Dương Vân ngồi một mình trong phòng, bối rối bởi câu chuyện với cha tối hôm qua. Chàng theo cha về quê năm mười lăm tuổi, vừa đủ để hiểu cuộc sống dù còn ngây thơ. Chàng hoàn toàn tin vào ý niệm hoà trộn hai dòng máu của cha. Cha là người nhân hậu giỏi giang, mình biết, không ai yêu quê hương hơn cha. Cha đang làm những điều tốt nhất, mình tin và thế là đủ. Chàng thật tự hào. Nhưng thời gian cho thấy niềm tin chỉ là thứ thành trì, tuy vững chắc mà không vĩnh cửu. Chàng còn nhớ như in ngày hôm ấy, cách đây lâu rồi, chàng bỏ đống kinh thư, lẻn khỏi nhà. Trời nắng, đi lòng vòng đâm khát nước, chàng mới tạt vào quán ven đường. Quán đang đông, chàng tìm được bàn trống trong góc, gần cửa có dăm bác dân phu quần áo cộc gác chân lên ghế, mấy bà buôn trốn nắng phe phẩy cái quạt, ba ông cụ râu tóc bạc nhàn tảng bên ấm trà xanh. Bàn gần giữa quán là hai vị khách mặc quần áo văn nhân, sang sảng đàm văn luận thế. Người Việt mình tuy nghèo khó nhưng rất trọng chữ nghĩa đạo lý nên lời lẽ của hai văn nhân này thu hút mạnh sự chú ý của những người xung quanh. Họ đang bàn về truyền thống dân tộc, kể từ sự tích Hai Bà Trưng dựng cờ ở Mê Linh “Một xin rửa sạch thù nhà, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kẻo oan ức lòng chồng, bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này” đánh cho Tô Định (giặc Đông Hán) bỏ cả ấn kiếm, cắt tóc cạo râu chạy trối chết về nước, đến Lý Nam Đế hào khí đuổi giặc Lương lập nước Vạn Xuân, dựng chùa Khai Quốc. Mai Hắc Đế dẹp giặc Đường dứt nạn cống vải cho phương Bắc “Cống vải từ nay Đường phải dứt, dân nước đời đời hưởng phước chung”. Rồi truyện Bố Cái Đại Vương, truyện Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ dấy binh khởi nghĩa. Hết chuyện xưa, họ bàn đến chuyện nay, về nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách nô lệ, những cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu, họ tiếc cho thất bại của Võ Thiên Nam và hy vọng rất nhiều vào Dương Đình Nghệ, người anh hùng Châu ái. Dương Vân bị cuốn vào một cách tự nhiên cho đến khi tên của cha chàng xuất hiện trong câu chuyện. Hãy nghe văn nhân ngồi bên phải nói: - Nhân sĩ đương đại, ông anh quên mất một người đấy. - Ai vậy? V ăn sĩ bên trái hỏi. - Một người chẳng hề kém Dương ái Châu nếu không nói là hơn. Dương gia dẫu đứng lên chống lại triều đình thì thân vẫn phải trốn xa vài trăm dặm. Còn người này đường hoàng ngồi trong triều mà quyết việc xa ngàn dặm, giúp bá tánh tránh họa binh đao. Dương Vân bất giác thấy giật mình. - Ngài đại quân sư Dương Phong. Tôi đang chuẩn bị nhắc đến thì ông anh cướp công. - Rõ vụng chèo khéo chống. - Đâu nói sai, tôi còn có dự định tặng mấy câu thơ nhân ngày sinh của ngài ấy cơ. - Anh đọc thử cho bà con nghe nào. Tiếng người lao nhao tán thành. Văn nhân