Trong nhà rạp hát bộ, Lãng ngồi bên cạnh bác Mịch. Họ đang xem đào kép tập dượt vở tuồng "Chàng Lía" của Lãng. Các kép chánh cương quyết từ chối không chịu đóng một vở tuồng mà vai chánh là một người dân thường nổi loạn chống lại triều đình, trang phục thiếu hẳn vẻ rực rỡ hào nhoáng, nên bác Mịch đã phải nhờ đến các đào kép phụ. Họ tập thêm ngoài giờ giấc bình thường, không được hưởng thù lao. Cả đến bác Mịch, bầu gánh cũng không thích thú gì. Bác nhận dựng tuồng cho Lãng chỉ vì lời gửi gấm của Long Nhương tướng quân. Do đó, việc tập tành gặp không biết bao nhiêu khó khăn. Khởi đầu là sự rẻ rúng dè bỉu đối với một vở tuồng Nôm mà tác giả là một cậu mặt trắng chưa từng có kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhưng dần dà, vở tuồng lôi cuốn được mọi người. Mọi người cảm thấy có một không khí quen thuộc, gần gũi ấp ủ lấy họ. Dường như mẫu nhân vật đang múa may, gào khóc, cười cợt, giận dữ trên sân khấu kia không phải là ông Trương Phi hoặc Đổng Trát, không phải là nàng Dương Quí Phi hoặc Điêu Thuyền ở tận cái xứ xa xôi phương bắc, mà chính là người họ vừa gặp trên đường đi về, là chị bán trầu, là anh chăn trâu, là người chèo thuyền... Tự nhiên các đào kép cảm thấy họ khỏi cần phải cố gắng quên mình để nhập vào một nhân vật lịch sử ở cao quá tầm họ. Họ khỏi cần rướn lên cao, gân cổ hò hét ra oai, ậm ọe quát tháo. Họ hát, họ diễn tả điệu bộ y như họ nói chuyện với người hàng xóm, y như họ cư xử với mọi người. Được diễn một vở tuồng giống như các tấn tuồng họ từng tham dự trong đời, được hát những câu ai nấy đều hiểu, được khóc than, cười cợt theo cách khóc than cười cợt của dân mình, họ cảm thấy dễ chịu. Nhờ vậy, tuy là các đào kép phụ, việc luyện tập có nhiều tiến bộ. Lãng khấp khởi mừng rỡ theo dõi những điều mình tưởng tượng hiện hình thành các nhân vật sống động trên sân khấu. Anh nín thở theo dõi cảnh đang tập. Lúc đó, tuồng đến đoạn Chàng Lía vào thành cướp được quan tài của mẹ đem về, giao cho các đàn em đem an táng ngay giữa đêm tối. Vì là một đám tang lén lút, âm thầm, nên mọi người diễn tuồng không hát, mà chỉ diễn tả tình cảm, đối thoại bằng điệu bộ. Đám tang đi trong đêm tối, nên họ phải có cử chỉ của những người mù vừa sờ soạng lần mò vừa lắng nghe các lời nhắn nhủ thì thào của người dẫn đường là chàng Lía. Dĩ nhiên sân khấu được thắp sáng để người xem nhìn thấy tuồng tích diễn ra. Nhưng bằng cử động, mọi diễn viên phải cho người xem hiểu là họ đang đi trong đêm và sợ đánh thức bọn lính canh. Đây là một đoạn tuồng khó, nên bác Mịch buộc họ tập đi tập lại nhiều lần. Thấy hai người khiêng quan tài đi trước nâng quan tài lên quá cao, bác Mịch ra dấu cho họ ngưng lại, rồi lớn giọng chê: - Không được rồi. Dừng lại. Tôi đã dặn các chú là phải luôn luôn giữ cho quan tài thăng bằng, không được nâng cao phía trước như vậy. Đáng lý phải dằn đá cho quan tài nặng y như có đựng người, để các chú không giở cao lên được. Các chú phải biết, trên quan tài có đặt chén rượu đầy. Rượu đổ ra một giọt, tang chủ không trả tiền cho đâu! Anh