thì chợt nghe động tiếng bước chân đằng sau, vội vàng bỏ chạy.
Trong nháy mắt, người đàn ông ấy biến mất giữa rừng mồ mả.
Bà Phượng nhặt lên tờ giấy mà vì hốt hoảng người nọ chưa kịp đốt để rơi lại. Trong giấy viết các lời khấn bà đã biết. Dưới đất trước mộ vương vãi nhiều tàn giấy.
Bà Phượng đoán có lẽ chiều nào người ấy cũng tới đây quỳ khấn rồi đốt tờ giấy ghi lời khấn với niềm tin rằng người dưới mộ sẽ đọc được và tha thứ cho kẻ có tội. Và ngôi mộ ông Huấn thì đã được xây cất đàng hoàng bằng đá rửa với tấm bia cao gần đầu người bằng đá đen loại đắt tiền. Hẳn người xây mộ cũng không ai khác ngoài cái con người đã viết những dòng sám hối trên mảnh giấy mà bà đang cầm trên tay. Con gái bà chắc cũng hiểu chuyện vừa chứng kiến như bà nên hai mẹ con chẳng cẩn nói với nhau lời nào!về việc này. Mãi sau, khi đã ra khỏi nghĩa trang, bà Phượng mới nói:
- Người ta có thể dùng tiền dùng quyền để né tránh, để lèo lái các tòa án, nhưng tòa án lương tâm thì chẳng ai thoát được con ạ.
- Vâng, con cũng nghĩ thế.
- Linh hồn ba con như vậy cũng được mát mẻ. Chắc ba rất vui khi thấy con đỗ vào nhạc viện.
Bà Phượng mơ màng như thể chồng mình cũng đang có mặt chứng kiến sự trưởng thành của con.
- Mẹ ạ, anh Phan Lữ đang chuẩn bị triển lãm tranh của bác Phan Thạch. Anh ấy còn bàn với bác An Huỳnh tổ chức cho con một buổi biểu diễn âm nhạc nhân dịp triển lãm.
- Thế ư? Vậy con gắng sao cho buổi biểu diễn thật mỹ mãn.
- Con có một ý định thú vị lắm, nhưng tạm thời phải giữ bí mật.
- CÓ thể cho mẹ biết với được không?
Loan ghé tai mẹ thì thầm. Bà Phượng mỉm cười gật gật đầu:
- ừ, ừ mẹ thấy hay đấy. Chắc chắn sẽ hấp dẫn lắm.
- à, để mẹ sẽ viết thư mời vợ chồng bác Cường vào chơi nhân dịp này.
Loan rất bận cho công việc chuẩn bị. Hàng ngày, buổi sáng học ở nhạc viện, buổi tối thì đi hát cho các tụ điểm ca nhạc của thành phố, còn các buổi chiều cô vào rừng. Loan không vào rừng một mình. Đi theo Loan, có ba mươi em bé vừa gái vừa trai tuổi từ tám đến mười hai. Các em ở trong rừng với cô suốt cả buổi chiều mới về, em nào cũng hớn hở, náo nức bởi một việc gì đó chỉ riêng các em biết.
Phan Lữ cũng rất bận. Tuy anh đã mời một người bạn họa sĩ trông nom giúp, nhưng vẫn có hàng trăm thứ việc lớn nhỏ cần tới sự có mặt của anh. Khi thì ở chỗ phòng tnển lãm tranh dưới trung tâm thành phố, khi thì ở chỗ hang đá trên núi. Anh cho lát đá một con đường từ bờ suối lên ngôi nhà và vườn tượng, sửa sang và trồng cỏ trồng hoa cho vườn tượng, rải sỏi nền hang ngoài, mắc đèn (thắp bằng nguồn điện máy nổ) ở những chỗ quá tối trong hang, mở rộng lối thông từ hang ra sườn núi... một số phóng viên thính nhạy đã tìm đến ngay sau hôm Diệu Loan dẫn Phan Lữ lên hang đá. HỌ bám lấy hỏi chuyện, và toàn bộ câu chuyện về họa sĩ Phan Thạch, liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên, về tiếng nhạc lá kỳ diệu của Diệu Loan do họa sĩ truyền cho, rồi tới cuộc gặp gỡ tình cờ giữa cô với Phan Lữ cùng việc mở kho tranh trong hang đá... lần lần được đưa lên mặt báo. Các khách sạn và nhà nghỉ trong thành phố mau chóng hết chỗ. Tình hình ấy khiến cho Phan Lữ, Diệu Loan, nhạc sĩ An Huỳnh càng phải dốc hết tâm sức cho cuộc triển lãm và đêm biểu diễn. Ba người đặt tên cho chương trình hoạt động nghệ thuật này là "Khúc ca xanh". Phan Lữ quyết định sẽ bán một phần ba số tranh của cha anh, một nửa số tiền thu được đem góp vào quỹ trồng rừng, còn nửa kia trang trải các chi phí. Diệu Loan và nhạc sĩ An Huỳnh cũng quyết định như vậy với số tiền thu được từ đêm biểu diễn.
