Nói về Tôn Sĩ Nghị thua trận chạy thoát về Bắc Kính quỳ trước triều chịu tội. Vừa Càn Long giậm chân quát: - Võ sĩ! Lôi Tôn Sĩ Nghị ra chém tức thì! Nghị vã mồ hôi hột, đập đầu van: - Xin Hoàng thượng tha mạng. Chẳng phải hạ thần không hết lòng, nhưng vì quân Tây Sơn hùng mạnh, Nguyễn Huệ chước quý mưu thần bất ngờ tiến đánh làm hạ thần trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng minh xét! Vua Càn Long nét mặt hầm hầm hỏi: - Nguyễn Huệ dùng kế gì mà ngươi gọi là chước quỷ mưu thần, để đến nỗi bốn viên đại tướng và hai mươi vạn quân phải bỏ thây Nam quốc, làm nhục mệnh của ta? Nghị lau mồ hôi đáp: - Tâu Hoàng thượng, lúc quân ta kéo sang đưa vua Lê về nước, Nguyễn Huệ bảo quân bộ Bắc Hà rút về cố thủ ở đường độc đạo là ải Tam Điệp. Trên đường rút, quân Tây Sơn lại xoá hết bếp lò, vãi gạo ra đường khiến thần ngờ rằng quân Tây Sơn sợ đến nỗi phải nhai gạo sống mà chạy... Ngắt lời Nghị, Càn Long quát: - Rồi ngươi dương dương tự đắc vào Thăng Long như chỗ không người nên chẳng đề phòng chứ gì. Một kế mọn như thế mà cũng lầm để quân ta đại bại. Tội thật đáng chết. Tôn Sĩ Nghị vội tâu: - Đến Thăng Long hạ thần vẫn cẩn thận cho quân đóng đồn cảnh giới chờ ăn tết xong sẽ cất quân vào đánh Huệ. Chẳng ngờ bị trúng khổ nhục kế của Nguyễn Huệ mới không phòng bị. Càn Long nghi ngờ hỏi: - Khổ nhục kế như thế nào. Nghị có gắng giảng giải: - Nguyễn Huệ sai Trần Danh Bính làm sứ giả đem thư đến xin hàng. Hạ thần tra khảo Trần Danh Bính hỏi xem Nguyễn Huệ động tĩnh thế nào. Đến lúc chết Bính vẫn một mực khai rằng Huệ còn ở Phú Xuân đêm ngày lo sợ, sai sứ giả đến xin hàng, nên hạ thần mới tin rằng Nguyễn Huệ chưa đem quân đến thật mà xao nhãng việc canh phòng. Xin Hoàng thượng rộng xét. Vua Càn Long dịu giọng bảo: - Kế khổ nhục là ta tự đánh người của ta, rồi sai đi trá hàng. Kế khổ nhục này là giả hàng trước, cho địch đánh người của ta, ấy thật là kế lạ xưa nay chưa từng nghe nói. Nguyễn Huệ thật đa mưu túc trí. Nhưng khi mất Hạ Hồi thì các ngươi đã biết mà cẩn thận đề phòng, vì sao quân đông gấp ba lần mà thua một? Nghị đáp: - Nguyễn Huệ sai quân rút khỏi Thăng Long là dùng kế "không thành". Nhưng Huệ không mai phục bốn phía rồi đổ ra đánh vì sợ lộ, bởi lòng người còn thương mến nhà Lê. Huệ dùng khổ nhục kể cho thần không đề phòng rồi đưa quân từ Tam Điệp ra vây thành Thăng Long nên hạ thần trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng tha mạng. Vua Càn Long lại vỗ ngai quát hỏi: - Binh pháp có câu "Biết người biết ta trăm trả trăm thắng!", thế còn quân thám mã của ta ở đâu, để đến nỗi Nguyễn Huệ đưa quân vây thành mà không một ai biết. Nghị cố phân trần: - Đường từ Tam Điệp đến Thăng Long xa bốn trăm dặm. Đêm ba mươi tết thám mã còn về báo rằng quân Tây Sơn ở Tam Điệp vẫn án binh bất động, vậy mà đến ngày mùng bốn tết chúng đã có mặt ở Thăng Long lúc quân ta còn cất gươm cởi giáp chưa tỉnh cơn say nên