Chương 5

 Với cuộc sống sung túc và khí hậu này, Đạt còn trẻ mãi, trẻ mãi cho đến lúc tôi già. Đạt vẫn còn trẻ không chừng. Đàn ông ba mươi mấy tuổi mới bộc lộ được hết vẻ đẹp chững chạc và hiểu biết của mình. Đàn bà ba mươi mấy tuổi đã thấy tâm hồn cằn cỗi vì chật vật. Như cô Trâm tôi—Cô không phải chăm con, không phải sanh đẻ, vậy mà cô vẫn khô cằn như cành cây mục. Cô chỉ mới ngoài ba mươi, có thể hoặc thua Đạt mội vài tuổi hoặc hơn Đạt một vài tuổi không chừng vậy mà so sánh hai người, tôi tưởng như là hai thế hệ khác nhau. Đạt chan hòa nhựa sống. Cô Trâm âm thầm chôn mình trong bốn bức tường.
Đạt tủm tỉm cười, nhìn tôi không chớp mắt. Tôi hỏi Đạt:
- Tôi thay đổi nhiều lắm hả?
Đạt lắc đầu:
- Không, nhưng hơi gầy.
- Tôi sanh rồi, nuôi con vất vả nên gầy thế đó. Đôi lông mày Đạt thoáng nhíu lại, nhưng, chỉ một thoáng sau đó Đạt thản nhiên được ngay.
- Con trai chứ.
- Vâng!
- Mừng cháu!
- Chỉ mừng thôi sao?
Đạt ngơ ngác. Tôi cười hồn nhiên.
- Ông không hỏi thăm gì về con trai tôi cả à?
Đạt phì cười:
- Tôi đang định hỏi đây. Cháu mấy tháng rồi?
- Mười tháng.
- Ồ nhanh nhỉ?
Và, Đạt chợt ngồi thẳng dậy, nhìn tôi chăm chú. Đạt hỏi:
- Cô là người hay là ma thế hở Châu?
Tôi cũng ngồi nhổm dậy—Buổi chiều đã tắt hẳn từ bao giờ. Nơi chúng tôi ngồi, đèn đã bật sáng—Màu xanh mát dịu cả ngôi vườn xinh xắn. Tôi bảo Đạt:
- Cho Châu về.
- Cô không trả lời câu hỏi của tôi à?
- Không.
- Tại sao thế?
- Để ông muốn hiểu sao thì hiểu.
Đạt đứng dậy theo tôi, bước chân buồn, chúng tôi đi bên nhau, ánh sáng trong nhà hắt ra không đủ soi sáng cho bước chân tôi nhìn rõ lối đi. Ngôi vườn mênh mông tôi đi hoài không tới cổng. Bên cạnh tôi, Đạt hút thuốc lập loè. Tôi nắm tay Đạt cho khỏi vấp lên sỏi.
- Ngày mai tôi đến thăm bé Dũng.
- Tôi sẽ đón cô từ sáng đến tối ở cánh cổng này. Tôi cười. Đạt chợt choàng tay lên vai tôi. Hơi nóng từ bàn tay Đạt khiến tôi rùng mình, nhưng tôi không gỡ ra. Qua khỏi cánh cổng. Đạt bảo tôi:
- Đi dạo với tôi một vòng, Châu nhé.
Tôi nhìn lên đồi thông. Ánh trăng bắt đầu le lói ở cuối trời, không sáng lắm nhưng cũng đủ để tôi thấy mắt Đạt tình tứ trong mắt tôi, tôi gật đầu:
- Lên đồi thông kia.
Tôi chỉ. Đạt chậm rải đi bên tôi:
- Châu biết đồi thông này nữa à?
- Chiều qua tôi đã ngủ một giấc tuyệt vời trên ấy.
Đạt bóp mạnh vai tôi, đau điếng, chàng nói:
- Cô quả thật là ma chứ không phải người. Nhưng tôi yêu con ma trong cô quá.Tôi quên không nổi mất rồi!
Tôi chao người đi một thoáng trong câu nói bất ngờ ấy của Đạt. Lòng tôi mềm nhũn, bước chân tôi lao xao, người tôi như dựa hẳn trên cánh tay rắn chắc của Đạt:
- Chiều qua cô lên đấy làm gì?
- Để nghe thông ru ngủ tôi.
- Hình như chiều qua tôi cũng thấy cô Cô đẹp tuyệt vời như nàng “công chúa ngủ trong rừng” ấy.
- Tôi mơ thấy tôi trở về quá khứ con gái. Và, trong giấc mơ tôi đã gặp được hoàng tử.
- Và, hoàng tử đã hôn trộm công chúa trong giấc ngủ ngoan hiền. Tôi nhìn Đạt, buồn buồn.
- Hoàng tử và công chúa yêu nhau lúc ấy. Nhưng rồi hai người không lấy được nhau.
- Vì sao thế hở Châu.
- Vì công chúa trở về thực tại và giấc mơ tan theo tiếng gọi của cô em gái. Công chúa thoái xác để trở thành một người đàn bà đã có chồng như tôi.
Đạt dụi tắt thuốc hút nửa chừng. Đôi mắt Đạt dài thêm cho một thoáng ngẩn ngơ:
- Như thế thì buồn quá, Châu nhỉ.
Tôi nói nhỏ, êm đềm:
- Nhưng mà đẹp lắm, anh có nghĩ thế không?
Đạt bật cười, tiếng cười tan trong gió thông mát rượi. Chàng vuốt tay lên má tôi:
- Cám ơn Châu đã gọi anh bằng anh.
- Cám ơn anh đã xưng anh với Châu.
Đạt chợt nhấc bổng người tôi lên, xoay tròn một vòng rồi để tôi xuống, chàng cười:
- Em đáng yêu vô cùng, Châu ạ.
Chúng tôi đã lên đến đồi thông. Gió lồng lồng thổi se da thịt tôi—Tôi kéo cao cổ áo choàng và chỉ cho Đạt thấy gốc thông tôi đã ngủ chiều quạ Chúng tôi cùng ngồi xuống đó, Đạt hút thuốc. Tôi kể cho Đạt nghe chiều qua tôi đã đi dạo lên đây vì tình cờ, vì thấy ngôi biệt thự có vẻ thân mật với tôi và dẫn dụ bước chân tôi tìm đến. Tôi kể cho Đạt nghe lời Vân kể lúc đó thấy xe Đạt phóng xuống đồi—Nhanh như một chiếc xe mạ Nhưng tôi không kể mục đích nào tôi từ Sàigòn lên Đà Lạt. Tôi chờ Đạt hỏi tôi câu ấy nhưng mãi Đạt vẫn im lặng. Tôi quay nhìn Đạt. Vẫn điếu thuốc lập loè trên môi, đôi mắt Đạt nhìn suốt qua hàng thông thẳng tắp. Tôi gọi:
- Anh không thích nghe Châu nói nữa phải không?
Đạt gật đầu:
- Nói đi, anh vẫn nghe.
- Thế sao anh không hỏi gì Châu cả.
- Hỏi gì?
- Hỏi em lên Đà Lạt với ai? Em đến với mục đích gì? Bao giờ em về lại Sàigòn? Và, chồng con em đâu?
Đạt nhắm đôi mắt, chàng lắc đầu:
- Anh không hỏi những điều đó đâu.
- Tại sao?
- Anh muốn Châu chưa bị tiếng gọi của cô em gái để tỉnh giấc mơ làm công chúa ngủ trong rừng—Châu vẫn còn trong mơ.
- Cho Châu về.
Tôi đứng vụt dậy. Đạt cười.
- Công chúa dỗi tôi đấy à?
