Phùng Thúy Lam nét mặt xinh đẹp lộ vẻ hoài nghi hỏi:
- Sao lại kỳ vậy? Các hạ đã có lòng bảo vệ cho gã mà bây giờ lại biến đổi ý kiến ghê gớm, muốn chọc giận gia phụ để người sát hại y là nghĩa làm sao?
Kỳ Kinh tiến gần lại hai bước, ngấm ngầm đề tụ công lực chuẩn bị động thủ, miệng hắn đáp:
- Ta nói rõ cho cô hay cũng chẳng hề gì. Nguyên trước ta muốn giết gã, nhưng sau vì nhiều nguyên nhân bất ngờ khiến ta phải bảo vệ gã.
Phùng Thúy Lam hỏi:
- Các hạ đã có lòng muốn giết gã rồi phải thay đổi lập trường, nhưng sao các hạ đột nhiên lại muốn phế bỏ trách nhiệm?
Kỳ Kinh đáp:
- Đột nhiên ta nghĩ đến nếu mượn tay người khác giết gã đi thì ta cũng chẳng mất mát gì. Trái lại ta còn khôi phục được tự do, không bị thằng lỏi làm cho vướng chân bận tay nữa. Ta nói vậy cô tin hay không cũng chẳng quan hệ gì.
Hắn đề tụ chân lực sẵn sàng để lúc nào muốn động thủ đánh chết thiếu nữ đẹp như hoa tựa ngọc kia chỉ cất tay một cái là xong.
Phùng Thúy Lam vội xoay Kim Cung Tam Lang Từ Mẫn vế phía trước đề phòng đối phương có ra tay cũng không thể giết nàng được ngay.
Nàng cảm thấy A Liệt cảnh cáo mình bằng một tấm lòng tha thiết liền kêu gọi phụ thân:
- Gia gia ơi! Nếu gia gia không buông tha chú em đó thì hài nhi bỏ đi đây, không can thiệp đến việc của gia gia nữa.
Nhiếp Hồn Sa Phùng Thông hắn dặng một tiếng rồi thóa mạ:
- Con nha đầu chết đâm kia!
Nhưng lão cũng buông tay ra.
A Liệt vội chạy mau trở ra.
Kỳ Kinh cũng lui về ghế ngồi. Hắn tức giận lớn tiếng mắng:
- Quân tiểu súc sinh kia! Sao không ngồi xuống đây?
Phùng Thúy Lam nhìn A Liệt gật đầu như muốn gọi chàng lại, mà cũng tựa hồ tỏ vẻ cảm ơn. Đoạn nàng nhìn bọn Hồng Vân hỏi:
- Các vị muốn đòi vật kia lại hay là muốn tại ha tha y?
Hồng Vân trầm ngâm một chút, hỏi lại:
- Muốn đòi vật lại thì sao? Muốn tha người thì thế nào?
Phùng Thúy Lam đáp:
- Nếu đòi vật lại thì từ Tam gia bên quý bang ắt là phải chết rồi bọn tại hạ phóng tay chiến đấu. Bằng muốn tha người thì các hạ chỉ nói rõ là bỏ vật đó không đòi nữa, cũng không bao giờ trở lại tệ xá tầm cừu hay sinh sự, đồng thời không được đề cập đến cái rương sắt với người võ lâm. Nếu các hạ chịu những điều kiện này thì tại hạ tha người tức khắc.
Hồng Vân không nghĩ ngợi gì đáp ngay:
- Được rồi! Chắc các vị đều nghe rõ Phùng cô nương nói đây. Tại hạ tuân giữ điều kiện đó. Phùng cô nương! Cô nương hãy buông ta người anh của tại hạ ra!
Phùng Thúy Lam vừa ý gật đầu, cúi xuống nói nhỏ vào tai Kim Cung Tam Lang Từ Mẫn:
- Nô gia có điều đắc tội với Tam gia. Mong rằng Tam gia đừng để lòng phẫn hận.
Đoạn nàng buông tay lùi lại mấy bước.
Kỳ Kinh cười lạt nghĩ thầm:
- Hồng Vân ưng chịu một cách nhanh chóng như vậy, dĩ nhiên vì đối phương đưa ra điều kiện có chỗ sơ hở. Biết đâu hắn chẳng giảo hoạt lỗ miệng rồi vẫn tiếp tục tiến hành việc đoạt lại đồ vật bị mất. Nhưng lão Nhiếp Hồn Sa Phùng Thông cũng là hạng thâm mưu ghê gớm, biết đâu lão chẳng còn nhiều cạm bẫy.
Kim Cung Tam Lang Từ Mẫn co duỗi gân cốt mấy cái rồi đột nhiên dương dây cung vàng lên, tức giận nói:
- Trong thiên hạ sao lại có chuyện dễ dàng đến thế? Mau mau đưa trả cái rương gỗ lớn cho bọn ta, nếu để kiếm khuyết mảy may thì sau có hối cũng không kịp nữa.
Phùng Thúy Lam hỏi:
- Ô hay! Tam gia không nghe thấy lời hứa của lão Đại ư?
Từ Mẫn lớn tiếng đáp:
- Công việc của tệ bang trước nay đều do cả ba anh em ta cộng đồng quyết định. Đại ca ta tuy đã hứa lời, nhưng ta cùng nhị ca phản đối thì sao? Nhị ca có đồng ý thế không?
Tang Môn Thần Trần Qùy đáp:
- Đúng thế! Chúng ta nhiều lời làm chi, cứ giết mẹ chúng nó đi! Cả một con gà con chó cũng đừng bỏ sót.
Hắn nói rồi sùng sục cất bước tiến vào bên bình phong.
Từ Mẫn lớn tiếng gọi:
- Nhị ca hãy khoan!
Trần Qùy dừng bước.
Từ Mẫn lại nói:
- Ban đầu anh em chúng ta kết nghĩa, khi uống máu ăn thề đã nói rõ cùng hưởng hạnh phúc, chia sẻ hoạn nạn. Bữa nay chúng ta ra tay quyết đấu, dĩ nhiên đại ca chẳng thể tọa thị điềm nhiên. Dù đại ca có phải phản bội lời ước cũng là trường hợp bất đắc dĩ. Nhị ca nghĩ xem có đúng thế không?
Trần Qùy đáp:
- Đúng lắm! Đúng lắm! Kẻ nào bảo không đúng thì lão gia chặt đầu nó.
Phùng Thúy Lam thóa mạ:
- Quân mặt dày kia!
Ánh hàn quang lấp loáng nàng đã rút trường kiếm ra.
Trần Qùy tức giận hỏi:
- Ngươi mắng ai đó?
Phùng Thúy Lam đáp:
- Dĩ nhiên là ta thóa mạ cả lũ ngươi.
Trần Qùy vung đao lên chém.
Phùng Thúy Lan né mình tránh khỏi đồng thời vung kiếm phản kích.
Đoạn cả hai bên đột nhiên lùi ra không tiếp tục động thủ nữa.
- Kỳ thí chủ nói vậy là muốn cho người ta giết chết cả gã này để tuyệt mối lo về sau, nhưng làm như vậy là trái với ý niệm từ bi.
Gã họ Kỳ quay lại ngó lão ni, nhưng mọi người đều cảm giác là gã nhìn chênh chếch sang người khác. Gã hững hờ hỏi:
- Mai am chủ! Kỳ mỗ bất quá thức tỉnh các vị mà thôi! Chuyện này quan trọng phi thường! Dĩ nhiên chúng ta không nên giết hại người vô tội, nhưng cũng đừng để kẻ nào bưng mắt lừa dối, có đúng thế không?
Hắn nói câu này là để giải thích ý kiến của mình, nhưng giọng nói cứng cỏi khiến cho bầu không khí trong nhà đột nhiên biến thành khẩn trương. Mọi người không ai lên tiếng, đều đứng tụ thủ bàng quan..
Trong lúc tình thế thêm phần khẩn trương thì một đạo nhân trung niên bỗng lên tiếng:
- Theo nhận xét của bần đạo thì Kỳ thí chủ lòng dạ thẳng ngay mà lạnh lùng. Lời nói của thí chủ há không phải là dò xét đến hậu quả của thằng nhỏ kia?