kép đóng vai Chàng Lía quay xuống phía dưới nói: - Nhưng đây là một cuộc an táng lén lút, cháu tưởng... Bác Mịch tức giận cắt lời anh kép: - Chú đóng vai Chàng Lía mà chú nói vậy hả? Chú muốn người ta di quan êm ái cho mẹ chú yên nghỉ, hay muốn họ dằn xóc cái xác già của mẹ? Chú phải ở vào hoàn cảnh Chàng Lía để suy nghĩ, để đóng tuồng. Nào, bắt đầu lại đi! Đoạn tuồng diễn lại lần thứ mười hai. Mọi sự diễn ra đúng y yêu cầu của bác Mịch. Các diễn viên diễn tả rất khéo cử chỉ những người đang đi trong đêm tối và đang lén lút di quan qua nhiều trạm canh của triều đình. Khéo nhất là vẻ sờ soạng và nét mặt xót xa, giận dữ của Chàng Lía. Nhưng bác Mịch vẫn lắc đầu, không lộ vẻ vui. Lãng thắc mắc hỏi: - Họ còn quên điều gì chăng? Bác Mịch đáp: - Không. Nhưng để cho Chàng Lía đi trước dẫn đường thế này không ổn. Có vẻ yếu đuối quá. Cậu có thấy thế không? Lãng chưa hiểu ý bác Mịch, hỏi lại: - Yếu đuối thế nào ạ? - Ở... ở nhiều chỗ lắm. Trước hết cái bộ đi đó không hợp với người anh hùng. - Chẳng lẽ Chàng Lía đi oai vệ khi mẹ mất? - Không phải. Nhưng cái khổ mất mẹ của trang hào kiệt phải khác thường một chút. Cũng như hễ là tướng thì phải cưỡi ngựa cầm gươm mới ra tướng. Chàng Lía không phải là tướng triều đình nhưng là tướng khởi nghĩa. Không thể để cho anh ta đi bộ. Lúc đó đám diễn viên đang ngơ ngác trên sân khấu, chưa hiểu phải làm gì nữa, phải sửa chỗ nào. Bác Mịch bảo họ: - Các chú hãy nghỉ một chút. Xuống đây tôi hỏi. Này, ý các chú thế nào? Anh kép đóng vai Chàng Lía hỏi: - Chuyện gì thế ạ? Bác Mịch hỏi: - Chuyện của anh đấy. Anh có thấy đi đưa ma như vậy có vẻ yếu đuối buồn tẻ quá không? Anh kép thú thực: - Dạ, có thế ạ. So với đoạn trước, đoạn lén vào thành đánh bọn tham quan ấy, đoạn này không được ổn. Một anh kép đóng vai người khiêng quan tài nói: - Nhưng mẹ vừa chết thì hùng thế nào được? Bác Mịch nói: - Được chứ. Hạng Võ đến chỗ tuyệt lộ vẫn cứ hùng như thường. Ngay cả khi mê Ngu Cơ vẫn hùng. Rút kiếm báu ra đưa cho người đẹp giữ làm tin, chú nghĩ mà xem, kẻ tầm thường đâu có làm được. Lãng chợt có ý lạ, vui mừng nói: - Hay là ta đổi thế này. Bác Mịch hỏi: - Cậu đổi thế nào? Phải, cậu viết tuồng, chắc có ý hay hơn chúng tôi. Lãng đỏ mặt vì sung sướng và ngượng ngùng, lắp bắp nói: - Không biết đổi thế này có ổn không. Tôi sợ nhọc cho các anh đóng vai khiêng quan tài. Thường thường mỗi lần di quan, luôn luôn có một người chấp hiệu, đứng trên các đòn khiêng gõ sanh điều khiển những người đưa linh. Ta cho Chàng Lía đích thân đóng vai trò người chấp hiệu ấy. Bác Mịch trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi vỗ vế reo lên: - Hay, hay. Có thế chứ. Lẽ nào tướng cướp lại đi bộ. Phải. Chàng Lía, sau khi cướp được quan tài mẹ, đích thân làm anh chấp hiệu để đưa mẹ đi chôn. Đứng trên các đòn khiêng, Chàng Lía nhắc nhở các bộ hạ nên gượng nhẹ đối với xác mẹ, lại vừa chứng tỏ uy tín và uy quyền của mình. Hay lắm. Nào, ta bắt đầu lại đi. Các diễn viên ngơ ngác hỏi: - Bắt đầu thế nào đây chú? Bác Mịch gắt: - Lại còn hỏi! Không