Chương 4
Thiếu quân lương, Huệ bày anh làm quan
Thuận ý trời, Hiến khuyên trò đổi họ.

 Một hôm Hiến cùng Nhạc ngồi đàm đạo có Huệ và Lữ đứng hầu bên cạnh. Bỗng nghe tiếng đàn bà hát ru con rằng:
Chiều chiều én liệng Truông Mây
Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành.
Huệ nghe vòng tay hỏi:
-  Bẩm thầy, tên Lía trong chữ Hán viết như thế nào? Xin thầy chỉ dạy.
Hiến đáp:
- Tiếng Nam ta có nhiều từ mà chữ Hán không viết được. Ví như chữ Lía con vừa hỏi đó.
Huệ hỏi:
- Thế lúc Lía tập hợp dân khởi nghĩa ở Truông Mây, quan trấn thủ dâng sớ báo về triều thì viết chữ “Lía” như thế nào?
Hiến đáp:
- Điều này ta cũng không rõ, có lẽ viết tên Lía bằng chữ Nôm của nước Nam ta vậy.
Huệ lại hỏi:
- Thế tại sao triều đình không dùng chữ Nôm của nước ta, viết chiếu chỉ văn thư thay cho chữ Hán, để khi truyền đạt cho dân chúng không cần đến người dịch nghĩa. Theo con nghĩ như thế chẳng tiện hơn sao?
Hiến đáp:
- Từ xưa đến nay đã thành lệ như thế. Vả lại chưa thấy có ông vua nào có ý thay đổi quốc tự cả.
Huệ quay sang Nhạc thưa:
- Đại huynh, ngày sau đại huynh có làm vua nhất định phải đem chữ Nôm thay cho chữ Hán, chứ dùng văn tự của người Tàu thì làm sao gọi là quốc tự được.
Nhạc chỉ mặt Huệ mắng rằng:
- Ngươi là đứa con nít mới mười tám tuổi dám ngỗ nghịch nói càn. Quốc tự là việc lớn trong thiên hạ há để cho đứa con nít như ngươi bàn đến hay sao? Vả lại vua và chúa còn sờ sờ ra đó, muốn ta mất đầu hay sao mà buông lời xằng bậy. Mau ra ngoài cho ta hầu chuyện với thầy.
Huệ sợ hãi lui ra. Hiến nói :
- Ta thấy ý của Huệ là ý hay, nhưng không biết sau này có ai làm được hay không. Còn Huệ là em, chắc hiểu được được chí của anh nên mới nói thế chăng?
Nhạc vội vã thưa :
- Xin thầy chớ nghe lời trẻ con rồ dại. Tôi giữ phận con dân, chỉ biết đem trầu của miền ngược bán về miền xuôi, đem muối ở miền xuôi bán lên cho người Thượng, tần tảo thay cha nuôi em. Nếu nó có nói như thế ấy là ý của nó mà thôi. Xin thầy chớ để tâm làm gì.
Hiến trầm ngâm nói :
- Chẳng giấu gì anh, ta vốn là tùy tướng của quan Thái úy Trương Văn Hạnh. Quan Thái úy bị loạn thần Trương Phúc Loan làm hại phải chết, ta đành bỏ kinh thành trốn vào đây để giữ lấy thân. Nay ta thấy ở Đàng Ngoài vua Lê bị chúa Trịnh lấn áp. Trịnh - Nguyễn phân tranh lấy sông Linh Giang làm ranh giới nội chiến ngót trăm năm, dân tình thống khổ. Trong thì chúa Nguyễn chỉ lo hưởng lạc để trăm quan bóc lột lương dân. Gần đây Phúc Loan tham lam bạo ngược bá tánh lại càng thêm điêu đứng. Ta với anh có duyên hội ngộ, thân thế của ta từ lâu có dám thổ lộ với ai đâu. Người xưa có câu : “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”,  giấu nhau làm chi nữa. Vả chăng đem muối bán cho người Thượng chỉ là cái cớ, chẳng phải anh dự trữ một thứ lương thực không có gì thay thế được, mưu lấy vùng núi rừng Tây Sơn Thượng làm nơi dụng võ hay sao. Việc ấy chỉ che mắt kẻ khác chứ lừa được ta ư. Nếu anh đã có chí thay đổi cơ trời, ta xin giúp một tay, trước cứu muôn dân sau báo thù cho chủ tướng.
