Hồi 5
Điện Kim Loan, Tôn Tẩn tới chầu
Trường diễn võ, Bàng Quyên thua trận

Từ Giáp lên núi Vân Mộng vào động Thủy Liêm ra mắt Quỷ Cốc,
Quỷ Cốc hỏi rằng:
- Tiên sinh lên làm chi nữa há chẳng tin lời tôi à?
Từ Giáp bèn đem việc mình ở dưới Ngụy triều bị treo tội, gia thuộc bị
bắt giam vào Nam lao mà thuật lại một lượt cho Quỷ Cốc nghe. Thuật rồi
nói tiếp:
- Sư cụ ôi! Người chết khó sống, biết làm sao mà cầu được? Ngày
nay tôi cầu không được Tôn Tiên sinh ắt cả nhà bị tội chết. Tôi không
còn mặt nào trở lại Ngụy triều xem gia thuộc bị phanh thây rồi tự mình
cũng bị lăng trì. Bây giờ tôi xin tới trước mộ phần của Tôn Tiên sinh
dùng cơm canh trí tế một lễ rồi tự vẫn cho yên thân. Ấy chẳng phụ lòng
cầu hiền tuân mạng vậy.
Quỷ Cốc nghe mấy lời cũng thương, song cơ trời đâu dám trái. Vậy
bèn sai đạo đồng bưng cơm canh đi trước với Từ Giáp ra phần mộ của
Tôn Tẩn rồi mình cũng lọm khọm đi theo sau.
Từ Giáp ra tới mộ phần sắp cơm canh, thắp nén hương, khấn vái âm
linh Tôn Tẩn, rồi kể lể nỗi khổ sở của mình, cầu hiền ba lượt, bị treo tội
thế nào, gia thuộc bị giam làm sao, đầu đuôi kể lại không sót, vừa kể lể
vừa khóc, Tôn Tẩn nằm trong mà nghe rõ sự tình như vậy cầm lòng
không được, nghĩ thầm rằng: "Dầu ta xuống núi ra mắt vua Ngụy có bị tai
nạn gì cũng không đến nỗi to như cả nhà Tứ Giáp hơn một trăm người vô
cớ mà chết oan". Nghĩ đoạn, Tôn Tẩn đạp vách mà ngã nhào rồi chui ra
nói với Từ Giáp rằng:
- Tôi là Tôn Tẩn đây, vì thương gia thuộc túc hạ sẽ vô cớ chịu chết
oan nên chịu xuống núi giải cứu.
Từ Giáp nghe mấy lời vừa sợ vừa mừng, sợ là sợ người chết sao còn
sống lại, mừng là mừng tánh mạng gia thuộc mình sẽ khỏi bị tru di.
Liền lúc ấy Quỷ Cốc đi tới, thấy Tôn Tẫn không vâng lời mình đã
chường mặt với Từ Giáp thì kêu lại và nói:
- Sao ngươi không giữ phép trấn áp của ta? Cái khổ một trăm ngày
nhịn chịu không được để gây thêm cái họa một ngàn ngày. Ngươi đi
chuyến này sẽ bị chập chơn.
Tôn Tẩn nghe nói cả kinh thưa rằng:
- Xin thầy dạy cứu cho con. Quỷ Cốc nói:
Đó là mạng trời ta không còn cách gì cứu được. Nay ta chỉ có một
vuông kiếm trần trao cho ngươi, hãy cất kỹ vào mình, khi nào trong tay
có saÜn binh quyền ra trận cướp thành sẽ dùng nó mà hóa binh hiển tướng.
Này, thầy cũng cho ngươi thêm một cái hộp, hãy giữ lấy, khi nào bị hoạn
nạn thì giở nó ra, tức khắc sẽ ccó cách cứu gỡ. Tuy bây giờ ngươi xuống
núi bị tai to họa lớn, song về sau sẽ được bá tước phong hầu.
Tôn Tẩn nghe dứt lời thầy tiếp lấy hai món bửu bối giắt vào trong
lưng rồi cùng Từ Giáp lạy tạ Quỷ Cốc mà xuống núi.
