1.Các thành phố, thôn xóm, trạm trại nối tiếp nhau. Thành phố Grestodvigiensk, trấn Omenchino, Paginsck, Tysietcoie, Aglinscoie, xóm Dvonaskaia, trại Vondie, Guatovski ấp Kegiem, trấn Kadevo, xóm Kuteinyi, làng Malyi Ermolai.Đường cái quan, chạy qua những nơi ấy, cái đường bưu trạm cổ xưa nhất ở Sibiri. Nó cắt ngang các thành phố thành hai phần, như cắt ổ bánh mì, bằng lưỡi dao là đại lộ chính, còn gặp các thôn xóm thì nó lướt qua những ngôi nhà gỗ đứng thành hàng dài hoặc bẻ quẹo thành hình vòng cung, hoặc hình cái móc treo khi gặp một khúc quanh bất ngờ.Thời xa xưa, khi chưa có đường xe lửa qua Khodatscoie, thì các xe bưu trạm vẫn chạy trên đường cái quan này. Từ Đông sang Tây là các chuyến xe ngựa chở trà, lúa mì và đồ sắt, còn từ Tây sang Đông là các đoàn tù binh đi bộ từng chặng, bị lính áp giải thúc giục. Họ lết đi cho hợp nhịp chân với nhau, cùng khua xiềng xích loảng xoảng. Ấy là những con người bỏ đi những kẻ tuyệt vọng, khủng khiếp như các tia chớp trên trời. Và xung quanh là những cánh rừng âm u, hiểm trở đang xào xạc. Đường bưu trạm sống như một gia đình. Các thành phố, các làng xóm biết nhau, thân thiết với nhau như ruột thịt. Ở Khodatscoie, nơi đường cái quan và đường xe lửa gặp nhau, có các xưởng sửa chữa đầu máy, các xưởng cơ khí đường sắt, có vô số kẻ hành khất rách rưới chen chúc trong các trại, họ ngã bệnh mà chết. Những chính trị phạm mãn hạn phát vãng, ai có hiểu biết kỹ thuật thì được đưa tới đây làm đốc công và ở lại định cư trong tình trạng bị quản thúc.Suốt dọc con đường này, những Xô viết đầu tiên được thành lập đã bị lật đổ từ lâu. Trong một thời gian, miền này nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ lâm thời Sibiri, còn bây giờ khắp miền rơi vào vòng thống trị của tổng tư lệnh Konchak.2.Ở một trong những chặng dài, con đường leo lên một cái dốc khá cao. Tầm mắt mở ra mỗi lúc một xa. Tưởng chừng con dốc lên đến tận trời và tầm mắt nhìn ra vô hạn. Nhưng khi cả người lẫn ngựa đã mệt mỏi dừng chân để lấy hơi, thì đó cũng đã là đỉnh dốc. Trước mặt họ, con đường bò chạy qua một cây cầu và dòng sông Kegiơma chảy cuồn cuộn ở dưới cầu.Bên kia sông, trên một ngọn dốc còn cao hơn nữa hiện ra bức tường gạch của tu viện Vozdovigien. Con đường chạy dài vòng sườn đồi tư viện và sau mấy quãng khuất giữa các sân sau của ngoại ô, nó thọc sâu vào thành phố.Ở đằng ấy, con đường một lần nữa ôm lấy mép khuôn viên tư viện ở quảng trường chính, nơi có chiếc cổng sắt lớn hơn sơn màu xanh lá cây mở ra. Tượng thánh trên vòm cổng được một dòng chữ thiếp vàng ôm thành vòng bán nguyệt: "Mừng thánh giá ban sự sống, Đức tin tất thắng".Bấy giờ mùa đông sắp hết, đang giữa tuần Thánh, cuối tuần Chay. Trên các nẻo đường, tuyết đen dần lại, báo hiệu bắt đầu tan, còn trên các mái nhà tuyết vẫn trắng và phủ cao như những chiếc mũ lông dày.Những cậu bé leo lên chỗ tháp chuông của tư viện Vozdvi- gien xem những người kéo chuông, thấy các ngôi nhà ở bên dưới như các hộp dựng thánh tích nhỉ được xếp sát vào nhau, mọi người đi lại giữa các ngôi nhà chỉ bé bằng con kiến.Từ trên tháp chuông, có thể nhận ra vài người theo dáng đi của họ. Một số đến gần các bức tường dán la liệt các sắc lệnh của Tổng tư lệnh Konchak về việc gọi nhập ngũ ba lớp tuổi tiếp theo.