Nhạc thất kinh sụp lạy :
- Nhạc tôi có mắt không tròng, toan lấy vải thưa mà che mắt thánh. Thấy dân trong phủ lầm than, tiếng kêu oan đã thấu đến trời, tôi muốn làm như Lương Sơn Bạc quy tụ anh hùng định đánh đuổi quan trấn thủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên cho thoả lòng nghĩa hiệp mà thôi, chứ thân chưa ra khỏi núi rừng, chưa biết được điạ lợi nhân hòa thì dám đâu thay đổi cơ trời. Nay việc đã lỡ cúi xin thầy anh minh dạy bảo.
Hiến đỡ Nhạc dậy hỏi :
- Hiện nay việc ấy anh đã làm đến đâu rồi ?
Nhạc thưa :
- Tôi quy tụ được năm trăm quân nghĩa đóng ở Tây Sơn Thượng, hiện đang giao cho Nguyễn Văn Tuyết trông coi việc phá rừng khai khẩn đất hoang tự lo lấy việc binh lương. Trong lúc ban đầu khai khẩn, thiếu lương thực nuôi quân, bạc tiền hết sạch, nếu để quân đói cướp bóc của dân thì còn gì là chính nghĩa. Thầy có cao kiến gì xin mách bảo cho.
Hiến còn đang suy nghĩ, bỗng Huệ bước vào chấp tay thưa :
- Bẩm thầy và đại huynh, con có một kế.
Nhạc tức giận toan quát, Hiến ngăn lại :
Cứ để Huệ nói xem, anh đừng xem thường kẻ hậu sanh khả úy.
Nể lời thầy Nhạc nín thinh, Huệ nói :
- Hiện nay mỗi tháng Biện lại Vân Đồn thu thuế của dân lên đến trăm lạng vàng. Đại huynh lúc buôn trầu có quen biết Đốc Trưng Đằng trông coi thuế khóa trong phủ Quy Nhơn. Nay đại huynh lo lót cho hắn xin làm Biện lại Vân Đồn, ta thu thuế ba tháng, sau đó bỏ chức đem bạc vào nuôi quân. Lúc ấy ta khai khẩn rừng hoang ở Tây Sơn Thượng, đất đai hàng trăm dặm thì vạn quân còn nuôi nổi, cứ gì năm trăm quân. Xin đại huynh xét lại.
Hiến khen :
- Diệu kế ! Nhưng ta không đành làm cướp đêm, lại đi làm cướp ngày sao được ?
Huệ đáp :
- Dù đại huynh không nhận chức cũng có người khác làm thay e rằng càng khổ cho dân hơn nữa. Vả lại nhân dân vốn khiếp sợ quân quan triều đình. Quan sai người đến lấy thuế, dân lập tức n đều phải qua ải này. Ta dựa vào thế núi hiểm trở chống giặc dù chúng có thiên binh vạn mã cũng chẳng hề chi. Trong có thể khích được lòng quân sĩ, ngoài có thể khiến giặc kiêu căng mà không phòng bị, đợi Chúa công kéo đại binh ra ta sẽ đuổi chúng đi. Ấy là kế “không thành” trên toàn cõi Bắc Hà, xem như ta cho chúng ngủ trọ một đêm nào có hại gì. Nếu Chúa công bắt tội, Ngô Thì Nhậm tôi xin chịu, các vị chớ lo.
Ngô Văn Sở trầm ngâm nói:
- Chúa công bắt tội cả bọn ta cùng chịu sao đổ lỗi một mình ông. Nhưng cách này mới là thượng sách. Vậy phiền Ngô mưu sĩ mau thảo một lá thư giảng hòa, tôi sai người tâm phúc đem dâng Tôn Sĩ Nghị làm kế hoãn binh để ta có đủ thời gian gọi quân các trấn lui về hội tại Thăng Long.
Ngô Thì Nhậm nghe lời lập tức thảo thư. Ngô Văn Sở lại gọi quân đến bảo:
- Hãy đem lệnh bài của ta đến gọi các quan trấn thủ phải kíp lui binh về Thăng Long. Trên đường rút có dừng quân nấu ăn rồi phải xóa ngay mọi dấu vết và vãi gạo sống đầy đường. Ai sai lệnh chém đầu.
Phan Văn Lân đứng lên nói:
- Tôi xin đem một ngàn tinh binh đến sông Như Nguyệt chặn giặc.