Đạo nhân đứng tuổi nói câu này xen vào để tỏ rõ thái độ cùng lập trường của y, đồng thời có thiên về bên Mai am chủ.
Gã họ Kỳ hắng giọng rồi nói:
- Đúng thế! Kỳ mỗ không có cái giả đạo đức như mèo khóc chuột. Cổ nhân thường nói: "Cái gì nên cắt đứt mà không cắt đứt rồi tự lãnh lấy hậu quả". Kỳ mỗ rất phục câu đó. Còn người khác muốn nghe hay không Kỳ mỗ cũng không dính vào.
Câu nói của gã lần này ý kiến hoàn toàn mâu thuẫn với lần trước. Nội dung câu này thật cứng cỏi mà giọng lưỡi lại mềm dịu, đủ tỏ gã đã cảm thấy thanh thế của đối phương mạnh hơn nên không dám đối nghịch triệt để.
Lão già tính khí nóng nảy lớn tiếng:
- Tra Tu Liệt! Ngươi quê quán ở đâu?
A Liệt đáp:
- Tiểu tử ở đây.
Lão già tức giận xẵng giọng:
- Nói bậy! Ngươi không phải là người ở Khai Phong.
A Liệt chưng hửng đáp:
- Nếu vậy thì tiểu tử không biết.
Gã ngơ ngác một lúc rồi hỏi lại:
- Vậy thế tiểu tử người ở đâu?
Thật là câu hỏi đáng tức cười, nhưng mọi người không một ai nhếch mép..
Bầu không khí lại khẩn trương trầm trọng.
A Liệt là một đứa nhỏ chưa biết đời là gì, chẳng có cơ tâm chi hết. Gã cảm thấy mình đang hãm vào trong vòng nguy hiểm rất quái lạ.
Lão già kia không trả lời A Liệt lại hỏi:
- Năm nay ngươi lên mấy?
A Liệt đáp:
- Tiểu tử 13 tuổi.
Nét mặt mọi người đều chuyển biến, dường như đã yên tâm được một phần, nhưng lại thêm bề thất vọng, thở phào một cái.
Mai am chủ nói:
- Việc này trước xảy ra đã mười sáu năm nay mà thằng nhỏ mới 13 tuổi thì chỉ là một chuyện trùng hợp mà thôi.
Một vị hòa thượng nói:
- Về tuổi gã này cần điều tra cho xác thực mới yên tâm được. Nếu cuộc điều tra đủ chứng cớ như vậy thì thật là một trường hợp rất lạ.
Gã họ Kỳ nói:
- Bất Sân đại sư nói vậy là phải. Mảnh Huyết Vũ thư kia phát xuất tại đây mà thằng nhỏ cũng ở họ Tra khiến cho người ta không khỏi liên tưởng đến nhà họ Tra trong Hóa Huyết môn trên con đường này.
Mai am chủ nhiéu cặp lông mày đốm bạc nói:
- Nơi đây tuy chẳng có người ngoài, song Kỳ thí chủ cũng không nên nói đến nhà họ Tra và bản Huyết Vũ thư.
Mọi người trong khóe mắt đều lộ vẻ cảnh giới.
Mai am chủ cất bước tiến vào phòng trong. Mụ dùng cặp mắt sắc bén điều tra hết tình hình trong căn phòng này thì thấy phòng tuy nhỏ hẹp và thấp thê, nhưng rất sạch sẽ. Mụ lại để mắt đến người đàn bà có bịnh nằm trên giường. Mụ phát giác bà này tuy ốm o tiều tụy nhưng tướng mạo thanh tú khác thường, mới nhìn tới đã biết ngay ngày trước bà là một cô gái xinh đẹp.
Mai am chủ cất giọng ôn nhu hỏi:
- Thí chủ đừng sợ hãi chi hết, cứ đem diễn biến vừa xảy ra thuật hết lại đi. Vừa rồi có một người bị sát hại chết một cách cực kỳ thảm khốc và khủng khiếp. Vì vậy mà bọn lão ni cùng bao người đang muốn truy tầm hung thủ để xử tội hắn cho xứng đáng hay ít ra là ngăn ngừa hắn đừng gia hại kẻ khác, chắc thí chủ cũng hiểu ý cho bần ni?
Người đàn bà nằm trên giường bệnh gật đầu, ho lên mấy tiếng.
Mai am chủ ngồi xuống bên giường đưa tay ra chẩn mạch một lúc rồi nói:
- Bệnh tình của thí chủ không nhẹ mà cũng không nặng, song nếu không chạy chữa cứ để lâu ngày trong tình trạng này là nguy hiểm đấy. Bần ni sẽ làm cho mấy liều thuốc rồi phái người đưa đến. Bây giờ thí chủ hãy đem tình hình vừa qua nói cho bần ni nghe.
Mọi người bên ngoài không ai vào phòng nhưng đều lẳng lặng lắng tai nghe.
A Liệt bỏ xác con mèo xuống rồi chạy vào phòng. Nhưng gã vừa đến cửa thì đột nhiên lùi bước. Nguyên hán tử họ Kỳ nắm y kéo lại.
A Liệt há miệng muốn la lên nhưng bị tắc họng không kêu ra tiếng khiến gã khó chịu những muốn đập đầu vào tường.
Bỗng nghe người đàn bà nằm trên giường bệnh cất tiếng khàn khàn nói nhát gừng:
- Tiểu phụ không biết... gì hết... A Liệt đang cùng tiểu phụ nói... chuyện... Bỗng bên ngoài có tiếng dức lác... và tiếng sầm sập như đổ nhà... Tiểu phụ liền nắm lấy A Liệt... Đang lúc hoang mang... lại nghe có tiếng người huyên náo... rồi bọn Vương đại thúc tiến vào...
Tuy bà không nói được nhiều nhưng cũng đủ thuật lại tình hình vừa xảy ra một cách rõ rệt.
Mai am chủ gật đầu nói:
- Những lời của thí chủ rất hợp tình hợp lý. Bần ni hoàn toàn tin tưởng. Hoặc gi10px;'>
Nguyên bọn họ vừa phát huy một chiêu để thử xem thực lực của đối phương, đều biết rằng đối thủ là hạng ghê gớm, nên sinh lòng úy kỵ không dám hành động lỗ mãng.
Kim Cung Tam Cang Từ Mẫn bỗng quát lên:
- Phùng cô nương! Chuyến này thử xem cô phá giải liên chân đạn của ta bằng cách nào?
Gã vừa dứt lời đã bật dây cung. Ba tiếng "veo véo" rít lên! Ánh ngân quang lấp loáng! Ba viên đạn bạc nhắm ra nhằm tập kích những đại huyệt ở trước ngực Phùng Thúy Lam.
Phùng Thúy Lam liền ra chiêu "Phi Bộc Thùy Giản". Thế kiếm từ trên quét xuống vạch thành một bức màn kiếm quang. Mấy tiếng leng keng vang lên.
Ba viên đạn đã bắn đi đằng nào mất rồi.
Thủ pháp của nàng coi rất ung dung, nhưng nó cũng chứng minh tuyệt nghệ của nàng gạt đạn không phải tầm thường.
Theo lẽ thông thường mà nói thì người ta lúc ban đầu chỉ đưa ra những chiêu thức đơn giản, còn những môn tuyệt nghệ thường để về sau. Vì thế mà Phùng Thúy Lam lộ vẻ ngưng trọng khiến người ta khỏi lo thay cho nàng.
Từ Mẫn cười ha hả nói:
- Kiếm pháp tuyệt diệu! Nhưng ta khuyên cô đem trả cái rương gỗ đi là hơn.
Phùng Thúy Lam lớn tiếng:
- Đừng rườm lời! Các ngươi đã không thử tin, sao còn dám nhiều lời?
Từ Mẫn cười lạt đáp:
- Thật ra ta chẳng muốn đả thương cô, nếu không thì ta đã đem toàn lực ra mà hạ thủ rồi.
