Chương 3

Đêm thứ ba ngày hội Tây Đô.
Tôi vừa đi dự tiệc trong hoàng cung trở về. Đủ mặt các vị đại thần. Bữa tiệc đầu tiên của triều đình kể từ khi Tây Đô xây dựng xong. Đêm nay cha tôi vui chưa từng có. Tôi như còn thấy gương mặt hớn hở với đôi mắt sáng lóng lánh, và cả cái giọng sang sảng của thân phụ tôi khi ông đọc bài giải nhất cuộc thi phú với đầu đề “Phú con ngựa lá”.
Cha sai tôi viết thông báo để mọi người dự thi ở Quảng Văn Lâu ngoài cửa Tiền. Thực ra, việc làm đó chỉ là nghi thức, bởi vì hầu hết các quan trong triều đã biết chuyện đó, biết đầu đề bài phú, còn biết cả thể lệ cuộc thi ra sao. Nói cuộc thi dành cho tất cả học trò trong nước, nhưng thực ra đó là cuộc thi của các bậc danh sĩ, toàn các bậc đô đạt, tiếng tăm viết bài. Lúc tôi đi công cán ở Yên Tử, cha tôi đã nghĩ ra đầu đề, sao chép ra nhiều bản, gửi đến các ngài khoa bảng và các quan văn trong triều. Cha tôi thật khéo? Như vậy đã buộc các bậc triều thần hay chữ người nào cũng phải viết một bài văn ca tụng Tây Đô. Vả lại, không cứ gì các văn quan mới hay chữ, cả các võ quan cũng thế, tôi nhẩm tính hầu hết các vị tướng trong triều ông nào cũng làm thơ cả; người ta không thích mang tiếng võ biền, ông nào cũng muốn được kể vào hàng văn võ song toàn. Do vậy, một số quan võ cũng nhận đầu đề làm bài phú về con bọ ngựa.
Trong bữa tiệc, cha tôi vui miệng kể cho cả triều đình nghe:
- Khi thượng tướng Khát Chân báo tin mọi công việc xây dựng Tây Đô đều đã hoàn thành tốt đẹp. Tôi rước vua vào kinh đô mới. Kiệu vua đi trên con đường đá thẳng tới cửa Tiền. Gần tới nơi, thấy một đoàn dân chúng già có, trẻ có, bầy hương án và tung hô vạn tuế, phủ phục chào thiên tử. Tôi thay mặt nhà vua ra phủ dụ dân chúng. Một ông già đầu tóc bạc phơ, đại diện các bô lão trong vùng, quỳ xuống dâng lên một chiếc hộp lồng kính. Nhìn vào thấy một con bọ lá có hình dáng giống hệt con ngựa. Không phải là giống bọ ngựa đâu? Khác lắm? Như một con thiên lý mã vậy? Các cụ bảo: đúng lúc kinh đô làm xong, lên Đốn Sơn, thấy hòn đá nứt và thấy trên đó có con bọ lá đẹp đẽ, hiếm hoi, kỳ lạ, liền đánh bạo dâng lên. Tôi đưa cho triều thần mọi người cùng xem. Ai nấy đều trầm trồ, khen là điềm lành. Vì vậy mới nghĩ ra đầu bài: “ - Phú con ngựa lá”.
Nói xong, cha tôi cười khà khà. Đêm nay, cha tôi vui chưa từng có. Còn riêng tôi, vẫn nỗi buồn hôm xưa đeo đẳng. Có phải vì sự chia cách với Thanh Mai? Đêm hôm trước khi chia tay ở Yên Tử. Thanh Mai nói với tôi răng:
- Chàng thật nhiều quyền thế! Nhưng có những điều em muốn, chàng cũng chẳng làm được.
- Nàng muốn gì?
- Ước gì chàng không phải thuộc dòng quyền quý, ước gì chàng chẳng phải một đức ông, ước gì chàng chỉ là người dân thường...
