-Cô Hoàn bên Mỹ nhận được tin chồng mình còn sống đang đi tim mình tại quê nhà, cô đi Thẩm-mỹ-viện sửa lại sắc đẹp cho cô trẻ lại như con gái, mặc dầu năm nay tuổi của cô đã ngoài bốn mươi. Cô ra lệnh cho hai ông con rể lo thủ tục giấy tờ và vé máy bay để cô bay về Việt-Nam thăm Bố. Năm 1977 trong thời gian mới giải phóng, tình hình chính-trị chưa được ổn-định, thời còn quan-liêu bao-cấp, thời ngăn sông cấm chợ, nội bất xuất, ngoại bất nhập, thế mà cô Hoàn từ Huê-Kỳ bay về Việt-Nam một cách dễ dàng như đi chợ, để thăm chồng, thăm bà con làng xã. Vì không có thời-gian cô đi khắp nơi thăm hết bà con làng xã, bà con ai được tin cô về tới thăm thì dược cô tặng 500$ tiền VN hồi đó, quy ra tiền bấy giờ là 50.000$ VN, nên bà con đồn-đãi ra trên làng dưới xóm họ rồng-rồng kéo nhau đến tấp-nập thăm cô, bất cứ bà con hay người dưng nước lã, cô cũng tặng tiền như nhau, nên bà con làng xóm ai cũng mến cô. Cô có hai thằng cháu cũng lớn tuổi sấp xỉ bằng cô, là con của ông anh ruột hai Hành bị Pháp giết bỏ mất xác, cậu anh gia-đình đóng 5.000$ Đông-Dương cho VM đưa ra Bắc học để sau này báo thù nhà, trả nợ nước. Khi giãi phóng trở về dược cấp nhà đất, thì o cho tiền ít, còn cậu em đi theo lính Ngụy khi giải phóng trở về ruộng đất cha ông bị đưa vào tập thể, gia-đinh cậu quá nghèo khổ, thất cơ lở vận, ở cái nhà xập-xệ dột nát, chỉ ăn khoai mì, bobo khoai lang mà sống, nhìn thấy thật bi thảm, thi cô cho nhièu tiền hơn và cung cấp tiền xây cho cậu một nhà to lợp ngói để gia-đinh cậu ở và thờ phụng tổ tiên. Ông em đi sai đường lối đáng lẽ cô phạt mà cô lại ưu-tiên hơn, thế mới tréo cẳng ngỗng. Thời gian cô và ông Thanh ở lại nhà cháu, tại làng Phú-Mỹ ông Thanh thấy cô cho tiền bà con nhiều quá, ông tiếc của sốt ruột bảo với cô nên di tản địa điểm cư trú. Sau mấy ngày thăm viếng bà con cháu chắt thỏa mãn, cô dắt ông Thanh bay vào Sài-Gòn thuê khách sạn lưu trú, chung sống với nhau, để có không-gian, thời-gian yên-tĩnh, cô thuyết-phục dụ-dỗ chồng cô bỏ Đảng theo mẹ con cô để sang Huê-Kỳ sum-họp gia-đình. Khi đến Sài-Gòn cô thuê phòng khách-sạn hạng nhất, nghỉ ngơi cho thoải-mái, ngày hôm sau cô mới bắt đầu câu chuyện. -Hồi đầu cô dỗ ngon dỗ ngọt đi theo cô để sang Mỹ, ông chẵng thèm nghe. Ông Thanh nói: -Thời mình còn thanh-niên, trốn chui, trốn nhủi, chịu đói, chịu rét, vào sinh, ra tử, trường-kỳ kháng-chiến, mười năm gian-khổ đánh đuổi được quân Pháp, đình chiến em ở nhà nuôi con phụng-dưỡng cha mẹ, anh còn tập- kết ra Bắc tiếp tục nhiệm-vụ hai mươi năm chống Mỹ, hôm nay mình đã thắng Mỹ. -Đất nước được độc-lập thống-nhất, em biết không? Anh đã góp công sức hết hai phần đời người, trung-thành với Đảng mới được ngày hôm nay, em xúi-dục anh bỏ Đảng theo mẹ con em là bỏ thế nào được. Ông nói tiếp, tôi không thể bỏ Đảng đi theo Mỹ được, cô đừng nằm mơ, cô biết không? Hành-động như vậy là phản-bội lại nhân-dân, phãn-bội Tổ-Quốc, tội nầy trời không dung, đất không tha, ai đời đi đánh Mỹ rồi lại theo Mỹ răng được, không thể. Cô Hoàn cứ ung-dung tự-tại lắng tai nghe ông nói cho hả dạ không cãi lại một lời nào cả, sẳn đà ông moi hết những gì ấm-ức trong lòng từ lâu, ông xổ ra hết muốn toẹt cả móng heo. Ông còn trách mắng cô Hoàn những câu thậm tệ, ông bão cô quên hết lời thề hẹn, trong ngày chia tay tạm biệt ra Bắc tập-kết. Ông bảo cô Hoàn là con người một dạ hai lòng, gió chiều nào cờ bay theo chiều nấy, dắt con của ông đi theo Mỹ là phản-bội lại ông và Tổ-Quốc. -Cô Hoàn rất vui, cứ tươi như hoa, chẳng nói, chẳng rằng, cô đưa tay lên ngực của ông vuốt-vuốt ba cái, rồi lại thơm vào má của ông hai cái để cho ông xuống cơn nóng dận, cô xem lại đồng hồ đã điểm Oh40, cô bảo: -Những gi anh nói ra em đã nghe hết và hiểu rõ, thôi khuya lắm rồi mình đi nghỉ đi anh, còn chuyện gì tối mai tiếp-tục. -Qua ngày mai cô cũng ngọt-ngào khuyên nhủ anh nên suy nghĩ cho thật kỹ, em sẽ lo cho sang Mỹ vợ chồng cha con sống đoàn-tụ với nhau. -Đầu óc, bụng ruột, đến cử chỉ của ông Thanh càng cứng nhắc hơn, ông tưởng cô Hoàn đuối lý nên chẵng phản-đối lời nào. Ông lầm to. Ông Thanh nói tiếp: -Đối với Tổ-Quốc thì em đã có lỗi rõ ràng, còn về tình sâu nghĩa nặng phu-thê, thì anh cũng thông-cảm cho hoàn-cảnh và thời-thế mà tha-thứ, anh cũng cám ơn em trong khi vắng anh, em một lòng chung-thủy ở một mình nuôi con mà không đi lấy chồng khác. -Nếu hiện nay mà em vẫn còn yêu anh như ngày nào, thì em hãy bay về Mỹ bàn lại với hai con và hai cái thằng rể, rồi thu- xếp về lại VN ở với anh là hợp tình hợp lý nhất, để chúng ta hưởng-thụ hạnh-phúc tuổi già. Con cái lỡ sang bên ấy rồi cứ để tụi nó sống, em cứ coi như anh chẳng có con cái gì cả. Em cứ làm theo ý anh là vợ chồng ta trọn tình, trọn nghĩa, mà riêng anh cũng tránh được cái tiếng tăm phản-bội bỏ Đảng, bỏ Tổ-Quôc. -Cũng đáng khen cho cô Hoàn chịu ẩn-nhẫn cứ im-lặng để cho ông nói, cô cứ lắng tai nghe để cho ông trút hết cái bầu tâm-sự cho sạch-sẽ không còn gì để nói nữa. -Bây giờ cô Hoàn mới hỏi ông: -Anh còn gì để nói nữa không? Ông Thanh trả lời: -Không, những gì cần nói anh đã nói với em hết rồi. Cô Hoàn: -Khuya lắm rồi anh! minh đi nghỉ đã, ngày mai thư-thả em sẽ đáp lễ theo ý kiến và nguyện-vọng của anh. Sáng nay vợ chồng ăn điểm tâm xong, cô điện-thoại mướn một chiếc xe con rất đẹp để đưa ông Thanh đi xem quang-cảnh thành-phố Sài-Gòn, cô bảo tài xế nơi nào có lầu- đài đẹp, phong-cảnh đẹp anh đưa vợ chồng tôi đến đấy để xem, rồi cô bảo tài xế chạy chậm-chậm khắp Sài-Gòn Chợ-Lớn cho Ông Thanh xem cho đã đời choá mắt, đến giờ ăn cô bảo tài xế, nhà hàng ăn uống nào sang nhất, ngon nhất, có tiếng tăm, anh đưa vợ chồng tôi đến đó để dùng bữa. Bác Tài cũng tinh mắt biết vợ chồng cô là Việt-Kiều nên Bác chìu hết cỡ. Sau khi ăn uống ở tại nhà hàng xong, Bác tài đưa vợ chồng cô về trả lại chỗ khách-sạn cô mướn để ở mấy hôm nay, cô trả công cho Bác Tài bằng tiền đôla sòng phẳng. -Hai vợ chồng nghỉ ngơi, chiều lại cơm nước xong xuôi như mọi ngày trước. -Hai hôm liền cô Hoàn nhường cho ông Thanh trút cạn bầu tâm sự, cô không xen vào lời nào cả. -Cô Hoàn rất khôn, cô đề nghị trước khi đối đáp những lời ông Thanh phê-bình chỉ-trích cô liên-tiếp hai hôm vừa rồi. -Cô Hoàn nói: Hai hôm vừa rồi là em nhường-nhịn để anh trút bàu tâm-sự cho nhẹ-nhõm tâm-hồn của anh, hôm nay là hôm thứ ba, anh không có gì nói nửa thì anh nhường lại thời- gian để em đáp-từ lại những câu chuyện mà anh đã nói với em hai hôm nay nhé! -Ông Thanh: -Có gì em cứ nói, anh sẵn-sàng nghe đây. -Cô Hoàn Hỏi ông Thanh: -Hôm qua mình đi dạo quanh thành-phố, anh thấy thế nào? Ông Thanh trả lời: -Cũng đẹp, cũng nhộn-nhịp xe-cộ, lầu-đài cũng đồ-sộ, đâu có thua gì Hà-Nội. Nhà hàng ăn uống cũng sang-trọng và ngon miệng. Cô Hoàn nói: -Bây giờ buôn-bán, nhà hàng, khách-sạn, vui chơi giải-trí chưa được năm phần trăm hồi còn chiến-tranh, hồi còn Mỹ đóng quân tại đây, vui chơi, buôn-bán, xe-cộ nhộn-nhịp gấp trăm lần, đây là Thủ-Đô của chế-độ cũ thời còn chiến-tranh. Bây giờ thành-phố buồn quá không vui nhộn tấp-nập như trước ngày còn chế-độ cũ. Ông thanh ngơ-ngáo chẳng hiểu gì cả. - Ông hỏi lại: -Tại sao hoà-bình độc-lập mà lại buồn? Cô Hoàn: -Tại vì nhà nước ngăn sông cấm chợ và Mỹ cấm vận Việt-Nam. Cô Hoàn nói: -Thôi tạm ngừng mấy chuyện vớ-vẫn này đi. -Bấy gìơ anh hãy lắng tai nghe em nói đây. -Anh phê-bình, chỉ-trích em có sáu điễm và đề-nghị một điều sau cùng. -Em ghi nhận vào trong lòng em đầy-đủ. -Em xin giải-đáp từng điểm một, để anh dễ hiểu: -Thứ I.- (1 điểm). Quên lời thề: -Ngày anh lên đường tập-kết ra Bắc, em đem con về ở làm dâu bố mẹ anh, một lòng chờ chồng nuôi con, phụng-sự cha mẹ anh khi tuổi cao sức yếu, khi qua đời. Em lo ma chay tống-táng mồ yên mả đẹp, tìm nơi yên-ổn buôn-bán tần-tảo sống một mình nuôi con, không đi lấy chồng khác. Chờ đợi anh cho đến bây giờ. Mà anh bảo em quên lời thề là quên chỗ nào được. -Thứ II.- (2 đ.). 1.-Một dạ hai lòng. 2.