trở tay không kịp. Xin Hoàng thượng tha tội! Càn Long lại hỏi: - Nghĩa là chúng hành bình thần tốc khiến ngươi không lường được phải chăng? Nghị đập đầu đáp: - Đường đại lộ thì có Trương Triều Long đóng ở Hạ Hồi, Thượng Duy Thăng đóng ở Ngọc Hồi, nên Nguyễn Huệ mới cho một đạo quân theo đường núi dẫn vào phía Tây thành Thăng Long. Đường núi này xa ba trăm dặm, dù hành quân ngày đêm không nghỉ, không dừng lại ăn uống cũng phải hết bốn ngày đường là ít nhất, nên hạ thần không lường trước được. Càn Long lấy làm lạ hỏi: - Nguyễn Huệ hành binh bằng cách gì mà nhanh thế? Nghị hổ thẹn đáp: - Điều này quân ta không một ai hay biết. Càn Long quay sang quần thần hỏi: - Các ngươi hãy suy nghĩ xem Nguyễn Huệ hành quân bằng cách gì mà không dừng quân nấu ăn không cho quân nghỉ ngơi mà vẫn mạnh khỏe đánh thắng được quân ta? Quần thần xôn xao bàn tán một hồi, Càn Long hỏi bọn quan văn: - Các khanh đã nghĩ ra chưa. Cận thần là Hoà Thân đáp: - Chúng thần vẫn không nghĩ ra. Hoạ mà Nguyễn Huệ có tài sái đậu thành binh. Càn Long quay sang hàng quan võ: - Còn các khanh thì thế nào? Võ quân Phục Khang An tâu: - Sách bình thư chúng thần không rành bằng Bệ hạ nên vẫn nghĩ chưa ra. Càn Long nghĩ thầm rằng: Thắng bại là lẽ của binh gia, nhưng từ xưa đến nay tướng thua trận chạy về phải biết được địch đánh thế nào khiến ta thua trận. Nay, việc Tôn Sĩ Nghị thua trận lại không biết Nguyễn Huệ hành bình như thế nào thì thật là lạ. Đã không biết người biết ta làm sao thắng được địch. Tuy nghĩ vậy, vua Càn Long vẫn lạnh lùng hạ lệnh: - Nay ta phong Phúc Khang An làm chánh tướng Thang Hùng Nghiệp làm phó tướng đem năm mươi vạn đại binh sang nước Nam đánh Nguyễn Huệ báo thù. Nói xong Càn Long truyền bãi triều. Đi ngang qua mặt Phúc Khang An vua Càn Long bảo: - Bình thư, thao lược khanh giỏi nhất trong các tướng của ta nên ta mới sai c vỗ án bá tánh con e rằng nước ta loạn mất. Vua Thái Đức buồn rầu nói: - Vậy con phải đích thân ra Phú Xuân cầu cứu chú con mới được. Thái tử Bảo mừng rỡ vội vã đi ngay. Còn lại một mình, vua Thái Đức thứ dài than: - Cuối cũng rồi ta cũng phải chịu thua nó! Nói về vua Quang Trung ở thành Phú Xuân nghe quân vào báo: - Tâu Hoàng thượng, có đại Thái tử Nguyễn Bảo từ Quy Nhơn đến xin yết kiến. Vua Quang Trung giật mình đứng bật dậy thốt: - Châu ta đích thân đến đây e Quy Nhơn có biến. Mau mời đại Thái tử vào! Nguyễn Bảo vào tới không thi lễ mà kêu lên "chú ơi" rồi ôm chầm vua Quang Trung mà khóc. Vua vỗ về hỏi: - Cháu hay bình tâm nói cho chú rõ, có phải Nguyễn Phúc Ánh đem quân đánh tới Quy Nhơn chăng? Nguyễn Bảo gạt nước mắt kể lại đầu đuôi sự việc rồi nói: - Nguyễn Phúc Ánh đang sắp đặt binh mã định đến mùa gió Nồm sẽ tiến đánh Quy Nhơn. Xin Hoàng thúc sai tướng đem quân vào giúp. Vua Quang Trung liền sai lấy bút nghiên viết tờ hịch trao cho Nguyễn Bảo rồi nói: - Cháu hay đem tờ hịch này về truyền khắp trong nước tất