8 (tt B)

Tôi xin mượn chuyện nầy làm kết luận. Phàm một cái nhà cất theo sức mình, cột kèo cũ, đã có từ đời ông Trương Vĩnh Ký, vôi hồ xi măng thì nhín mót mua mới được, nay dựng lên ở đã ba bốn đời người, từ không con, hoá có thằng Bảo, rồi nuôi con Mai, nó sanh con Phượng, kế luôn mình, là đã bốn thế hệ, riêng quyển Sài gòn năm xưa lần đầu do “Cơ sở báo chí và xuất bản Tự Do của Phạm Việt Tuyền, in năm 1960, đã bán rốc, tiền nhuận bút 10.000 cũng không còn; lần kế, ông bạn Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách lớn Khai Trí, in lại năm 1969, tiền nhuận bút cũng tiêu hoá từ lâu; lượt thứ ba, nghe đâu có người chạy qua Mỹ, in lại và bán khắp nơi mà mình vẫn chưa thấy mặt mấy đứa con hoang, chớ đừng nói chi lễ mễ cho mình ươn già buổi nầy, nay có người trách “sách viết thiếu khoa học, sắp xếp không ngăn nắp và nên viết lại”.
Tôi lạy cha, có giỏi thì làm lấy, chớ nhà dầu cũ, che mưa che nắng được là xong, tôi còn sống bao lăm nữa mà hòng dỡ đi cất lại? Thôi thì, có nói lắm, tôi thêm một căn nhỏ, chứa những gl đọc muộn trong sách ông J. Bouchot, goki bổ túc, tưởng như vậy là đủ rồi. Tôi thanh minh không phải nhà khảo cứu và tôi viết tôi chơi, không có ý làm văn để đời. Ai kia lấy của tôi in lại, tôi cũng không phiền, cứ hiếu bởi con mình còn duyên nên mới có người bồng ẵm. Nếu biết điều gởi cho thì hoà cả đôi, không đòi mà cũng chẳng cám ơn. (Ngày 25-9-1983).
Và tôi xin thêm, xin biết cho, “văn của tôi là văn kể chuyện”, phải nhại đi nhại lại cho dễ nhớ, báo tôi xếp thứ tự, là tôi mất tự nhiên; sớ dĩ tôi lập lại, một phần nào là có lý đó. Sển.
Nhơn đọc Histoire de Vichy của Robert Abon viết, lại biết vào năm 1941 (mars), trong vùng bị chiếm đóng, các thanh niên (adultes) Pháp vẫn nhận được:
240 giam bánh mì mỗi ngày;
250 giam thịt và 75 gr. pho mát mỗi tuần:
550 gr. chất béo, mỗi tháng;
500 gr. đường
200 gr. gạo
250 gr. bột ăn (pâtes alimentaires), mỗi tháng;
2 gói thuốc vấn mỗi 10 ngày và 1 lít rượu vang. (trang 35).
Như vậy mà sở y tế còn khuyên nên bỏ tập thể dục, vì ăn không đủ bổ (thiếu ăn).
Trang 285 viết thêm: vào mùa đông 1943-1944, dân thành Paris, chỉ nhận trung bình là 200 gr. chất béo, 300 gr. thịt mỗi tháng, rốt còn lại dân Paris được lãnh những gì sở cung cấp phát ra, tính lại những gì lãnh một tháng, chỉ ăn 5 hay 6 ngày là hết.
Trang 286 cho biết: Từ thu năm 1940 đến tháng février 1944, giá sinh hoạt tăng 166 và phần thực mỗi người dân mỗi ngày chỉ còn 850 calories.
Trang 287 nói “tháng 3-1944, bày hòm giả tạo không đựng thây ma mà đựng thịt tươi hoặc thịt muối và qua 8-1944, xe nhà băng không chở vàng bạc, lại chở đường”.
1 ký đường giá 150 fr.
1 ký thịt giá từ 300 đến 400 fr.
1 ký bơ giá từ 600 đến 800 fr.
Rượu vang, 300 fr. mỗi chai, rượu sâm banh giá 600 fr. mỗi chai.
Và sách nói muốn biết giá trị đồng franc (quan Pháp), thì nên nhơn cho 15, tiền năm 1954.
Những tài liệu trên đây là kết quả những ngày dài tôi đọc “hầm bà lằng”, gặp sách nào cũng đọc và nay chép lại đây xà ngầu như trong giỏ đựng vật phế thải, vụn vằn, không nên trách việc làm vô trật tự, vì cốt ý là tôi chép tôi chơi, không dám gọi thuộc tài liệu nghiên cứu. Tuy vậy, đối với người nào biết dùng, thì đó cũng chưa là vô bổ ích.