Tôn Tẩn theo Từ Giáp về triều yết kiến Ngụy vương. Ngụy vương cả
mừng nói:
- Đã lâu quả nhân nghe danh tiên sinh có lòng ước vọng, cớ sao ba
lần tiên sinh mới chịu đi?
Tôn Tẩn tâu:
- Nhơn vị hạ thần có ách số, thầy của hạ thần trấn yểm trong mã một
lúc cho tiêu tai, nên chẳng hay có chỉ của đại vương tới triệu. Ấy thật
đáng tội. Ngày sau bởi nghe Từ Giáp tế mộ, kêu khóc thảm thương, hạ
thần quên mình không màng tai họa chun ra theo Từ Giáp tới yết kiến
Đại vương, xin đại vương thứ tội. Ngụy vương gật đầu cả cười. Bây giờ
Bàng Quyên bước ra chào Tôn Tẩn bày tỏ tình bầu bạn ước vọng bấy
lâu. Ngụy vương cũng hạ lịnh tha gia thuộc Từ Giáp trở về nhà và gia
thăng Từ Giáp ba cấp: Liền ấy lại hỏi Bàng Quyên coi phải phong cho
Tôn Tẩn làm chức gì?
Bàng Quyên tâu:
- Tôn Tẩn mới vào nước Ngụy, chưa lập công gì, nếu phong quan e
hạ quan bất phục. Vậy nhân lúc ba muôn Ngự lâm quân chưa thông cung
tên võ nghệ, bệ hạ nên phong Tôn Tẩn làm chức Đoàn luyện xứ để diển
tập chúng nó. Khi nào diển tập xong sẽ phong chức cũng chaÜn muộn.
Ngụy Vương khen phải bèn phong Tôn Tẩn làm chức Đoàn luyện xứ
để diển tập Ngự lâm quân. Tôn Tẩn tạ ơn lui ra. Các quan văn võ cùng
tau chầu.
Ra khỏi triều, bọn từ giáp, Trịnh An Bình, Châu Hợi, Hầu Anh xầm xì
với nhau về việc Vua phong chức cho Tôn Tẩn không xứng. Ai nấy đều
nghỉ cách để khen Vua. Đợi tới buổi chầu ngày sau, khi bái yết xong, cả
bọn bèn quỳ xuống tâu rằng:
- Muôn tâu Bệ hạ Tôn Tẩn là bậc anh tài trong thiên hạ, ba lần cầu
thỉnh mới chịu xuống núi. Vậy đáng lẽ Bệ hạ phong cho chức trọng để
khuyến lệ anh hùng trong thiên hạ. Chớ như phong cho Y Đoàn Luyện xứ
e hẹp lòng Y, mà thiên hạ cũng chê Bệ hạ là không biết thâu tài thượng
sĩ. Nay chúng hạ thần có một cách hay rất tiện: Là ngự giá tái diển võ
tràng, hạ chỉ cho Bàng, Tôn hai người thử tài đối trận, nếu ai hơn thì được
ngôi cao hơn cả, ai kém thì truất cấp tước bổng để giúp quân nhu. Như
vậy kẻ chịu truất không buồn, ngoài thiên hạ khỏi trách. Xin bệ hạ minh
xét. Ngụy Vương nghe qua khen phải và nhậm tâu.
Ngụy Vương liền hạ lệnh các quan hộ giá ra diển võ trường. Tới nơi,
cho vời Tôn Tẩn tới trước mặt mà phán rằng:
- Quả nhân nghe khanh là người kỳ tài, vậy hôm nay hãy lựa một trận
linh huợt lập thử cho quả nhân xem.
Tôn Tẩn vâng mạng lui ra, lên ngựa tới giữa võ trường phất cờ ra
lệnh. ChaÜn bao lâu binh đội đã dan ra đúng hàng phải ngủ thành một trận
to.
Ngụy Vương thấy trận đã thành, bèn gọi Bàng Quyên tới bảo đi xem
trận. Bàng Quyên lên ngựa đi xem một hồi, không hiểu là trận gì, bèn
hỏi Tôn Tẩn rằng:
- Anh lập trận gì mà tiểu đệ xem không ra vậy hở Anh?