Công việc chuẩn bị thật vất vả nhưng đầy hào hứng.
Loan không thấy mệt dù đêm nào cũng thức tới gần mười hai giờ khuya. Đặt lưng xuống giường, Loan mỉm cười nghe Chíp Chiu đậu bên cửa sổ hót mấy tiếng chúc cô ngủ ngon. Nhót nhảy qua nhảy lại ba lần, đó là lời chúc của Nhót. Rắn trườn lên ngoe nguẩy đầu ba lần, đó là lời chúc của rắn. Loan lim dim mắt mơ màng. CÔ vừa đưa tay ra hiệu chúc các bạn mình ngủ ngon thì nghe từ không trung tĩnh lặng và dịu dàng của đêm thu vẳng lại tiếng nhạc lá. ĐÓ là Lữ. Từ khi được Loan bày cho biết thổi nhạc lá, đêm nào anh cũng chúc lành giấc ngủ của cô bằng tiếng nhạc.
- Anh chúc em ngủ ngon? - Tiếng nhạc của anh nói thế.
Loan đặt lá lên môi mình:
- Em chức anh ngủ ngon!- Tiếng nhạc của Loan nói thế.
Loan trôi vào giấc ngủ êm đềm, trong tiếng nhạc lá xa xăm vẳng lại một điệu ru nhè nhẹ.
Hai ngày trước hôm khai mạc, mọi việc đã hoàn tất.
Hôm đó Diệu Loan ngủ dậy trễ. Chỉ tới khi chuông điện thoại reo cô mới bừng mở mắt. Đầu dây bên kia là Phan Lữ.
- A lô, Diệu Loan đấy phải không? Chuyến bay của bác em hạ cánh lúc mấy giờ?
- Dạ, mười giờ anh ạ.
- Hay quá, chuyến bay của ba má anh hạ cánh lúc mười giờ hai mươi. Em với mẹ em cứ ở nhà sẽ có xe đón, mình cùng ra sân bay. à, em đọc báo sáng nay chưa?
- Dạ chưa, em chưa mở thùng báo ngoài cổng. CÓ gì không anh?
- HỌ đăng chi tiết chương trình "Khúc ca xanh", trong đó anh cho tiết lộ về gian hang có vách đá phát nhạc. Và quan trọng hơn là có một bài về vụ của ba em đấy. Ra lấy đọc ngay đi.
- Vâng, em lấy đọc ngay bay giờ đây.
Nhờ được mời đi hát ở các tụ điểm thu nhập của Diệu Loan tăng vọt hẳn lên nên đã mắc được điện thoại, gửi tiền mua vé máy bay cho vợ chồng bác Cường vào chơi, đặt mua báo tháng...
Bà phượng đón vợ chồng ông Cường ở sân bay với tờ báo trên tay. Vừa bước ra phòng đón khách, nom thấy mẹ con bà Phượng, ông Cường cũng giơ lên một tờ báo và nói, thay cho lời chào:
- Đọc rồi, đọc rồi, tôi đã mua ngay một tờ ở sân bay ngoài kia.
Bà Tâm ôm lấy bà Phượng:
- CÓ thế chứ, có thế chứ, chẳng có tội ác nào bưng bít mãi được. Trông Phượng béo khỏe ra đấy.
- Chị cũng béo khỏe ra - bà Phượng nói - còn anh thì tóc bạc thêm nhưng nom anh cũng khỏe.
Đang tíu tít thăm hỏi nhau, chợt cả bà Phượng lẫn vợ chồng ông Cường cùng chú ý tới một tốp người ăn mặc sang trọng từ phía phòng dành cho khách đặc biệt bước ra. Người đàn ông đứng tuổi dáng cao lớn bệ vệ, mặc bộ com-lê màu xám nhạt, mang cặp kính đen rất to trên gương mặt nám đen u ám đi bên người đàn bà trạc ngoài ngũ tuần phì nộn trong chiếc áo dài nhung tím nổi bật chuỗi hạt xoàn thòng xuống bộ ngực đồ sộ. Theo sau hai người là một thanh niên khoảng hăm mốt hăm hai nước da ngăm đen gầy guộc thảm hại bước đi run rẩy phải có hai người dáng chừng là người hầu dìu đỡ. Kế tiếp là một dây những người tùy tùng mang xách hành lý. Cả đoàn người gây nên một sự chú ý khác thường từ những người ở thành phố Núi đi đón người nhà đang đứng chen nhau trong phòng đón khách của sân bay. Tiếng bàn tán lào xào truyền lan:
- Trước kia ông ta hồng hào đỏ đắn đẹp mã lắm, tôi còn lạ gì, có mấy ngày mà không xuất hiện trên ti vi, nhưng từ cái đận lũ bùn khủng khiếp năm nào, biệt thự nhà ông ta ngập đầy bùn, các nhà khác thì lũ rút là rửa sạch hết, riêng nhà ông ta thì cọ rửa thế nào vết bùn bám trên tường vẫn cứ y nguyên, còn mặt ông ta thì cứ sạm đen lại, người ta bảo là bệnh bùn ám, thuốc gì cũng không khỏi, phải đeo kính che bớt... Chuyện này hồi đó báo có đăng hẳn hoi, tất nhiên báo người ta viết tên tắt thôi nhưng ở thành phố mình ai đọc mà chẳng biết là ông ta...
Mấy người đàn bà tụm lại nghe một người đàn bà có vẻ rành chuyện đang kể về cái đoàn người đặc biệt vừa đi lướt qua họ ra cửa.
- Cái thằng xì ke run lẩy bẩy đi sau có phải con lão không?
- Thì thằng Đắc quý tử ăn chơi khét tiếng của lão chứ còn ai vào đấy nữa.
- Nghe nói nó đi học ở Mỹ cơ mà?
- Thì hôm nay bố mẹ phải sang tận Mỹ mới rước được ông con về đấy. Rước về mà chôn. Đục khoét được bao nhiêu dốc cho con đi học tận Mỹ mà có được chữ nào, chỉ toàn chơi bời cờ bạc hút chích đến thân tàn ma dại thế đấy.
Cái nhân vật đang được bàn tán vừa đi qua đó chẳng ai xa lạ gì đối với bà Phượng và vợ chồng ông Cường. ĐÓ chính là ông Nguyễn Được, từng giám đốc một cái Liên hiệp mà dân thường gọi là Liên Hiệp Phá Rừng, chuyên vét của rừng đi bán mà vẫn trút lên vai nhà nước một món nợ khổng lồ.
ông Cường nói:
- Không biết lão ta đã đọc bài báo hôm nay chưa?
Trên trời, có tiếng máy bay rà thấp. Loan bảo:
- Chuyến bay của ba má anh Lữ hạ cánh đấy ạ.
Khi gặp má Lữ, ông Cường bỗng reo:
- Tưởng ai, hóa ra bác sĩ Thư. Chào bác sĩ Thư, chị còn nhớ tôi không? Chắc chị chả thể nào nhớ được, vì biết bao nhiêu là thương binh. Tôi là một thương binh dã được chị chữa cho ở bệnh viện dã chiến năm bảy hai. Tôi tên là Cường, tôi là bạn chiến đấu của ba mẹ cháu Loan.