bên trái hắng giọng: - Chỉ có bốn câu thôi: Mãi l à người bảo hộ Quốc thái với dân an Cầu danh không cầu lợi Vinh nhục chẳng luận bàn. Ba ông già đưa mắt nhìn nhau, văn nhân bên phải vỗ đùi đánh đét cao giọng: - Hay, hay lắm. Nội chỉ mấy câu mà lột tả tỉ mỉ công đức của Đức Ngài. Ba ông già đã ngộ ra cười khà khà, mấy người còn lại cũng cười phá lên ngay sau đấy. "Mãi... Quốc... Cầu... Vinh" Dương Vân lẩm bẩm rối suýt hét lên vì phẫn nộ. Chàng ngỡ ngàng và tức tối khi thấy người ta đua nhau kể tội cha bán nước, giết hại đồng bào, họ gọi ông bằng đủ thứ tên tệ hại, họ đang nguyền rủa ông. Chàng thấy mình đứng dậy la hét mọi người là ngu dốt, không hiểu được ý nghĩa lớn lao của việc cha làm, chàng thấy mình chỉ tay vào mặt hai văn nhân quát tháo họ tại sao lại sỉ nhục cha. Rồi chàng thấy mấy người phu, họ cho rằng cuộc sống khổ sở hiện tại có phần lớn lỗi của cha chàng, xông vào mình đấm đá túi bụi. Dù được cha truyền cho ít nhiều võ nghệ nhưng chàng không tránh khỏi sứt đầu sưng mặt. Chàng nhìn thấy ánh mắt thương hại của mấy bà buôn cho rằng thằng bé mặt mày thanh tú vậy mà mỏng phúc sinh làm con kẻ phản bội. Chàng thấy văn nhân bên phải chạy tới ngăn cản cuộc ẩu đả, văn nhân bên trái đỡ chàng dậy, lấy khăn giữ vết thương trên mặt. Chàng thấy mấy ông già im lặng nhìn theo chân mình thất thểu rời quán. Về nhà, chàng nói dối cha là mình cố thử cưỡi con ngựa hung hăng. Ông bảo người băng bó mà không hỏi gì thêm. Đêm ấy chàng không tài nào ngủ được, nỗi đau ngoài da gây ra sự day dứt trong lòng, những điều nghe được cứ văng vẳng bên tai. Cha là kẻ mãi quốc cầu vinh. Bọn họ đâu thể hiểu được mục đích cao cả của cha. Nói ái quốc suông ai chẳng nói được, có giỏi thì làm thử đi. NNưng họ có quyền nói thế, kẻ ăn lộc nhà Hán sao có thể hết lòng với đất Việt. Không đúng, cha cần gì ở cái chức quân sư ấy chứ. Tiền của cha đâu thiếu còn danh bán nước có ai thiết. Vì quyền lực chứ sao, có thể hô mưa gọi gió, nắm quyền sinh quyền sát hàng vạn con người cũng hấp dẫn lắm chứ. Không phải, cha không phải người như thế. Cha thường khoan dung giúp đỡ mọi người, đối sử bình đẳng với kẻ trên người dưới. Khi có tâm thì thiếu gì cách làm. Tại sao đi theo con đường này? Đó là cách tốt nhất cha có thể làm. Cha làm đúng mà. Bọn họ cũng không sai. Tại sao mâu thuẫn? Tại sao con không dung hoà được hả cha? Tại sao..? Chàng luôn luôn tự hỏi tại sao lại thế, tại sao mình không trả lời được. Từ đó chàng thường xuyên trốn ra ngoài, rảo bước trên các con phố hay lân la ngoài chợ xem người ta mua bán hay nghe người ta nói chuyện. Do quân kỷ dần được thắt chặt nên khắp nơi trong thành người ta chỉ bàn về sinh hoạt, buôn bán, cưới xin. Hoạ hoằn mới có chuyện chính sự nhưng là nói thầm, nói ý tứ, nói tuỳ chỗ mà thôi. Chàng có thêm khá nhiều