Tôn Tẩn đáp:
- Hiền đệ à! đó là trận ngủ hổ cáo sơn.
Bàng Quyên cả mừng sãi ngựa trở lại trước mặt Ngụy Vương tâu
rằng:
- Muôn tâu bệ hạ, trận nầy là một trận rất dể, hạ thần thường có bài
chơi. Nó tên Ngủ hổ cáo sơn trận.Ngụy Vương nghe dứt gật đầu, cho vời
Tôn Tẩn tới biểu bày trận khác. Tôn Tẩn lãnh mạng ra giữa võ trường
phất cờ ra lệnh, chaÜn bao lâu trận ngủ hổ cáo sơn biến thành một trật
khác. Ngụy Vương lại sai Bàng Quyên đi xem. Bàng Quyên xem giây
lâu, cũng chaÜn rõ là trận gì, lật đật tìm tới Tôn Tẩn mà hỏi:
- Anh à, trận nầy là trận gì mà tiểu đệ xem chaÜn ra?
Tôn Tẩn đáp:
- Có khó gì đâu hiền đệ, nói là trận nhất tự trường xà!
Bàng Quyên nghe xong chạy thọt lại tâu với Ngụy Vương rằng:
- Trận đó con nít nhà tui thường bày, tên nó là nhất tự trường xà, có
khó gì mà Tôn Tẩn lại lập cho bệ hạ xem.
Ngụy Vương nghe vậy tưởng Tôn Tẩn khinh mình nên không vui, liền
sai Hầu Anh tới bảo Tôn Tẩn hãy lập trận khác. Hầu Anh vâng lệnh,
chạy ra võ trường nói cho Tôn Tẩn hay rằng:
- Bệ hạ bảo ông lập trận khác, chớ trận Ngủ hổ cáo sơn thì Bàng
Quyên nói ông ta lập thường không lạ, còn trận Nhật tự thường xà thì
Bàng Quyên nói con nít nhà ông cũng lập được, dể lắm.
Tôn Tẩn nghe mấy lời, buồn lắm, trách thầm Bàng Quyên rằng: "Sao
nó lại vô lể như vậy. Nếu trận dể nó bày thường, con nít nhà nó lập chơi
thường, sao nó còn hỏi ra.Thôi để ta lập trận khác coi nó có biết hay
không? ". Ý đã định, Tôn Tẩn bèn phất cờ ra lệnh biến cải đội ngủ, bày
lại một trận khác.
Ngụy Vương thấy trận bày xong, hạ lệnh Bàng Quyên đi xem. Bàng
Quyên xem không hiểu trận gì, lăn xăn tới hỏi Tôn Tẩn rằng:
- Anh lập trận gì nói cho em biết với! Tôn Tẩn cười rằng:
- Em khéo hỏi khó anh thì thôi. Trận nầy em lập thường mà!
Bàng Quyên nói:
- Đâu có, em chaÜn biết thì làm sao mà lập được.
Tôn Tẩn nói:
- Em không lập thì trẻ nhỏ nhà em nó lập nó chơi.
Bàng Quyên nghe mấy lời mặt thẹn đỏ bừng, nghỉ thầm rằng: "Mấy
lời ta nói lén với Ngụy chúa, có đứa mách thót cho anh nầy hay! Lạ
quá!". Nghỉ đoạn quầy ngựa trở lại tâu với Ngụy chúa rằng:
- Tâu bệ hạ, trận nầy tên là bại gia vong quốc trận.
Ngụy Vương cả giận nói:
- Sao lại lập trận bất lợi như vậy? Thật hắn khi qủa nhân lắm rồi!
Nói dứt lời, Ngụy Vương cho vời Tôn Tẩn tới mà quở rằng:
- Sao khanh khi dể trẩm mà lập trận bại gia vong quốc như vậy?
Tôn Tẩn tâu:
- Hạ thần học binh thơ từ nhỏ, chưa từng thấy trận nào tên bại gia
vong quốc cả. Nếu người nào đặt tên trận quái như vậy thì phá thữ xem
sao. Nếu phá được thì hạ thần sẽ nhận là thì tên trận bại gia phong quốc
và chịu tội chết.