Nguyễn Văn Tuyết vội can Lân:
- Đại tư mã vừa hạ lệnh rút binh, ai sai lệnh chém đầu. Sao Văn Lân còn xin đi đánh giặc.
Lân đáp:
- Ấy là tôi làm theo lệnh rút quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở đó chứ.
Tuyết ngạc nhiên hỏi:
- Văn Lân nói vậy là ý thế nào.
Lân đáp:
- Quân các trấn ở Bắc Hà muốn rút về Nam đều phải về hội tại Thăng Long. Nếu ta không ngăn giặc ở bờ Nam sông Như Nguyệt để quân Thanh tiến đến Thăng Long ắt quân ta ở các trấn không còn đường rút. Nay tôi xin đem quân chặn giặc cho quân ta ở các trấn kịp lui về. Ấy chẳng phải là làm theo lệnh của Đại tư mã Ngô Văn Sở ư.
Ngô Văn Sở nói:
- Phan đệ muốn đánh giặc Thanh và đã tìm được một lý do rất là chính đáng. Nhưng chỉ xin ngàn quân sao ngăn được giặc?
Lân đáp:
- Quân cốt giỏi chớ chẳng cốt nhiều. Nếu quân Thanh đến được Thăng Long trước quân các trấn của ta rút binh về, Văn Lân tôi xin chịu mất đầu theo tướng lệnh.
Văn Sở bảo:
- Vậy Phan đệ hãy đi đi. Khi có tin báo quân ta đã lui kịp thì phải lập tức rút ngay.
Phan Văn Lân mừng rỡ lãnh lệnh mà đi.

°

° °

Nói về Tôn Sĩ Nghị đem đại binh đến ải Nam Quan gặp lúc tối trời liền dừng quân đóng trại. Chợt quân vào báo có sứ giả Tây Sơn đến xin ra mắt. Tôn Sĩ Nghị liền cho vào hỏi:
- Nguyễn Huệ sai ngươi đến đây có việc gì?
Sứ giả đáp:
- Chúa công tôi xin Đại tướng quân hãy rút binh về tránh cho hai nước khỏi nạn can qua. Chúa tôi xin lui quân về đất Tây Sơn, trả nước cho vua Lê. Đây là thư Chúa tôi viết, trình đại tướng quân duyệt lãm.
Tôn Sĩ Nghị cầm thư đắc ý cười lớn:
- Ta nghe người nước Nam ca tụng Nguyễn Huệ dùng binh như thần. Sao mới nghe tiếng ta đã mất mật xin giảng hòa. Phen này ta quyết bắt anh em thằng buôn trầu Nhạc - Huệ trị tội dám dấy loạn giết chúa đuổi vua thì cần gì phải xem thư Nguyễn Huệ.
Nói xong Nghị xé toạc thư quăng xuống đất rồi thét võ sĩ lôi sứ Tây Sơn ra chém tức thì. Lê Quýnh và Trần Danh Án là hai sứ thần của vua Lê Chiêu Thống thấy vậy quỳ tâu:
- Đại tướng quân thật là uy vũ anh minh.
Bỗng quân vào báo rằng:
- Thưa đại tướng quân, vua An Nam là Lê Chiêu Thống xin vào ra mắt.
Tôn Sĩ Nghị liền mời vào. Chiêu Thống vào đến, Lê Quýnh và Trần Danh Án cùng quỳ thi lễ rồi vua tôi ôm nhau ứa lệ. Vua Chiêu Thống nói:
- Nhờ hai khanh lội suối trèo đèo sang thiên quốc cầu viện nên đại tướng quân mới đem binh sang giúp. Phen này ắt là đuổi được giặc mạnh Tây Sơn phục hồi nước cũ của Tiên đế.
Chiêu Thống nói xong, Tôn Sĩ Nghị cười lớn mấy hồi. Chiêu Thống ngạc nhiên hỏi:
- Đại tướng quân cười gì mãi thế.
Tôn Sĩ Nghị vừa cười vừa nói:
- Vua tôi các ngươi thật là bất tài nên mới cho Nguyễn Huệ là anh hùng, quân Tây Sơn là giặc mạnh. Đối với ta, chúng chỉ là loài chim chuột mà thôi. Vừa nghe quân ta tới ải Nam Quan, Nguyễn Huệ đã vội sai sứ đến cầu hòa. Ta vừa chém đầu sứ giả của Nguyễn Huệ đó!