Nhớ lại những lời nói ấy tôi càng buồn thêm. Nó động tới những hố thẳm ngăn cách vô hình mà thực tế đặt ra và con người rất khó vượt qua. Nếu như cuộc tình này chỉ là một cuộc vui chơi thoảng qua, ở địa vị của tôi, người ta vẫn chau mày lại, nhưng còn có thể tha thứ. Nhưng thử hỏi, nếu coi nó là việc nghiêm túc, sẽ ra sao... Tự nhiên, tôi thấy bồn chồn... Đến kinh đô mới này, sao tôi cứ cảm giác như không phải chính quê hương tôi. Vừng Tây Đô là quê hương của họ Hồ. Mồ mả tổ tiên tôi đều nằm ở đây. Cha tôi xây dựng Tây Đô cũng chính vì người muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn, muốn tìm sự ủng hộ, tìm sự tin cậy của những người cùng quê. Chả thế, như tôi đã nói, cha tôi đêm nay hớn hở như con cá chợt tìm thấy nước. Còn tôi, sao lòng lại thấy ưu tư, sao lại cảm thấy xa lạ, sao lại như kẻ bị lưu đày trên chính quê hương của mình? Tôi như kẻ mộng du để cho tâm hồn mình chợt lạc về Thăng Long, lại có lúc phiêu diêu trên đỉnh Yên Tử. Cứ như muốn nhận chính những nơi ấy mới là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Phải chăng vì ở đấy có những ky niệm êm ả, vì ở đấy còn có Thanh Mai; còn ở đây người ta có thể tươi cười hể hả, nhưng lúc nào đầu óc cũng sưng tấy lên tìm những thủ đoạn, những âm mưu.
Kìa! Tôi như còn nhìn thấy rõ mồn một, thái sư Quý Ly và thượng tướng Khát Chân đang ngồi cạnh nhau, nói cười hể hả. Thượng tướng giơ chén rượu lên:
- Xin chúc mừng thái sư tuổi già thêm mạnh khỏe. Mấy tháng nay, được thái sư giao cho vào Tây Đô đôn đốc, hoàn thành nốt công việc xây thành, mới thấy ngài liệu việc như thần. Còn bận bao nhiêu việc triều chính đại sự ở Thăng Long, ngồi ở xa, không bước chân vào thực địa, thế mà ngài vẫn nắm rất chắc mọi công việc nơi đây. Cứ cảm thấy như ngài có thiên lý nhãn, ngoài nghìn dặm vẫn nhìn thấy hết tỉ mỉ mọi tình hình diễn biến ở Tây Đô.
- Xin cảm ơn lời khen và chúc tụng của thượng tướng. Về phần tôi, cũng rất hài lòng vì những công việc cuối cùng của thượng tướng làm cho Tây Đô thêm đẹp và đường bệ, vững chãi. Riêng công việc lát đá từ cửa Tiền đến núi Đún, đường quá dài mà chỉ làm trong vòng một tuần trăng. Nhân dân bảo ngài là người thần mới làm nhanh được thế. Còn tôi, tôi thấy chỉ có ngài, một vị tướng giỏi, mới làm nhanh được thế. Đúng như một trận đánh tốc chiến tốc thắng...
Hai người thực bụng hay giả bộ? Có thể họ thực bụng. Hàng năm nay, tình hình ở triều đình yên ắng. Chẳng có chuyện nào to tát xảy ra. Hầu như những âm mưu chống đối, những lời đả kích cha tôi đã xẹp xuống. Phe chống đối đã nản lòng chăng? Khi nhận nhiệm vụ đi hoàn thiện nốt Tây Đô, tướng Khát Chân thực sự đã làm việc hết mình. Kết quả rất xuất sắc. Việc xây con đường đá cửa Tiền như một huyền thoại. Đến nỗi dân gian bảo thượng tướng có bùa phép. Tối hôm trước, căng giây, trải giấy phủ mặt đường, rồi hoá phép. Sáng hôm sau, giấy hoá thành đá. Con đường đã trải xong.