nghe thấy gì hay sao? Chàng Lía đích thân làm anh chấp hiệu, điều khiển tụi bay khiêng quan tài đi an táng. Chàng Lía đi lại trên hai đòn cáng, phải tập luyện lắm mới khỏi ngã. Còn mấy chú kia... Những người đóng vai khiêng quan tài nhao nhao lên: - Trời ơi! Khiêng cái quan tài trống còn được, chứ hắn lại đi trên cả đòn cáng thì ai chịu nổi. Bác Mịch thấy đã quá khuya, nên nói: - Thôi để tối mai tao tính lại đã. Bốn đứa không nổi thì tăng lên tám. Hơn nữa đoạn tuồng câm này ngắn thôi. Chịu khó một chút cũng qua. Diễn được đoạn khó cho hay tụi bay mỗi đứa mới mong nhận thưởng nhiều. Nghỉ đi. Mai đến sớm nhé! ° Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Phu luc
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Bão rớt
SÔNG CÔN MÙA LŨ
Tiếng Chim Vườn Cũ
!!!4406_56.htm!!!chuongid=46')">Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92
Chương 93
Chương 94
Chương 95
Chương 96
Chương 97
Chương 98
Chương 99
Chương 100
Chương 101
Phu luc
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Bão rớt
SÔNG CÔN MÙA LŨ
Tiếng Chim Vườn Cũ
*
Chờ cho các diễn viên về hết, Bác Mịch mới bảo Lãng: - Cậu có biết hôm qua quan Giáo phường cho gọi tôi lên có việc gì không? Lãng tò mò quên cả cơn buồn ngủ, vội hỏi: - Gì thế ạ? Bác Mịch chậm rãi đáp để tăng thêm mức quan trọng: - Quan Giáo phường hỏi chuyện chúng ta tập tuồng này đấy! Lãng lo ngại hỏi: - Có gì hệ trọng không ạ? Bác Mịch buồn rầu đáp: - Hình như các quan bộ Lễ không thích ta tập tuồng mới. Nói đúng ra là không thích tuồng Nôm. Các ngài căn vặn đủ điều, làm như tôi là một phạm nhân vậy. Lãng tức tối nói: - Sao lại thế được! Các ngài đều xuất thân từ giới dân nghèo cả, tại sao lại thích xem những vở tuồng mà lời hát toàn chữ Nho, nghe không hiểu được gì cả. Các ngài gật gù giả vờ, vì sợ người ta chê mình dốt, chứ thực sự các ngài có hiểu gì đâu! Bây giờ lại lên tiếng chê tuồng Nôm! Sao lại thế được! Bác Mịch lo sợ nhìn quanh, vỗ vai Lãng, can: - Cậu đừng nên nổi nóng. Tai vách mạch rừng nguy hiểm lắm. Cậu yên tâm. Tôi đã tìm cách nói cho êm xuôi cả rồi. Lãng vẫn chưa nguôi giận, hỏi lại: - Bác đã nói với họ thế nào? - Tôi bảo cậu viết tuồng này để đề cao những người dân nghèo làm nên sự nghiệp lớn như các ngài. Tôi còn bảo trước khi viết tuồng, cậu đã hỏi ý của Long Nhương tướng quân. Thật tức cười! Nghe tôi nhắc đến ông Long Nhương, các ngài nín bặt không dám hó hé thêm tiếng nào nữa cả. Nhưng để vớt vát thể diện, quan Giáo phường dặn thêm là không được bỏ bê việc luyện tập tuồng chính. Rồi hạ thấp giọng, bác Mịch hỏi Lãng: - Này, mấy hôm nay cậu có nghe gì không? - Nghe gì ạ? - Nghe tin ông Long Nhương ấy! Chuyến này gặp quân Xiêm đông đảo, chắc vất vả lắm. Hình như mấy trận đầu đều bại cả. Cậu đi lại giao thiệp nhiều nơi, có biết đích xác thế nào không? Lãng đáp: - Tôi cũng ù ù cạc cạc như bác thôi. Có điều tin đồn thổi thì lúc nào cũng bi thảm quá sự thực cho dễ tin. Bác tính, làm thế nào một danh tướng như ông Long Nhương lại có thể thua trận được. - Vâng, vâng. Tôi cũng đã nghĩ như cậu. Nhưng... nhưng biết đâu trăm trận thắng lại không có một trận rủi ro... Như ta đi đường gặp tai bay vạ gió đấy mà. Mấy chuyến trước đến nơi là xáp trận ngay. Tin chiến thắng bay về tới tấp. Chuyến này đã lâu không nhận được tin vui. Tôi e rằng... - Bác e gì nào? - Tôi ấy hả? Tôi sợ... Nhưng thôi. Chuyện binh nhung mình có hiểu gì đâu mà đoán già đoán non. Tối mai cậu đến chứ? Lãng thấy bác Mịch muốn cho qua câu chuyện gay cấn, vội nói: - Dạ mai tôi đến chứ. Nhưng bác chưa nói cho tôi biết bác e ngại điều gì. - Ối! Tôi già lẩm cẩm hơi đâu cậu để tâm! Tôi may mắn qua được cơn điên dại, nhưng đầu óc chưa được tỉnh táo bình thường đâu. Cậu thấy điều gì không phải, cậu bỏ qua cho. Hôm trước ông Thung đến cầm chầu, đập trống liên hồi như là trống thúc thuế, tôi cũng cười xòa. Đôi co sao được với người say rượu. Cậu xem đấy, không nên chú ý lời lẽ lẩm cẩm của tôi. Thấy bác Mịch cứ quanh co né tránh, Lãng bực bội hỏi: - Hai năm nay ở gần bên tôi, bác không hiểu tính tôi hay sao mà dè dặt thế! Tôi có giấu gì bác đâu. Mà bác thì cũng không làm điều gì quấy để phải sợ ai! Hôm nay bác lạ lắm! Bác Mịch thở dài, đôi mắt nhìn Lãng lộ vẻ thương hại, trìu mến. Bác nói nhỏ: - Tôi đoán hơi gió thấy sắp xảy ra nhiều điều rắc rối lắm đấy, cậu Lãng ạ. Ông Thung say rượu thật đấy, nhưng nhờ hơi men ông ấy nói ra nhiều điều đáng chú ý lắm. Cũng như gần đây Hoàng thượng có gì khang khác. - Khác chỗ nào hở bác? - Tôi chỉ cảm thấy thế thôi, chưa có gì làm chắc. Một hôm Hoàng thượng ghé qua rạp tuồng, gặp lúc anh em đang tập vở Chàng Lía của cậu. Hoàng thượng ngồi xem một lát, hỏi ai cho tập vậy. Nghe nhắc đến tên ông Long Nhương, nét mặt Hoàng thượng sa sầm ngay. Hoàng thượng quày quả bỏ đi. Thành thử tôi ngại lắm. Tôi chẳng hiểu rồi đây sẽ ra làm sao nữa! Lãng cố cười lớn để lấn át nỗi lo âu vừa mới nhen nhóm, vỗ vai bác Mịch nói: - Bác chỉ sợ bóng sợ gió thôi. Bác Mịch cười gượng đáp: - Tôi cũng hy vọng chỉ là chuyện hão huyền, lẩm cẩm. Cậu về nhé! Mai nhớ lại sớm để tập cho xong đoạn tuồng khó, cậu Lãng nhé! °*
Lãng về đến nhà. An vẫn chưa ngủ. Con bé Thái mấy hôm nay bị đau, An lo lắng ngồi bên giường con không tài nào ngủ được. Lãng vào thăm cháu, đặt tay lên trán bé Thái thấy nó vẫn còn hâm hấp sốt. Con bé mở mắt nhìn cậu, rên ư ử. Lãng hỏi: - Cháu có mệt lắm không? Thái đưa lưỡi liếm đôi môi khô, thì thào: - Cháu bớt mệt rồi, cậu. - Cháu đã bớt nhức đầu chưa? - Chưa, cậu ạ. An chen vào bảo em: - So với hôm qua cháu có bớt chút ít. Nhưng chị lo quá, nó nằm suốt bảy hôm rồi. Lúc nãy nó lơ mơ nói mớ những gì "mẹ đừng bỏ con" rồi "cháu chào ông ngoại" làm chị sợ quá. Từ nay con đừng nói bậy như thế nghe Thái. Con bé gật đầu ngoan ngoãn thưa: - Dạ. Lãng vuốt tóc cháu bảo: - Cháu ráng uống thuốc và ngủ ngoan cho chóng lành. Thái ngoe nguẩy lắc đầu: - Thuốc hôi quá, cậu. Lại đắng nữa. Cháu không uống đâu. - Không được. Con không uống làm sao lành. An nói: - Đấy, có cậu về đây, Thái phải nghe lời cậu. Thuốc có đắng mới mau lành. Mẹ van mãi con không chịu