Đoạn Nghị quay lại bảo quân:
- Truyền lệnh ta lập tức xuất binh đưa Tân vương về nơi cố quốc.
Quân Thanh tiến liền một mạch đến bờ Bắc sông Như Nguyệt. Nhìn sang bờ Nam thấy đồn lũy quân Tây Sơn canh phòng cẩn mật, Tôn Sĩ Nghị cười bảo:
- Từ ải Nam Quan đến đây, quân Tây Sơn sợ chạy vắt giò lên cổ không dám dừng quân nấu ăn. Chúng lợi dụng sông Như Nguyệt vừa rộng vừa sâu lại là cửa ngõ của thành Thăng Long nên đóng quân ngăn binh thiên triều. Vậy ta hãy tạm nghỉ ngơi chờ hai đạo quân của Sầm Nghi Đống và Ô Đại Kinh đến rồi cùng tiến đánh Thăng Long.
Lê Chiêu Thống ngạc nhiên hỏi:
- Quân Tây Sơn nghe tiếng thiên binh đến đã sợ mà chạy về đây. Nhưng từ biên giới đến đây hết năm, bảy ngày đường chẳng lẽ chúng nhịn đói hay sao mà đại tướng quân bảo chúng không dám dừng quân nấu ăn.
Tôn Sĩ Nghị cười đáp:
- Bệ hạ còn nhỏ không rành binh pháp nên không biết đấy thôi. Trên đường tiến quân ta không thấy bếp lò của giặc mà chỉ thấy gạo rơi vãi đầy đường. Ấy là chúng không dám dừng quân nấu ăn, phải nhai gạo sống mà chạy đó.
Chiêu Thống vỡ lẽ tấm tắc khen:
- Đại tướng quân liệu việc như thần. Quân Tây Sơn quả nhiên sợ uy danh đại tướng quân như sợ cọp. Không biết Sầm Nghi Đống và Ô Đại Kinh có biết việc này mà tiến binh cho nhanh chăng?

°

° °

Nói về Sầm Nghi Đống dẫn quân theo đường Cao Bằng tiến sang nước Nam mà không gặp một sự kháng cự nào. Sầm Nghi Đống bảo quân:
- Chúng bay dò xem trên đường rút chạy, giặc dừng quân nấu nướng ở đâu rồi báo cho ta hay.
Quân đi một hồi quay lại báo:
- Thưa tướng quân, chúng tôi chia quân lùng sục khắp nơi mà không thấy bếp lò nấu ăn của giặc.
Sầm Nghi Đống vừa ôm bụng vừa ngửa mặt lên trời cười lớn mấy hồi. Tả hữu ngạc nhiên hỏi:
- Tướng quân cười gì mãi thế?
Đống nín cười đáp:
- Trên đường tiến quân ta thấy giặc Tây Sơn để gạo rơi vãi đầy đường, giờ nghe báo không thấy bếp lò nấu ăn của giặc. Ta cười vì nghe quân ta đến đây, giặc Tây Sơn sợ đến nỗi không dám dừng quân nấu ăn phải nhai gạo sống mà chạy. Thật xưa nay chưa từng thấy oai nào lớn như vậy.
Đoạn Sầm Nghi Đống truyền quân thẳng tiến. Đến bờ Bắc sông Như Nguyệt gặp quân Tôn Sĩ Nghị. Nghị họp các tướng nói:
- Nếu ngày nay quân Ô Đại Kinh chưa đến kịp, ngày mai quân ta vẫn tiến đánh Thăng Long.

°

° °

Nói về Ô Đại Kinh dẫn quân theo đường Tuyên Quang tiến vào nước Nam. Trên đường tiến quân thấy gạo rơi vãi khắp nơi, Ô Đại Kinh nghĩ thầm rằng:
- Xưa nay người Nam nước nhỏ ít quân nên giỏi đánh phục binh. Trên đường tiến quân không thấy quân Tây Sơn dừng quân nấu ăn, chỉ thấy gạo rơi vãi đầy đường. Chẳng lẽ chúng nhai gạo sống mà chạy ư? Hay chúng dụ ta khinh thường đem quân vào sâu rồi phục binh đổ ra đánh. Ta phải đề phòng mới được.
Đoạn Ô Đại Kinh bảo quân:
- Mau dừng quân đóng trại canh phòng cẩn mật, cho quân thám mã đi trước dò la tin tức, có gì nghi hoặc phải lập tức phi báo.