- Không, tối rồi.
- Đà Lạt giờ này là khuya thật.
Đạt nói, và đứng dậy theo tôi. Chúng tôi bước chậm rãi xuống đồi. Đạt nói:
- Anh lái xe đưa Châu về nhé!
Tôi lắc đầu:
- Nhà Châu ở đầu con dốc nhỏ đó, đi bộ cho thoải mái.
Đạt kêu lên:
- Châu ở đó sao?
- Vâng.
Đạt im lặng. Đi hế con dốc. Ánh đèn trong nhà đã soi rõ được hình bóng chúng tôi. Tôi dừng lại:
- Anh về nhé! Cho Châu gởi lời thăm bé Dũng.
- Anh chờ Châu sáng mai.
- Đừng chờ, Châu không đến đâu.
- Không đến cũng chờ. Lần này có thêm bé Dũng chờ nữa.
Tôi cười:
- Anh khôn lắm. Đem bé Dũng ra làm áp lực nhé.
Đạt nheo mắt:
- Anh chỉ có tài khôn vặt thôi.
Tôi quay ngoắt đi. Đạt cười hơi to, tôi đi nhanh vào cổng. Cổng khóa, tôi bấm chuông gọi chị Lãng. Vân từ trong nhà chạy ra. Thấy tôi nó hét lên:
- Bà đi đâu mà đi dữ vậy bà?
Cả nhà “lên ruột” vì lo cho bà đó.
Tôi bảo Vân nhỏ cái miệng. Vân hỏi:
- Chị có gặp chị Lãng không?
- Không.
- Gặp Hằng không?
- Không!
- Chị đi đâu vậy?
- Đi chơi chứ đi đâu.
- Chị làm gì có bạn mà đi chơi khuya thế.
Tôi nhăn mặt:
- Mày ồn quá. Cô Trâm đâu?
- Cô về phòng rồi.
- Cô có gì lạ không?
- Cô sợ chị bị bắt cóc.
Tôi cười:
- Nhảm! Làm như tao là con nít ấy. Vân nhìn theo tôi đi vào nhà, lẫm bẩm:
- Mới đêm qua nằm rên nhớ chồng, nhớ con, hôm nay đã đi chơi vung trời.
Tôi giả vờ không nghe, đi thẳng vào phòng cô Trâm. Cô nằm trên giường, mái tóc xổ tung đổ xuống mặt nệm buồn như dòng suối nhỏ. Tôi ngồi xuống bên cổ, cô xoay người, thấy tôi, cô nhỏ nhẹ:
- Châu đi đâu mà về khuya thế?
Tôi nói với cô:
- Cháu gặp một người bạn cũ ở Sàigòn hai năm trước. Người ta mời về nhà chơi, mãi nói chuyện cháu quên cả trời tối.
- Thế à! Cháu ăn cơm chưa?
- Thưa chưa ạ.
- Cô bảo chị Lảng đi tìm cháu, chị ấy về chưa?
- Da,ï chưa.
- Lần sau có đến nhà bạn chơi thì nói cho cô biết nhé, đê cô khỏi lo.
Tôi lí nhí xin lỗi cộ Cô cười, vuốt ve bàn tay tôi.
- Cháu cứ đi chơi cho thoải mái, lên đây là để đi chơi đây đó chứ, tiếc là cô không được khoẻ để đưa các cháu đi chơi cô sợ các cháu buồn.
Tôi nhìn cô, mà thấy thương cô chảy cả nước mắt. Tôi hỏi nhỏ:
- Cô mệt lắm không cô?
Cô lắc đầu nhè nhẹ, tôi nắm chặt bàn tay cô:
- Cô xanh quá.
- Mới mổ xong ai chả xanh, cháu.
Cô nói. Tôi nhỏ nhẹ.
- Cô chịu khó ăn nhiều cho lại sức, cô nhé.
Cô cười:
- Cô khoẻ nhiều rồi đó. Mỗi ngày đều có bác sĩ tới khám cho cô:
- Ăn cơm. Chị Châu ơi! Đói bụng quá rồi!
Tiếng Vân thánh thoát ở ngoài. Cô Trâm bảo tôi:
- Cháu ra ngoài ăn cơm với các em nhé! Cô ăn rồi. Tôi đứng dậy, khép cửa phòng cho cô và nghe một chút ân hận len nhẹ vào lòng:
Tôi hỏi Vân.
- Chị Lãng về chưa?
Vân nói:
- Rồi bà, thay đồ lẹ xuống ăn cơm, đói bụng quá.
Tôi chạy vội lên phòng, gặp Hằng đang đi trở xuống, Hằng cười với tôi:
- Em đi tìm chị cùng phố không thấy. Chị về hồi nào vậy?
Tôi cười lại với Hằng:
- Về lúc Hằng đi. Làm phiền Hằng quá, đừng buồn nghe.
- Buồn gì đâu chị.
Hằng chạy tí tách xuống phòng ăn. Tôi trở lên, thay quần áo thật nhanh, tôi mặc áo ngủ, khoác thêm áo choàng trở xuống. Mọi người đã ngồi vào bàn. Tôi nói to.
- Xin lỗi quý vị, hôm nay vì tôi mà quý vị phải ăn cơm trễ, đừng phiền nghe.
Chị Lãng hỏi:
- Cô nói đi dạo một chút mà sao giờ này mới về?
Tôi cười:
- Tại gặp bạn bất ngờ nên đi chơi luôn!
Vân hỏi:
- Bạn nào vậy, chị Châu?
- Bạn là được rồi, còn phải khai tên cho mày nữa sao.
Vân cười tủm tỉm:
- Đáng nghi lắm à nghe.
Tôi nhột nhạt trong nụ cười của Vân và ân hận với mọi người.
Tôi ngó Vân:
- Lại nói nhảm nữa.
- Gì mà nói nhảm, chị đi chơi lén một mình là đáng nghi lắm chứ sao.
Tôi la:
- Mày bỏ tao đi chơi cả ngày hôm nay, tao phải đi một mình chứ.
Vân cãi:
- Tại hồi sáng em rủ chị không đi chứ đâu phải em bỏ chị?
Tôi bắt sang chuyện khác để không phải cãi vã với Vân.
- Đi chơi vui không?
- Vui.
- Mai đi nữa hả?
- Không?
- Sao vậy?
- Em mệt rồi. Mai Hằng rủ em đi chơi thác.
Tôi hỏi Hằng:
- Hằng không rủ chị với à?
Hằng cười:
- Vân bảo chị không đi đâu, nên em không dám rủ.
Tôi nheo mắt trêu Vân:
- Mày mới là đáng nghi nhé! Sao biết tao không đi mà chặn trước vậy.
Vân đỏ mặt, không nói. Tôi ăn bát cơm thứ nhất thấy ngon miệng, đến bát thứ hai đã thấy nọ Lại lười ăn rồi. Tôi đứng dậy trước mọi người. Hằng bảo tôi:
- Có dâu tươi đó chị Châu. Chút nữa em lấy cho chị xơi thử.
Tôi gật đầu đi bộ ra vườn. Buổi tối ở Đà Lạt thật vắng lạnh, ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên hồ nước. Tôi nghĩ miên man. Nhớ Du và nhớ con, tôi lại muốn trở về Sài goon. Nghĩ đến Đạt tôi lại còn muốn về Sàigòn hơn. Tôi ở lại đây chỉ để bắt đầu cho những liên hệ khó dứt nữa. Tôi ở đây biết đâu không sa chân vào tội lỗi. Gần Đạt, tôi khó cưỡng nổi lòng tôi. Gần Đạt tôi tưởng như những ngày con gái. Gần Đạt, tôi sợ tôi có tội với chồng, với con. Bây giờ tôi đã có con rồi, tôi còn cần phải giữ gìn hơn. Bây giờ tôi tìm được hạnh phúc tôi phải giữ. Du tin tôi và thương tôi mới để tôi đi một mình. Du chịu ở nhà chăm con cho tôi đi nghĩ mát. Thế là Du quá tốt. Tôi phải giữ lòng tôi.