uống, nên cứ dây dưa mãi. Lãng góp thêm lời khuyên cháu: - Thái không uống thuốc, làm sao ngồi dậy để học viết được. Mấy hôm cháu đau, anh Phát đã bỏ xa con rồi. Con bé bĩu môi, đáp: - Anh Phát đâu có chịu học. Hôm qua ảnh còn thức con dậy hỏi chữ thiên viết thế nào. Con nói mãi, anh cứ viết ra chữ phu. Làm sao ảnh hơn con được. Lãng cười, hỏi chị: - Nó ngủ rồi hở chị? An thở dài đáp: - Còn phải hỏi. Không bao giờ nó chịu học ban đêm. Ngồi bên đèn một chút, nó ngáp lên ngáp xuống, trông đến chán. Không biết lớn lên nó làm ăn ra sao nữa. - Có lẽ chị cưng hai đứa này quá, nên dạy chúng nó không được. Tìm thầy đồ nào gửi cho chúng nó đi học có lẽ hơn. An nói: - Chị cũng có bảo anh Lợi thế. Con Thái thì chị tự lo lấy được. Con gái biết vài chữ cho người ta khỏi khinh, nhưng con trai phải học hành đàng hoàng. Chị lo cho thằng Phát quá. Mười tuổi đầu rồi chứ phải ít đâu. Lãng kinh ngạc hỏi: - Mười tuổi rồi à? Chóng thật. Mới đây chúng đã lớn cả rồi. Thế mới biết thời gian! Trông tụi nó lớn, mới giật mình nhớ ra rằng mình đã già. Em cũng trên 30 rồi. Tam thập nhi lập. Em đã lập được cái quái gì đâu! An cười bảo Lãng: - Nội cái chuyện lập gia đình còn chưa xong, nói chi đến lập cái khác. Chị không hiểu em nữa. Tại sao không tìm nơi nào xứng đáng nên vợ nên chồng cho rồi. Sao cứ bông lông mãi thế? Hay là... Lãng đoán được ý chị, đỏ mặt, hấp tấp nói: - Không phải đâu. Chị đừng nghĩ thế! An cười hỏi: - Ô hay! Chị có nghĩ gì đâu! Tại sao em bảo thế? Này, cái tin cô ta cương quyết cắt tóc vào chùa có đúng được phần nào không? Lãng không biết trả lời thế nào, đành nói quanh: - Chị hỏi gì ạ? À, chuyện vào chùa hả? Em cũng chẳng biết nữa. Chỉ có một lần anh Huệ nói đùa bảo cô ta định vào chùa Thập Tháp. Có lẽ chỉ là chuyện bỡn cợt mà thôi. Vả lại, đến bây giờ em vẫn không hiểu lúc đó mình thế nào. Chị nhắc lại, chỉ thêm rắc rối, nguy hiểm là khác. Con bé Thái không hiểu mẹ và cậu đang nói chuyện gì, trố mắt hết nhìn An lại nhìn Lãng. Nó hỏi: - Mẹ nói gì thế mẹ? An mắng át đi: - Đừng hỏi chuyện người lớn. Con ngủ đi. Con bé giận dỗi, vùng vằng quay hẳn người lại, nhìn vào tường vờ ngủ. An không để tâm đến con, hỏi Lãng: - Độ này sao em về trễ thế? Lãng nhớ đến công việc hiện tại của mình, hớn hở khoe: - Em với bác Mịch đang dựng một vở tuồng mới, chị biết chưa? An không tin em, hỏi lại: - Em dựng tuồng à? Tuồng gì thế? Lãng hối hận vì đã quá tự tin, nhưng không còn cách nào thối lui được nữa. Anh bối rối thú thực: - Tuồng Chàng Lía em viết lâu nay. Tập gần xong rồi. - Thật thế à? Hôm nào mới diễn? - Em cũng chưa biết. - Nhớ báo cho chị đi xem với. Em viết được tuồng, lại dựng được để diễn ngay tại cung đình. Em của chị tài quá! Lãng vội cải chính: - Không diễn được ở cung đình đâu! - Sao vậy? Gánh bác Mịch là gánh chính của giáo phường mà! Không diễn cho nhà vua xem thì diễn ở đâu? Bé Thái không nhịn được nữa, quay lưng lại dặn cậu: - Hôm nào cậu dẫn cả cháu đi xem nữa nhé! Cả anh Phát nữa. Cả mẹ, cả cha nữa! Lãng xoa đầu cháu nói: - Được, được. Cậu sẽ mời cả nhà. An không bỏ nửa chừng thắc mắc, kéo áo em hỏi: - Em vừa nói gì? Tại rán giữ mạng để được chia lợi. Một người giữ nước mạnh bằng ba, bằng bốn lần một tên cướp nước. Thần xin hứa sẽ thắng. Vua Thái Đức ngỡ ngàng với cách xưng hô đột nhiên trịnh trọng của em. Nhưng nhà vua hiểu ngay dụng ý của Huệ. Nhà vua cảm động âu yếm nhìn em, hiểu câu nói Huệ vừa thốt ra là một lời thề. °*