Tả hữu hỏi:
- Quân Tây Sơn sợ ta đã bỏ trốn cả, sao tướng quân không gấp tiến vào Thăng Long trước để lập công đầu.
Ô Đạin Vũ Văn Nhậm quê quán ở phủ Quảng Nam, mồ côi cha mẹ. Đầu quân triều đình làm đội trưởng, bị quan trên chèn ép mới bỏ đến đây. Nghe tên quan này ban ngày ban mặt hãm hiếp con gái nhà lành mới giết đi định ra đầu thú. Bởi trong trời đất này không có chỗ dung thân ta nữa rồi. Còn cao nhân là ai, có thể cứu được kẻ cùng đường này sao mà hỏi những lời ấy ?
Huệ nói :
- Tôi tên Nguyễn Huệ, anh tôi là Nguyễn Nhạc dấy binh ở Tây Sơn, chiêu hiền đãi sĩ mong làm việc đại nghĩa cứu rỗi muôn dân. Nếu tráng sĩ không chê là phường đạo tặc thì có thể cùng nhau một phen lấp biển vá trời chăng?
Vũ Văn Nhậm bái tạ xin theo. Huệ bèn dẫn Nhậm về nhà ra mắt Nguyễn Nhạc, kể lại sự tình rồi nói :
- Nay tôi xin đến chiêu tập Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Bùi Thị Xuân đều là trang thiếu niên anh kiệt, vốn cùng tôi kết nghĩa đệ huynh, tình như thủ túc. Sau đó đại huynh đưa chúng tôi lên Tây Sơn Thượng xây dựng doanh trại, huấn luyện binh sĩ. Rồi đại huynh đệ về xin nhận chức Biện lại Vân Đồn. Hẹn ba tháng sau đón đại huynh lên đường cùng khởi sự.
/div> Lân ra ngoài xem xét thấy quân Thanh đã bắc cầu vào tầm đạn đại bác, Lân liền hạ lệnh:
- Mau tập trung súng bắn vào cầu ấy cho ta.
Súng Tây Sơn ầm ầm nhả đạn, cầu quân Thanh lọt vào tầm súng đều đổ vỡ cả. Quân Thanh liền chạy về báo cùng Tôn Sĩ Nghị. Nghị hạ lệnh:
- Thượng Duy Thăng đem một vạn quân chặt tre, chuối làm bè rồi làm hình nộm đặt lên bè, chờ đêm đến thả bè thuận gió bấc trôi sang trại địch.
Thượng Duy Thăng bước ra lãnh lệnh. Nghị lại bảo:
- Trương Triều Long đem năm ngàn quân lên thượng nguồn sông Như Nguyệt tìm chỗ nước cạn vượt sông rồi đánh vào sau lưng địch.
Trương Triều Long bước ra lãnh lệnh. Nghị hăm hở nói:
- Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống đốc thúc toàn quân kết thật nhiều bè chờ Trương Triều Long phá địch ở bờ Nam xong, lập tức sang sông tiến đánh Thăng Long.
Các tướng đồng thanh thưa:
- Đại tướng quân liệu việc hơn người, chúng thần xin tuân mệnh.
Nói rồi ai vào việc nấy.
Bờ Nam sông Như Nguyệt, Phan Văn Lân đốc thúc quân tuần phòng dọc sông thật cẩn mật. Tả hữu hỏi Văn Lân:
- Quân ta chỉ có một ngàn, địch đông hơn hai mươi vạn. Nếu địch lên thượng nguồn đánh vào sau lưng ta thì sao, chi bằng ta rút về Thăng Long cùng Đại tư mã Ngô Văn Sở lui binh vào Tam Điệp là hơn.
Phan Văn Lân bảo:
- Ta nhận lệnh đến đây ngăn giặc cho đại binh ta rút lui. Chưa có lệnh của Ngô huynh ta lui binh sao được.
- Tôn Sĩ Nghị quả nhiên trúng kế. Nhưng ta không ngờ nước Tàu tự xưng là văn hóa xem bốn bên là Bắc rợ, Nam man, Tây di lại đi chém sứ của ta.  Thương thay Trần Danh Bính! Phen này phải bắt Tôn Sĩ Nghị báo thù Trần Danh Bính!
Đặng Văn Long hỏi:
- Vậy Bệ hạ còn chờ gì mà chưa xuống lệnh xuất quân?
Vua Quang Trung đáp:
- Chưa được!
- Vì sao chưa được? 