Vân và Hằng đã ăn cơm xong và ra tìm tôi. Chúng nó cắn hạt dẻ ủ trong túi măng tô, trên tay mỗi đứa đều có một trái dâu chín mọng. Hằng ngồi xuống bên cạnh tôi, xuýt xoa:
- Trời lạnh quá, chị ngồi nay làm gì?
Tôi cầm trái dâu trên tay Hằng. Trái dâu còn ướt hơi giá, mát lạnh cả bàn tay tôi.
- Chị ăn thử xem dâu vườn nhà có ngon không?
Tôi cắn nhẹ trái dâu giữa hai hàm răng, nước dâu ứa ra có một mùi vị thơm tho lạ lùng, tôi ăn hết trái dâu trong nỗi thèm thuồng nuối tiếc. Hằng mót túi măng tô dúi vào tay tôi một nắm hạt dẻ. Tôi cười:
- Thiếu một ly cà- fê.
Hằng nói:
- Có cà- fê, chị uống để em gọi chị Lãng pha nhé.
Vân dẫy lên, nó la tôi:
- Chị mà uống cà- fê đêm nay chị thức suốt sáng là em mất ngủ.
Hằng rủ:
- Thì qua ngủ với mình.
Vân nhìn tôi như chờ đợi tôi băng lòng. Tôi nghĩ đến lúc phải ngủ một mình trong căn phòng lạnh lẽo, buồn và sợ đến chừng nào. Toiâ vội nói to:
- Ơ! Không được, Vân qua bên Hằng ngủ là chị chết à.
Hằng nhìn tôi lạ lùng:
- Sao kỳ vậy chị Châu?
Vân nháy mắt:
- Ngủ một mình bà ấy nhớ chồng không có người nghe than.
Tôi đỏ mặt, mắng Vân:
- Đừng nói bậy, chị sợ… ma.
- Có chồng rồi mà sợ ma.
Hằng nói. Tôi cười:
- Ừ! Có chồng vẫn sợ ma như thường.
Vân so vai. Nó gật đầu:
- Em cũng thế, ma ai chả sợ.
Hằng cười:
- Hằng có sợ đâu. Đêm nào Hằng cũng ngủ một mình.
Tôi bảo Hằng:
- Đêm nay Hằng qua phòng chị ngủ luôn cho vui.
Vân nói theo:
- Đúng rồi, đêm nay “dọn nhà” sang phòng mình đi.
- Có được không?
Hằng hỏi ngây ngộ Tôi gật đầu.
- Có Hằng vui lắm.
- Em sợ cô Trâm mắng.
- Co có biết đâu mà mắng.
Hằng gật đầu bằng lòng.
Vân ăn hết hạt dẻ, buồn mồm nó than lạnh:
- Ngổi đây tê tái quá, hơi nước dưới hồ bốc lên làm mờ mặt em, lanh hai vai em.
Tôi bảo Vân:
- Này, đừng có diễn trò khỉ, có muốn vào nhà ăn đâu thì cứ vào đi, làm gì than dữ thế.
Vân cười khì khì, nó nhìn tôi:
- Chị lúc nào cũng hiểu hơn hết.
Tôi nói:
Có ở xa mày hàng ngàn cây số tao vẫn tưởng tượng ra khuôn mặt lấu cá của mày.
Vân hỏi tôi:
- Thế bây giờ chị đang ở xa anh Du hàng trăm cây số chị có tưởng tượng nổi khuôn mặt anh Du lúc này không? Tôi nhìn lên mặt hồ, buổi tối không trăng, mặt hồ im lìm phẳng lặng. Tôi trả lời Vân:
- Bậy giờ ông Du đang nằm nhăn nhỏ rên nhớ tao.
- Rên với anh cu Tí hở?
- Ừ!
- Tưởng tượng lúc anh Du dỗ con, coi buồn cười quá nhỉ?
- Mày phải tưởng tượng lúc anh cu Tí đái dầm và đi đùn ra quần, anh Du phải thay cho con mới buồn cười hơn chứ.
Vân cười:
- Anh ấy lại vứt con cho người làm hay nhờ bà chị ấy chứ.
Tôi cãi:
- Chắc là ông Du sẽ làm lấy hết. Ông ấy cưng cu Tí quá trời, sức mấy mà để cho người làm trông.
- Lấy được ông chồng biết chiều vợ thương con như ông Du kể cũng hạnh phúc chán.
Lần đầu tiên tôi nghe Vân nói được một câu đàng hoàng. Tôi nhìn Vân chăm chú. Nó đang nghiêng đầu bên vai Hằng, mái tóc dài hờ hững ngang vai. Nhìn nghiêng Vân có vẻ người lớn, và có vể chững chạc hơn nhìn thẳng. Tôi quên mất rằng năm nay Vân đã gần mười chín tuổi, cái tuổi nồng thắm tình tứ nhất của con gái. Vân đã nẩy nở trọn vẹn như một bông hồng trong vườn. Tôi không biết Vân đã “thấy” được tình yêu chưa? Bằng tuổi nó, tôi đã biết đủ mùi, những nụ hôn, những ánh mắt, những đón đưa, hẹn hò, làm mờmịt thời giờ của tôi, làm điên đảo đầu óc tôi. Bằng tuổi nó tôi đã nói dối ba mẹ đủ điều, ba mẹ đứng cửa trước, tôi trốn cửa sau đi với người yêu.
Vậy mà từ bao lâu nay, tôi không “nhìn” Vân để thấy nó đã lớn. Tôi không hỏi Vân để biết nó có người yêu hay chưa? Tôi đã quá vô tình và tự tin, chủ quan nghĩ rằng Vân còn bé.
Vân bảo tôi:
- Thôi, đi vào chị Châu. Ngồi đây lạnh chị cảm lại mất công em đánh điện tín cho anh Du “rước” chị về Sàigòn.
Tôi nói:
- Còn lâu tao mới cảm, tao “mết” khí hậu Đà Lạt quá trời. Nói vậy, song tôi vẫn đi theo Vân và Hằng vào nhà. Chị Lãng đã sửa soạn đi ngủ. Hằng bật đèn cho chúng tôi lên lầu. Nó dặn chị Lãng tắt đèn khi thấy cả ba đứa lên khỏi cầu thang.
Đi bên cạnh tôi. Vân hỏi:
- Hôm nay chị có cần uống thuốc ngủ nữa không?
Tôi gật đầu:
- Cần chứ—Viên thuốc hôm qua tao vẫn giữ.
Vân nói:
- Lạ nhỉ, ban ngày chị tỉnh bơ, cứ đêm mới thấy chị nhớ chồng, nhớ con không ngủ được là tại sao?
- Là tại vì quen hơi nhau rồi.
- Chị quen hơi anh Du chứ anh Du có “thèm” quen hơi chị đâu.
- Sao mày biết ông Du không quen hơi tao.
- Tại em thấy anh ấy thỉnh thoảng đi trực hay đi công tác cả tuần tỉnh bơ, không sụt ký chút nào.
Tôi cười nhỏ:
- Ờ! Đàn ông bạc bẽo ở điểm đó.