A Liệt thấy Phùng Thúy Lam lộ vẻ khẩn trương, không khỏi sinh lòng lân mẫn.
Chàng lại thấy cặp lông mày của Từ Mẫn dương lên mặt lộ sát khí thì càng kinh hãi, buộc miệng quát lên:
- Quân mặt dầy! Quân mặt dầy!
Từ Mẫn liếc ngó vào A Liệt chằm chặp xẵng giọng hỏi:
- Ngươi thóa mạ ai?
Chàng đã nhỏ tuổi lại mặt mũi sáng sủa thành ra càng lên vẻ cao ngạo.
Kỳ Kinh cảm thấy Từ Mẫn không coi mình vào đâu cũng nổi giận nói:
- Thằng nhỏ này thấy các hạ khinh khi cô nương đây nên rất đỗi bất bình. Nếu các hạ quả là người hào kiệt không thèm bắt nạt hàng hậu bối nhỏ tuổi thì sao không ra tay đối phó với Phùng huynh kia?
Từ Mẫn đưa mắt nhìn Kỳ Kinh, trong lòng vừa nghi hoặc vừa tức giận, gã tự hỏi:
- Thằng cha này không hiểu lai lịch thế nào? Chẳng những hắn bướng bỉnh ngồi lại bàng quan mà còn đắc tội với cả hai bên nữa.
Gã không quyết định được là có nên động thủ với Kỳ Kinh chăng.
Trần Qùy lại cho là Kỳ Kinh nói có lý. Hắn lớn tiếng đáp:
- Phải rồi! Ta phải kiếm lão gia nhà thị.
Hắn vừa nói vừa rảo bước tiến vào phía sau bình phong.
Hồng Vân trong lòng kinh hãi, vội ra ám hiệu cho Từ Mẫn yểm hộ Trần Quỳ.
Trần Qùy nhảy lẹ tới bên bình phong thò đầu ngó vào.
Phòng trong căn nhà rất rộng rãi. Chính giữa nhà đặt một cái rương gỗ lớn. Ngoài ra một lão già áo đen tóc bạc đứng trong góc về phía đối diện.
Trần Qùy lại rảo bước tiến về phía lão già áo đen. Nhưng hắn vừa đi tới gần cái rương gỗ dùng làm giới tuyến thì đột nhiên rên lên một tiếng, nhảy lùi lại. Có điều hắn cất bước chệnh choạng tựa hồ đã bị trúng ám toán.
Từ Mẫn toan dương cung bắn ra thì Phùng Thúy Lam quát lên:
- Nếu ngươi dám động thủ thì đừng trách lưỡi kiếm của ta vô tình.
Nàng uy hiếp sau lưng Từ Mẫn. Nếu không có người ngăn chặn nàng thì dĩ nhiên Từ Mẫn chẳng có cách nào để đối phó với lão áo đen.
Hồng Vân chạy lại hỏi:
- Chuyện chi vậy?
Trần Qùy đã lủi ra nhưng sắt mặt biến đổi. Cặp lông mày nhăn tít lại ra chiều rất khó chịu.
Hồng Vân đã nhiều kinh nghiệm, lại nhỡn lực hơn người. Hắn vừa trông thấy đã giật mình hỏi:
- Lão nhị! Có phải lão nhị đã trúng độc rồi không?
Từ phía sau bình phong có tiếng cười khẩy vọng ra rồi tiếng người nói:
- Hồng đại gia quả không hổ là Kiến Lưu Ôn. Việc gì cũng đoán trúng. Phải rồi! Trần huynh trúng độc đó. Nếu không cứu trị kịp thời thì chỉ sống được ba ngày nữa.
Hồng Vân trước không nói gì hết lão bây giờ xem tình hình này mới lớn tiếng:
- Phùng huynh đã được Truyền Độc Sư Kim Thụ, truyền thụ bí nghệ, thật khiến cho tiểu đệ ngạc nhiên. Bữa nay dù chẳng muốn nhận thua cũng không thể được rồi.
Phùng Thông nói:
- Nhãn lực của Hồng huynh thật là tuyệt diệu! Nếu Hồng huynh nhận lời không tìm đến trả thù thì tiểu đệ xin dâng thuốc giải.
Hồng Vân thấy đối phương trăm mưu nghìn kế mà mình tài trí lại kém người đành cúi đầu chịu thuạ Hắn liền hứa lời tuân giữ điều kiện mà Phùng Thúy Lam đã đưa ra.
Phùng Thúy Lam liền móc một cái bình thuốc nhỏ đưa cho Hồng Vân để hắn giải cứu đồng bạn rồi rút lui.
Kỳ Kinh thấy toàn thể bang Thiết Hài đã rút lui mà vẫn có ý không muốn đi.
Phùng Thúy Lam trò chuyện cùng A Liệt mấy câu, liền cảm thấy có điều khác lạ.
Bên ngoài có tiếng người đi bình bịch rồi dần dần có tiếng huyên náo.
A Liệt nói:
- Tiểu diệt thử ra coi!
Kỳ Kinh nói:
- Có gì hay mà coi? Bọn cường đồ chạy rồi thì thân nhân kẻ bị chết đến khóc lóc làm rùm chứ gì?
A Liệt lại ngồi yên nghĩ bụng:
- Cha này thật lòng lim dạ đá! Giả tỷ mình có bản lãnh như hắn thì nhất định chẳng để cho bọn ác đồ bang Thiết Hài tự ý giết người.
Chàng nghĩ đến đây đột nhiên chấn động tâm thần, bụng bảo dạ:
- Phải rồi! Ta cần phải học gấp cho thành người có bản lãnh, một là để báo cừu huyết hận, hai là để giúp đỡ cho dân lương thiện, ngăn cản kẻ cường đồ không được bạo hành.
Phùng Thúy Lam đã vào nhà trong bỗng lại trở ra. Tay cầm cái hộp gỗ, nàng tiến lại trước mặt Kỳ Kinh nói:
- Đây là chút lễ mọn mà gia phụ đưa ra kính tặng các hạ. Mong rằng các hạ vui lòng thu nhận và miễn thứ cho gia phụ không thể phân thân đón tiếp.
Kỳ Kinh liếc mắt nhìn chiếc hộp gỗ rồi đột nhiên vung chưởng đánh vào mặt Phùng Thúy Lam.
Phùng Thúy Lam vội ngửa người về phía sau né tránh. Kỳ Kinh đã biến thế chưởng. Một luồng lực đạo đánh trúng vào cái hộp gỗ trong tay nàng. Lập tức cái hộp rớt xuống đất đánh "binh" một tiếng vỡ thành bốn năm mảnh. Những hạt châu phỉ thúy lăn ra đầy mặt đất.
Phùng Thúy Lam đã vung bàn tay thành đường vòng tròn đánh xéo vào cổ Kỳ Kinh. Kỳ Kinh vung tay đẩy lại. Hai tay đụng nhau bật lên một tiếng "chát" rùng rợn!
Kỳ Kinh bị chấn động loạng choạng người đi. Còn Phùng Thúy Lam phải lùi lại đến ba bốn bước.
Hai bên mới qua lại một chiêu. Phùng Thúy Lam đã biết ngay võ công Kỳ Kinh rất cao cường. Nàng không dám lỗ mãng, chỉ dậm chân hỏi:
- Các hạ làm thế là nghĩa gì? Cha con tại hạ đưa tặng hậu lễ, sao các hạ còn động thủ đánh người?
A Liệt cũng cảm thấy Kỳ Kinh càn rỡ, chàng thẹn đỏ mặt lên.
Nhưng Kỳ Kinh tuyệt không lộ vẻ gì áy nấy, hắn còn buông tiếng cười lạt.
Hắn vừa thử một chiêu đã biết chưởng pháp của đối phương thần diệu mà nội lực cũng thâm hậu. Tuy so với hắn nội lực nàng vẫn còn sút kém, nhưng nếu thêm phụ thân nàng nữa thì khó mà đối phó được. Vì thế hắn không nói gì, đảo mắt nhìn châu ngọc rớt dưới đất rồi hỏi:
- Hộp châu báu này giá trị không phải là nhỏ mà sao lệnh tôn lại tặng cho nhiều thế?