Cha tôi hể hả, nâng chén mừng các bậc danh sĩ.
Cuộc thi “Phú con ngựa lá” thành công mỹ mãn. Gần một trăm bài văn ca tụng Tây Đô, không một bài chệch hướng. Trước lúc vào tiệc, cha vuốt râu bảo tôi:
- Cha thấy mừng. Không ngờ được như thế này.
- Cha có nghĩ rằng nhiều người viết ra lời ca tụng, nhưng trong bụng vẫn không đồng lòng với cha?
- Nghĩ chứ! Cha đâu có ngờ nghệch! Có ba mức ở đây Mức thấp, viết nhưng bụng vẫn chống đối; Mức trung, viết nhưng lòng vẫn chông chênh; Mức thượng, viết toàn tâm toàn ý. Nhưng điều ta quan tâm ở đây là họ đã viết; đối với kẻ sĩ, lập ngôn là điều tối hệ trọng. Cha chỉ cần họ viết...
Tôi thở dài:
- Con hiểu.
- Ta mừng nhất là đã có bài của Đoàn Xuân Lôi - Sự vui mừng hiện rõ trên mặt cha - Con thử nghĩ xem một người đã viết thiên Phi Minh Đạo, một người có gan không sợ chết chống đối lại cha, thế mà nay lại viết “Phú con ngựa lá”, hơn nữa, bài phú đó lại hay. Có thể, trong lòng ông ta vẫn không thích cha... nhưng chẳng sao.
- Việc này cha phải cảm ơn Nguyễn Phi Khanh. Cha biết - Phi Khanh là người thức thời.. Nhưng sự đời rối rắm lắm... Có thể, cả Phi Khanh cũng có nhiều điểm chẳng bằng lòng cha. Nhưng cha trọng nhất ở chỗ ông ta dám gánh vác... đảm đương.
Tôi nói:
- Con đã gặp công tử Nguyễn Trãi, trưởng nam của Phi Khanh.
- Người thiếu niên đó ra sao?
- Cậu ta nói với Phi Khanh: “Cha hãy cứ ra gánh vác người đi mở đường bao giờ cũng khó khăn” Chả trách! bài phú của Phi Khanh là bài văn hay nhất cuộc thi.”
Tuy cha tôi khen nhất Phi Khanh, nhưng trong bữa tiệc, bài được đọc trước tiên lại là của Đoàn Xuân Lôi. Nguyễn Cẩn tốt giọng, được cử đứng lên đọc. Giọng ông sang sang:
Kìa tạo hoá sinh ra muôn vật, phú cho hình lớn nhỏ khác nhau. Kìa là sâu hay là lá khôn phân, là động vật hay thực vật khó bề biết được. Con ngựa ở trên lá nọ, do giả hợp mà thành; úp lá xuồng thì lưng thành loài có vằn có sông; ngửa lá lên thì bụng màu lục không héo không khô. Hai sừng nhọn như ngọc, tựa hai lá vông làm đồ chơi; Bốn móng sáng như sương, tựa chạm gỗ chử làm hình mẫu. Thân đủ mà nhỏ con; cao đầu mà rộng ngực. Náu hình không phân biệt cành kết hay hoa phô. Hình nhỏ nên nhìn khó thấy, mỏng manh chợt không, chợt có...
Than ôi! Người vốn lâu dài, thời đang thịnh trị. Đã hay giữ được thái hoà lại đáng tụ về muôn phúc. Trời sinh sâu này, há không có ý. Dáng hình con ngựa, tỏ rằng quân tử được xe. Kết lá làm nên, thấy được nhân dân nhờ cậy. Vả chăng: ngựa là rồng vậy, ứng điềm mở đất vô cùng.
Nguyễn Cẩn đọc phú của Đoàn Xuân Lôi đã sang sảng. nhưng sang đến bài của Nguyễn Phi Khanh, giọng ông càng trở nên hùng tráng và phấn khích lạ thường. Hình như Cẩn tìm được sự đồng điệu trong lời văn Phi Khanh. Giọng ông vút lên vang vang trên vòm điện Minh Đạo:
...