Vân leo lên giường nằm trùm mền, tôi tìm quần áo sửa soạn đi tắm. Những tia nước nóng chảy trên người tôi xoa dịu sự mỏi mệt của một ngày dài, tâm hồn tôi sảng khoái kỳ lạ. Tôi nhìn tôi trong tấm gương lớn, để thử tìm một nét thay đổi nào đó nhưng tôi vẫn hoài công. Nắng Đà Lạt vẫn chưa làm môi tôi thắm, mận, dâu Đà Lạt vẫn chưa làm tôi lên ký, tôi vẫn gầy nhom. Nhớ đến Du, tôi cười với tôi một mình.
Lúc tôi trở ra thì Hằng đã mang chăn gối đến. Nó với Vân nắm xít xoa một góc giường to nhỏ thì thầm. Tôi nhìn lên khoảng trống bên cạnh của chiếc giường còn quá rộng—Đối với tôi. Thịt da tôi bỗng lạnh băng tê buốt…
 

Truyện Cùng Tác Giả Bâng Khuâng Tơ Trời Bầy con gái Bước Khẽ Nhé Em Dễ Ghét Êm ả m!!!8860_2.htm!!! Đã xem 39158 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 2

--!!tach_noi_dung!!--
Vân đến thăm tôi. Vừa thấy cu Tí nó đã reo lên:
- Đẹp trai quá! Giống hệt mẹ chả giống bố tí nào. Du cười, mắng đùa Vân:
- Chị em cô chỉ giỏi nịnh nhau là không ai bằng.
Vân cười cười:
- Chứ sao, anh đừng có tham lam. Bộ anh thấy cu Tí đẹp trai rồi anh dành giống anh đó hả. Còn lâu, em thấy giống chị Châu y hệt.
Du hỏi:
- A! Cô này khôn ghê  Cô khen con tôi đẹp trai giống hệt chị cô mà cô với chị cô cũng giống nhau nữa. Thành ra cô cố tình khoe cô đẹp… trai giống cu Tí đó phải không?
Vân đỏ mặt, nó bảo tôi:
- Ông Du này em ghét quá. Đừng cho cu Tí giống ông ấy chị Châu ạ.
Rồi nó ghé sát mặt cu Tí—Hôn lên má thằng bé:
- Mai mốt lớn lên gái theo hàng tá.
Du nhìn con hãnh diện ra mặt. Chàng bảo Vân:
- Chứ sao! Con tôi vừa đẹp trai vừa thông minh giống… bố.
Vân lòm Dụ Nó gọi tôi:
- Nè bà Châu, bà ăn cái gì mà sanh con đẹp dữ vậy.
Tôi nhăn mặt:
- Thôi, cho tôi xin đi. Làm ơn khen nó ít thôi.
Mới đau một trận đó.
Vân bĩu môi:
- Làm tàng dữ. Con đẹp người ta khen cũng không cho nữa sao.
- Ờ! Tao kiêng cữ. Con đẹp bao nhiêu phải kiêng cữ bấy nhiêu.
Vân nhảy choi choi:
- Eo ơi! Bà này mới có một đứa con mà đã cổ hủ quá trời vậy. Con mình đẹp thì mình khen chớ bộ. Mai mốt em sanh con đẹp em cho khen tự do, em khoe con khắt nơi.
Du hỏi:
- Thế nhỡ con xấu thì sao?
- Thì dấu ở trong nhà.
- Cô này toàn tính chuyện không.
- Chớ sao.
- Khôn thế chả ai dám cưới.
- Bộ em cần đó hả.
- Ờ!
- Cái gì ờ!
Du cười:
- Không.
Vân nói:
- Vậy mà chị Châu mê được anh kể cũng lạ.
Tôi cười với Vân:
- Tao ghét ông ấy lắm, còn lâu mới mê.
Vân nheo mắt:
- Bụng chị xẹp rồi. Bầy giờ tha hồ ăn diện và cua “kép” nhé.
Từ câu nói đùa của Vân tôi chợt nghĩ đến Đạt. Hình như đã lâu lắm rồi tôi chưa hề nghĩ đến người đàn ông đó. Kể từ ngày ông ta ra đi. Chín tháng mải lo cho những ngày con chào đời. Chín tháng lặn ngụp với hạnh phúc và hy vọng. Không còn ứơc mơ, không còn xôn xao và mong đợi nữa.Chỉ có tôi, căn nhà, Du và cu Tí quay đạp trong bụng. Và, cho đến hôm nay cu Tí vừa tròn tháng với những ngày lo sợ khi con nằm nhà thương.Với những cơn nóng sốt của con. Người tôi mệt nhoài. Lòng tôi mềm đi vì lo lắng rồi. Tôi chẳng còn nghĩ nổi đến ai ngoài cu Tí nữa.
Bây giờ Đạt lại đến trong tôi—bởi một câu nói đùa của Vân. Tôi lại nghĩ đến Đạt—Một thoáng xôn xao buồn trong ánh mắt tôi. Tự dưng tôi nhớ Đạt.
Vân về. Tôi dặn Vân:
- Tuần tới tao đem cu Tí về khoe mẹ.
Vân xịu mặt. Đôi mắt nó thoáng buồn:
- Mẹ nhắc chị hoài. Biết chị sanh mà mẹ đau nên mẹ khóc mãi.
Tôi cay cay đôi mắt vì nhớ mẹ, thương mẹ. Tôi bảo Vân:
- Chịu khó săn sóc mẹ giùm tao Vân nghe, phải sống xa mẹ những ngày mẹ đau ốm tao cũng khổ lắm. Ước gì đừng có chồng để được về nhà ngủ với mẹ thì sướng biết mấy.
Vân dấu đôi mắt lo âu bằng nụ cười:
- Ở nhà với mẹ hoài thì làm gì có cu Tí đẹp trai thế này.
Tôi mỉm cười nhìn sang cu Tí ngoan hiền bé bỏng đang quớ quạng bàn tay xinh nghịch ngợm một mình. Lòng tôi dấy lên một tình cảm mới mẻ nhưng mãnh liệt vô cùng.
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Cu Tí đúng ba tháng biết lẫy, đúng bảy tháng biết trườn quanh giường—Cu Tí trốn bò. Vân bảo trốn bò càng tốt—Trẻ con bò lê bò la dưới đất trông mất vệ sinh.
Tôi cười bảo:
- Con tao biết bò vẫn bò trên giường. Còn lâu mới xuống đất.
Vân cãi:
- Chị chưa đủ kinh nghiệm nuôi con nhé. Các cụ bảo trẻ con phải cho lê la dưới đất mới mau cứng cáp—mới chín tháng biết lò dò chạy chơi được.
- Thế sao mầy bảo mất vệ sinh?
- Mất vệ sinh là chuyện khác—Còn việc cho con bò chơi dưới đất vẫn phải cho.
- Thôi, xin cộ Cô giữ cháu chả mấy chốc cháu có một bụng giun.
- Chị làm như em ở dơ lắm vậy.
- Biết đâu đó.
Vân cười cười:
- Mỗi tuần đem cu Tí về em giữ cho một ngày. Em sẽ tập cho nó đủ thứ hết.
Tôi lườm Vân:
- Cháu mới bảy tháng thôi đấy Vân nhé.
Vân nhún vai:
- Con em bảy tháng đã biết ăn phở, ăn bún riêu, ăn bánh cuốn và uống rượu nho, nghe nhạc rồi.
Tôi gật đầu:
- Thôi, mày chờ chừng nào có con hãy nói. Con tao thì đừng hòng đụng vào. Tao bẻ gẫy răng hết lấy chồng. Vân ngoe nguẩy nói “em thèm vào”, bỏ về. Du nhằn tôi:
- Mấy cô mấy cậu bên nhà mỗi lần nựng cu Tí anh đau cả ruột.