Bà Anh Thư cười:
- Cám ơn anh vẫn còn nhớ tôi. Chúng mình cùng chiến đấu một chiến trường cả. Chào chị Phượng. Tôi đã đọc báo viết về cuộc chiến đấu của anh chị trong thời bình. Cháu Loan của anh chị đây phải không? Cháu đẹp quá đẹp hơn các bức ảnh trên báo. Cho bác hôn cháu cái nào.
Bà ôm lấy Loan. Phan Lữ vui sướng đứng nhìn. Sau cùng, bà Anh Thư kéo tay chồng giới thiệu:
- Đây là anh Quang, nhà tôi.
ông Quang, tức là nhà lâm học nổi tiếng Lữ Quang, một ông già tóc bạc với vầng trán cao, vẻ rất hiền từ, cúi đầu chào mọi người, rồi bắt tay Diệu Loan, thong thả nói:
- Bác đọc hết các bài báo về ba mẹ cháu và cháu. Bác phải đặc biệt cám ơn cháu đã giữ gìn di sản của bác Phan Thạch. Bác rất nóng lòng để được dự buổi biểu diễn của cháu.
Hai hôm sau, chương trình "Khúc ca xanh" khai mạc lúc tám giờ sáng bằng việc cắt băng phòng triển lãm tranh của họa sĩ Phan Thạch. Mười giờ, Phan Lữ mời khách lên thăm vườn tượng và hang đá. Sau khi dẫn khách đi thăm vườn tượng và gian hang đã bày tượng ngoài cùng, Phan Lữ dẫn khách đi tiếp vào gian hang bên trong. Bấy giờ anh mới cho tắt hết đèn điện. Một làn ánh sáng tự nhiên mờ xanh huyền ảo tỏa ra khắp hang. Mọi người đang im lặng hồi hộp chờ đợi thì bông nghe:
- Pâ... âm!Pâ... â... âm...
Mọi người dồn mắt về phía phát ra âm thanh nửa thực nửa hư ấy, thì thấy một cô gái mặc bộ váy dài đỏ rực như một ngọn lửa đang vỗ đôi tay lên vách. Tiếp đó, những khúc nhạc lạ lùng từ bàn tay cô theo nhau ngân lên, khi trầm khi bổng, khi khoan khi nhặt. Người ta cảm thấy như được đưa vào một thế giới hoàn toàn khác với cái thế giới đầy rẫy những Ô tạp của đời sống thường nhật, những giai điệu chưa từng được nghe thấy bao giờ đang lan tỏa từ sự kết hợp giữa đôi bàn tay uyển chuyển siêu việt của người con gái với vách đá cứng lì cứ từng phút từng phút tẩy rửa tâm hồn con người khỏi bao nhiêu bụi bậm. Một trạng thái thăng hoa đầy quyến rũ?
Nhạc dứt rồi mà mọi người vẫn đứng lặng phắc. Rồi nữ nghệ sĩ được yêu cầu chơi lại lần nữa.
Gần trưa, khi mọi người đứng túm tụm từng nhóm chuyện trò ở cửa hang trước mộ họa sĩ Phan Thạch và bia tưởng niệm liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên, thì có một khách người âu tiến lại gặp Phan Lữ:
- thưa ông, xin phép được hỏi thăm, ông là Phan Lữ? - ông ta nói tiếng Anh.
Phan Lữ nghiêng đầu đáp, bằng tiếng Anh:
- Dạ, thưa chính tôi.
- ông có người mẹ đã bị ném từ trên máy bay trực thăng xuống chết ở vùng rừng này?
- Thưa ông, chính thế.
- Tôi xin phép được tự giới thiệu, tôi là đây-vít, người Mỹ. Tôi đã từng tham chiến ở Việt Nam, cụ thể hơn, tôi chính là người đã lái chiếc máy bay trực thăng chịu trách nhiệm về cái chết của mẹ ông. Một người bạn Việt Nam đã dịch cho tôi đọc các bài báo viết về cha mẹ ông và cuộc triển lãm hôm nay, nên tôi tìm tới đây để được gặp ông, để bày tỏ với ông niềm ân hận và xấu hổ về việc chúng tôi đã gây ra, phải nói thẳng đó là một tội ác hèn hạ.