Kính xem: tài năng thánh trí, khó kẻ luận bàn. Lại trộm nghĩ: suy xét lòng trời, dõi tìm nhân sự. Ví bằng sinh sâu thiêng lạ trên cây, sao bằng sản kẻ sĩ cao thượng, người kỳ tài trong thiên hạ.
...
Thế nên, đối với vật thiêng lạ cũng đã yêu thương, huống chi đối với loài xảo diệu còn hơn và cực kỳ thiêng lạ! Xin hãy đổi lòng yêu vật thành lòng trọng người hiền; đem chí đãi vật thành chí đãi kẻ sĩ.
...
Quán đãi hiền, ngựa hay mua được, vàng không sợ phí. Màn tiếp khách, Ôn họ mời về, Thạch kia vừa ý.
Khiến cho chốn triều đình, tượng vẽ  được tìm, vùng rừng rú rồng nằm phấn khởi. Được như thế thì phô trương điều lành, ngợi ca đức tốt, há chẳng lớn lao rực rỡ lắm sao
Văn của Đoàn Xuân Lôi chúc tụng Tây Đô như gấm phô rực rỡ. Ý tứ của Nguyễn Phi Khanh thì sâu sắc thiết tha, biến chuyện con ngựa lá thành chuyện người hiền tài, khiến cho kẻ dự tiệc ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Kìa những khuôn mặt, người thì rạng rỡ, kẻ thì phân vân, lại có người bầm gan tím ruột nhưng vẫn nở nụ cười trên đôi môi tê dại. Hôm nay, cha tôi vui. Còn tôi, tôi muốn uống cho đến quay cuồng trời đất. Tôi muốn sao cho đầu óc trống rỗng. Chẳng muốn nghĩ gì. Phường nhạc nổi sáo, nổi đàn. Có cô cung nữ đang hát khúc Phượng hoàng yêu dấu của tôi:
Phượng hoàng hề.!
Phượng hoàng hề bay vút trời cao!
Người xưa mây cũ nay ở nơi nao..
Tôi dùng bàn bay gõ nhịp và khe khẽ hát theo. Đêm hôm nay, tôi mơ thấy Thanh Mai về trong giấc mộng. Tôi mơ thấy nàng cưỡi con voi trắng, đi trên con đường đá Đốn Sơn, tiến vào cửa thành. Không hiểu sao, tôi lại kêu lên:
- Thanh Mai! Em hãy bay đi? Bay đi! Chớ có về đây! Chớ có về đây!
Và nàng cưỡi con ngựa trắng bay lên đỉnh núi.

Truyện Hồ Quý Ly Chương 1 Chương 2 m và sáng sủa lạ thường. Tuy nhiên, đó là thứ ánh sáng lạnh, có lẽ lạnh vì ở đây chẳng thấy một bóng người. Nguyên Trừng nhìn quanh, rồi rảo bước đến cửa sau, ông hầu như nghe thấy cả tiếng chân của chính mình. Đến toà trung điện, vào phòng ngủ, sang nơi làm việc, lên lầu đọc sách, ở khắp nơi đều không thấy bóng Quý Ly. Sự lặng lẽ vắng bóng người đã kéo lũ chim sẻ đến đậu trên mái ngói. Chỉ nghe thấy tiếng chim rúc rích càng làm tăng thêm sự cô liêu cho khu cung điện nguy nga và bao la. Quý Ly vốn không thích những bóng người qua lại nhộn nhịp trước mắt mình. Tất cả những kẻ giúp việc: thư lại, vệ sĩ, thể nữ, ngự thiện đều phải ở những căn nhà nằm ngoài khu vực. Bên người ông, luôn đeo một quả chuông vàng; khi cần, ông lắc chuông, và một con người cực kỳ tin cẩn sẽ xuất hiện không biết từ đâu. Sau khi nghe lời ông sai bảo, cái bóng tin cẩn ấy biến ngay lập tức mất tăm, để cho sự vắng tanh lặng lẽ lại ngự trị.