sẽ vỗ an bá tánh. Nguyễn Bảo hỏi: - Nếu quân Nguyễn đem quân đánh tới thì tiến thủ thế nào. Vua Quang Trung không đáp mà hỏi lại Nguyễn Bảo rằng: - Hiện nay ai trấn thủ Phủ Yên? Bảo đáp: - Tướng quân Nguyễn Quang Huy. - Nguyễn Quang Huy là người thế nào? - Huy là người Phú Yên nên rất rành địa thế trong vùng, Huy lại là tướng trí dũng song toàn. Theo cháu có Nguyễn Quang Huy trấn thủ thỉ Phú Yên không phải lo. Vua Quang Trung bảo: - Nếu vậy cháu hay gọi cha con Lê Trung, Lê Chất bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh đem quân về trấn thủ Quy Nhơn với cháu thì không phải lo gì nữa! Nguyễn Bảo hờn dỗi hỏi: - Hoàng thúc bảo bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh cho Nguyễn Phúc Ánh là ý muốn nói cha con cháu chỉ giữ được bốn phủ Nam, Ngài, Quý, Phú thôi chứ gì. Hoàng thúc không giúp thời thôi tự cháu sẽ lo liệu lấy. Sao chú lại khuyên lui quân bỏ đất cho giặc. Vua Quang Trung cả mừng khen: - Nếu cha cháu mà được như cháu thì chắc gì Nguyễn Phúc Ánh về được đất Gia Định. Chú khuyên cháu bỏ đất Bình Thuận, Diên Khánh cho Nguyễn Phúc Ánh lui về giữ từ Phú Yên trở ra vì Phụ Yên có đèo Vân Phong là hiểm địa án ngữ, mặt biển phía Đông đều có núi non làm thành trì che chở. Ta dựa vào địa hình hiểm trở chống giữ với quân Nguyễn Phúc Ánh trong mùa gió Nồm, đợi hết Hạ sang Thu đầu mùa gió Bấc chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh đều phải chết cả thì ta lấy lại cả miền Nam Gia Định chứ chẳng riêng gì đất Bình Thuận thôi đâu. Nguyễn Bảo ngạc nhiên hỏi: - Vì cớ gì hết Hạ sang Thu chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh đều phải chết. Vua Quang Trung trầm ngâm đáp: - Hết Hạ sang Thu đầu mùa gió Bấc ta sẽ đem đại binh vào Gia Định tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng việc này nếu Phụ hoàng của cháu không thuận lòng e đại sự khó thành. Nguyễn Bảo càng ngạc nhiên hỏi: - Vào Gia Định đánh Nguyễn Phúc Ánh sao cho cháu lại không thuận lòng. Vua Quang Trung đáp: - Đánh Phúc Ánh phải dùng thuỷ bộ binh hai đạo. Bộ binh ta muốn vào Nam đánh Phúc Ánh phải qua đất của Hoàng huynh. Nếu Hoàng huynh không thuận thì làm thế nào? Nguyễn Bảo vui mừng nói: - Việc này Hoàng thúc chớ lo. Cháu đã có cách nói cho Phụ hoàng phải vui lòng thuận ý. Vua Quang Trung cả mừng bảo: - Việc tiêu diệt Phúc Ánh trừ hậu hoạ trăm sự đều nhờ cháu cả. Cháu hãy về thưa lại cũng Phụ hoàng xem sao. Cháu hãy mau báo tin cho chú bày sách lược hành quân. Nguyễn Bảo bên từ tạ vua Quang Trung ra về. Đến Hoàng đế thành gặp vua Thái Đức, Bảo quỳ tâu: - Hoàng thúc bảo rằng muốn an lòng dân Quy Nhơn, Quảng Ngãi phải truyền hịch, hẹn mùa gió Bấc đánh Phúc Ánh. Mà việc này không làm được, nếu Hoàng thúc chưa viết hịch truyền. Vua Thái Đức thở dài than: - Đem quân đánh Phúc Ánh thì có gì mà không làm được. Chẳng qua nó con oán ta việc năm xưa ta bắt giam gia quyến của nó trong thành Quy Nhơn