Tháng Mười Một năm Giáp thìn (1784), Long Nhương tướng quân đem đạo thủy quân thiện chiến và dũng cảm của mình vào Nam diệt quân xâm lược Xiêm. Nhận được tin Phò mã Trương Văn Đa vẫn còn giữ được Long Hồ, Nguyễn Huệ quyết định không đưa quân vào cửa Cần Giờ để lên Gia Định, mà tiến thẳng xuống Mỹ Tho. Về sau sử quan triều Nguyễn muốn giấu bớt cái nhục bại trận cho Gia Long, viết rằng Nguyễn Huệ vừa từ Qui Nhơn vào đã dẫn quân đến thử sức với thủy quân Xiêm, và thua liên tiếp mấy trận, đến nỗi Huệ ngã lòng muốn rút quân về. May nhờ có một cựu tướng của Nguyễn Ánh là Lê Xuân Giác hiến kế, Nguyễn Huệ mới biết cách phục binh ở Rạch Gầm-Xoài Mút và cả thắng quân Xiêm. Viết như thế, sử quan triều Nguyễn muốn cứu gỡ danh dự của Nguyễn Ánh. Thật vậy, họ muốn cho hậu thế đinh ninh rằng cuộc chiến thắng oanh liệt của Tây Sơn năm Giáp thìn hoàn toàn do may rủi. Nếu không có tên hàng tướng vốn là tay chân của Nguyễn Ánh (nghĩa là đã học mót được mưu lược thần tình của chủ cũ) chỉ đường dẫn lối, chắc chắn Nguyễn Huệ đã phải chán nản và rút quân về Qui Nhơn, để mặc cho bọn xâm lược Xiêm đường hoàng tiến về Gia Định. Sao lại có lối lập luận gượng gạo vô lý như vậy! Giả sử thực sự Nguyễn Huệ có thua vài trận đầu, thì các trận ấy cũng không gây thiệt hại nặng nề cho quân Tây Sơn bao nhiêu. Đang lúc cần phô trương thanh thế, một đóm chiến thắng leo lét heo hút thế nào cũng được đám tay chân Nguyễn Ánh thổi bùng thành một cơn bão lửa, để sử quan triều Nguyễn sau này ghi chép cẩn thận làm tin. Chỉ mới đánh được một chiến thuyền và năm thuyền đi biển của Tây Sơn ở Mang Thít, mà Nguyễn Ánh đã vội viết thư khoe ầm với J. Liot (1), thử hỏi tại sao các cuộc thất trận tai hại từng làm một viên dũng tướng như Nguyễn Huệ nản chí lại không được họ ghi chép tỉ mỉ để lưu lại cho đời sau? Vả lại, Long Nhương tướng quân không phải là một người dễ dàng nản chí! Trước đó và sau đó, nản chí không phải là thói quen của ông! Mang đại quân ra đi để rồi lủi thủi dắt díu tàn quân trở về, cũng không phải là thói quen của ông! Sử quan triều Nguyễn đội một vòng hoa giả lên đầu Lê Xuân Giác, để hòng che giấu cái nhục của tên cõng rắn cắn gà nhà, nhưng vô ích! Sự thực nhất định vẫn là sự thực! Long Nhương tướng quân đóng bản doanh tại Mỹ Tho xong, đã nghĩ ngay đến kế diệt địch. Như lời ông từng trình với vua anh tại Qui Nhơn, Nguyễn Huệ biết rõ nếu đem đại quân đến Sa Đéc đánh nhau với đại quân Xiêm, thì đối phương chiếm được nhiều ưu thế hơn mình. Suốt mấy tháng dậm chân tại Sa Đéc, quân Xiêm đã quá đủ thì giờ nghiên cứu địa hình, tổ chức phòng thủ chặt chẽ. Vì thế, Nguyễn Huệ đã quyết định tìm kiếm