Tôi giả vờ hỏi Du:
- Sao thế anh? Chúng nó cưng con mình mà.
- Chị Lãng, chị Lãng:
Chị Lãng đứng khựng lại.Tôi đến bên hỏi chị:
- Chị đi đâu mà vội vàng vậy. Chị Lãng thở phào khi thấy chúng tôi. Chị nói:
- Mợ Hoàng bảo tôi đi tìm hai cô. Đã gần tám giờ tối rồi.
Tôi cười, nắm bàn tay gân guốc của chị đi trở về nhà.
- Tám giờ tối thì đã sao.Ở Sàigòn chúng tôi mới bắt đầu đi chơi vào lúc tám giờ tối.
Chị Lãng cau mặt:
- Mợ Hoàng tám giờ tối đã sửa soạn đi ngủ đấy cô ạ.
Tôi gật đầu.
- Thế à!
Vân hỏi:
- Cô có mắng chúng tôi không?
- Không!
- Nhà dùng cơm chưa chị?
- Mọi ngày thì ăn rồi, nhưng hôm nay chờ hai cô nên ăn muộn.
Tôi nhỏ nhẹ:
- Xin lỗi chị Lãng nhé. Tại mới đến nên chúng tôi ham chơi quá.
Chị Lãng cười hiền lành. Nhìn sang Vân, tay ôm một túi mận tay xách một túi đào. Chị nói:
- Cô mua chi mà nhiều vậy cô Vân?
Vân nheo mắt:
- Mua ăn đấy. Tối nay vô phòng tôi ăn nhé.
Chị Lãng lắc đầu:
- Trời ơi! Tôi sợ chua muốn chết.
- Ở đây trái cây ngon ghê chị Lãng há.
- Ờ! Mai mốt tôi đưa cô vô trại tha hồ ăn.
- Trại nào chị?
- Trại cây của mợ Hoàng đó.
Vân reo lên:
- Thích nhỉ? Cô tôi có trại trái cây nữa hả? Gần không?
Chị Lãng cười tủm tỉm:
- Gần đây thôi.
- Có nhiều thứ cây không?
- Nhiều lắm, tha hồ cho cô ôm.
- Mai chị đưa tôi vào trại nha.
Vân đề nghị. Tôi cau mặt.
- Đừng khùng, Vân. Hôm nào về Sàigòn mình xin cô vào trại hái một ít đem về làm quà.
Vân sịu mặt:
- Ờ! Thôi cũng được.
Vân đi nhanh vào nhà, trước tôi. Không thấy cô Trâm ngồi ở salon, Vân chạy vào phòng cô, tôi cũng chạy theo. Cô Trâm đang ngồi trong ghế dựa, quay mặt ra vườn hoa. Tôi lại sát bên cô, gọi nhỏ:
- Thưa cô.
Cô Trâm không quay lại. Cô hỏi tôi:
- Các cháu đã về đấy à?
- Thưa cô, Vâng.
- Sao đi lâu thế. Cô cứ sợ hai đứa lạc, thế có gặp chị Lãng không?
- Dạ, có ạ. Chúng con về đến cổng thì vừa lúc chị Lãng đi ra.
- Lên phòng thay quần áo rồi xuống ăn cơm kẻo đói.
- Vâng.
Vân ôm túi đào chạy lên phòng. Tôi lên theo. Bỗng dưng thấy trống trãi kỳ lạ. Tôi mở tung cửa sổ. Đừng đây tôi có thể nhìn xuyên qua con dốc nhỏ để thấy mập mờ ngôi biệt thự lúc nãy.Ngôi biệt thự bị bao bọc bởi vườn cây rộng thênh thang. Tôi nhìn thấy ánh đèn hắt qua, mờ ảo kỳ diệu. Vân thay quần áo xong ra đứng bên cạnh tôi. Nó cũng nhìn thấy hình bóng mờ ảo của ngôi nhà ấy nhờ vị trí cao. Ngôi nhà nằm giữa lưng chừng đồi, ánh sáng hắt ra màu vàng úa giữa đêm tối, lẻ loi và kỳ diệu vô cùng. Bỗng dưng tôi thấy thích ngôi nhà đó.Như một quyến rũ ngầm, tôi gần gũi với ngôi nhà đó một cách nhanh chóng—không hiểu do đâu.
- Mời hai cô xuống dùng cơm.
Chị Lãng gọi chúng tôi ở giữa phòng. Tôi quàng vai Vân theo chị Lãng xuống phòng ăn. Cô Trâm đã ngồi sẵn ở một chiếc ghế đôi rộng vành. Chiếc ghế mới thoạt nhìn tôi tưởng như là một chiếc giường nệm ấm cúng giữa thời tiết tuyệt diệu này. Cô mặc áo choàng tím, tóc cô cắt ngắn, ép sát vào chiếc gáy trắng, chân mang dép đen quai nhung gót thấp cô đúng như một “mệnh phụ sầu mộng”, tôi chợt thấy thích thú với cái tên vừa đặt—Không còn cái tên nào khác hợp hơn để gọi cô cả.
Tôi ngồi vào bàn, Vân ngồi cạnh tôi, đối diện với cô Trâm. Chị Lãng cũng ăn chung với chúng tôi. Cô chỉ ăn súp nhẹ. Chúng tôi ăn cơm, vội và ngon. Lần đầu tiên từ ngày sanh cu Tí tôi ăn cơm thấy ngon miệng. Vân cũng thế, nó nói:
- Ở đây ăn ngon, ngủ kỹ chắc em lên cân quá, chị Châu ạ.
Tôi cười:
- Mày mà lên cân nữa chắc không ai dám lấy
Vân hỏi cô Trâm:
- Cháu có mập không hở cô?
Cô cười dịu dàng:
- Vừa người, con gái phải thế mới đẹp. Châu thì gầy quá.
Vân nói:
- Vậy mà ở Sàigòn cháu được xếp vào hạng mập ú rồi đó cô Ở đây một tuần về mập thêm nữa cháu lo quá.
Cô bảo:
- Con gái Đà Lạt cô nào cũng mập hết. Vân đi phố không để ý sao.
- Có ạ.
- Thấy các cô má hồng như thoa phấn không?
- Dạ thấy.
- Mà Vân đã bắt đầu hồng rồi đấy.
Vân cười giòn tan:
- Cô bắt chị Châu ăn nhiều, ngủ nhiều vào để hôm về Sàigòn chị lên thêm ký nữa cô ạ. Trước khi đi anh Du còn dặn chị Châu ở Đà Lạt về không lên ký, má không hồng như thoa phấn, môi không thắm như thoa son là anh ấy bỏ đi lấy vợ bé đấy.
Cô Trâm phì cười, chị Lãng cũng cười. Tôi ngượng ngùng cúi mặt xuống bàn. Cô Trâm gọi tôi:
- Này, Châu, em Vân nói phải đấy. Từ nay mỗi bữa cơm cô bắt cháu ăn nhiều div>Tôi nhìn Du:
- Anh xạo vừa vừa thôi nghe. Nhìn em rên vì đau bụng anh cười toe trêu em hoài.
Du cãi:
- Lúc em vào phòng sanh em la đến nỗi tim anh muốn nhảy ra ngoài.
Cu Tí thấy Vân xách ví chực về, cậu bé đeo theo, Vân cười:
- Cho em bế cu Tí đi đêm nhà bạn em một lát chị Châu nghe.
Du cau mặt. Tôi nháy Vân:
- Thôi đi, ông Du đang khó chịu kìa.
- Kệ Ông ây, bơ đi.