bạn, tất nhiên nhờ dấu kín thân phận, hiểu đời hơn, hiểu tình cảnh đất nước hiện giờ hơn, tuy chưa giải quyết thấu đáo những vướng mắc nhưng dần ra khỏi tầm ảnh hưởng của cha. Cha chàng biết chuyện, ông nghiêm khắc nhắc nhở con nhưng không muốn ép buộc, có thể ông muốn chàng tự cân nhắc hoặc có thể ông còn quá nhiều chuyện cần quan tâm. Dương Vân ngày càng cảm thấy cô độc, mẹ mất đi mang theo nửa tâm hồn của cha. Ông dồn tình thương cố gắng bù đắp cho con dù giống bao người cha khác, ông không muốn và không biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của mình. Ông không nhận ra con mình luôn tha thiết cần một người để chia xẻ. Dương Vân mệt mỏi bước trên con đường nhỏ, m ình đang đi đâu đây, chàng ngó quanh quất, người nóng ran lên. Cha đi Long Bình, không ai cấm đoán chàng giống kẻ lang thang. Phải kiếm chỗ nghỉ thôi, chàng sờ tay lên trán, có cây bàng nhỏ đàng kia. Trời gần chiều, nắng nhưng không nóng, chàng lơ mơ một lúc. Rồi tiếng kẽo kẹt từ xa vọng. Có đôi thùng nước sóng sánh chốt đầu quang gánh trên vai một cô gái mảnh dẻ mặc áo chít màu bạc, quần vải màu đen, đôi hài cỏ bện lạ mắt. Ngộ nghĩnh đi cùng thích thú. Cơn khát dâng đầy cổ họng, Dương Vân gọi: - Cô gì ơi, cô cho tôi chút nước với. Cô gái dừng bước vui vẻ: - May quá, tôi đang mệt đứt hơi, anh gánh dùm tôi quãng ngắn, tôi mời anh uống được nhiêu thì uống. Chàng lắc đầu vì sức lực chưa trở lại: - Tôi mệt quá, cô cho tôi hớp nước trước đi. Cô gái đã đặt quang gánh xuống, rút chiếc khăn nhỏ thấm mồ hôi, ngâm thánh thót: - Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho. - Phận nam nhi, giúp nhi nữ là việc phải làm. Còn giả vờ mệt để mặc cả nữa sao??? -Dương Vân tự ái bật dậy: - Ai bảo tôi vờ mệt không giúp cô. Tôi chỉ muốn uống trước để lấy lại sức đã. Cô gái múc một gầu đầy: - Anh uống đi, giếng trong lắm. Đoạn ngó chàng xuôi ngược, nói giọng pha chanh: - Anh khoẻ nhanh nhỉ. Chàng suýt sặc nước trợn mắt nhìn cô gái, mặt cô hơi vênh lên, chàng ngẩn người. Sự bức bối biến đâu hết, nghe cô nàng lên nước: - Sao, có thắc mắc gì không? Chàng lắc đầu, nhấc gánh nước bảo: - Cô dẫn đường đi. Cô gái tươi tắn cởi bỏ gánh nặng, bước thoăn thoắt, luôn mồm: - Đi thẳng.. gánh cẩn thận kẻo về nhà chỉ còn xô không.. rẽ trái.. rẽ phải, coi chừng cành cây... đi thẳng... tươi lên chứ không người ta tưởng tôi ép buộc anh... khoan khoan, dừng lại. Họ dừng giữa ngã ba. - Để tôi nhớ xem rẽ bên nào. - Cô đừng đùa chứ, gánh đã nặng.., D ương Vân nhăn nhó. - Gì mà nặng, tôi chả gánh suốt. Anh hay kêu lắm, đây rồi. - Đây cái gì? - Nhà tôi chứ cái gì, ở giữa đấy. Chàng đi theo cô, ngôi nhà nhỏ nằm ngay ngã ba, thụt vào một ít, quanh là tường rêu cũ. Cô mở cổng, cạnh mảnh vườn nhỏ trồng ổi, hồng và rau là ba gian nhà đơn sơ. Cô gái dẫn ra sau nhà, chàng