nên không đánh Phúc Ánh giúp ta ấy mà. Nguyễn Bảo liền nói: - Đánh Phúc Ánh tất Hoàng thúc phải kéo quân qua Quảng Ngãi, Quy Nhơn, người sợ Phụ hoàng không cho mượn đường vào Nam thì việc đánh Phúc Ánh tất không thành được. Vì lẽ ấy nên Hoàng thúc ngài thất tín với thiên hạ mà không dám viết hịch truyền hẹn ngày đánh Phúc Ánh cho an lòng dân Quy Nhơn, Quảng Ngãi của ta. Vua Thái Đức buồn rầu than: - Bây giờ đến lúc nguy cấp ta mới thấy rằng ta là vật cản trên con đường thống nhất giang sơn của Hoàng thúc con. Ngày trước vì cha mà Hoàng thúc con trở ngại việc đánh đổ Trịnh lấy Bắc Hà. Ngày nay cha lại là vật cản trở của Hoàng thúc con trên đường tiêu diệt Phúc Ánh ư? Nguyễn Bảo hỏi: - Vậy này cha liệu thế nào? Vua hỏi lại Nguyễn Bảo: - Còn có phải là đối thủ của Phúc Ánh chăng? Báo đáp: - Ánh cầu viện quân Pháp Lang Sa, thế lực mỗi ngày một mạnh, con không thể sánh được. Vua Thái Đức lại hỏi: - Phúc Ánh so với Hoàng thúc con thì thế nào? Bảo đáp: - Hoàng thúc còn là tướng của vua Trời. Phúc Ánh người phàm mắt thịt sao sánh được với Hoàng thúc của con. Vua Thái Đức cười hiền hậu bảo: - Nay vua Tkhanh sang đánh Nguyễn Huệ. Vậy có cảm thấy khó khăn điều gì hãy đến gặp riêng ta. Đêm hôm ấy Phúc Khang An tìm đến yết kiến vua Càn Long. Càn Long hỏi: - Khanh gặp khó rồi phải không. An đáp: - Thần đã học nhiều binh pháp của tiền nhân như Tôn Võ, Ngô Khởi, Khổng Minh, nhưng có điều chưa rõ nên đến đây thỉnh ý Hoàng thượng trước khi đem quân đánh Nguyễn Huệ. Vua Càn Long bảo: - Điều gì khanh cử hôi. An hỏi: - Trong binh pháp cầu nào là hệ trọng nhất đối với đạo làm tướng khi đối địch? Càn Long đáp: - Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. - Vậy xin hỏi Hoàng thượng: nay ta không biết Nguyễn Huệ hành binh bằng cách gì mà thần tốc từ cổ chí kim chưa từng có, vậy ta phải đối phó thế nào? Vua Càn Long thở dài nói: - Không biết người thì sao biết được ta nên làm thế nào để thủ thắng. Chẳng qua khanh là người tâm phúc của ta nên ta mới sai khanh đánh Nguyễn Huệ để báo thù đấy thôi. Phúc Khang An hỏi: - Vậy ý là Hoàng thượng còn cố ý gì chăng? Càn Long gật đầu đáp: - Ta sai khanh đánh Nguyễn Huệ vì tướng giỏi như khanh tất phải thấy lẽ được thua nếu lần nữa cất quân. Không đem quân đánh báo thù thì nhục, mà đem quân sang đánh tất phải thua. Phúc Khang An hỏi: - Vì lẽ ấy, trước triều Hoàng thượng phải sai thần sang đánh Nguyễn Huệ để thần đến nhận lệnh riêng của Bệ hạ? Càn Long đáp: - Nay ngoài mặt khanh cứ nhận lệnh giữa triều chỉnh đốn binh mã. Phía sau lưng khanh hãy sai sứ sang nước Nam nói với Nguyễn Huệ thế này... thế này... Huệ tất sẽ dâng biểu cầu hoà. Có biểu của Huệ ta lập tức bãi binh mà không phải hổ thẹn cùng thiên hạ. Phúc Khang An mừng rỡ bái tạ khen: - Hoàng thượng thật là cao kiến! Nói xong An liền về tư dinh viết thư rồi sai người đem sang Nam quốc. Phần vua Càn Long, sau khi Phúc Khang An về rồi, vua