- Hiện có năm mươi tên quân Thanh do thám ở cách ải Tam Điệp hai mươi dặm, nếu ta tiến binh bọn do thám này chạy về báo tin cho Trương Triều Long ở Hạ Hồi thì quân cơ bại lộ, và Trần Danh Bính phải chết vô ích. Vậy phải tiêu diệt bọn quân do thám này thì trong ngoài kín mít như bưng. Ta đến nơi mà Tôn Sĩ Nghị không hề hay biết.
Phan Văn Lân bước ra thưa:
- Thần xin đem hai trăm quân đi giết hết bọn do thám này.
Vua Quang Trung xua tay nói:
- Không được. Quân Thanh cưỡi  giống ngựa phương Bắc cao lớn chạy nhanh, ngựa của ta không thể nào đuổi kịp. Nếu Văn Lân tiến đánh thế, nhất định cũng có tên thoát được.
Võ Đình Tú bước ra tâu:
- Xin Bệ hạ cho thần mượn một vật. Thần sẽ đơn thân độc mã ra bắt năm mươi tên quân do thám ấy.
Vua Quang Trung hỏi:
- Đình Tú muốn mượn vật gì?
Tú đáp:
- Thần xin mượn ngựa Xích kỳ của Nguyễn Văn Tuyết!
Vua Quang Trung lại hỏi:
- Nếu khanh để quân do thám này có một tên thoát được làm lộ quân cơ của ta thì thế nào?
Tú đáp:
 - Thần xin chịu mất đầu theo tướng lệnh.
Vua Quang Trung cả mừng nói:
 - Phiền Văn Tuyết hãy cho Đình Tú mượn ngựa Xích Kỳ.
  Nói xong rót rượu tiễn Võ Đình Tú. Tú cưỡi ngựa Xích Kỳ nhằm hướng Bắc trực chỉ. Gặp toán quân Thanh do thám, Tú chẳng nói chẳng rằng vung côn đồng xông vào đánh giết. Quân Thanh hò nhau vây Đình Tú vào giữa, Tú tả xung hữu đột côn lia đến đâu  địch quân phọt óc vỡ đầu. Đánh một hồi quân Thanh chết hơn phân nửa, còn lại hai mươi tên hò nhau bỏ chạy. Ngựa Xích kỳ phi mau quá, quân Thanh hốt  hoảng bỏ chạy tứ tán. Đình Tú nhanh tay lẹ mắt, gần thì vung côn đánh chết, xa thì trương cung xạ tiễn, năm mươi tên quân Thanh do thám đều tử trận dưới tay Tú. Tú liền nhảy xuống ngựa cắt năm mươi cái đuôi tóc của bọn quân Thanh rồi lên ngựa phi về báo  với vua Quang Trung rằng:
 - Tâu Hoàng thượng, thần đã giết xong năm mươi tên quân Thanh do thám. 
Vua Quang Trung hỏi: 
- Lấy gì làm chắc rằng khanh đã giết hết năm  mươi tên quân Thanh do thám đó. 
Đình Tú liền gọi quân mang vào bó tóc đuôi sam rồi nói:
- Đủ năm mươi cái không thiếu cái nào. Xin Hoàng thượng xem xét.
Vua Quang Trung mừng rỡ khen:
- Vũ dũng như Đình Tú thật là hiếm có. Khanh đã  lập được công đầu trong  cuộc đại phá quân Thanh rồi vậy. Các tướng hãy sẵn sàng nghe lệnh. 
Mọi người đồng thanh nói: 
- Chúng thần đang chờ lệnh giết giặc cứu dân.
Vua Quang Trung bảo:
- Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn  Tuyết đem trăm  đại thuyền và một vạn  quân theo đường bể ra Bắc vào sông Lục Đầu. Đến nơi hai tướng chia quân làm hai cánh, Nguyễn Văn Tuyết dùng thủy binh đánh chiếm đất Hải Dương ở phía Đông thành Thăng Long, phô trương thanh thế làm kế nghi binh, khiến Tôn Sĩ Nghị sợ không dám theo đường biển chạy về nước. Nguyễn Văn Lộc đem quân bộ đi gấp lên Kinh Bắc đến làng Phương Nhãn chiếm núi Yên Thế rồi án binh bất động chờ Tôn Sĩ Nghị chạy về thì đổ ra đánh bắt cho được Tôn Sĩ Nghị.