đổ nước vào cái thau sành to: - Nhà có giếng cô còn xách nước làm gì? - Giếng cạn thì tôi mới xách chứ đang dưng mang mệt vào thân. Cô nguýt dài khiến chàng bần thần: - Mang ơn anh nhiều. Giờ mời anh lên nhà dùng nước. Cái chõng tre kêu cọt kẹt chào khách, bộ chén khoe ra bộ mặt sạch sẽ. ấm chè ủ trên bếp nãy giờ nước bốc hơi nghi ngút. - Anh ăn ổi nhé? - Thôi, phiền cô quá. Tôi uống nước được rồi. - Không hề, hôm qua tôi vặt đầy 1 rổ, anh chờ chút. Cô nàng biến vào gian trong, c ái cô này hay thật, chàng cười xòa quan sát xung quanh. Ngoài cái chõng đang ngồi, trong phòng còn cái kệ gỗ cũ trống, đôi ghế con và cái tủ nhỏ, có lẽ đựng mấy đồ lặt vặt. Bàn thờ ông Địa dưới đất, nhà này có người làm nghề buôn bán đây vì hồi đó các thương nhân vẫn thờ ông Địa để cầu buôn may bán đắt. Cửa chính và cửa hậu đặt so le, tấm rem vải che cửa sổ được vén nửa chừng, bên cạnh gian này còn hai gian khác. Nhà trống quá, mình không chắc có đủ một gia đình ở đây, chàng nghĩ. - Nhà trống lắm phải không? Cô gái đã đứng đằng sau, tay cầm cái đĩa sành đặt ba quả ổi. - Nhà chỉ có bác con tôi. Cha mẹ tôi ở dưới quê, tôi theo bác lên đây bán hàng. B ác tôi có sạp vải ở chợ Đông. Nhưng mà thư sinh như anh chắc chẳng ra chợ bao giờ. - Thi thoảng tôi có ra, bác cô có nhà không để tôi đến chào? - Bác đi Long Bình lấy hàng rồi. - Cha tôi cũng vừa đi Long Bình. - Trùng hợp nhỉ, cha anh cũng làm nghề buôn à? - Có ngày trước, bây giờ cha chỉ gửi đặt vốn theo chuyến thôi. - Thế cha anh đang làm gì? C ô gái hỏi giọng tò mò. - Thì làm vài việc nhưng chính vẫn là đặt vốn buôn. Chàng thấy hơi có lỗi khi nói dối. - Mà anh tên gì? - ồ. Tôi là Vân. Dương Vân. - Tôi tên Ngân. C ô gái líu lo. Tên cha tôi đặt đấy. Mẹ hay trêu là do cha mê tiền. Chàng nói đùa: - Thế đáng lẽ bác trai đặt tên cô là Kim có đắt giá hơn không! Cô gái cười: - Có rồi. Anh trai tôi. - Anh cô ở quê cùng bố mẹ à? - Anh ấy đi cùng hội bạn, ít khi về nhà. Nhà anh có mấy anh em? - Tôi là con một. - Vậy chắc anh được mẹ cưng chiều lắm? - Mẹ tôi mất từ lúc còn nhỏ. Cô dừng tay bổ ổi, cầm 1 miếng đưa cho chàng: - Tôi vô ý quá. Thôi anh ăn đi. - Không sao, chuyện đã qua lâu. Trông ngon lắm. Chàng đỡ lấy miếng ổi, hai bàn tay khẽ chạm vào nhau. Trong góc, hai con thạch sùng đang đùa nghịch bỗng dừng lại, hai cái đuôi ngoe nguẩy. Ngân cười tươi, tinh nghịch nói: - ổi ngon nhưng qua tay tôi bổ toàn trở thành chát cả. Dương Vân cắn một miếng, rồi một miếng nữa: - Đúng là chát thật, nhưng tôi thích ăn thế này. - Thì anh ăn nữa đi, còn nhiều lắm… Ông mặt trời uể oải từ từ thả mình xuống ngọn cây, cô gái nhìn ra ngoài bảo chàng: - Trời tối nhanh quá, thôi anh về kẻo muộn. Khi nào rỗi mời anh qua chơi nhé. Dương Vân đứng trước cửa hồi lâu. Tình yêu là gì nhỉ? Phải chăng là vô vàn nỗi