A Liệt lẩm bẩm:
- Dù hắn có cho là chuyện lạ thì cũng không nên động thủ mới phải.
Phùng Thúy Lam tức giận nói:
- Nếu là đồ nhỏ mọn tầm thường thì còn đưa tặng làm chỉ Các hạ thật là vô lý!
Kỳ Kinh xua tay để ngắt lời nàng. Hắn đảo mắt nhìn người chưởng quỷ vẫy tay nói:
- Này ông bạn! Hãy lại đây đã.
Người chưởng quỹ chẳng thể không tuân lời, đành rụt rè tiến lại.
Kỳ Kinh nói:
- Phiền ông bạn lượm nhũng hạc châu này lên.
Phùng Thúy Lam cười lạt nói:
- Hừ! Té ra các hạ sợ trong hộp này có chất độc. Lý chưởng quỹ! Chưởng quỹ cứ lượm lên không sợ gì hết.
Lý chưởng quỹ khom lưng thò tay ra toan lượm thì đột nhiên phía sau bình phong có tiếng khàn khàn của lão già la lên:
- Chớ có đụng vào.
Lý chưởng quỹ vội rụt tay về. Phùng Thúy Lam kinh ngạc hỏi:
- Sao? Có độc thật ư?
Bỗng thấy lão già cao lêu nghêu mà gầy khăng gầy kheo đi ra nhìn Kỳ Kinh chắp tay nói:
- Tại hạ ước lượng các hạ thấp quá! Thật đắc tội!
Kỳ Kinh lạnh lùng nói:
- Phùng huynh tài trí hơn người, tiểu đệ chính mắt đã trông thấy, nên trong lòng rất lấy làm bội phục.
Phùng Thúy Lam có vẻ khó chịu, dậm chân hỏi:
- Gia gia! Sao gia gia làm thế mà không bảo với hài nhi?
Kỳ Kinh lạnh lùng đáp:
- Việc này lệnh tôn cần dấu cả cô thì mới may gạt được tại hạ. Nếu cô biết tất lộ vẻ khác lạ thì còn che dấu làm sao được? Lệnh tôn cao minh chính là ở chỗ đó.
Lão li onClick="noidung1('tuaid=1916&chuongid=11')">

Theo lẽ thường mà nói thì Kỳ Kinh đã mấy lần bất lịch sự với Phùng Thông. Bây giờ Phùng Thông lại hạ độc ám toán Kỳ Kinh, dĩ nhiên hai bên biến thành cừu địch mới phải. Hay ít ra không nhắc đến chuyện đã qua nữa rồi mỗi người đi một đường, mà sao xem ra họ lại có vẻ thân thiện?
Bỗng nghe Kỳ Kinh đáp:
- Tiểu đệ họ Kỳ tên Kinh là môn hạ phái Bắc Mang.
Hắn cũng đứng dậy tay đáp lễ.
Phùng Thông bỗng reo lên:
- Té ra Kỳ huynh là một trong Bắc Mang Tam Hiệp. Tiểu đệ nghe danh đã lâu. Bữa nay được đại hiệp giáng lâm hàn xá thật là hân hạnh vô cùng! Vậy tại hạ xin sửa chén rượu nhạt để nghênh tiếp quý khách.
A Liệt cũng nhớ được Kỳ Kinh là một trong Bắc Mang Tam Xà mà bây giờ lại nghe Phùng Thông đổi thành Tam Hiệp thì chẳng hiểu ra sao. Chàng có biết đâu trên xã hội này người ta thường tâng bốc nhau. Lòng chàng rất ghét liền quay đi chỗ khác không nhìn họ nữa.
Phùng Thúy Lam đã uống thuốc giải trước nên không sợ chất độc nàng cúi xuống lượm hạt châu. Khi nàng lượm tới một cành kim thoa giác ngọc phỉ thúy liền kêu A Liệt lại nhét vào trong bọc cho chàng nói:
- Tiểu huynh đệ! Cành thoa ngọc này là của ta tặng cho tiểu huynh đệ đừng sợ chi hết, ta đã dùng thuốc giải trừ chất độc rồi không làm tổn thương gì đến tiểu huynh đệ cả.
A Liệt lắc đầu đáp:
- Không! Đây chắc là một vật rất quý trọng tiểu đệ không thể dùng được.
Chàng toan móc ra trả thì Phùng Thúy Lam đã nắm tay rồi ghé sát vào tay chàng khẽ nói:
- Ta coi chừng Kỳ Kinh đối với tiểu huynh đệ không tốt đâu. Vậy tiểu huynh đệ giữ lấy vật này, ngày sau chẳng cần nương tựa vào y cũng không đến nỗi đói khát.
Lý Ích khinh ngạc gật đầu hỏi lại:
- Sao cao huynh lại biết thế?
Cao Thanh Vân lại cười hỏi:
- Đỗ huynh và Tưởng huynh nhất định ngưởng mộ hai vị tài nữ ở Lý gia. Dĩ nhiên Lý huynh cũng tán thành, phải vậy không?
Lý Ích gật đầu lia lịa nhưng nét mặt lộ vẻ kinh dị đã biến mất. Trái lại, đến lược hai vị Tưởng, Đỗ ngạc nhiên, chú ý lắng tai nghe.
Cao Thanh Vân nghĩ thầm:
"Trong ba gã này tài trí cửa Lý Ích so với Tưởng, Đỗ còn cao hơn một bậc. Tác Phong của gã chứng tỏ ra hơn người. Sau này, tất trở nên một vị trọng thần của quốc gia.
Trong lòng xoay chuyện ý nghĩ, miệng nói tiếp:
- Bây giờ tiểu huynh lại đoán nguyên nhân ưu hỷ khác nhau của hai vị Tưởng, Đỗ. Đỗ huynh tri thức hơn người, tâm tư mau lẹ, dĩ nhiên đoán việc nhạy hơn. Ba vị là chỗ bạn thân, dĩ nhiên thường giở trò đánh đổ để liêu khiến.
Lý Ích gật đầu đáp:
- Đúng thế. Bọn tiểu sinh thường thường chơi trò này.
Cao Thanh Vân nói:
- Tiểu đệ cả gan dám quyết đoán Đỗ huynh nhất định là một tai cao thủ. Bất luận vấn đề bí mật khả nghi nào cũng giải đáp được ngay.
Lý Ích gật đầu đáp:
- Đúng thế.
Cao Thanh Vân nói:
- Do đó hai vị kia mới có điều ước với nhau ai thua thì không được đến nhà Lý huynh. Tuy khoảng thời gian ba ngày chẳng có bao lâu, nhưng dưới con mắt người mắc phải lưới tình thì một ngày, coi bằng ba thu. Vì vậy mà Tưởng huynh đâm ra hồi hộp. Còn Đỗ huynh lại sở trường về môn này, nên trong lòng thản nhiên, chẳng lo lắng gì.
Ba gã Lý, Đỗ, Tưởng đều kính phục vô cùng, vì Cao Thanh Vân chỉ nghe. mấy câu nói cùng nét mặt vui buồn đã đoán ra bao nhiêu chuyện. Con người tài trí như vậy, thật là hiếm có.
Lý Ích hỏi:
- Cao huynh quả là dị nhân đời nay. Về phương diện tài trí không cần bàn đế, bọn tiểu sinh chưa hiểu Cao huynh có nghiên cứu về môn võ học không?
Cao Thanh Vân mỉm cười, hào khí ngất trời, y đáp:
- Nếu nói về bản nhân lấy thủ cấp thượng tướng ở trong đám thiên binh vạn mã thì tiểu đệ chưa chịu nhường mấy bậc danh tướng. Còn bản về bước đường qua lại giang hồ, ra vào hổ huyệt, minh công ám sát, tiểu đệ dám nói trong võ lâm khắp thiên hạ hiện nay cũng chưa chịu thua ai, nhất là giết những quân tồi bại, thì ngay dưới mắt ngàn người cũng chỉ một hiệp là đưa địch vào đất chết.