Xét cho cùng, tưởng không nên kỳ thị chủng tộc Những gì làm cho nhiều người hiệp nhau lại để trở nên một dân tộc, thì đó chẳng qua là những kỷ niệm đại khái đại thể, để chung nhau làm từ trước với ý chí còn chung nhau làm ra sau nầy. Gẫm như gương Pol Pot, hành động bạo tàn đã qua trên đất Nam Vang, hiểu theo nhà Phật đất Chùa Tháp, phải chăng đó là kết quả quá hấp tấp của một đứa con xứ ông Tà Á Rặc, nay bỏ chùa chiền, được sang học bên Pháp, nuốt không trôi triết lý của mấy ông giáo sư Tây dạy môn “xã hội học” ở Sorbonne dành cho con cháu dòng dõi Descartes, Rousseau, Molière, rồi ôm những món khó tiêu về áp dụng sai lầm bên xứ Thổ, ngày nay đều phải khóc, thì tiếng khóc than cũng không đủ chứng minh cho ai, bằng phải bật cười thì tiếng cười vô nghĩa lý ấy lại e gây thêm nợ, chi cho bằng đừng khóc đừng cười và hãy lấy trò đùa u-mặc (humour) để lây lất sự đời, và môn “mua sách về đọc ở nhà”, đóng cửa kết bạn nối khố với tư tưởng người xưa, hoạ chăng đó là thang thuốc mà tôi cho là thần diệu đế bớt buồn có chút vui chờ ngày theo ông theo bà cho mãn kiếp (viết 6-12-1983).
Pol Pot là người, hay là thú? Tưởng voi dữ sút xiềng, sư tử, cọp beo thoát rừng cũng chưa ác độc hơn. Theo một sách từng đọc, chàng ta sanh tại Kompong- Thom, năm 1928. Vốn con nhà săn dã, đã biết cuốc đất trồng khoai, theo học chữ học đạo suốt sáu năm trường dưới mái nhà chùa, rồi được cho học trường trung học kỹ nghệ tại Phnom penh, và được cấp học bổng cho qua Pari năm 1949 học ngành radio điện tử (radio électronique). Như vậy là anh tốt phước lắm rồi. Nhưng nào biết thân. Chàng ta thi rớt trọn ba keo về chuyên nghiệp, hỏi duyên cớ, chàng lạnh lùng đáp: “Mảng chăm chỉ lo học làm cách mạng hơn học nghề”. Khi trở về xứ được dạy môn “sử địa” nơi một trường tư ở Nam Vang, gia nhập đảng Pracheachon và trở nên một tay viết báo có tiếng tăm thiên về tả. Năm 1962, được đảng đưa lên chức “tổng bí thư phó” (secrétaire général adjoint), và năm 1963, rút về rừng núi, vì biết rừng lời dụ của ông Sìhanouk mời ba mươi bốn người tá đảng nhập chánh phủ, chẳng qua là bẫy cặp để bắt cho trọn gói. Pol Pot tích oán từ bao giờ? Giận ai mà đè mấy triệu dân Miên, phe nào bất luận, đều làm cỏ sạch, tiếng oan hồn còn theo gió riu rít kêu gào? Tôi không nó href="#phandau">11.
  • 12.
  • 13.
  • 14.
  • 15.
  • 16.
  • 17.
  • 18.
  • 19.
  • 20.
  • 21.
  • 22.
  • 23.
  • 24.
  • 25.
  • 26.
  • 27.
  • 28.
  • 29.
  • 30.
  • 31.
  • 32.
  • 33.
  • 34.
  • 35.
  • 36.
  • 37.
  • 38.
  • 39.
  • 40.
  • 41. & 42.
  • 43.
  • Thay lời tựa
  • 1. Văn minh
  • 2. Thả cầm thi, lai rai nhắc chuyện cũ
  • 3.Sài gòn cận đại, buổi đầu Pháp thuộc.
  • 3. Tiếp theo
  • 4. Sài gòn sinh hoạt
  • 5. Sài gòn ăn uống
  • 6. Cây trồng hai bên lê đường.
  • 7. Để bổ túc bài “cây trồng hai bên đường”
  • 7. Tiếp theo
  • 8. Những năm đầu của Sài gòn thời Pháp thuộc
  • 8. Tiếp theo
  • 8 (tt B)
  • 9. Vấn đề tiền tệ bên Nga, từ Nga hoàng bị hạ bệ.