nhớ, nhớ cảnh, nhớ người, nhớ giọng nói, nhớ tiếng cười, nhớ cả cái nhăn mặt, cái lườm nguýt. Sáng nhớ, trưa nhớ, chiều nhớ, tối nhớ, cả đêm cũng nhớ. Khi làm việc, lúc nghỉ ngơi, ra thơ vào thẩn, khi người ở lại, lúc hồn bay đi. Hay phải chăng yêu là sự thay đổi cảm giác. Từ thờ ơ sang sôi nổi, từ lạnh lùng sang nồng nhiệt, từ xa lạ đến thân quen. Ta khóc, ta cười, ta vui vẻ hay ưu tư chỉ bởi một người. Lòng trong như buổi sớm ban mai hay mịt mờ như những chiều bão tố chỉ vì hướng tới một người. Tình yêu thật phức tạp, thật đáng sợ. Làm thế nào bây giờ khi ta trót yêu nàng mất rồi. Chàng trai của chúng ta đã sa vào một cạm bẫy ngọt ngào. Chàng thương nàng thì đã rồi nhưng làm sao để nàng đáp lại, chỉ có ông trời mới biết. Vài ngày sau đó, Dương Vân đều t ình cờ có việc qua nhà nàng; đi dạo, đi thăm bạn bè hoặc đơn giản là đi lạc. Đã mấy lần trái tim thúc giục chàng dừng bước nhưng cái đầu ngoan cố vẫn bắt đôi chân vượt đi, thậm chí còn nhanh hơn bình thường. Chưa phải lúc, đến ngay e đường đột quá, chàng để dành dịp thuận tiện. Ngày một, ngày hai, ba đến ngày thứ bảy. Giống như bác quản gia, Dương Vân tin con số bảy. Chàng dừng chân trước cổng, không biết nàng có nhà không, gặp nhau thì nói điều gì, chàng nhìn qua cái cổng gỗ, cổng tre thêm ít gỗ thì đúng hơn, chàng nhìn thấy có ông già đứng ngoài vườn, sao bác nàng già thế, v à một chàng thanh niên, anh ta là ai, là bạn nàng, không, chắc là anh trai. Gọi cửa đi, trái tim giục. Thôi để khi khác, cái đầu bàn lùi. Chàng bỏ về không biết nàng vừa nhìn ra cổng. Lần thứ hai, chàng lên tiếng. Tiếng gọi mất hút, bà hàng xóm thò đầu ra nói: - Bác cháu nhà ấy đi thăm họ hàng rồi. Ông trời thích trêu người hay ông trời ghét kẻ thiếu quyết đoán. Nhưng ai gặp tình yêu đích thực chẳng thoắt biến thành nhát gan, giống các cụ bảo là bị cầm tinh. Đến các dũng tướng ngang dọc trên xa trường, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, về nhà nghe tiếng vợ quát cũng hồn bay phách lạc đấy thôi. Thua keo này ta bày keo khác, điều quan trọng là chớ có nản. Lần thứ ba là tình cờ thật. Cha sai chàng sang nhà tướng quân Lê Khắc Chinh trả cái lệnh bài khiển quân. Xong việc, chàng tìm nàng thì gặp người đàn bà trung niên ra mở cổng. - Cậu hỏi ai? - Dạ, bác cho cháu hỏi Ngân. - Cậu vào nhà đi. Bà đưa chàng vào gian khách, bước qua ngưỡng cửa, ngồi lên cái chõng tre. - Cậu hỏi cháu tôi có việc gì? - Dạ..dạ, cháu..bác là bác của Ngân ạ. Chàng lúng túng thấy rõ. - Cậu chưa trả lời tôi. B à bác lạnh lùng. - Cháu là bạn của Ngân, cháu sang chơi thôi ạ. - Nó mới có việc vừa ra ngoài. Cậu tên là Vân phải không? - Vâng đúng... N àng có nhắc đến tên mình. Chàng thoáng mỉm cười rồi tắt ngay trước vẻ mặt người bảo hộ khó tính. - Con bé có nói cha cậu làm cùng nghề với tôi. - Dạ ngày trước cha cháu buôn hàng chuyến, nhưng giờ thôi rồi. - Chắc ông ta định quay lại, nên sai cậu sang dò xét tôi phải không? Dương Vân nhăn nhó. Bà bác nàng nói vô căn cứ quá. - Phủ nhận hả? Nghĩa là cậu có mục đích ghê gớm hơn. Chàng phân vân không biết trả lời ra sao. - Tôi biết cả rồi. Bác ấy biết điều gì cơ nhỉ? Chàng trai chột dạ. - Tôi biết cậu là người tốt. B à bác cười xoà. Con bé bảo cậu đã giúp nó. Nó có vẻ quý cậu, cứ mong cậu đến chơi cho vui. ở Trong thành, con bé không có bạn, hết phiên lại về nhà, chẳng đi đâu. Chờ mãi chẳng thấy cậu sang, nó nghĩ cậu không nhiệt tâm lắm. Không nhiệt tâm lắm ư, mình chưa cháy thành than là còn may. Mình đúng ngốc tử. - Cậu lẩm bẩm gì thế? - Cháu theo cha ra ngoài thành mới về, thật có lỗi khi để Ngân phải đợi. Chàng nói dối. - Nó cũng nghĩ cậu bận việc nên không trách cậu... Hai bác cháu đang nói chuyện với nhau thì có khách, Dương Vân cáo từ. Quá tam ba bận vẫn không gặp. Chàng quyết định phải đến chỗ nàng hay đến. Vừa vặn ngày tiếp theo là phiên chợ Đông. Phiên chợ bắt đầu khi vừa quá Ngọ nên dùng xong bữa trưa, chờ cha đi nghỉ, chàng vội vã rời nhà. Còn sớm chàng đảo mắt nhìn, từ cửa Nam đi dần vào trong chợ xuyên sang cửa Bắc, vẫn chưa thấy bóng nàng. Chàng vòng lại, bình tĩnh tìm, hàng gạo, hàng rau quả, hàng bạc, hàng vải, hàng mã, hàng sắt, lại hàng vải, hàng đồng, hàng khô. Đây rồi, tim chàng nhảy loạn lên, nàng đứng kia. Bà bác đứng cạnh, nhìn quanh như muốn tìm ai. Chàng giả bộ lúi húi bên dãy hàng khô. Thấy một bà béo đi từ cổng vào tay xách cái giỏ mây, bác vẫy tay gọi: - Chị Thơi ơi. - Chị Hoa ra sớm thế. - Vâng, chuyện thế nào rồi hả chị. - Chị cho tôi thở đã chứ, chị thấy thằng Thái nhà tôi đến chưa? - Nó mới đến tức thì. - Vậy mình sang hàng tôi đi, kín hơn, chuyện quan trọng lắm. - Được, con trông hàng nhé. B à bảo Ngân. Nàng vâng dạ mỉm cười. Dương Vân lặng lẽ tiến sát hàng vải. - Mời anh vào xem hàng. A, hôm nay có người "đáo" chợ. - Không, tôi... anh đi mua đồ. - Thế ư, thế mà em tưởng anh ra thăm em. - Có, anh đi mua vài thứ, tiện vào thăm em luôn. - T.i.ệ.n.. N àng dài giọng. Anh mua được thứ gì chưa. Hỏi cho có chứ nàng biết tỏng. - Chưa, vì anh đang tìm mua vải. Nàng cười: - Hoàng đế tranh thủ, ngài mua vải về tặng người vợ thân yêu à? - Anh làm gì đã có vợ. D ương Vân nhăn nhó. - ý em là vợ hứa hôn. N àng không tha. Chàng lắc đầu quầy quậy. - Vừa thôi kẻo sái cổ, hay anh mua vải biếu cha. Chàng chộp ngay lấy cái lý do mang nặng tính hiếu thảo này: - Còn chín ngày nữa đến ngày sinh của cha anh. Anh đang định tìm một món quà ý nghĩa. - Đúng lúc quá, nhà em vừa nhập vải làng Mây, làng Bông. Anh xem chọn được không? Chàng lần mấy xấp vải, cha quen bận vải, lụa Trung Nguyên, một phần vì mẹ. Nhưng xem vải quê mình mềm mại đâu kém. - Tinh