Bàng Quyên nghe mấy lời, bước tới nói:
- Anh hãy chờ coi em phá trận đây!
Tôn Tẩn nói:
- Không được, em phá trận nầy thì tình nghĩa bầu bạn chúng ta khi
xưa còn gì?
Bàng Quyên nói:
- Không hại! Nếu em không phá thì ai phá được. Em quyết lòng phá!
Tôn Tẩn nói:
- Em quyết lòng phá thì anh không cản song anh dặn cho, khi em
đánh qua cửa đông gặp hai người đội mão vàng, mặc giáp vàng kêu tên
thì đừng thưa. Như vậy may mới khỏi hại.
Bàng Quyên không tin lời, tưởng là Tôn Tẩn phỉnh mình nên lập tức
nai nịt lên ngựa xông vào giữa trận.
Tôn Tẩn thấy Bàng Quyên vào trận bèn đọc linh văn. Giây lát trong
trận có sa mù, Bàng Quyênthất kinh không biết đường ra, chỉ đứng một
chổ mà đánh cầm chừng thôi. Đánh một hồi, nghe bên hướng đông có
tiếng kêu:
- Bàng Quyên phò mã, hãy qua đây ta cứu cho.
Bàng Quyên dòm lên thấy hai người đội mão vàng mặc áo giáp vàng
bèn ứng tiếng rồi chạy theo. Bàng Quyên chạy tới đâu cũng nghe tiếng
reo hò dậy đất rền trời. Tôn Tẩn thấy Bàng Quyên chạy tới gần mình bèn
móc dây Hồng cẩm quăng ra, Bàng Quyên bị dây ấy giựt té xuống đất.
Các quan tướng và quân sĩ tại võ trường thấy vậy đều cất tiếng cười xòa.
Ngụy Vương cũng chẳng nín được cười. Bàng Quyên bị đánh té, mắc cỡ
vô hạn.
Ngụy Vương cho vời Bàng Quyên tới hỏi rằng:
- Khanh tự xưng kỳ tài, lập bài Đại ngôn thách thiên hạ, sao hôm nay
phá trận lại bị Tôn Tẩn đánh té như vậy?
Bàng Quyên không lấy lời gì đáp, cúi đầu lui ra. Ngụy Vương lại cho
vời Tôn Tẩn tới phán rằng:
- Nghe danh khanh đã lâu, nay mới thấy tận mặt là kẻ có tài cao phép
lạ. Trẫm muốn phong khanh chức Đại phu, song hôm nay trời đã tối vậy
hãy tạm hoãn lại ngày hôm sau.
Tôn Tẩn dạ dạ rồi bái tạ lui ra. Ngụy Vương cũng hạ lịnh cho bá quan
hộ giá về triều.
Chiều ngày ấy Bàng Quyên không vui về phủ mà lòng vẫn căm giận
Tôn Tẩn. Thoại Liên công chúa hỏi gì cũng không đáp, cứ đi thẳng vào
thơ phòng mà ngồi. Đương lúc nghỉ ngợi, Bàng Quyên bổng đánh tay
xem lại, biết đêm ấy lối canh ba điểm, có hỏa tinh giáng phàm, ắt hoàn
thành có lửa cháy, vậy bèn nghỉ ra một kế, cho vời bộ tướng là Hà Mậu
Tài tới mà dạy rằng:
- Ngươi nên cải trang là quan Cẩm y thị vệ của vua, tới ra mắt Tôn
Tẩn nói rằng: Quan coi đài thiên văn cho hay trong đêm nay, lối canh ba,
có hỏa tinh giáng thế. Vậy vua cho mời Tôn Tẩn tới trấn yểm hoàn thành
chớ nên chậm trễ. Ngươi làm xong việc này ta sẽ trọng thưởng. Điều cần
nhứt chớ cho Tôn Tẩn biết ta sai mi đi!
Mậu Tài vâng lời lập tứcgỉa dạng tới ra mắt Tôn Tẩn mà nói như lời
Bàng Quyên dạy rồi quay về.