một chiến trường thuận lợi cho mình, và bằng những trận trá bại khiến địch chủ quan, dụ chúng vào chiến trường đã chuẩn bị đó để tiêu diệt. Chiến trường lý tưởng ấy, là đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài trên mười dặm và cách đại bản doanh của Nguyễn Huệ không xa lắm. Trong đoạn sông này, lòng sông mở rộng thuận tiện cho việc dồn mấy trăm chiếc thuyền địch tập trung vào đó để công kích. Tại đây, thủy quân và các thuyền chiến Tây Sơn được giấu kín trong các sông nhỏ: rạch Gầm, rạch Xoài Mút và giấu sau cù lao Thái Sơn. Pháo binh Tây Sơn mai phục ở hai bên sông và cả trên cù lao Thái Sơn. Khi toàn bộ thủy quân Xiêm-Ánh đã lọt vào khúc sông này, thì thủy quân Tây Sơn ở rạch Gầm và rạch Xoài Mút sẽ tiến ra chặn đánh ở hai đầu. Thuyền chiến Tây Sơn ở phía sau cù lao Thái Sơn sẽ tiến ra đánh vào ngang hông thủy quân Xiêm, chia cắt đội hình địch ra làm nhiều mảnh để đánh phá. Đồng thời pháo binh Tây Sơn ở hai bên bờ sông Mỹ Tho và cù lao Thái Sơn sẽ bắn xả vào thuyền chiến địch suốt dọc sông từ rạch Gầm đến rạch Xoài Mút. Toàn bộ thủy quân Xiêm-Ánh sẽ bị quân Tây Sơn vây chặt, không thể chạy thoát dễ dàng như ở khúc sông Sa Đéc-Long Hồ, là khúc sông có nhiều ngách, rất khó thực hiện bao vây tiêu diệt toàn bộ. Những cuộc bại trận sử quan triều Nguyễn mừng rỡ ghi chép vào sử sách để hạ uy tín Long Nhương tướng quân và vớt vát danh dự cho Nguyễn Ánh, thực ra, chỉ là những trận khiêu khích rồi trá bại để dụ địch vào thế trận đã bày sẵn mà thôi! °*
Không phải sử quan nhà Nguyễn đã bịa đặt hoàn toàn những thất bại ban đầu của quân Tây Sơn khi chạm trán với một địch thủ lạ tay là quân xâm lược Xiêm. Ghi chép của họ cũng có cơ sở đấy! Vì suốt thượng tuần tháng Chạp năm Giáp thìn, bộ mặt của Long Hồ và Mỹ Tho xao xác buồn thiu như cảnh một gia đình gặp tang ma. Những tin đồn thất trận lan truyền nhanh khắp các chợ và bến ghe. Ban đầu không ai tin những lời đồn đãi ấy. Người ta chỉ dám xì xào bàn tán với nhau, sau khi lấm la lấm lét nhìn quanh. Dân chúng chưa quên uy thế của Tây Sơn suốt bao năm qua, và họ nhìn đoàn chiến thuyền hùng mạnh có kỷ luật của Qui Nhơn với tâm trạng hoang mang. Họ không thể tin được rằng một đạo quân như vậy lại có thể bại trước bọn xâm lược tàn ác và tham lam, đi đến đâu cũng cướp bóc và hãm hiếp lương dân. Nhưng những người có lòng yêu nước thiết tha nhất dần dần cũng phải ngã lòng. Đã có nhiều dấu hiệu chứng tỏ các tin thất trận không phải hoàn toàn bịa đặt. Sự kiểm soát an ninh ở Mỹ Tho ngày càng lỏng lẻo. Đoạn sông từ Sa Đéc lên Mỹ Tho trước kia được canh phòng nghiêm mật, về sau gần như buông lỏng vì bất lực. Từng đoàn ghe chài, xuồng nhỏ, bè tre chở dân tị nạn từ Sa Đéc đổ lên, cảnh tản cư nheo nhóc làm cho dân Mỹ Tho lo âu, hoảng sợ. Người ta bu quanh các gia đình tản cư hỏi han tin tức. Họ được chính những nạn nhân của quân xâm lược kể lại tình cảnh khốn khổ trong vùng bị chiếm, được tận mắt chứng kiến những phụ nữ bị quân Xiêm hãm hiếp đến nỗi trở thành điên dại hoặc ủ rũ bạc nhưhttp://eTruyen.com