thật, loại anh cầm là loại tốt nhất đấy. Vải thấm mồ hôi, dệt đẹp, mặc nhẹ như bông, mùa hè mát, mùa đông ấm áp. Anh thích màu gì? - Cha thích màu trắng nên anh lấy xấp này. - Nhiều thế, anh tiện thể may cho cha cái chăn luôn? - Mua nhiều, phòng dịp khác còn dùng. - Bao biện, bao biện. C ô nàng chun mũi. Em nhận cả may vá nữa đấy. Anh tả hình dáng bác, em sẽ may bộ quần áo thật đẹp. - Còn gì bằng. Chàng phấn khởi, dạo này cha béo lên nhờ uống thuốc bổ của thầy lang Mập, làm vài động tác kèm lời. - Em giúp anh nhé. - Vâng. - Vậy thì tốt quá. Bao lâu.. bao lâu lấy được.. em? - Chỉnh chu cũng mất 4 ngày, buổi chiều anh đến nhà em lấy. - Được, buổi chiều, 4 ngày nữa. Chàng nhắc lại như lời hẹn hò. - Lần trước bác khen anh đấy. - Bác khen anh, chắc vì quý bạn của cháu. Chàng hí hửng. - Không quý lắm, bác khen anh lễ độ, thật thà. Nhưng chê là ăn nói kém do ở nhà được chiều. Bác còn chê..., n àng ngưng lại. - Bác chê những gì? Chàng bần thần hỏi. - Nhiều lắm, em không nhớ hết. Bác về rồi, anh thử hỏi xem. Chàng giật mình quay lại, bà bác đang trao đổi với bà hàng gạo. Nàng nói như giục: - Anh nhớ sang nhà lấy áo, đừng mất tăm nhé. - Vâng, thưa cô. Cô lấy bao nhiêu tiền? Chàng muốn vớt vát thêm vài câu nói. - Cả vải cả công là bốn trăm mười chín đồng, vì anh em lấy chẵn thành bốn trăm hai. - Đắt quá, thường chỉ khoảng ba trăm thôi. - Càng quen càng lèn cho đau, anh không đồng ý phải không? - Không, đồng ý chứ. Chàng nhìn nàng rồi miễn cưỡng bước đi. Bốn ngày sau, đúng hẹn chàng đến nhà nàng. Bác Hoa đi vắng vì ai đó đã nói trong chuyện tình cảm, đàn ông là người chủ động còn phụ nữ thì tạo ra sự chủ động. Hai người ngồi với nhau cả buổi, nói chuyện trên trời dưới bể. Họ hợp nhau lắm các bạn ạ. Chàng trai rõ ràng đã tìm đúng người. Bộ áo quần nàng may khéo léo và tinh tế đến nỗi ông bố khó tính cũng phải tấm tắc khen cậu con trai. Vạn sự khởi đầu nan, ông trời bảo: đầu đã xuôi thì đuôi sẽ lọt. Tôi thiết nghĩ không cần kể chi tiết lần tiếp theo chàng đến nhà nàng, lần chàng cùng mấy anh bạn vất vả bắt cái giếng cấp nước trở lại, những lần bà Hoa có thêm người trông hàng trong thời buổi khó khăn… Mười một tuần trăng, tôi vui mừng theo dõi chuyện tình cảm của đôi bạn trẻ, mỗi lần chàng nhận được sự đền đáp bằng ánh mắt, bằng nụ cười, bằng sự san sẻ, bằng nỗi đam mê của nàng, tôi đánh dấu bằng một đồng bạc vào chum. Phải xin lỗi vì nhờ tình yêu tuyệt vời của họ mà tôi trở thành phú ông. Tối qua cha về muộn, sáng dậy đi sớm cùng người mang lệnh tín. Cha thích giữ bí mật riêng mình. Hôm nay mẹ nàng dưới quê lên chơi, bà ở nhà cậu em ruột, nàng cũng sẽ ở đấy đến lúc mẹ về. Chàng muốn sang chào, nàng kiên quyết không cho. Chàng nhớ lại bộ dạng ngang ngạnh đáng yêu của nàng. Nàng có khuôn mặt tròn dễ thương, có cái trán dô bướng bỉnh, có cái mũi hếch hiện thân của tấm lòng rộng rãi. Nàng có đôi mắt biết nói, có nụ cười thật tươi, đôi má bầu bĩnh giấu rất kỹ cái lúm đồng tiền tinh nghịch. Nàng đẹp một cách sống động khiến chàng nhìn mãi không chán. Đến nỗi nàng phát bực mình, quát “quay đi chỗ khác, người đâu mà...”