Tưởng, Đỗ nghe nói thè lưỡi ra rồi không thụt vào được nữa. Chỉ có Lý Ích tuy cũng ra chiều kính mộ nhưng không đến nổi kinh hãi. Cao Thanh Vân lại nói:
- Tiểu đệ mang ngoại hiệu là Bạch Nhật Thích Khách. Vì mình chuyên hành thích kẻ thù giữa đám đông người, mà được bạn hữu tặng cho xước hiệu này.
Tưởng, Đỗ đều tấm tắc khen ngợi. Còn Lý Ích không lộ vẻ gì. Gã nghĩ thầm trong bụng:
"Y đã ở hàng ngũ thích khách thì phần nhiều không phân thiện ác, chỉ hành động theo ân oán cá nhân mà không phải vào hàng nghĩa hiệp.
Mục quang sắc bén của Cao Thanh Vân chăm chú nhìn vào mặt Lý Ích, lạnh lùng hỏi:
- Phải chăng Lý huynh trong lòng có ý chê bai tiểu đệ?
Lý Ích giật mình kinh hãi hỏi lại:
- Tại sao Cao huynh lại hỏi thế?
Cao Thanh Vân đáp:
- Hiển nhiên Lý huynh đang ngẫm nghĩ về hai chữ thích khách và cho rằng tiểu đệ không phân chính tà, bất luận ngay gian, chỉ chuyên làm nghề hành thích.
Lý Ích nói:
- Nếu giải thích theo văn tự thì Cao huynh nói vậy là đúng, nhưng xem ra Cao huynh nghi biểu khác thường, hào khi ngút trời, tài học cũng xuất chúng thì chắc chẳng phải hạng người đó.
Cao Thanh Vân nét mặt hòa dịu trở lại, cười hỏi:
- Tiểu đệ nói ra có lẽ các vị không tin. Cái ngoại hiệu đó tiểu đệ cố ý đặt ra vì mục đích muốn đối phó với một tên công địch võ lâm, không để hắn chú ý đến mình.
Lý Ích ngạc nhiên hỏi:
- Người nào mà đáng cho Cao huynh phải lo nghĩ về cách đòi phó như vậy?
Cao Thanh Vân liền nói sơ lược về lai lịch của Nhân Ma Sa Thiên Hoàn, cùng vụ ước định giữa Tiêu Dao lão nhân với hắn cho ba gã nghe. Sau y mới đề cập đến chuyện Phong Càn và Lục Minh Vũ.
Dĩ nhiên tronglúc kể chuyện, y có nhắc đến A Liệt và vụ huyết án ở Hóa Huyết Môn cho họ nghe.
Tưởng Nhậm Phan thè lưỡi nói:
- Nghe lời Cao huynh thì ra các vị trên chốn giang hồ coi chuyện động thủ giết ngưòi chẳng có gì đáng kể.
Cao Thanh Vân dáp:
- Chính là thế đó. Có điều những người trong danh môn chinh phái không dám giết người một cách khinh xuất.
Đỗ Biệt Nam hỏi:
- Không hiểu vị Tra công tử kia hiện giờ ở đâu?
Cao Thanh Vân đáp:
- Hiện chàng ở Lạc Dương. Tiểu đệ đang muốn thông tri mời chàng đến hội họp vời tiểu đệ để thương nghị kế hoạch hành động.
Đỗ Biệt Nam đánh bạo nói:
- Nếu Cao huynh không thể phân thân được thì tiểu đệ nguyện đi Lạc Dương một chuyến giúp Cao huynh.
Cao Thanh Vân lắc đầu đáp:
- Các vị là người đọc sách không nêu dính vào công việc của bọn người giang hồ, để khỏi gặp phải nhiều điều phiền não.
Đỗ Biệt Nam sợ run không dám nói nữa.
Lý Ích lên tiếng:
- Cao huynh đang mình mang trọng trách, đáng lẽ phải lật đật vội vàng, ngồi đâu cũng chẳng yên chớ mới phải. Thế mà Cao huynh lại có thì giờ cáo đàm hùng biện với bọn tiểu đệ thì có điều không hợp tình lý. Vì vậy tiểu đệ lớn mật đoacronym>
  • Hồi 44
  • Hồi 45
  • Hồi 46
  • Hồi 47
  • Hồi 48
  • Hồi 49
  • Hồi 50
  • Hồi 51
  • Hồi 52
  • Hồi 53
  • Hồi 54
  • Hồi 55
  • Hồi 56
  • Hồi 57
  • Hồi 58
  • Hồi 59
  • Hồi 60
  • Hồi 61
  • Hồi 62
  • Hồi 63
  • Hồi 64
  • Hồi 65
  • Hồi 66
  •  

    Dịch giả: Hàn Giang Nhạn
    Hồi 59
    Vào Bí Cung Dò La Động Tĩnh

    A Liệt hỏi:
    - Sao? Lão Tam không xuất hiện thì e rằng không xong. Phải có lão gây hỗn loạn cho địch nhân chú ý ra chỗ khác thì tại hạ mới hạ thủ được.
    Tăng lão Tam đáp:
    - Vạn nhất ta lọt vào tay bọn cao thủ của hắn bao vây, nhất là chính Lục Minh Vũ thân hành ra tay, ta chẳng có cách gì để bảo vệ, thì ra ngươi bảo ta đi chịu chết chăng? Kế này không thông rồi. A Liệt nói:
    - Tại hạ cũng biết có điều khó khăn. Tuy chàng nói vậy vẫn chưa chịu thôi mà còn cố gắng lần cuối cùng, chàng nói tiếp:
    - Dĩ nhiên tại hạ nhận rõ phải có một điều bí mật khiến Lục Minh Vũ không dám giết Lão Tam.
    Tỷ như lão lộ ra có điều bí ẩn mà hắn muốn biết.
    Tăng lão Tam hỏi:
    - Điều gì bí mật đủ khiến cho con người kiêu hùng như Lục Minh Vũ cũng không dám hạ thủ?
    A Liệt ngần ngừ đáp:
    - Cái đó tại hạ cũng không chắc, nhưng tại hạ nhận ra là một điều rất quan trọng đối với hắn.
    Tăng lão Tam cười mát hỏi:
    - Những điều ngươi nghĩ còn nhiều nhân tố chưa xác đáng thì làm sao mả nhất định thành công được?
    A Liệt là người thiện lương thành thật. Chàng nghe Tăng lão Tam nói vậy bất giác mặt đỏ bừng lên.
    Tăng lão Tam chăm chú nhìn chàng, đột nhiên hỏi:
    - Tiểu Bạch! Ta giúp ngươi vụ này, ngươi thích lắm chứ?
    A Liệt cả mừng hỏi lại:
    - Có thật không?
    Chàng ngẫm nghĩ rồi hỏi tiếp:
    - Lão Tam muốn tại hạ báo đáp bằng cách nào?
    Tăng lão Tam đáp:
    - Trong đời ta từ trước đến giờ chưa gặp việc gì mà tự mình không đủ sức giải quyết, nên ta chưa thể cho ngươi biết muốn ngươi báo đáp bằng cách nào. Ta nguyện ý hãy lưu lại mối giao tình này, hoặc giả một ngày kia ta cần đến ngươi giúp đỡ.
    A Liệt vội nói:
    - Chỉ mong lão có cơ hội dùng đến, tại hạ nhất định hết sức mà làm.
    Tăng lão Tam nhún vai nói:
    - Ta không cần ngươi nói cũng biết rồi. Kẻ nào đáng tin cậy mà mình không hay là tự tìm lấy phiền não.
    A Liệt không những là người lương thiện mà ý nghĩ chàng cũng thô sơ. Chàng còn thiếu cả kinh nghiệm về ưu điểm và khuyết điểm, nhưng chính những cái đó khiến cho người ta muốn thân cận.
    Vì vậy mà Tăng lão Tam, một kẻ đáng chán ghét nhất thiên hạ cũng chịu kết bạn với chàng.
    Hai người bàn định kế hoạch rồi lập tức phát động.