- Mày làm như cu Tí là con riêng của tao ấy.
Vân hôn cu Tí:
- Thôi, ở nhà dì về—Ông bố cu Tí cái mặt khó thương quá chừng.
Tôi đưa Vân ra cửa—Nó bảo Du:
- Anh Du này, mai mốt em thuê người tới bắt cóc cu Tí cho anh biết mặt.
Du nói:
- Thách cô đấy.
- Ừ! Chờ xem!
- Vân ác thế làm sao có chồng hở Vân?
Du trêu. Vân bĩu môi:
- Em không thèm lấy chồng. Lấy chồng khổ thấy mồ—Như bà Châu—Người gầy khô như con mắm!
Du nhìn tôi, ánh mắt chàng thật buồn—Vân về rồi Du bảo tôi:
- Em chịu khó uống thuốc bổ hàng ngày cho khỏe em nhé. Có dịp, anh đưa em và con đi Đà Lạt dưỡng sức. Tôi ngồi xuống cạnh Du, ôm vai chàng nói nhỏ:
- Chả cần phải đi Đà Lạt. Em ở cạnh anh và con không buồn phiền, không lo nghĩ, anh khoẻ mạnh, con ăn chơi mau lớn là em lên cân liền.
Du hôn tôi, thật nhẹ lên môi. Tôi hôn trở lại Du, nhẹ nhàng lên má. Chúng tôi nhìn nhau cười roan ràng.
Từ ngày có cu Tí chúng tôi ít cãi nhau—rất ít, hoặc chỉ một vài lần, rồi thôi. Du khéo nhịn và tôi cũng bắt đầu đầm tính—Không hay giận hờn và buồn bực như những ngày trước nữa. Nhờ cu Tí, tôi tìm lại được những ngày hạnh phúc tưởng đã qua đi—Nhớ cu Tí, Du chăm chỉ ở nhà, giúp tôi những việc nho nhỏ cho tôi đỡ mệt, trêu cu Tí toét miệng cười cho tôi vui.
Cứ như thế, chúng tôi sống bên nhau, chăm chú cho cục cưng khoẻ mạnh hồng hào. Cứ như thế tôi vùi đầu vào bổn phận và công việc. Tôi quên đi, đôi lúc tôi quên cả Dụ Tôi chỉ biết có cu Tí—Du thường cằn nhằn tôi:
- Em không công bằng chút nào—Từ ngày có con, em “quên” anh.
Tôi cười:
- Em thương con là em yêu anh, còn muốn gì nữa.
Du nói:
- Nếu yêu anh thì em phải yêu em nữa. Nhìn xem, mới có một con mà người gầy đét.
Tôi bảo:
- Em mất sức vì sanh cu Tí khó khăn lại thêm anh chàng đau ốm từ ngày lọt lòng mẹ. Từng đó chuyện làm sao em mập cho nổi chứ.
- Uống thuốc là mập liền.
Tôi so vai, le lưỡi:
- Nhưng… em sợ.
Du nhăn mặt:
- Em lười như hủi—Lười thế người gầy đét cũng phải.
Tôi cười bảo Du:
- Gầy đẹp anh. Vân nó bảo “mốt” bây giờ cô nào cũng gầy đét.
Du bĩu môi:
- Bây giờ em theo “mốt” chứ không theo chồng nữa nhỉ?
Tôi ôm cổ Du, mắng đùa:
- Anh có con rồi mà còn hư ghê, ghen… đủ thứ hết. Con Vân nó cười anh đấy.
Du cau có:
- Anh khổ vì đám em của em, gì em cũng nghe, còn anh nói em giả vờ không hiểu.
Tôi cười:
- Thảo nào con Vân nó cứ xúi em giận anh về nhà ở cũng phải. Anh ghét chúng nó nên chúng nó đâu có ưa anh. Anh làm “mất cảm tình” của chúng nó là anh thiệt, chúng nó phá anh bằng thích.
Du yếu ớt:
- Anh đâu có ghét chúng nó. Chỉ tại chúng nó hay đùa quá đáng khiến anh bực.
Tôi nheo mắt trêu:
- Từ nay em bế cu Tí về nhà một mình, anh đừng theo em thì đỡ bực mình.
Du kêu ầm lên:
- Trời ơi! Không có tôi để chúng nó “hành” thằng bé mệt đừ ấy à? Có mặt tôi mà thằng bé còn khổ sở vì các dì, các cậu dành giựt. Đó là nể tình tôi lắm đấy.
Tôi phì cười—Du làm như không có Du là mấy đứa em tôi “ăn thịt” cu Tí không bằng. Tại Du khó tính, ích kỷ cau có thế nên các em tôi mới chọc tức Du, cho Du thở ngắn thở dài, cho Du vất vả kè kè một bên cục cưng. Vân thường bĩu môi mỗi lần Du khó chịu với nó:
- Anh làm như mỗi mình anh có con không bằng. Em chả thèm rớ tới thì đừng trách em không thương cháu.
Du cười tỉnh bơ bảo Vân:
- Cô thương cháu thì cám ơn, nhưng xin cco đừng đem cháu đi nắng gió đẻ khoe bạn bè, tội nghiệp cháu còn bé.
- Con đẹp người ta mới đem khoe chớ, xấu thì còn lâu em mới năn nỉ.
Vân cáu. Du thản nhiên:
- Ờ! Con tôi đứa nào cũng đẹp như nhau cả nên tôi phải giữ trước.
Vân quay đi, ngún nguẩy. Nó thề với tôi:
- Từ nay có mặt ông Du em không thèm mi mi cu Tí.
Tôi cười, nói theo Vân:
- Ừ! Ông ấy càng ngày càng khó tính như bà cô già đôi lúc tao phát bực.
Vân lại xúi:
- Chị cãi nhau với ông ấy đi về đây ở một tuần.
Tôi lại hứa! Chẳng biết lần thứ mấy mươi tôi hứa với nó đem cu Tí về nhà rồi. Nhiều khi cũng tìm cách cãi nhau với Du—Giả bộ vùng vằng giận Du thế nhưng Du vừa khéo nhịn lại vừa khéo dỗ, tôi không giận lâu được. Mà, cãi nhau khổ lắm, giận nhau lại càng khổ hơn—Cả tôi, cả Du, cả cu Tí bé bỏng ngoan hiền—Giận nhau đến mấy lúc nhìn con cười toe toét, tập nói bi bô là bao nhiêu giận hờn bay biến, là bao nhiêu cãi vã trôi theo, hai ánh mắt cùng nhìn vào con, hai tâm hồn cùng dồn vào con. Tôi nâng niu cu Tí như nâng niu một báu vật. Du yêu con hơn yêu vợ, yêu người thân. Tôi sợ đủ thứ sợ vu vơ, sợ từ hạt bụi vô hình bám vào thân thể thơm mùi sữa của con tôi. Tôi chăm con bằng cả đầu óc, cả tâm hồn. Tôi chăm con từ sáng sớm cho đến chiều tối, từ giấc ngủ ban đêm cho đến giấc ngủ ban ngày. Mẹ lôi thôi cho con gọn gàng. Mẹ đầu tóc biếng chải, móng tay lười giũa cho con thơm tho mát mẻ. Mẹ Ốm đâu bệnh hoạn cho con khoẻ mạnh hồng hào—Mẹ sút ký cho con lên ký—Tôi chăm chút cho một đứa con bằng người khác chăm mười đứa. Mấy bà cô, bà thím vẫn “mắng” chúng tôi.
- Cho nó xuống đất lê la càng mau biết đi, bế ẵm chăm chút hoài vậy con mềm èo cho coi.