- Gió chiều nào phất cờ chiều nấy: -Anh thử nghĩ, em không chồng một tay ôm hai đứa con dại, khi quê-hương mất an-ninh, bom đạn nhà tan cửa nát, mẹ con em không thể sống được, tìm nơi yên-ổn buôn-bán tảo-tần nuôi con khôn lớn cho ăn học thành-đạt, dạy-dỗ nên người, lo gả chồng đàng-hoàng. Thời chiến-tranh em hai bàn tay trắng mà làm được như vậy thì quá sức tưởng-tượng. -Thời-gian vắng anh trên hai mươi năm em chăm lo nuôi con không tham-gia việc gì trong chính-quyền chế-độ cũ, anh có tin hay không tuỳ ý, đến nỗi con anh trưởng-thành rồi mà em chẳng muốn gả cho những người làm việc cho chế-độ Sài-Gòn và Mỹ. Anh ơi: việc đời đúng hay sai làm sao chúng ta hiểu nổi, đúng với hôm nay nhưng ngày mai sai bét, sai hôm nay mà ngày mai kia thì đúng, mà lại càng quá đúng cũng nên, thời-gian thay đổi mãi, tình-thế rồi đây cũng phải đổi thay, không có gì bình-thường lâu dài được. Anh nên nghĩ kỹ mà xem. Em đã suy nghĩ muốn bể cả đầu óc, em mới cho phép hai con tuỳ ý kén chồng. Hiện nay hai con gái của mình đã có gia- thất. Chồng của con mình cũng có địa-vị trong xã-hội giàu-có sung-sướng, hạnh-phúc là tốt rồi, đấng làm cha mẹ nuôi con chi ước-ao như vậy là đủ rồi, chẵng còn gì hơn, dù ở đâu cũng được, đất lành chim đậu. Còn anh nói em theo Mỹ, Không bao giờ. Em chỉ theo con. -Thì làm sao mà một dạ hai lòng, gió chiều nào cờ phất chiều ấy được. -Thứ III.- (3 đ.). 1.- Anh bảo em phản bội anh. 2.-Phản bội Tổ-Quốc. 3.-Dắt con anh đi Mỹ. -Em vẫn giữ trọn lời thề cho đến ngày hôm nay, đêm ngày em thường nguyện-cầu cho anh được sức khoẻ, em thường ước mơ có ngày vợ chồng gặp nhau, em ở bên Mỹ dù xa xôi vạn dặm, được tin anh còn sức khoẻ về làng tìm em, em mừng quá bay về liền để thăm anh. Em chẵng làm điều gì có tánh cách chống lại dường lối của Đảng của Cách-Mạng và Nhà-Nước, lo làm ăn nuôi con, không tham gia cộng tác với chế-độ cũ và Mỹ. -Con của anh qua Mỹ sinh sống, là vì phận con gái giữ đạo tam tòng. Có câu ca dao, tục ngữ: Lấy chồng thì phải theo chồng, Ơn cha để đó nghĩa chồng phải theo. Lấy chồng thì phải theo chồng, Chồng vô hang rắn hang rồng cũng vô. (Lấy gà theo gà. lấy chó theo chó). -Anh xa vợ con hơn hai mươi năm không có tin tức, mẹ con em chẳng biết ngày nào đất nước được giải phóng, không biết anh còn hay mất, lúc nào anh về lại với mẹ con em, mà ở VN chờ đợi anh về. Anh không về thì em già yếu rồi sống với ai, nên em phải theo con, chứ anh bảo em theo Mỹ ai cho theo mà theo. -Em chẳng phản bội ai cả, em cũng chẳng dắt con anh theo Mỹ. Thứ IV.- 1.- Điều yêu-cầu. -Ông Thanh yêu cầu cô Hoàn về VN sống, để hưởng thụ tuổi già. -Cô Hoàn phân tích cho ông Thanh hiểu. Để ông đi theo cô. -Vợ chồng mình tuổi tác đã nhiều rồi, tính đến năm nay tuổi anh trên năm muơi, em cũng gần xấp-xỉ, đã tuột xuống cái dốc bên kia rồi, đâu có còn non trẻ gì nữa, tuổi này mình nên lo hậu sự thì tốt hơn anh ơi! -Có câu tục ngữ: -Trẻ cậy cha, già cậy con. Vợ chồng mình đã già rồi, đi theo con để nhờ con. Tại sao đầu óc của anh lại cứng nhắc như vậy, cái gì anh cũng dành phần thắng về anh cả. Việc gì anh cũng