Lời kết

Đọc tới trang này, ta đã thấy rõ phần nào con đường theo Chúa thật là phiền toái khó khăn, khiến bản tính tự nhiên của mỗi người chúng ta đều ngại ngùng khi cất bước chân tiến vào. Người đời đứng ngoài càng nhận rõ hơn những thiệt thòi mất mát lớn lao khi phải dấn thân theo Chúa.
Bởi vậy, lúc chưa được Chúa Thánh Linh hiện xuống soi lòng, Phêrô đã thay mặt các tông đồ lên tiếng hỏi Chúa: “Lạy Thầy, chúng con đã dứt khoát bỏ mọi sự theo Thầy, nay mai chúng con sẽ được lại gì?”. Câu đáp của Chúa Giêsu là: “Chúng con sẽ được lời lãi gấp trăm, mà bắt đầu được ngay từ đời này”.
Điều lời lãi trước hết cho những kẻ theo Chúa sẽ hệ tại ở niềm vui thanh khiết họ được nếm thử, qua cái hương vị Thiên Đàng phảng phất trong hồn trí mỗi ngày. Cái niềm vui đó người trần thế không thể hiểu được, như kiểu diễn tả của thánh Tôma Tiến Sĩ trong nhạc khúc bình ca tuyệt diệu “Jesu Dulcis”: expertus potest credere quid sit Jesum diligere. Theo thánh nhân, chỉ có ai đã thử, đã có chút kinh nghiệm mới tin nổi việc mến yêu Chúa sẽ ngọt ngào dường bao.
Cũng một tông đồ Phêrô, ở một dịp khác, khi Chúa thấy nhiều người sợ và chán lời giảng “lắm đòi hỏi” của Phúc Âm nên bỏ đi, Ngài quay qua hỏi vị tông đồ Cả: “Còn các con, các con có định bỏ Thầy như các người kia chăng?”. Phêrô đã trả lời tức khắc: “Bỏ Thầy thì chúng con còn biết theo ai? Chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống mà thôi”.
Sau này, Phaolô đã thấu hiểu điều đó, nên đã sống trọn cuộc sống tận hiến vì Nước Trời, ôm ấp bao chông gai, chấp nhận bao nhục nhã, mà rồi vẫn hiên ngang hãnh diện trước sự khinh bỉ cười chê của người đời. Ngài tâm sự với giáo hữu Côrinthô: “Chúng tôi hân hoan rao giảng Đức Kitô, Đấng chịu đóng đinh vào Thánh Giá. Tuy người Dothái cho đó là điều xấu xa và dân ngoại cho là dại dột, song đối với các kẻ được Thiên Chúa kén chọn, Đức Kitô mãi mãi là sức mạnh và là sự khôn ngoan của chính Chúa… Và này, Chúa đã chọn những kẻ dại dột ở trần gian để làm cho các kẻ khôn ngoan phải xấu hổ, và dùng các kẻ yếu đuối mà khiến các kẻ hùng mạnh trở nên điêu đứng”.
Rồi qua lịch sử, Giáo Hội Công Giáo đã liên tục nuôi dưỡng và khuyến khích con đường dấn thân không tính toán trên đây, tới mức độ thi hành theo cả nghĩa đen của lời mời gọi “trở nên hoạn nhân vì Nước Trời” nơi Phúc Âm Chúa. Thế là ta có những hình thức sống tu trì khác nhau trong các cộng đồng Kitô giáo: từng đoàn người hy sinh đời gia đình bình thường để hiến thân toàn vẹn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Họ đã và đang trở thành những hiệp sĩ của Vua Trời, sống chết cho một lý tưởng cao cả mà không phải ai cũng hiểu được.
ư? Từng sợi tóc trên đầu của các con đã được đếm. Chớ sợ những kẻ chỉ tác hại tới thân xác các con, nhưng hãy sợ Đấng có thể phạt cả xác lẫn hồn nơi hỏa ngục mãi mãi".
Nghe lời Chúa quả thật là đi vào nẻo khôn ngoan vĩnh cửu. Sống vì thế sẽ phải là một chuẩn bị dài cho sự chết để bước vào cõi trường sinh. Mà cuộc chuẩn bị này cần được dệt bằng những hy sinh lớn nhỏ trong đời, rập theo khuôn khổ của chính cuộc đời Đấng Cứu Thế.
Qua dụ ngôn tên quản lý khôn lanh Chúa kể trong Phúc Âm, ta phải hiểu rằng cuộc sống tạm bợ đầy bất trắc này đòi ta thường xuyên dùng mọi phương tiện và cơ hội để mua bạn cho đời sau, nghĩa là biết đầu tư bằng Ơn Thánh để dành chỗ trên Thiên Quốc mai sau. Không biết tính toán, không chịu chuẩn bị, ta sẽ vô tình trở thành những kẻ dại khờ nhất.
Vì thế, cùng với thánh Phaolô, ta phải hiểu rằng khôn ngoan trần đời khó lòng so được với sự dại dột theo kiểu Chúa. Sự dại dột này sẽ là chính đường dẫn tới hạnh phúc ngàn đời.
Chúa sẽ ở với ta để giúp ta chịu tiếng là khờ dại với Ngài, chính Chúa cũng sẽ trở nên phần thưởng vĩnh cửu cho ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
 

Xem Tiếp: ----