Tôi dạ dạ, vâng vâng cho các cô, các thím, các bác vui lòng, song, vẫn không đủ can đảm thả con xuống đất. Tôi sợ từng hạt cát làm xấu xí bàn chân con tôi, sợ bụi bặm bám lên làn da hồng mơn mởn của con tôi. Ôi! Suốt ngày tôi mang niềm lo sợ như thế đó. Hai trận ốm của cu Tí đã khiến tôi mệt nhoài như thế đó. Trước kia tôi không nghĩ được sẽ có một ngày tôi biến đổi như hôm nay.
Cu Tí mười tháng vẫn chưa biết đứng một mình. Tay vẫn phải vịn thành giường dò bước. Cu Tí nhõng nhẽo hơn một chút từ ngày cu Tí nứt hai cái răng. Tôi ghi trong nhật ký: Chín tháng rưỡi con mọc hai cái răng cửa, kho con cười, hai cái răng non khoe ra thật xinh. Con nằm nhà thương mười ngày vì nóng sốt—Vì hai cái răng làm nũng không thèm ra—Mẹ lo cuống, lo cuồng. Mẹ khổ sở héo hắt. Mẹ lê la trong nhà thương nuôi con. Những người mẹ chung quanh không ai trẻ như mẹ—Họ cười mẹ con nít—Con nít nuôi con chả biết gì—Mọc hai cái răng mà mẹ lo đến chảy cả máu mắt. Mẹ thức trắng ba đêm trông cho con vào nước biển. Mẹ làm quen những bà mẹ nuôi con đau ốm trong ấy để rút tỉa thêm kinh nghiệm về chăm chút cho hoàn hảo hơn. Đó là tất cả những điều mà trước ngày con ra chào đời mẹ không nghĩ đến, mẹ không hiểu được, mẹ chả ngờ…
Một tuần sau cu Tí mọc thêm một cái răng trên. Khi cu Tí cười, thêm một cái răng non khoe ra. Du trêu con.
- Con hết “thơ ngây” rồi con ạ.
Tôi cười, mi lên vầng trán cao của cu Tí, dạy con gọi tiếng mẹ đầu tiên, cu Tí nhìn miệng tôi bắt chước, bập bẹ mãi không thành câu. Du cười bảo:
- Thôi, con gọi Ba Ba vậy.
Cu Tí nhoẻn miệng cười. Nó xà đến bên Du gọi Ba, Ba rành rọt. Du nheo mắt với tôi:
- Thấy chưa! Lúc nào cu Tí cũng thương anh hơn thương em.
Tôi bảo Du:
- Ừ! Từ nay, anh ở nhà nuôi con đi, em đi làm nuôi anh vậy.
- Ai thèm mướn em.
Du nói. Tôi vên mặt:
- Em trẻ trung thế này thiếu gì người mướn.
- Mướn về mất công người ta lo thuốc cho em à? Sao anh mắc cỡ giùm em quá.
Du nhắc đến cái gầy của tôi dai dẳng một cách khó chịu. Lúc nào cũng “xỉ vả” tôi không biết giữ gìn sức khoẻ, không chịu ăn uống đầy đủ. Du làm như tôi thiếu ăn không bằng. Tôi lười chăm tôi như hủi, nhưng tôi siêng chăm con tôi quá nhiều. Tôi lười chăm cả Du nên những buổi sáng đi làm, Du dậy một mình lỉnh kỉnh sửa soạn, tôi nằm lười biếng bên cạnh con. Thương Du quá chừng mà vẫn không dậy nổi. Buổi trưa, buổi chiều cũng thế. Tôi ít thì giờ chăm chút Du, tội nghiệp cho Du ghệ Sợ tôi mệt, Du cũng không nỡ đánh thức tôi dậy. Sợ tôi mệt, Du rón rén, nhẹ nhàng không gây tiếng động cho tôi ngủ ngon giấc. Tôi quên hôn Du mỗi buổi sáng sớm, mỗi buổi tối, buổi chiều. Nhưng Du thì không bao giờ quên nhắc tôi uống thuốc, quên cằn nhằn tôi gầy yếu xác xợ Du bảo tôi:
- Nhìn em anh ghét quá đi mất.
Tôi hỏi:
- Gì ghét? Em sanh cu Tí ngoan ngoãn đẹp đẽ cho anh, còn muốn gì nữa.
- Muốn em mập ú mập ù cho anh.
- Tham lắm!
Tôi mắng Dụ Du nhăn mặt:
- Em cố tình theo “mốt” để chọc tức anh đấy hả?
- Biết làm sao cho mập bây giờ?
- Chịu khó uống thuốc bổ, ăn cơm thật nhiều.
- Anh làm như em cố tình nhịn đói không bằng.
- Chứ không à, em nghe lời cô Vân theo “mốt”. Cố tình nhịn đói cho gầy người đi. Mốt đau chẳng thấy, anh chỉ thấy trong nhà có bộ xương sườn đi qua đi lại trông thật chướng mắt.
Tôi kêu:
- Anh lại đổ bậy rồi. Sao anh ác cảm với con Vân thế? Bộ em con nít hay sao mà em nghe lời nó, hả?
Du thản nhiên quay ra hút thuốc. Khi thấy tôi sắp giận Du thường có cử chỉ thản nhiên đó—Một thản nhiên thật đáng ghét. Tôi vùng vằng gây thành những tiếng động khó chịu. Du ra trêu cu Tí cho cu Tí ré khóc, rồi lại cười toẹ Nhìn nụ cười ngây ngô khờ dại của con, tôi cười theo, những tức tối cũng bay theo mất.
Ba bảo Du xin nghĩ thường niên đưa tôi lên Đà Lạt thăm cô Trâm—Cô ruột tôi—Nằm nhà thương vì mổ ruột dự Nhân tiên cho tôi nghỉ ngơi, thay đôi không khí—Dạo này tôi xanh mét như người hết máu. Tôi nhõng nhẽo:
- Ba mẹ đi nữa cho con đi theo. Cả nhà lên đó dưỡng sức.
Ba lắc đầu:
- Ba già rồi, mệt mỏi chẳng muốn đi đâu, me đau nằm một chỗ, đi làm sao được. Hai vợ chồng lên đó thăm cô, đem theo cu Tí về đây các dì, các cậu trông cho.
Tụi con nít reo lên:
- Em giữ cu Tí sạch sẽ nhất—Để em trông giùm.
- Tối em ngủ với cu Tí, em thích ngủ lắm.
Vân nháy tôi:
- Hai ông bà cứ đi hưởng tuần trăng mật luôn đi. Hôm về cu Tí sẽ lớn như thổi cho mà coi. Em chăm thì nhất. Tôi cười thầm nhìn mặt Du nhăn nhó khổ sở. Trước mặt Ba, Du “nhịn” một cách khó khăn. Vân được thế, nói ngon lành:
- Em mà giữ cu Tí một tuần là nó biết chạy lon ton, biết gọi cô, chú ba, mẹ loạn xá ngầu. Thôi, sửa soạn mai đem cu Tí lại đây ngay đi. Tối em ru nó ngủ chọ Không ngủ ăn ngon liền.
Tôi cấu Vân:
- Thôi, phá vừa chứ. Mày không thấy mặt ông Du cái bị đó sao?
Vân cười, nheo mắt:
- Phá ông ấy “đau khổ” cho bõ ghét. Có mỗi đứa con mà làm tàng dữ.
Tôi cười, nhìn tụi em, nhìn Du—Vẫn chẳng biết bênh ai, bỏ ai.
Du không xin được phép thường niên như mọi năm.