    A Liệt đi tới phía sau tòa nhà lớn này. Chàng không ngờ nó lại sâu rộng đến thế. Hai người ước định là Tăng lão Tam xuất hiện ở cửa trước thi triển môn tuyệt kỹ làm cho tên giữ cửa giở sống giở chết để gây chuyện.
    Dĩ nhiên hắn động thủ cốt để cho nhân vật cao cấp dây vào thì mới đến tai Lục Minh Vũ. Chỉ cần Lục Minh Vũ biết là Tăng lão Tam đến thì nhất định hắn không ngờ đây là kế điệu hổ ly sơn. Vì Tăng lão Tam nổi tiếng giang hồ đã lâu năm, ai cũng biết lão chẳng có một người bạn hữu nào.
    A Liệt đứng trước một tình trạng rất khó khăn là tòa nhà quá sâu rộng nên không nghe rõ được thanh âm từ cửa trước phát ra, dù là tiếng quát tháo cũng không nghe thấy.
    Ngoài cổng sau là một khu đất hoang trồng mấy luống rau xanh. Ngoài nữa là những thứ cây phức tạp cao có thấp có.
    A Liệt biết đối phương không phải là một môn phái võ lâm thông thường mà là một bang hội, cách tổ chức hiểm ác vượt lên trên một bậc. Vì vậy mà sự hành động cần phải phối hợp cho ăn khớp. Vào sớm hay hành động chậm một chút đều có thể mất mạng như chơi.
    A Liệt rất đỗi hoang mang, chàng vừa huy động cân não vừa ẩn sau bụi trúc khu đất hoang.
    Nơi này quạnh quẽ vô cùng. Mặt trời lên cao ba ngũ mà chung quanh vẫn chưa có bóng người.
    A Liệt phát huy thính lực cùng thị lực siêu phàm để tra xét mà chàng đã nhận ra một người ở phía trong cửa tòa nhà mé hữu. Ngoài ra còn một người nữa ở trong tầng lầu căn nhà khác sâu hơn.
    Chỉ người trên lầu mới nhìn thấy tình hình khu đất hoang. Còn người ở gần cổng hậu trong tòa nhà mé hữu thì thị tuyến lại bị ngăn trở, chỉ có thể giám thị cổng ngõ và hai bên tường vây.
    A Liệt định thần nhìn về phía tòa lầu cách đó chừng hơn năm trượng thấy một đại hán ngồi tựa cửa sổ, nhưng mục quang người đó không hướng ra ngoài.
    A Liệt toan nắm lấy cơ hội này để vượt qua khu đất hoang, nép mình vào chân tường bên cổng hậu, nhưng chàng chưa hành động, chỉ chú ý nhìn ra phía xa xa. Nếu là người khác thì chẳng thể nào nhìn thấy người phía trong cửa sổ trên lầu vì cách đó khá xa, mà ánh sáng trong nhà lại lờ mờ.
    Đột nhiên đại hán kia ngồi thẳng người lên, mặt vẫn hướng về trong nhà tỏ ra đang nói gì với ai.
    Tiếp theo đại hán ngẩng đầu nhìn ra, dường như để coi xem bên ngoài có động tĩnh gì không. Động tác của hắn có vẻ rất hoang mang.
    A Liệt thở phào một cái nghĩ thầm:
    - Có lẽ ta đoán trúng rồi. Quả nhiên người kia nghe cửa trước có kẻ đến quấy nhiễu nên lộ vẻ khẩn trương, nên quay ra dò xét khu đất hoang ở mặt sau.
    Chàng vẫn nín thở, không cử động. Lát sau đại hán kia lại quay vào. Người hắn hơi nghiêng về phía trước khôi phục lại kiểu cách ung dung.
    A Liệt cả mừng lẩm bẩm:
    - Bây giờ hắn đang nghe người đưa tin vào. Khách đến lại là một tay khét tiếng Quỷ yếm thần tăng Tăng lão Tam. Chắc chúng đang đàm luận về chuyện Tăng lão Tam tuyệt không có người bạn hữu nào và không hợp tác với ai, nên đã yên tâm trở lại.
    Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ, người chàng nhảy vọt ra rồi như một dây khói vượt qua khu đất hoang. Chàng đứng nép vào chân tường bên cửa sau lắng tai nghe ngóng một lúc rồi vọt mình qua đầu tường, hạ xuống bên trong.
    Lúc người chàng hạ xuống đất liền nhìn thấy phía trong cửa sổ toà nhà mé hữu quả có bóng người chuyển động. Bên ngoài cũng có một người đứng ở dưới mái hiên chõ miệng vào nói với người kia.
    A Liệt phải nhân cơ hội này mọa hiểm vượt tường. Nếu chờ đến lúc bọn họ không nói với nhau nữa thì khó lòng vượt qua được cửa quan này.
    Chân vừa chấm đất, chàng vội nằm phục xuống dưới cửa sổ thì dù người bên trong có nhìn ra cũng không thấy.
    Dĩ nhiên người đứng ngoài hiên đang mải nói chuyện nên không chú ý. Đồng thời từ đằng xa cũng có tiếng người vọng lại. Không hỏi cũng biết đó là tiếng quân canh đang nói chuyện với người ở trên lầu.
    Quả nhiên họ bàn về chuyện Tăng lão Tam. Bỗng nghe hán tử đứng ngoài hiên nói:
    - Chán quá! Phải đi báo cáo với Liễu Hương chủ mới được.
    Người trong nhà tắc lưỡi hai tiếng đáp:
    - Hảo tiểu tử! Vụ này trút lên đầu ngươi là may cho ngươi đó. Không kể chuyện khác, chỉ được nhìn thấy người đẹp cũng đủ mê hồn.
    Người đứng ngoài hiên cười nói:
    - Lão huynh! Đừng đỏ mắt lên vội. Lão Triệu này đã bao lâu nay không có cơ hội gần mụ. Còn các vị đều được nếm mùi rồi. Hỡi ơi! Nói ra thật oan uổng cho tiểu đệ.
    Người trong nhà cười hỏi:
    - Ngươi bi bô gì thế? Ai bảo ngươi đến đây để giữ hành cung? Liễu Phiêu Hương chưa từng ngó thấy hình thù ngươi thì làm sao kéo ngươi đến hưởng những phút tiêu hồn được?
    Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp:
    - Bây giờ là cơ hội của ngươi đó! Đáng tiếc ngươi báo cáo việc này thì e rằng mụ không được vui lòng để cùng ngươi thủ lạc.
    Lão Triệu nói:
    - Đúng quá! Mình thật xúi quá.
    Người trong nhà nói:
    - Cái đó chưa nhất định là xúi đâu. Ngươi nên biết Liễu Phiêu Hương chủ chuyên về “Thái bổ đại pháp”, người đàn ông nào gặp y rồi, sau khi xong việc cũng phải nằm dài năm ba ngày. Nên y kêu ai thì người đó vừa mừng vừa sợ.
    Lão Triệu đột nhiên hạ thấp giọng xuống hỏi:
    - Này! Tiểu Cao! Ngươi theo mụ đã khá lâu, không hiểu giáo chủ của chúng ta có tiêu khiển với mụ không?
    Tiểu Cao đáp:
    - Ngươi hỏi câu này thật ngớ ngẩn! Mụ là người được giáo chủ rất sủng ái sao lại chẳng cùng nhau vui thú?
    Lão Triệu hỏi:
    - Vậy giáo chủ có phải nằm mấy ngày không?
    Tiểu Cao đáp:
    - Giáo chủ là nhân vật thế nào, bản lãnh cao thâm tới đâu ngươi còn chưa biết ư? Liễu Phiêu Hương đối với giáo chủ đã ăn thua gì?
    Lão Triệu cười khúc khích nói:
    - Phải có người kiềm chế được con hồ ly tinh chứ!
    Hắn ngừng lại một chút rồi hỏi tiếp:
    - Tiểu Cao! Ngươi nghĩ gì vậy?