Nhìn quang cảnh, Nguyên Trừng hiểu ngay cha mình đang ở đâu. Ông di đến toà hậu điện, nơi thờ cúng bà Huy Ninh công chúa. Thường thường, thái sư chỉ đến đây vào buổi tối, hôm nay ông lại đến vào giữa ban ngày.
Toà hậu điện được thái sư Quý Ly cho xây dựng trước nhất ông muốn khi ông đến ở, thì nơi thờ phụng bà Huy Ninh đã phải đẹp đẽ khang trang. Vì vậy, ở đây cây cối đã xum xuê. Vẫn có hai cây đại mọc trước nhà, hai cây đại non tơ nhưng đã nở hoa trắng xoá. Những bông hoa trắng ngà, những bông ngọc lan nhà Phật nức hương rải thảm lốm đốm trắng trên chiếc sân gạch đỏ au đã chớm rêu xanh. Trước kia, ở cung Hoa Lư, toà hậu điện gồm cả ban thờ Phật và ban thờ bà Huy Ninh. Nhưng, ở cung Minh Đạo, toà hậu điện chỉ riêng thờ bức tượng đá trắng của công chúa.
Nguyên Trừng mới đến giữa sân đã phải đứng sững lại ông trông thấy cha mình đang ngồi xệp dưới chân pho tượng ở gian giữa nhà, pho tượng ở đây được đặt thấp, từ ngoài nhìn vào cứ tưởng như bà Huy Ninh đang thật sự ngồi đó. Bà ngồi trên ghế bên một chiếc bàn sơn son có đặt bát hương nghi ngút khói. Còn Quý Ly, ông như gục vào lòng người vợ hiền hậu. Nhìn từ xa, không cảm giác thấy hai bàn tay trắng ngà đương đấy ra, mà hình như hai bàn tay ấy đương đặt lên mớ tóc bạc của thái sư để chở che, để vuốt ve an ủi. Còn Quý Ly thì... toàn thân đang rung lên. Hoá ra như vậy? Lần đầu tiên, Trừng bắt gặp cha mình đang khóc. Có lẽ ông già đang thì thầm kể lể cho vợ mình nghe những chuyện ông đã làm. Có thể ông đang nói về số phận của bà hoàng Thánh Ngẫu, đứa con gái cưng của ông bà, đứa con gái kiều diễm mà ông bà đã nâng niu như một nhành hoa quý. Cũng có thể là những lời tâm sự về ông vua bé nhỏ Trần An, đứa cháu ngoại run rẩy ngồi trên ngai vàng. Hay dó là những lời biện bạch về số phận của Thuận Tôn, ông vua của vương triều nhà Trần, đã vĩnh viễn bay về tiên cảnh... Hay có khi ông đang hé cho bà biết những điều vừa vĩ đại vừa khủng khiếp đã và đang xảy ra với núi sông...
Nguyên Trừng nhìn chiếc lưng còng của cha mình đang rung lên từng đợt, Trừng chợt nhớ tới vua Thái Tôn Trần Cảnh của nhà Trần ngày xưa. Ông vua uyên bác và nhân từ ấy đã chẳng từng viết bao nhiêu bài kinh sám hối trong cuốn Khoá Hư Lục: sám hối buổi sáng, sám hối ban trưa, cả sám hối khi đêm xuống. Kẻ mở đầu một vương triều bao giờ chẳng thế! Điều khác biệt đó là Trần Thái Tôn viết ra thành văn điều sám hối, còn Quý Ly, cha ông, lại quỳ dưới chân pho tượng trắng... để thổ lộ với một hòn đá vô tri.
Nguyên Trừng lập tức lùi lại, rồi rón rén quay về toà tiền điện. Ông hiểu, dù mình là con, cũng không nên có mặt trong những phút yếu đuối của một con người đầy khát vọng như cha mình.
Không lâu sau đó, Hồ Quý Ly đã đến nhà tiền điện. Ông chằm chằm nhìn vào mắt con trai. Lúc này, ông đã là một con người hoàn toàn khác hẳn. Hình như những tia nhìn của ông tỏ ra rằng ông đã biết mọi chuyện. Tia nhìn lạnh băng ấy như quở trách ngầm, Nguyên Trừng vội cúi xuống chào cha. Ông báo cáo tình hình bằng mấy câu nói ngắn gọn:
- Thưa cha, mọi việc cha giao, con đã hoàn thành. Tất cả đều diễn ra như ý định của cha.
Quý Ly gật đầu, rồi ông nhắm mắt lại như để sắp xếp những ý tưởng, trước khi cái giọng trầm trầm của ông cất lên:
- Anh về kịp lúc. Đúng ngày mai, ta cho mở hội mừng tân đô. Dân thèm ngày hội, ta cho ngày hội. Hãy cho người Mường, người Thái... xuống núi mà thi gõ chiêng, đánh trống. Hãy cho những người hát xẩm, những đào nương, những phường chèo đến mà khoe giọng hát. Hãy cho đánh đu, chọi gà, múa rối, đánh vật. Ban đêm cho đốt cây bông, thi đèn cù... Và, cũng có thể cuối cùng mở hội chọi voi cả một ngày ròng... Nói tóm lại, làm mọi cách cho thật tưng bừng trước lúc hội thề.
Ông già chợt cười khẽ:
- Tuy vui, nhưng no bụng vẫn là điều chủ yếu. Anh phải đứng ra thay ta đôn đốc việc mở kho, phát chẩn cho dân nghèo ở những nơi mất mùa. Riêng quanh vùng Đông Đô Thăng Long, và Tây Đô, không cho phép có người dân đói khát. Quan lại những địa phương này nếu không làm tròn trách vụ cần phạt thật nặng.
Bỗng nhiên, đang trò chuyện dân sinh Thái sư lại nhảy ngay sang vấn đề kẻ sĩ:
- Những sĩ phu ở xứ Đông, việc quan trọng tôi dặn anh, nay thế nào?
- Thưa cha, có lẽ khả quan. Con đã bảo phủ, lộ sức xuống các làng xã... đã cho mời các danh sĩ, các nhà khoa bảng... Trên đường đến đây, con nghe ngóng, họ đang lục tục kéo tới Tây Đô.
Thái sư nhắm mắt lại, trầm ngâm một hồi lâu mới lên tiếng:
- Ta đã suy nghĩ rất nhiều. Sang năm, dù thế nào cũng phải mở khoa thi. Nhưng trước mắt, nhân ngày hội, cũng nên mở một cuộc thi làm văn làm phú...
Ông nhắm mắt lại, tiếp tục suy nghĩ rồi mới nói:
Này Nguyên Trừng, con có nhớ Quách Ngỗi người nước Yên thời chiến quốc mua bộ xương con thiên lý mã bằng 500 lạng vàng không?
- Con nhớ. Quách Ngỗi có trả lời khi yên Chiêu Vương tức giận vì nghĩ đã phí vàng: “Ngựa chết còn mua 500 lạng vàng, huống chi ngựa sống”. Dùng ngựa chết để nhử ngựa sống. Dùng một người hiền loại trung để nhử các bậc đại hiền...
- Phải đấy? Chính là cái ý ấy. Vì vậy, nên ta ra đầu đề “Phú con ngựa lá”
- Bài phú về con bọ ngựa ư?
- Vậy sẽ thế này: con hãy viết cho cha một bài bố cáo chữ thật to, ngày mai dán ở lầu Quảng Văn trước cửa thành phía nam; bất cữ già trẻ, không phân biệt sang hèn chức tước, ai làm được bài phú thật hay ta sẽ thưởng trăm lạng bạc. Đích thân ta sẽ làm chánh chủ khảo chấm thi.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 4 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--