ông có thể thuật lại cho tôi về những giây phút cuối cùng của mẹ tôi?
- Vâng, tôi xin kể ngay đây. Hôm ấy là buổi sáng ngày 17 tháng 11 năm 1972. Sở dĩ tôi nhớ chính xác như vậy vì tôi có ghi nhật ký. Tôi đang uống cà phê ở câu lạc bộ sĩ quan trong phi trường thì có lệnh bay. Lúc ấy là mười giờ kém bốn phút. Tôi và hai xạ thủ vội lên máy bay. Vùng được chỉ định bay là vùng rừng phía đông thành phố này đây, nơi bị nghi ngờ là có kho tàng mà chúng tôi phải cố phát hiện. Chúng tôi bay một tốp ba chiếc. Quần đảo xoi mói một hồi chúng tôi mới tìm thấy một người, một phụ nữ, trên cái rẫy trống. Chúng tôi bắn súng máy và nã rốc két. Người ở dưới bắn lại một loạt AK trong lúc cố chạy vào bìa rừng, rồi gục xuống. Máy bay của tôi được lệnh hạ xuống bắt sống.
Tôi hạ máy bay và hai người bạn tôi nhảy xuống lôi người ấy lên. ĐÓ là một phụ nữ còn trẻ, đã bị thương dập nát cả hai chân. Một người bạn tôi biết chút ít tiếng Việt đẩy người con gái ra sát cửa máy bay và tra hỏi về các kho tàng. Nhưng người con gái một mực lắc đầu Tra hỏi không kết quả, anh ta đạp người con gái ra ngoài không trung. Trước đó một giây, tôi có ngoái lại để can người bạn mình nhưng không kịp, ông có thể tin vào sự thành thật của tôi. Sau vụ này lòng tôi hết sức nặng nề. Khi dọn máy bay, tôi có nhặt được một vật chắc là của người con gái kia vương lại, tôi dã giữ từ đó nay xin trao lại ông.
Người cựu chiến binh Mỹ lấy trong xắc ra một chiếc phong bì bằng giấy cứng được bao ni lông cẩn thận.
ông ta mở phong bì rút ra một vật nho nhỏ bằng kim loại sáng trắng. ĐÓ là một chiếc cặp tóc.
Phan Lữ đỡ lấy đưa cho bà Anh Thư từ nãy vẫn đứng cạnh và nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Vừa nhìn thấy chiếc cặp tóc, bà khóc nấc lên. Lát sau, cố nén, bà nghẹn ngào nói:
- Đúng là chiếc cặp tóc của Châu Uyên. Trước ngày lên đường vào Nam, má với mẹ con đi dạo phố mua vài thứ lặt vặt. Má với mẹ con mua một đôi cặp tóc cùng kiểu như nhau mỗi người dùng một chiếc, mua ở một mẹt hàng xén trên hè phố Hàng Ngang, má nhớ rõ lắm cái buổi chiều ấy: đó là buổi chiều cuối cùng của mẹ con trên đất Hà Nội.
Quay sang người cựu chiến binh Mỹ, bà Anh Thư, bằng tiếng Anh, tự giới thiệu mình và lặp lại những điều đã nói với con cho ông ta nghe.
Người cựu chiến binh Mỹ bỗng đưa tay xin được mượn lại chiếc cặp tóc. Bà Anh Thư chưa kịp hiểu ông ta định làm gì thì ông ta đã cầm chiếc cặp tóc tiến đến đặt trước bia tưởng niệm liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên và đứng cúi đầu im lặng một lúc lâu rồi mới cẩm lên đưa lại cho bà. Sau đó, ông ta rút trong xắc một xấp giấy trao cho Phan Lữ:
- Để làm bằng cho những điều tôi vừa kể, xin gửi ông bản photocopy nhật ký hồi đó của tôi.
Phan Lữ cám ơn và trao cho ông ta tấm giấy mời dự buổi biểu diễn của nữ nghệ sĩ Diệu Loan mở màn vào bảy giờ rưỡi tối.