    Tiểu Cao đáp:
    - Ngươi nhắc tới thì ta cũng không nghĩ đến chuyện này. Kể ra cũng kỳ thật! Liễu Phiêu Hương chỉ phải phục thị một mình giáo chủ, nhưng dường như ta chưa từng thấy hai người hành lạc.. Lão Triệu nói:
    - Tuy chúng ta cùng là người trong bản giáo, nhưng ai ngó thấy cũng chẳng có chi ly kỳ. Còn địa vị giáo chủ thì khác hẳn, dĩ nhiên không để người ngoài dòm thấy.
    Tiểu Cao nói:
    - Giáo chủ không để ý đến chuyện đó đâu, nhưng thủy chung không giao hoan với Liễu Phiêu Hương mới thật là kỳ! Khi nào có cơ hội ta phải hỏi Liễu Phiêu Hương mới được!
    Lão Triệu nói:
    - Mụ chịu nói là hay rồi. Nhưng nếu mụ không cao hứng thì coi chừng cái đầu của ngươi đó.
    Tiểu Cao toét miệng cười nói:
    - Ta đã bảo có cơ hội mới hỏi, quyết mụ không phẫn nộ đâu.
    Hai gã này nói chuyện rông dài rồi cười với nhau.
    Lão Triệu lại nói:
    - Úi chà! Ta phải đi lẹ mới được. Không chừng mụ đang chỉnh con nhỏ Phùng thúy Lam nào đó.
    Người thị cũng hay lắm. Ta đến coi xem mới được.
    Tiểu Cao lớn tiếng:
    - Mẹ Ơi! Ngươi làm ta động hỏa rồi. Ta phải cột thằng lỏi này lại để đi kiếm mụ.
    Lão Triệu cả cười đáp:
    - Con nhỏ đó nhất định là vừa non vừa trắng. Ta phải nghĩ cách mò vào thị mấy cái.
    Tiếng bước chân vang lên trên dãy hành lang. A Liệt điều tra hình thế biết rằng chỉ cần chuồn qua cửa mà Tiểu Cao ở trong nhà không phát giác ra là có thể đi theo lão Triệu được.
    Chàng cẩn thận đứng nép vào bên cửa sổ thò đầu nhìn vào thấy Tiểu Cao đang ngó ra ngoài cửa sổ. Chàng lập tức chuồn đi theo dãy hành lang.
    Chớp mắt đã xuyên qua một tầng viện lạc, đột nhiên chàng thấy sáng lòa. Nguyên đây là một cái sân rộng, cỏ xanh phẳng lì.
    Mé hữu sân cỏ này cây hoa tươi tốt. Có tiểu khê có cầu bắc ngang, lại có viên đình, núi giả.
    Cảnh sắc thật trang nhã, như một nơi ngoài vòng trần tục.
    Xa hơn chút nữa là một tòa lâu các dựng lên giữa đám hoa cỏ.
    A Liệt đảo mục quang nhìn ra thấy bóng sau lưng lão Triệu thấp thoáng dưới rặng liễu. Chàng hít một hơi chân khí lướt thật nhanh qua khu vườn cỏ. Từ đây chàng không lo bị lộ tung tích nữa. A Liệt nhảy qua tiểu khê tiến đến tòa lầu hai tầng, ngước mắt nhìn lên thì thấy tòa lầu này kiến trúc bằng gạch và bằng cây trông rất xinh đẹp, chẳng khác gì Tiêu Sơn lầu các trong tranh vẽ.
    Chàng không ngờ trong khu này lại có những cảnh vật ngoạn mục đến thế. Chàng tiếc cho tòa lầu kiến trúc công phu lại để dung nạp những bọn dâm tà.
    A Liệt lại nghe tiếng bước chân người đang lên lầu. Dĩ nhiên là lão Triệu lên yết kiến Liễu Phiêu Hương.
    Sảnh đường trên lầu rất rộng rãi. Ván gác trải một tấm thảm rất dầy.
    Chính giữa sảnh đường áp vách đó đặt khám thần, trước cửa khám buông rèm không nhìn vào trong được.
    Các cửa sổ bốn mặt cũng đều che rèm vừa nhũn vừa dày. Vì thế trong sảnh đường phải thắp đến hơn hai chục ngọn đèn nến mới khỏi tối tăm.
    Lão Triệu dừng bước ở trước cửa sảnh đường cũng có buông rèm.
    Gã gõ cửa ba tiếng. Hai tiếng trước mau, còn tiếng sau chậm. A Liệt vừa nghe đã biết ngay đó là ám hiệu của chúng.
    Phía trong sảnh đường có giọng nói yêu kiều vọng ra:
    - Vào đi!
    - Sự thực thì trước khi có thanh âm vọng ra, tấm rèm cửa đã mở một đường.
    Lão Triệu hít mạnh một hơi chân khí rồi vén rèm đi vào.
    Rèm cửa vào sảnh đường có tất cả bốn lần. Lão Triệu vén rèm từng tầng một tiến vào trong sảnh đường. Trước mặt gã có một mỹ nhân đứng đó.
    Mỹ nữ tay cầm một cây ngọc xích dài ba thước. Vừa rồi thị đã dùng ngọc xích để vén bốn tầng rèm cửa thành một đường nhỏ. Không hiểu họ đặt nhiều tầng rèm như vặy là có ý gì.
    Lão Triệu đưa mắt nhìn vào, bỗng hít một hơi khí lạnh rồi? đứng ngẩn người ra.
    Nguyên trong sảnh đường ngoài những đồ bài trí rất xinh đẹp còn một bộ ghế nằm đặt ở dưới? chân giá đèn. Ánh đèn soi ra người nằm ở trên ghế.
    Đó là một nữ nhân còn đẹp hơn cả thần tượng trong tranh vẽ. Nước da trắng như tuyết dưới ánh đèn càng khiến cho bọn nam nhân phải điên cuồng.
    Tuy người đàn bà có mặc tấm áo ngoài bằng sa mỏng, nhưng thân hình cũng bộc lộ rõ rệt.
    Tấm thân dưới làn sa mỏng lại càng quyến rũ.
    Lão Triệu đứng trước cảnh này trách nào gã chẳng ngẩn người ra. May mà người đàn bà kia không trông đến gã, mụ còn ngó người đàn ông khác.
    Lão Triệu tuy đã luyện công phu bí truyền của Cực lạc giáo mà cũng không kiềm chế nổi mối rạo rực trong lòng.
    Người đàn ông kia đứng cách Liễu Phiêu Hương chừng, thước. Hắn chăm chú để hết tinh thần thưởng ngoạn con người ngọc.
    Lão Triệu thấy thế lửa hờn ghen bốc lên ngùn ngụt. Gã ngấm ngầm nghỉến răng nghiến lợi.
    Trước mặt người đàn ông kia có đặt một cải bàn. Trên bàn giải một tấm lụa cùng những dụng cụ để vẽ. Ai nhìn tới cũng biết ngay hắn là một tên họa sư, nhưng lão Triệu cũng ghen tức vô cùng, vì họa sư kia được quyền ngắm mụ công khai và thưởng ngoạn những đường tuyệt mỹ. Đó là nhãn phúc của họa sĩ, không ai có thể dị nghị được.
    Lão Triệu còn đang ngơ ngác thì đột nhiên bả vai đau nhói lên. Gã đảo mắt nhìn lại thì thấy tấm ngọc xích rụt về rồi.
    Mỹ nữ đứng bên cửa hỏi:
    - Ngươi có việc gì sao chưa bẩm báo?
    Lão Triệu như người trong mộng choàng tỉnh giấc, lớn tiếng hô:
    - Khải bẩm Liễu Hương chủ! Hiện có địch nhân đang quấy nhiễu ở cửa trước.
    Liễu Phiêu Hương kinh ngạc ngoảnh đầu ra ngó lão Triệu một cái.
    Cái nhìn của mụ có sức tiêu hồn khiến lão Triệu mê man tâm thần.
    Liễu Phiêu Hương đã quen tình trạng này, nên không trách gã. Mụ hỏi:
    - Ai quấy nhiễu?
    Lão Triệu đáp:
    - Quỷ yếm thần tăng Tăng lão Tam.
    Liễu Phiêu Hương hỏi:
    - Ùa! Tăng Lão Tam ư?