. Chàng biết mình thuộc về nàng từ buổi đầu tiên đến lúc cuối cùng, chàng sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để được ở bên nàng. Lão Tiền, lão quản gia thay thế, trợn mắt khi thấy chàng chạy vào ra khỏi phòng. Lão chưa kịp mở mồm hỏi, chàng đã ra đến đường, mong nàng chưa đi, chàng tự nhủ rồi gia tăng cước lực. Chàng chạy như ma đuổi, thoáng đã đến nhà nàng đúng lúc nàng bước ra. Bất ngờ khi thấy mặt, nàng ngạc nhiên hỏi: - Anh chạy đi đâu thế? - Anh có chuyện cần nói với em, một lúc thôi? Chàng thở hổn hển. - Việc quan trọng lắm à, nhưng mẹ em đang đợi. - Anh chỉ nói vài câu thôi. Anh vào được không? Nàng kéo cái cổng nói: - Thôi được. Vào trong nhà, bảo chàng ngồi trên cái chõng, nàng kéo ghế chờ đợi. Chàng để nhịp thở ổn định rồi cất tiếng, khó khăn và ngắn gọn: - Anh định nói là anh sẽ đi. - Anh sẽ đi đâu? - ái Châu. - Vì lẽ gì hả anh? N àng hỏi. - Vì chúng ta đang mất tự do, bao người phải làm thân nô lệ, bao người vùng tranh đấu quyết hy sinh thân mình dành độc lập cho đất nước. Trong khi anh hèn nhát trốn trong cái thành này, tận hưởng cuộc sống thanh bình giả tạo trên xương thịt đồng bào. Đêm nào anh cũng gặp ác mộng, anh không chịu được nữa, mọi thứ phải thay đổi. D ương Vân nói rất nhanh. - Cuối cùng anh cũng lựa chọn. Ngân thầm thì. Anh có thương em không? - Anh thương em nhiều lắm. Anh cần em, anh sẽ làm mọi việc miễn sao em được hạnh phúc. Hạnh phúc thực sự bền lâu. - Còn cha anh thì sao, em không tin bác sẽ đồng ý. - Cha luôn tôn trọng ý muốn của anh. Cha sẽ không cản vì đằng nào anh cũng quyết. - Em biết, anh quyết tâm ra đi.... Anh hãy đi đi. Nàng truyền thẳng vào mắt chàng sự quyết đoán kỳ lạ, sự đồng cảm ấm áp xen lẫn niềm khích lệ. - Em sẽ chờ đến lúc anh trở lại, trong ba năm. - Hết ba năm rồi sao? - Em sẽ tìm anh dù anh trốn nơi chân trời góc bể. - Có nghĩa là anh chỉ có ba năm tự do tự tại. Chàng đùa. - Không lâu vậy đâu. Mà gặp em chỉ để nói chuyện này thôi sao? - ừ, có thế thôi. - Vậy mình đi, anh cầm hộ em túi đồ. Nàng đóng cổng, kéo tay chàng nói: - Hết đoạn này rồi rẽ trái anh nhé. - Mình đi đâu đây? - Đến nhà cậu chứ đi đâu. Anh không muốn chào mẹ à? - Anh tưởng em nói không được? - Ngốc, em nói bao giờ. N àng trông thật ngây thơ. Chàng cố giơ tay cốc trán nàng. Họ trêu đùa vui vẻ làm con chích choè đậu trên cành cây dẩu mỏ hót theo. Tướng quân Lê Khắc Chinh nhìn thấy họ, ông cũng cười rồi tự nói với mình: - Ôi những người trẻ tuổi, họ mới hạnh phúc làm sao!