Lộc và Tuyết bước ra lãnh lệnh. Vua Quang Trung dặn:
- Văn Lộc đến phục ở núi Yên Thế vào đêm mùng bốn tết. Nếu chậm hơn, chém!
Lộc sợ hãi quỳ tâu:
- Hoàng thượng muốn giết, thần xin được chết ở đây chứ hạ thần không dám lãnh trọng trách này.
Vua Quang Trung cười hỏi:
- Ta lựa người vũ dũng chặn đường về bắt Tôn Sĩ Nghị. Năm xưa Lộc bị Đông Sơn Đỗ Thành Nhân vây ở ấp Hòa Hưng một đánh hai mà lui được giặc, sao nay lại lo sợ thế?
Đoạn vua than rằng:
- Thế mới biết cái oai của nước Tàu thật là to lớn vậy!
 Văn Lộc tức tối nói:
- Nước Tàu đã từng bị cha ông ta đánh ôm đầu chạy về nước thì có gì thần phải sợ chúng. Nhưng thần e rằng trong bốn ngày không thể đến được Yên Thế mà thôi.
Vua Quang Trung hỏi:
- Vì sao trong bốn ngày không đến được Yên Thế.
Lộc đáp:
- Thần và Nguyễn Văn Tuyết là hai tướng thủy binh nên rất rõ việc này. Nay đang là tháng chạp mưa phùn gió bấc, từ đây đến cửa Lục Đầu vào Yên Thế đường xa diệu vợi, ngược hướng gió không thể trong bốn ngày mà đến nơi cho được.
Vua Quang Trung hỏi:
- Nếu trong ngày mùng bốn có gió Đông nam thổi mạnh thì đến đêm có thể đến được Yên Thế được chăng.
Nguyễn Văn Lộc đáp:
- Nếu vậy chắc chắn là đến kịp để bày trận mai phục.
Vua Quang Trung hạ lệnh:
- Tuyết và Lộc hãy lãnh binh phù lập tức xuất  quân. Gió Bấc nhẹ thì sai quân dùng chèo mà đi, gió Bấc mạnh thì dong buồm theo hình chữ chi mà tiến. Đầu giờ Ngọ ngày mùng ba tết sẽ có gió Đông nam thổi mạnh đến giờ Ngọ ngày mùng bốn tết. Nếu không đến nơi kịp chặn đường về của Tôn Sĩ Nghị lệnh chém đầu.
Nguyễn Văn Tuyết vểnh râu hỏi:
- Xin hỏi Hoàng thượng mùa này mưa phùn gió Bấc hơi lạnh cắt da thì lấy đâu ra gió Đông nam. Và nếu không có gió Đông nam thì thế nào?
Vua Quang Trung cười đáp:
- Nếu đến ngày ấy mà không có gió Đông nam hai tướng cứ kéo quân về. Ta lấy lý gì mà bắt tội hai tướng được.
Nguyễn Văn Lộc xen vào hỏi:
- Nếu đúng vậy thần sẽ chặn đường về của Tôn Sĩ Nghị trong đêm mùng bốn. Vậy Hoàng thượng nghĩ rằng chỉ trong năm ngày ta đuổi quân Thanh ra khỏi Thăng Long sao? Trong lúc quân chúng đông gấp ba lần quân ta.
Không trả lời Văn Lộc, vua Quang Trung hỏi:
- Nếu trong năm ngày ta đuổi Tôn Sĩ Nghị ra khỏi Thăng Long chạy về Yên Thế mà Văn Lộc không bắt được Tôn Sĩ Nghị thì thế nào?
 Lộc đáp:
- Nếu Hoàng thượng làm được điều kỳ diệu thế, mà Lộc tôi không bắt được Tôn Sĩ Nghị, xin chịu tội theo quân pháp.
Vua Quang Trung trao binh phù cho Văn Lộc xong, quay sang Văn Long vua bảo:
- Đặng Văn Long và Đặng Xuân Phong đem ba vạn quân theo đường núi ở phía Tây đường đại lộ, đến làng Nhân Mục đánh vào đồn Khương Thượng ở phía Tây nam thành Thăng Long. Chiếm được Khương Thượng rồi Long và Phong phải thừa thắng đánh Thăng Long, đuổi Tôn Sĩ Nghị. Mất Thăng Long, quân của Thượng Duy Thăng ở Ngọc Hồi và Trương Triều Long ở Hà Hồi tất không còn đường rút. Phen này ta quyết tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh báo thù cho dân ta mới hả dạ. Đánh trận này là nhờ vào trọng trách của hai ngươi, phải tốc chiến tốc thắng. Nếu đến ngày mùng năm tết Kỷ Dậu không chiếm được thành Thăng Long, chém!