    Lão Triệu đáp:
    - Bang chúa chỉ sai thuộc hạ đến báo cáo với Hương chủ một tiếng mà thôi. Liễu Phiêu Hương hỏi:
    - Đã thông tri cho trạm canh ở cửa hậu biết chưa?
    Lão Triệu đáp:
    - Thông tri rồi.
    Gã ngừng lại một chút rồi tiếp:
    - Nhưng đây chỉ là theo thủ tục hiện hành. Theo ý bang chúa thì Tăng Lão Tam quyết chẳng có trợ thủ. Liễu Phiêu Hương cũng cười nói:
    - Phải rồi! Tăng lão Tam thì còn ma nào trợ thủ cho lão!
    Nụ cười của mụ càng khiến cho lão như điên đảo thần hồn.
    Liễu Phiêu Hương quay lại ngó họa sư.
    Họa sư là một chàng trai thanh tú lối tuổi, mình mặc trường bào coi rất nho nhã. Hắn thấy mụ nhìn mình thì mặt đỏ lên như người say rượu. Bất cứ ai nhìn thấy tia mắt của mụ, lửa dục cũng nổi lên bùng bùng. Liễu Phiêu Hương coi bộ dạng họa sư như vậy lại chuyển động cặp mắt. Trên môi bỗng hé một nụ cười rồi quay sang nhìn lão Triệu nói:
    - Người bản bang đều là tân khách trong nhà của ta, nhưng ngươi dường như ta chưa thấy mặt qua bao giờ. Lão Triệu tưởng chừng huyết mạch trong người đều căng thẳng.
    Gã vội đáp:
    - Thuộc hạ vâng lệnh trông coi hành cung.
    Liễu Phiêu Hương nói:
    - Té ra là thế.
    Lão Triệu không thể kiềm chế nỗi lòng được nữa, đột nhiên chạy tới.
    Tên thị nữ xinh đẹp đứng bên cửa chỉ cười khanh khách chứ không ngăn cản.
    Lão Triệu chạy đến bên ghế Liễu Phiêu Hương quì xuống nói:
    - Liễu Hương chủ! Xin tha thứ cho thuộc hạ càn rỡ.
    Gã không chờ mụ lên tiếng đã nhảy chồm lên, ôm lấy mụ mà hôn.
    Ả thị nữ tuy biết nhiều hiểu rộng cũng không khỏi ngẩn người ra.
    Chàng họa sư trẻ tuổi bỗng nhảy xổ tới, tức giận quát lên:
    - Tránh ra!
    Tiếng quát chưa dứt bỗng nghe đánh “binh” một tiếng. Họa sư bị đánh văng trở ra đến / thước ngã lăn xuống đất. Nguyên hắn bị lão Triệu phóng cước đá trúng bụng.
    Ả thị nữ bất giác bật tiếng cười vội chạy đến bên họa sư.
    Lúc này A Liệt đứng bên tấm rèm ở ngoài hành lang chú ý lắng tai nghe.
    Chàng nhờ có thính giác siêu phàm, đã biết lão Triệu vào sảnh đường. Nhưng sau đó khác nào đá chìm đáy biển, không còn thấy tiếng tăm gì nữa.
    A Liệt rất đỗi kinh ngạc, chàng quyết định mạo hiểm lên lầu thám thính.
    Lên lầu rồi, chàng đứng sát bức rèm mà vẫn chẳng nghe thấy động tĩnh gì. Bất đắc dĩ chàng phải thò tay từ từ hé mở tấm rèm thành một khe trống. Chàng phát giác bên trong còn từng rèm nữa.
    Sau chàng khám phá ra tất cả có bốn lần rèm. Bây giờ thanh âm ở bên trong mới qua kẽ hở lọt ra ngoài được. Mặt khác chàng hiểu ngay vì lẽ gì lúc trước chàng không nghe tiếng động.
    Té ra họ đặt bốn tầng rèm là để ngăn chặn thanh âm, đến không khí cũng chẳng lọt vào được, dĩ nhiên thanh âm bị chặn lại.
    A Liệt chỉ nghe thấy thanh âm ả thị nữ hỏi han tên họa sư, ngoài ra là tiếng động ú ớ rất kỳ quái. Tiếng này khiến chàng nghĩ ngay tới Phùng Thúy Lam và cho là nàng đang bị một tên ác ma dày vò dâm dục.
    Huyết mạch trong người chạy rần rần, chàng phẫn nộ không ngăn cản được nên chẳng nghĩ ngợi gì nữa toan sấn vào.
    Chàng vừa thò đầu qua rèm đã nhìn thấy lão Triệu đang đè một người đàn bà. Chàng nghiến răng ken két.
    Ngoài ra chàng thấy tên thị nữ xinh đẹp đang đỡ tên họa sư tuổi trẻ dậy.
    Họa sư ôm bụng rên la không ngồi dậy được.
    Ả thị nữ liền bảo hắn:
    - Tiên sinh hãy nằm đây một lúc.
    Họa sư lắc đầu. Đột nhiên hắn muốn nhảy xổ về phía ghế nằm. Tên thị nữ liền kéo hắn lại khẽ hỏi:
    - Tiên sinh muốn chết hay sao?
    A Liệt cũng xông vào sảnh đường. Chàng phát giác ra tình trạng khác lạ, bất giác chàng dừng bước.
    Nguyên A Liệt đã ngó thấy hai gót chân đeo giây chuyền liền biết ngay là Liễu Phiêu Hương, nên chàng liền cảnh giác.
    A Liệt ngó qua mé bên kia nhà đại sảnh thì thấy buông màn hồng, che kín tường vách, chẳng hiểu để làm gì?
    Ngoài ra trong sảnh đường tuy rất nhiều đồ dùng, nhưng không có chỗ nào ẩn thân được.
    A Liệt toan lùi trở ra thì đột nhiên bên ngoài có tiếng gõ cửa.
    Không những A Liệt kinh hãi mà cả những người khác cũng giật mình.
    A Liệt biết không thê lùi lại được liền nhảy đến chân tường.
    Bỗng nghe Liễu Phiêu Hương hỏi:
    - Coi xem ai đó!
    Thanh âm mụ hồ đồ đủ hiểu mụ miễn cưỡng đẩy đối phương ra khỏi môi miệng để lên tiếng.
    A Liệt đến chân tường liền giơ tay ra sờ vào bên trong tấm màn thì thấy trống không. Trong bụng mừng thầm, chàng khẽ la:
    - Tạ Ơn Trời Đất.
    Lúc này chàng không còn đủ thì giờ để tìm cửa màn vội nằm xuống lăn vào. Lúc ả thị nữ xinh đẹp xoay mình đi thì A Liệt đã tràn vào phía sau tấm màn.
    A Liệt phát giác ra phía sau tấm màn còn chỗ trống cách tường đến gần hai thước.
    Ả thị nữ dùng ngọc xích thọc qua bức rèm cửa hỏi:
    - Ai đó?
    Người bên ngoài đáp:
    - Thuộc hạ là Phùng Trân có việc bẩm báo.
    Liễu Phiêu Hương hỏi:
    - Việc gì?
    Phùng Trân lớn tiếng đáp:
    - Tăng lão Tam đã chạy trốn rồi.
    Liễu Phiêu Hương nói:
    - Ta biết.
    Đột nhiên mụ đẩy tay một cái. Lão Trlệu nằm trên người mụ bị hất ra xa mấy thước.
    Liễu Phiêu Hương không có vẻ gì giận dỗi. Mụ cười nói:
    - Hãy chờ đây một chút.
    Lão Triệu đứng phắt dậy khom lưng đáp:
    - Dạ dạ!...
     

    Xem Tiếp: Hồi 60

    Truyện
  • Hồi 45 Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115
  • Truyện Cùng Tác Giả Âm Dương Quái Diện Âm Dương Thần Chưởng Bạch Cốt U Linh Bí Thư Tiên Kiếm Càn khôn tuyệt pháp Cửu U Ma Động Đạo Ma Nhị Đế Đề Ấn Giang Hồ Độc thủ phật tâm HẮC NHO

    Xem Tiếp »