ngửa mặt than: - Ta ở ngôi đã năm mươi năm, nay tuổi đã bát tuần mà chưa bao giờ gặp phải cảnh hoà cũng không được mà đánh cũng không xong như thế này. Thật đáng giận thay! Nói về sứ giả vâng lệnh Phúc Khang An đến Nam quốc yết kiến vua Quang Trung. Sứ thưa: - Tâu Hoàng thượng, thần là người thân tín của quan tả đạo Giang Tây Thang Hoàng Nghiệp. Vừa rồi Hoàng đế nước thần sai đại tướng Phúc Khang An và chủ hạ thần đem năm mươi vạn quân sang nước của Hoàng thượng đánh báo thù cho bọn tướng là Hứa Thế Hành, Sầm Nghi Đống, Trương Triều Long và Thượng Duy Thăng. Chủ hạ thần vì không muốn can qua nên sai thần đến đây khuyên Hoàng thượng chủ động cầu hoà để hai nước tránh khỏi nạn binh đao dân chúng an hưởng thái bình. Xin Hoàng thượng minh xét. Vua Quang Trung xua tay nói: - Hoàng đế Càn Long nhà Đại Thanh vốn là vua nước lớn, vừa rồi đem ba mươi vạn quân sang đánh nước ta bị thua, ắt vì tự ái mà quyết báo thù. Ta e rằng vua Càn Long không chịu cho hoà. Đã biết thế còn cầu khẩn làm gì thêm hao hơi tốn mực, ngươi về bảo với Thang Hùng Nghiệp và Phúc Khang An rằng: muốn đánh thì cứ đem quân sang đây. Nước Nam ta tuy nhỏ nhưng để giữ gìn độc lập không quản ngại chiến chinh. Sứ giả thất kinh nói: - Vì muôn vàn sinh linh nên chủ hạ thần mới sai thần đến đây cùng Hoàng thượng bàn việc hoà bình. Chủ thần xin hiến một kế khiến Hoàng thượng nước thần thuận ý cho hoà! Vua Quang Trung hỏi: - Thang Hùng Nghiệp bày kế thế nào? Sứ giả đáp: - Trong triều đại Thành của thần có Thái sử Hoà Thân. Thái sư bàn thế nào Hoàng đế thần đều chuẩn y. Nay Hoàng thượng một mặt lo lót vàng bạc cho Thái sư để Thái sư nói thêm vào, một mặt Hoàng thượng nể nước lớn hạ mình dâng biểu xin hoà trước việc ắt sẽ thành. Nghe xong vua Quang Trung vỗ ngai quắc mắt quát: - Lão xược, Mãn Thanh các ngươi tuy là nước lớn nhưng đối với nước Nam ta là hai nước hai vua. Ta từ Tây Sơn dấy nghĩa ngang dọc tung hoành, bốn lần vào Nam, ba lần ra Bắc. Tiêu diệt quân Tiêm La bạt vía Chiêu Tăng, đập tan quân Thanh các ngươi kinh hồn Tôn Sĩ Nghị. Giúp dân dựng nước, tế cáo trời đất lên ngôi không chịu thụ phong của vua Càn Long sao ngươi dám bảo phải chịu hạ mình. Quan bay lôi ra chém! Sứ giả thất kinh hồn vía lậy như tế sao rằng: - Xin Hoàng thượng tha mạng, thần vì muốn hạ nhục khỏi nạn binh đao mà nói là lời chữ nào đã dám xúc phạm đến oai võ của Hoàng thượng. Vả lại hai nước đánh nhau không nên chém sứ. Hoàng thượng không hoà thời thôi sao lại chém thần. Vua Quang Trung làm bộ giận dữ hét lớn rằng: - Ngươi bảo hai nước đánh nhau không nên chém sứ, vậy tại sao ta sai Trần Danh Bính đến gặp Tôn Sĩ Nghị xin hoà, đã không cho hoà con chém sứ của ta? Sứ giả sợ đã mất mật gắng sức van xin rằng: - Xin Hoàng thượng tha mạng. Hoàng thượng là đáng minh quân lẽ nào lại làm như Tôn Sĩ Nghị há sao. Xin Hoàng thượng tha mạng. Vua Quang Trung cười rằng: - Ta vì mong muốn bình an dân quốc mới để cho ngươi được sống. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, ta chịu hạ mình viết biểu cầu hoà, nhưng bạc vàng châu báu nước Nam ta Tôn Sĩ Nghị đã sang cướp hết cả rồi. Vậy người hãy về thưa cùng Thang Hùng Nghiệp bảo Tôn Sĩ Nghị đem vàng bạc châu báu mà lo lót cho Hoà Thân. Nếu không bằng lòng như thế chứ ngươi muốn đánh thì cứ kéo quân sang đây! Sứ giả hoàn hồn lậy tạ rồi thưa: - Đáp ơn Hoàng thượng, thần nào dám không vâng. Đây là thư của chủ thần Thang Hùng Nghiệp kính trình lên Hoàng thượng. Tiếp thư xong vua Quang Trung bảo: Đặng Văn Long cười lớn: - Đại sư huynh tiến đánh Trường Đồn thì Nguyễn Phúc Ánh theo sông Tiền Giang ra cửa Hàm Luông trốn ngoài hải đạo. Tiến đánh Hà Tiên thì Nguyễn Phúc Ánh ra biển Hà Tiên chạy sang Tiêm quốc. Thần e rằng đánh thế cũng không bắt được Phúc Ánh. Vua Quang Trung gọi: - Hai tướng thuỷ binh Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc. Tuyết và Lộc đồng thanh đáp: - Có thần. Vua Quang Trung vỗ án truyền: - Khi ấy ta sẽ cấp cho hai tướng đại bộ phần thuỷ binh chia thuyền tuần tiễu từ cửa Cần Giờ đến mũi Cà Mau vòng qua Phú Quốc, chặn lối Hà Tiên chờ Nguyễn Phúc Ánh chạy ra biển đón bắt đem về cho ta trị tội bán nước buôn dân. Các tướng nghe xong vòng tay nói: - Hoàng thượng liệu việc như thần, chúng thần mắt phàm không nhìn thấy được. Bùi Thị Xuân mừng rỡ vỗ tay reo: - Phen này Phúc Ánh chỉ có chết mà thôi. Xuân tôi mới yên tâm mà sống vậy. Bỗng Vũ Văn Dũng lớn tiếng trách vua rằng: - Tây Sơn thập hổ ai có việc nấy. Đại sư huynh chê thần bất tài hay sao mà không dùng đến? Vua Quang Trung cười nói: - Ta đâu dám chê Tam sự đệ bất tài. Kế hoạch đánh Phúc Ánh mấy tháng nữa mới thực hành, còn bây giờ ta giao trọng trách Văn Dũng phải lập tức đi ngay. Vũ Văn Dũng hỏi: - Ấy là việc gì. Vua đáp: - Văn Dũng có tài xem núi non sông núi mà vẽ lên địa đồ. Nay ta muốn nhờ Văn Dũng đi vẽ bản đồ. Dùng hỏi: - Đại sư huynh đã chinh chiến từ Nam ra Bắc. Nước Nam ta ở đâu chẳng có bản đồ? Còn sai thân vẽ nơi nào nữa? Vua Quang Trung đáp: - Văn Dũng sang Mãn Thanh vẽ bản đồ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Văn Dũng cười to nói: - Thần sang đất Lưỡng Quảng vẽ bản đồ ắt quân Mãn Thanh bắt thân mà chém. Thôi, thôi! Việc này không được đâu. Vua Quang Trung vỗ vai Văn Dũng bảo: - Ta sai sứ sang Mãn Thanh dâng biểu cầu hôn công chúa con vua Càn Long và xin lại đất Lưỡng Quảng xưa kia thuộc nước Nam ta. Nếu Càn Long thuận cho thì tốt, nhược bằng không ta sẽ mượn cớ để đánh Mãn Thanh lấy đất Lưỡng Quảng. Vậy nên nay ta sai Văn Dũng tháp tùng theo sứ bộ bí mật vẽ bản đồ hai tỉnh. Sau khi tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định xong, người cầm án tiên phong Bắc tiến chính là Tam sư đệ đó. Văn Dũng lại cười rằng: - Nếu vậy thì thần xin đi. Phen này cho vua tôi nhà Đường, nhà Tống hết khoe hùng. Nói rồi Dùng lãnh lệnh đi ngay.