Điều đó khiến tôi Du buồn, và cả tôi cũng buồn nữa. Du bảo tôi:
- Em đi Đà Lạt một mình nhé, lên đó ở nhà cô một tuần hay nửa tháng gì cũng được. Bao giờ hồng hào khoẻ mạnh hãy về.
Tôi phụng phịu:
- Thôi, em chả đi đâu. Không có anh buồn chết.
- Đâu có được, em gầy như bộ xương khô, xấu xí quá. Coi chừng anh… lấy vợ bé à.
Du đùa. Tôi bĩu môi:
- Em cầu, chỉ cần nghe anh… vớ vỉn với nhỏ nào một tí ti thôi, em bế con về ở với Ba mẹ cho anh tự do liền.
- Thật nhé!
Tôi gật đầu.
- Thật chứ.
- Em hứa đi.
- Hứa đó.
- Hứa khơi khơi vậy sao?
Tôi cấu Du:
- Anh muốn em phải làm gì nữa?
- Chưa gì mặt đã như cái bị, ai mà dám.
Tôi lườm Du, ngúng nguẩy. Du cười hiền lành, chàng ôm tôi.
- Anh già rồi, bây giờ chỉ biết có vợ đẹp con ngoan thôi.
- Ai mà tin anh nổi.
- Thật đó.
- Xạo.
- Muốn anh thề không?
- Muốn.
Du tát lên má tôi:
- Anh không thề—Đàn ông đàng hoàng không bao giờ thề cả.
- Vậy làm sao em tin anh?
- Anh hứa thôi.
- Hứa đi.
Du Hôn lên môi tôi:
- Anh chỉ yêu em, chỉ thương một mình em và con.
Tôi hôn lại Du, cười cảm động:
- Em cũng chỉ yêu, chỉ thương một mình anh và con.
- Em bằng lòng lên Đà Lạt thăm cô một mình nhé.
Tôi chớp đôi mắt:
- Có cu Tí đi chung với em không?
- Con nhỏ xíu đi gì được.
- Thôi…
- Sao nữa?
- Một mình em đi buồn chết người.
Du cười, chàng dỗ tôi:
- Chịu khó lên thăm cô họ ba mẹ đi em. Với lại dạo này em vừa gầy vừa xanh mét. Lên đó thay đổi không khí một thời gian cho khoẻ. Anh tiếc không được nghỉ đưa em đi. Chớ không, chúng mình lại được sống thêm một tuần trăng mật mới…
Tôi cười, nghĩ đến những ngày mới lấy nhau tuyệt vời hạnh phúc, lòng tôi rộn ràng, tim tôi nao nức, má tôi du hồng, môi Du tình tứ, mắt Du đa tình. Tôi ôm cổ Du, hôn chàng say đắm, Du hôn trả tôi, thêm chất ngất đam mệ Tôi ngả người xuống giường, nghẹn thở. Du thì thầm lên má tôi:
- Mình có thêm một đứa con nữa nhé em.
Tôi ngồi nhỏm dậy. Mới có một đứa con tôi đã lao đao khổ sở vì lo lắng—Đầu óc tôi đã mịt mờ, thân thể tôi gầy dộc rồi—Thêm một đứa con nữa chắc tôi chết sớm. Các em nhăn nhó thế diễu tôi.
- Gì mà mắn con đến thế. Mỗi năm mốt đứa chẳng mấy chốc chị thành bà cu.
Mẹ cũng khuyên tôi:
- Hai năm sanh một đứa cho khoẻ con ạ. Mày gầy yếu quá sanh năm một không lo nổi đâu.
Vân thì dặn tôi:
- Mốt bây giờ người ta chỉ sanh một đứa con thôi. Sanh sồn sồn mỗi năm một cu Tí là quê lắm đó nghe bà. Bạn bè cũng dặn:
- Đợi cu Tí bốn tuổi hãy sanh thêm một đứa nữa. Mày sanh liền liền, tối tăm mặt mũi, già xấu đi thế nào ông Du cũng sanh tật có vợ bé.
Tôi vuốt lại mái tóc, phì cười với những dặn dò ân cần của đám em và bạn bè. Du ngạc nhiên kéo tay tôi:
- Gì cười vậy?
- Em sợ sanh thấy mồ.
Du nói:
- Nhưng anh thích có nhiều con.
- Nhiều con tụi nó cười mình.
Du ngẩn người:
- Sao lại cười?
- Nó chê mình nhà quê—mốt bây giờ chỉ có một đứa con để dắt đi dạo phố khoe con thôi.
Du thở ra:
- Lại mốt cô Vân phải không?
Tôi nhăn mặt:
- Cái gì anh cũng đổ cho cô Vân. Cả bạn bè em cũng nói thế nữa chứ bộ.
Du ngồi nhổm dậy. Tôi áp má vào tay Du:
- Giận em đấy à?
- Bàn tiếp chuyện đi Đà Lạt.
Du nói. Tôi cười:
- Anh tiếp tục đi.
- Anh muốn em lên Đà Lạt ít nhất là một tuần. Và khi về em phải mập lên năm ký cho anh. Má em phải hồng hơn đánh phấn, môi em phải tươi hơn thoa son.
Tôi nheo mắt hỏi Du:
- Anh ra lệnh cho em đấy à?
- Ừ.
- Nhỡ em ở Đà Lạt về em lại sút thêm mấy ký vì buồn, mắt quầng vì nhớ anh không ngủ được, má môi tái ngắt vì lạnh, vì nhớ con thì anh nghĩ sao?
- Vô lý.
Du gắt. Tôi nói:
- Có lý lắm chứ. Em chỉ vui, chỉ khoẻ mạnh khi được ở gần anh và được chăm sóc con mà thôi.
- Thế em không thích đi Đà Lạt à?
Du hỏi tôi cười:
- Ừ!
- Sao ngày xưa em vẫn thường ao ước lên đó nghĩ mát.
- Bây giờ cũng vẫn vậy.
- Tại sao có dịp em không đi?
- Tại không có anh và con em buồn.
Du cười, chàng bảo tôi:
- Châm cho anh một điếu thuốc.
Tôi châm cho Dụ Du nói đùa:
- Anh cho phép em kiếm một ông bồ để đi chơi cho vui. Chịu không?
Tôi trêu Du:
- Thật nhé.
- Thật.
- Cấm ghen.
- Anh cho phép mà.
Tôi đứng dậy:
- Vậy thì em chịu gấp. Bao giờ cho em đi.
- Hết nhớ chồng, nhớ con rồi à!
Du hỏi tôi lắc đầu:
- Hết rồi. Lên Đà Lạt chơi với bồ tuyệt hơn.
- Này, đừng có nham nhỡ.
Du gắt, tôi tỉnh bơ.
- Anh chẳng rút lại lời hứa được đâu.
- Anh hứa gì?
- Hứa cho em đi chơi với bồ đó.
- Nói bậy bạ.
Tôi nheo mắt:
- Em sửa soạn quần áo nhé. Mai em đi.
Du cau mặt:
- Tối nay mình về ba, mẹ tính lại đã.
Tôi cười cười:
- Anh tính em vẫn đi. Thèm Đà Lạt lắm rồi.
Du kéo tay tôi đau điếng. Tôi hét lên, vang nhà. Du mắng.
- Khẽ cho con ngủ.
Tôi nhìn vào nôi. Cu Tí đã dậy, đôi mắt tròn xoe đen như hai hạt nhãn. Tôi chạy bổ đến dơ tay bế cu Tí lên—Cậu bé nhoẻn miệng cười. Tôi hôn lên má cu Tí. Mùi sữa và mùi con lồng vào mũi tôi quen thuộc và thân thích lạ lùng
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 3 tháng 5 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---