Tên của ai đối với người đó là một âm thanh quan trọng và êm tai hơn hết thảy những âm thanh khác.Nhớ lại hồi còn chế độ tem phiếu. Đi mua thịt hoặc đong gạo ở cửa hàng quốc doanh, muốn chóng đến lượt mình, cứ tìm hiểồu tên cô mậu dịch viên rồi dịu dàng cất giọng: "Mộng Năng ơi (ấy là giả sử tên cô như thế), đến lượt tôi (hoặc anh) chưa?"là thế nào cũng thành công.Thực ra kinh nghiệm này chẳng phải nảy sinh ở thời đó hoặc chỉ ở nước ta. Lịch sử giao tiếp thế giới, người ta nói đến từ lâu rồi. Chả có vậy mà ngay từ khi mới mười tuổi đầu, ông vua ngành thép của Mỹ đã sớm biết sử dụng nó. Nghe đâu ngày ấy tình cờ ông ta bắt được một bầy thỏ con. Không thể một mình nuôi hết chúng được, ông bèn dụ đám trẻ con cùng tuổi: "Nếu tụi bay kiếm lá cây về nuôi thỏ, ta sẽ lấy tên mỗi đứa đặt cho mỗi thỏ con". Kết quả, bầy thỏ đã lớn nhanh như thổi mà ông ta không hề mất công nuôi.Các chính khách lớn cũng đã nhiều người làm thế. Người ta nói Tổng thống Mỹ Rosevelt nhớ được tên cả những người đến sửa xe cho mình dù chỉ một lần. Còn Hoàng đế Napoléon đệ tam thì luôn khoe rằng dù công việc bề bộn, ông vẫn có thể nhớ tên được những người ông đã từng gặp. Ông nói rằng, được như thế là nhờ mỗi khi gặp ai, ông phải tìm cách nhớ tên họ cho được. Gặp phải cái tên nào khó đọc, ông yêu cầu người ta đánh vần cho rõ từng chữ.Tên của mỗi người quan trọng với người đó biết bao.Vậy mà buồn thay, trong thực tế có nhiều thầy cô cả năm học không sao nhớ được tên lấy một phần ba số học sinh của mình.Không biết có phải những ông thầy này đã đẻ ra những "vị quan" cả đời không thuộc lấy vài tên cán bộ cấp dưới không?