bắt em theo anh. Tại sao anh không theo mẹ con em một chuyến thử xem. -Anh không theo mẹ con em anh ở VN anh được cái gì nào? Anh trả lời cho em nghe đi! Ông Thanh bí quá trả lời cụt lủn, chỉ được Bằng Khen, Lời Khen. Rằng: Anh tham gia cách mạng đánh thắng Pháp, rồi thắng Mỹ, thật là Anh-Hùng, Anh-Dũng đó sao. -Cô Hoàn nói: Thắng thì cũng đã thắng rồi, khen thì cũng được toàn dân khen, trên đài báo và cả Thế-Giới khen quá thể rồi sao, anh còn đòi gì nữa? -Em hỏi anh? Bằng-Khen, Người Khen, anh thữ nghĩ có được đồng tiền bát gạo nào để mình sống qua ngày không? Em hiểu quá, không bao giờ có chuyện đó. -Anh ơi! Có câu tục ngữ: em nói để anh nghe cho vui nhé. -Ông Thanh: anh đang nghe đây mà, không những nghe, mà còn nghe rỏ, em cứ tiếp tục. -Cô Hoàn: làm cho người khen ho hen hết nổi, Làm cho họ chê ngũ nghê sung-sướng. -Hai vợ chồng phì cười xé tan bàu không-khí. -Cô Hoàn xem đồng hồ rồi nói: -Khuya rồi anh ơi! Mình đi nghĩ đã, ngày mai tiếp tục. -Đêm nay nữa là qua đêm thứ tư. Vợ chồng cô cũng tại khách sạn Sài-Gòn. Cô Hoàn hỏi ông Thanh: -Miền Nam giải-phóng gần trọn hai năm, anh hồi hương về quê mình. Cách-Mạng có cho anh làm chức-vụ gì lớn không? Ông Thanh trả lời chẳng có làm chức gì cả. Cô Hoàn hỏi vì sao không làm gi? Ông Thanh nói: -Vì mẹ con em theo Mỹ thì ai cho làm. -Cô Hoàn: Em hiểu rồi anh đừng có bịa đặt, vì anh già rồi chỉ còn lại cái xác phàm chẵng làm gì được, họ cho anh về vườn là phải. Anh nên nghe theo em đi, đừng có cứng nhắc mà suốt đời phải khổ, và cũng tựa hồ như con ếch nằm đáy giếng mà thôi. -Em cũng hiểu rõ những câu văn kích-động tuổi trẻ, thời anh và em còn thanh-niên: Nợ nước trước tình nhà, câu này dành cho tuổi thanh niên mới lớn còn hăng say bầu nhiệt huyết. -Còn anh và em đã đóng góp công sức hết hai phần đời người, đã trả xong nợ nước rồi. Thì cũng phải có tình nhà một chút chứ. Dù sao mình cũng là một con người như mọi người khác, có phải là Thần Thánh gì đâu. Anh đã bỏ cha già mẹ yếu, vợ dại con thơ, tình làng, nghĩa xóm đi làm Cách-Mạng ba mươi năm. Cũng may sao em vướng bận hai đứa con của mình, ở nhà nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ già thay anh. Không thì chữ Hiếu ai lo cho anh. Nếu không có em, thì anh được chữ Trung mất chữ Hiếu, anh là con người có kiến thức, đạo làm trai Trung, Hiếu vẹn toàn, nếu không có em giúp một tay, thì bản thân của anh công thì ít tội lại nhiều. Vợ chồng mình Trung Hiếu đều toàn vẹn. -Tuổi già rồi đừng nên mơ-mộng hão-huyền, anh nên thủ phận giữ-gìn sức khoẻ, tìm nơi có thuốc-men tốt để điều-trị cái bệnh già của anh đi càng sớm càng tốt, để sống với vợ con, ít năm nửa của quãng đời còn lại, việc nước non nay đã ổn-định, để nhường lại cho thế-hệ con cháu họ lo. -Những lời của em nói, anh nghe có phải không anh? -Ông Thanh: -Phải phải, còn gì em cứ tiếp-tục, anh đang nghe. Cô Hoàn: -Đất nước mình bị chiến-tranh lâu dài, mới được giải-phóng, kinh-tế còn khó-khăn, chế-độ quan-liêu bao-cấp, ngăn sông cấm chợ, lại bị Mỹ cấm vận. Đồng-Bào đói-khổ. Em nhìn thấy mà chính anh cũng chứng kiến. Bà con của mình trong làng Phú-Mỹ, quần áo thi mặc bằng vải bao đựng cát làm công sự chiến-đấu của Mỹ, còn thức ăn thì khoai lang, khoai mì và bo-bo, không bằng thực-phẩm cho súc-vật ăn, em nhìn thấy họ ăn, mà đứt cả đoạn ruột. Anh còn bão em về nước sống với anh, để hưởng-thụ hạnh-phúc tuổi già, em buồn cười thật, em mà về VN lúc này thì chết đói với anh cho có đôi, chứ hạnh-phúc cái nổi gi? -Anh nên suy nghĩ lại thật kỹ một lần cuối nữa đi, đồng ý đi theo mẹ con em, để em còn lo thủ-tục bảo lãnh. Đừng chần chừ rồi mai này không kịp hối. -Nếu anh không chịu theo em theo con thì anh cứ ở đây với Đảng mà phục vụ Tổ-Quốc. -Em cũng đóng góp sức lực mười năm chống Pháp, còn anh ba mươi năm chống Pháp rồi lại chống Mỹ, mà chưa đủ hay sao? -Anh nên nhường lại trách-nhiệm phục-vụ Tổ-Quốc cho thế hệ con cháu không thì nó bị thất nghiệp mất. -Bộ anh tưởng VN bây giờ không còn người nào tài giỏi như anh nữa hay sao? Anh có muốn phục vụ cũng chẳng ai cho. Họ cho anh nghỉ dưỡng già mà thôi. -Anh không biết lo cái thân già đa bệnh, thương đến vợ nhớ đến con. Đi lo những chuyện “bao đồng chí đìa, những chuyện voi chết không hòm, có Mợ thì chợ vẫn đông, không Mợ thì chợ vẫn đông như thường”. Đã già khụ-rụ rồi mà chẵng lo bản thân, chẳng lo cho con vợ. Thật là ngớ-ngẩn và vô lý. Em khuyên anh một lần cuối cùng này nữa, anh nên trả lời gấp, để em còn thu xểp trở về Mỹ, giấy phép về VN đã gần hết hạn rồi. Anh mà không nghe em dạo này em về Mỹ ở luôn, không bao giờ về lại VN, em đã mang tiếng phản bội, thì phản bội luôn, đi theo Mỹ thì đi luôn. Ông Thanh: -Em nói cũng phải lắm, nhưng muộn quá mình nên nghỉ ngơi cho có sức khoẻ, sáng mai anh trả lời sớm. -Sáng mai vợ chồng thức dậy, vệ-sinh, thể-dục, rồi ăn điểm tâm thoải mái. -Ông Thanh: Đêm nay anh không ngủ được nằm suy nghi kỹ. -Em hoàn toàn đúng. Anh sai rồi, những lời anh nói oan ức với em cho anh xin lỗi. Em có tha thứ cho anh không? Cô Hoàn: chẳng có chi mà tha với thứ, vợ chồng mà anh! -Anh nhất trí và đông-ý theo mẹ con em, chứ em đừng có bắt anh theo Mỹ nghe chưa. Ông Thanh tếu cho vui. -Cô Hoàn: Ô kê năm bờ oan, ít nhất cũng phải như vậy mới khôn mới ngoan. Hai vợ chồng cười với nhau vui vẻ. Ông Thanh: -Em của anh quá khôn khéo. “Có câu Kiều: Việc đời tri quá thì nên, khôn ngoan đúng mực nói năng phải lời”. Từ đây anh chịu thua em rồi, anh xin dong cã hai tay đầu hàng vô điều kiện.