  • 10. Lạm phát điệu tẩu mã (linnation galopante)
  • 11. Monnaies de remplacement (Tiền tệ để thay thế)
  • 12. Trở lại đọc sách cũ, và về cuốn “l’agome de l’indochine” của tướng H. Navarre
  • 13. Luận chơi về Hàn Tín
  • Chương kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!8314_57.htm!!!i về hành động tàn ác của chàng, sẽ có người khác viết rành hơn, tôi chỉ muôn hói chàng: học giống gì bên Pháp mà khi cầm quyền, chàng vụt thủ tiêu, bỏ sạch “giấy bạc lưu hành tiêu biểu cho văn minh, và thụt lùi trở lại đời dã man u tối “đổi chác”?
    Ngày xưa lấy đá lửa đổi với muối hột, nhưng nay đã có quạt máy và đồ gia vị đủ thứ kia mà? Phải có chợ bán buôn, có xã hội, trờ lại người rừng mà hạnh phúc thấy đâu? Tỷ dụ: Nhà ông có thừa bò, ông dắt một bò cái, tìm người đổi bốn con dê, hoặc mớ ngói lợp nhà, v.v...; ông dắt bò đi mãn một đời ông, cũng chưa gặp nơi xứng ý vừa lòng, bằng dẫn bò ra chợ? Và người có thừa dê, vẫn cần món khác và chê bò của ông, duy có vàng bạc là đổi mua được tất cả vật cần dùng cho mỗi một ai, Pol Pot hiểu chưa, hỡi chàng “có học” “không hành”, ma vương, quý sứ? Nhưng Pol Pot có biết chăng? Tiếng Việt có câu “thời suy quy lộng”? Ngày trước không xa, bên Nga đã áp dụng luật đổi chác rồi. Trước khi sụp đổ nạn lạm phát bên Nga: không kể việc cũ, năm 1914, có 1,7 tỷ (milliard) tiền giấy phát hành tháng janvier; qua janvier 1915, lên 3 milliards, rồi 10 milliards tháng mars 1917, sụp đổ dòng vua, leo 19 milliards lúc cách mạng khởi dậy. Tiền nặng giấu mất, không đủ tiền giấy cho dân dụng, phải dùng con tem nhà thơ (timbre postal) thay thế, cố vấn quân sư của Nga hậu là Raspoutine xuất hiện, ngai vua càng mau sụp đổ, đời Trosky lên, một đôi giày giá đáng ba tháng lương thợ, và một cuốc xe trượt (traineau) giá 2 roubles nay phải trả 100. Nạn lạm phát đổi diện: không phải giá định tuỳ theo món hàng, nhưng kỳ thật là giá kéo món hàng theo luật cung cầu định đoạt (trang 207 “Orze monnaies plus deux” Ren Sédillot). Qua tháng 8 năm 1918, tiền tệ bị bỏ. Năm 1920 áp dụng luật đổi chác bắt buộc (le troc obligatoìre): tỷ dụ như xứ Don, định một cây phàng, lưỡi liềm (fux) đổi 3 pouds lúa mì (49 kilos), một điếu thuốc lá đổi 110 gram lúa mì: 40 unités-poids thịt heo đổi 200 unité-poids bắp (mais), hoặc đổi 15 unités-poids khoai tây. Nhưng khi thực hành, mới thấy có nhiều trở ngại, vì các việc định như trên đều là chuyên chế (arbitraire), không có gì làm căn bản, và rốt cuộc bên Nga cũng phải chịu bỏ luật đổi chác ép buộc, tanh pis pour la doctrine, thành ngữ trong sách Pháp nơi trương 207 nầy, phải dịch “thây kệ, mặc kệ chú nghĩa” hoặc muốn cho mạnh hơn nữa, phái dịch “thây kệ cha...”, Pol Pot hiểu và thấy chưa?
    Nghĩ cho tiền của dân Miên, góp làm thuế má, chính phú Miên hoàng cho ông đi học phương xa, trở về ông ăn không tiêu và thực hành không nhằm lối, hại dân hơn là lợi cho nước, ông là người đắc tội với đồng bào Miên, mà chừng nào mới đền tội đây? Nhưng việc bên Nga chưa hết, tói xin kể tiếp: và chuyện nầy còn kéo dài mãi, không biết chừng nào mới chấm dứt và biết nói làm sao cho đầy đú, nhứt là trong bài nầy, nói về quyển sách “Hấp hối của Đông Dương” do ông Navarra viết đế biện minh cuộc bại trận của đội binh viễn chinh Pháp nơi Điện Biên Phủ?

    Truyện Sài Gòn Tạp Pín Lù ---~~~cungtacgia~~~---

    3 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: Nguyễn Học
    Nguồn: Nguyễn Học
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 28 tháng 9 năm 2006

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--