Đặng Văn Long nói mát rằng:
- Xét theo lẽ quân thần, hạ thần và Hoàng thượng là nghĩa vua tôi. Xét theo tình riêng, thần với đại sư huynh là huynh đệ đồng sư môn thọ giáo thầy Trương Văn Hiến thuở còn để chỏm. Nếu Đại sư huynh bảo chết, Văn Long tôi xin chết, cần gì phải mượn quân pháp để giết hạ thần.
Vua Quang Trung cười hỏi:
- Sao Văn Long lại bảo là ta muốn giết khanh?
Long đáp:
- Đường đến làng Nhân Mục là đường núi quanh co khúc khuỷu xa đến bốn trăm dặm thì làm sao đi trong bốn ngày mà đến nơi cho được. Chẳng phải là Đại sư huynh muốn giết Long tôi sao?
Vua Quang Trung lại hỏi:
- Đường đến Phương Nhãn, Yên Thế còn xa hơn Khương Thượng rất nhiều mà Nguyễn Văn Lộc dám lãnh mạng đi trong bốn ngày, sao đến Khương Thượng Văn Long lại không  dám?
Đặng Văn Long cãi:
- Đường đến Yên Thế tuy xa nhưng đi bằng đường thủy có thể vừa ăn vừa tiến. Còn bộ binh phải dừng quân để nấu ăn, do vậy trong bốn ngày không thể đến nơi được.
Vua Quang Trung gọi quân mang vào một cái bánh, ngoài gói lá chuối đặt lên án rồi nói:
- Việc này ta đã liệu trước nên mới sai người nấu bánh chưng thành hình ống vừa vặn tay cầm gọi là bánh tét. Văn Long cứ việc hành quân, dùng bánh tét thay cơm không cần nghỉ ngơi để nấu ăn. Vậy trong bốn ngày có thể đến Khương Thượng được chưa?
Đặng Xuân Phong xen vào nói:
- Đành rằng bốn ngày có thể tới nơi, nhưng quân ta đi suốt ngày đêm tướng sĩ mỏi mệt sao đánh thắng quân Thanh đang nghỉ ngơi khỏe khoắn được. Binh pháp có câu không lấy quân mệt mà đánh quân khỏe. Xin Hoàng thượng xét lại.
Vua Quang Trung cười bảo:
- Binh thư là cái ai cũng có thể học được. Đánh giặc ngoài binh thư mới bất ngờ chắc thắng. Việc này ta đã tính trước nên mới sai người làm thật nhiều võng. Nay ta cấp cho đạo quân của ngươi, cứ ba người một cái võng; hai người khiêng một người nằm ngủ, thay phiên nhau mà đi. Một ngày gồm mười hai canh giờ, vậy một người vẫn ngủ được bốn canh giờ mà hành quân ngày đêm không nghỉ. Quân ta đến nơi đúng thời gian quy định mà tướng sĩ vẫn mạnh khoẻ như thường.
Đặng Văn Long và Đặng Xuân Phong đồng thanh nói:
- Hoàng thượng liệu việc như thần. Danh tướng từ cổ chí kim không ai sánh kịp.
Nói rồi liền bước ra lãnh lấy binh phù.
Vua Quang Trung vỗ án đứng lên chỉ về phương Bắc cao giọng rằng:
- Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân lãnh ấn tiên phong đánh hai thành Hà Hồi và Ngọc Hồi. Ta và Võ Đình Tú, Đặng Xuân Bảo cầm trung quân tùy cơ tiếp ứng. Hẹn ngày mùng năm tết cùng vào đến Thăng Long. Truyền lệnh ta quân các đạo lập tức xuất binh.
Quân Tây Sơn đúng giờ giao thừa năm Mậu Thân - Kỷ Dậu (1789) ngựa cất lạt, người ngậm tăm âm thầm mà tiến.
oOo

Xem Tiếp: Chương 52

Truyện Tây Sơn bi hùng truyện Lời mở đầu Phần 1 - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Phần II - Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Phần III - Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 5O Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Phần V - Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 e="Ngô Văn Sở lộ mặt gian hùng. -Bùi Thị Xuân ẩn mình giết chú. " href="index.php?tuaid=9166&chuongid=62">Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70