Sau khi Mậu Tài cáo từ, Tôn Tẩn xủ quẻ biết thiệt có hỏa tinh giáng
thế, bèn lập tức điểm ba ngàn quân ngự lâm chia một nửa cầm trống và
chiêng, một nửa cầm nhánh đào bát nước, rồi kéo thẳng vào hòan thành.
Tôn Tẩn bỏ tóc xả, cầm bảo kiếm niệm chú, rồi hạ lịnh ba quân đánh
trống khua chiêng và nhúng nhánh đào vào bát nước rải khắp các cửa
vừa làm vừa reo hò, cố ý làm cho hỏa tinh phải lánh nơi khác.
Đêm ấy, Ngụy Vương ở trong nội, nghe tiếng vang động bèn hỏi nội
quan. Nội quan tâu:
- Nếu có việc gì biến loạn thì đã có tin báo. Nay không tin báo ắt vô
sự.
Ngụy vương an lòng. Đến sáng ra triều, đủ mặt các quan. Ngụy
vương bèn phán hỏi chuyện ban đêm. Bàng Quyên bước ra tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, đêm hôm Tôn Tẩn mưu lòng phản phúc, kéo mấy
ngàn ngự lâm quân tới phá cửa Nam. Thần hay sớm nên chỉ dùng một kế
đã lui được rồi. Ấy thật là hồng phúc của bệ hạ vậy.
Ngụy vương nghe qua cả giận, hạ lịnh bắt Tôn Tẩn giam vào Nam lao
và tru lục cả đoàn ngự lâm. Bàng Quyên lại tâu rằng:
- Tôn Tẩn tạo phản, tội không thể dung. Chớ như muôn quân ngự lâm
chưa chắc là vây cánh của nó hết. Nếu nhất luận giết sạch e có điều oan
uổng.Xin bệ hạ rộng suy. Còn Tôn Tẩn, vừa tới nước Ngụy đã ỷ thế đánh
ngã hạ thần, cố ý khi dễ nước Ngụy không người lượng tưởng, kế đó lại
thâu phục quân ngự lâm để tạo phản. Cha mẹ của nó ở bên nước Yên lại
là thân thần của Yên, trách gì chẳng mong thâu nước Ngụy cho Yên. Đó
thật là mối họa bên vách của nước Ngụy ta vậy. Xin bệ hạ sớm lo kẻo
rồi trở tay không kịp.
Ngụy vương nghe dứt mối giận càng thêm, liền hạ lịnh cho Bàng
Quyên đem năm ngàn binh đao phủ đến đánh bắt tôn Tẩn đem ra giữa
chợ Vân Dương mà chém đầu răn chúng. Bàng Quyên vâng chỉ, đem
binh tới bao vây phủ Đoàn luyện. Tôn Tẩn không rõ chuyên gì, cứ ra tiếp
Bàng Quyên như thường, Bàng Quyên nói:
- Trời làm nghiệt còn có thể trái, tự mình làm nghiệt khó mà sống.
Hồi hôm anh đã làm một việc khá to chớ?
Tôn Tẩn nói:
- Có chuyện gì đâu, chẳng qua anh phụng mạng trấn yểm hoàn thành
ngừa mạng họa tinh mà thôi.
Bàng Quyên nói:
- Anh vâng lịnh trận yểm thì đi một mình sao lại đem quân binh khua
chiêng gióng trống la hét có ý tạo phản. Vì anh làm rối kinh động thánh
giá ngài bắt tội tới em, rằng chúng ta hẹn nhau xuống núi mưu đồ cướp
non sông nước Ngụy. Em hết sức phân trần may được khỏi vạ, nhưng
Ngụy vương lại sai em đem binh sang bắt anh đem ra chợ Vân Dương
chém đầu răn chúng. Vậy anh hãy chịu trói đi!
Tôn Tẩn nghe nói hoảng kinh chưa biết nói sao, thì Bàng Quyên đã
hạ lịnh binh đao phủ áp bắt trói Tôn Tẩn rồi địu luôn ra chợ Vân Dương.