Và nếu chúng ta không tha thiết như thế, thế thì tốt thôi. Nhưng hãy thừa nhận rằng, “Tôi muốn học hỏi một ít về Phật giáo, may ra nó có thể giúp tôi một ít trong đời sống của tôi, nhưng tôi không muốn thay đổi địa chỉ nếu hoàn cảnh không thuận lợi nơi tôi ở. Và nó không có một ưu tiên hàng đầu trong đời sống tôi: có những thứ khác quan trọng hơn.” Nếu trường hợp của chúng ta là như thế - tốt thôi. Không có vấn đề gì. Nhưng hãy chân thật về nó. Điều ấy thật là toàn hảo. Nhưng đừng dự tính để có một loại kết quả nào đấy mà chúng ta có thể đạt được nếu chúng ta đặt toàn thời gian và toàn nổ lực vào trong ấy. Các bạn phải thực tế. Đặt vào một ít thời gian, chúng ta có một ít kết quả. Bạn thực hành trong nhiều thời gian, chúng ta có thể có một kết quả to rộng hơn. Rõ ràng mỗi chúng ta có những chướng ngại khác nhau, nhưng đấy là điều khái quát. Do thế, chúng tôi nghĩ ở phương Tây, trong những ngày hiện tại, điều gì hơi khác là hầu hết mọi người dường như liên hệ đến sự thực hành của những cư sĩ, không phải là của một sư thầy hay sư cô. Điều này là rất khác biệt đối với truyền thống Phật giáo. Do bởi thế, thay vì có rất nhiều tăng viện và ni viện cho tăng và ni, chúng ta nên có những trung tâm Phật Pháp. Không có những thứ như trung tâm Phật Pháp trước khi Phật giáo bắt đầu phát triển ở phương Tây. Do vậy, sau đó câu hỏi đến với chúng ta là: Chúng ta dự tính đạt được điều gì từ việc đi đến một trung tâm Phật Pháp? “Chúng tôi đến một lần mỗi tuần sau khi giờ làm việc. Chúng tôi thật sự mệt mõi và phân nữa thời gian chúng tôi đã ngủ nếu có một buổi nói chuyện. Có lẽ chúng tôi chỉ đến và hát một bài bằng tiếng Tây Tạng. Chúng tôi thật sự không biết điều gì đang xãy ra, nhưng thư giản, và chúng tôi rung một cái linh, và chúng tôi về nhà.” Thế nên, chúng ta nên dự tính kết quả gì từ điều ấy? Không quá nhiều, điều gì buồn, chúng tôi thấy, là trung tâm Phật Pháp thậm chí không thật sự là một câu lạc bộ xã hội, trong một ý nghĩa nào đấy. Giống như đến Thánh Đường Thiên Chúa giáo, hay một giáo đường Do Thái giáo, hay một đền thờ Hồi giáo, hay bất cứ gì, và có một cảm giác cộng đồng. Chúng ta không nói ở đây về một cảm giác bè phái, nhưng trên một cảm giác sâu sắc hơn của sự tương hổ xã hội. Do thế, điều gì đáng chú ý trong những cộng đồng tôn giáo khác Đạo Phật này là nếu ai đấy trong cộng đồng bị bệnh, những người khác trong cộng đồng đến hổ trợ. Họ có thể mang thực phẩm đến; họ hỏi ai đấy đã không đến một hay hai tuần rồi; họ gọi điện thoại; họ kiểm điểm lại xem điều gì đang xãy ra, v.v… Điều này dường thiếu vắng trong hầu hết những trung tâm Phật Pháp của chúng ta. Người ta đến, họ ngồi trong lớp, hay họ thực tập thiền quán, hay họ thực hiện nghi thức cúng dường [6] với nhau, và, thế thôi. Có thể họ mời nhau một cốc bia sau khi rời trung tâm, điều ấy hơi kỳ một chút từ một trung tâm Phật Pháp. Nhưng trong mọi trường hợp, chúng tôi đã nghe rất nhiều phàn nàn từ những người nói rằng, “Phật giáo có là gì? Tôi bị bệnh và chẳng ai gọi đến tôi. Tôi ở trong nhà thương, không ai đến thăm, chẳng ai quan tâm đến.” Nếu sự thực hành hằng ngày như một Phật tử ở phương Tây chỉ có nghĩa là chúng ta tự mình đến một trung tâm Phật Pháp, thực hành nghi lễ nho nhỏ của chúng ta, hay nghe một buổi giảng, hay bất cứ điều gì đấy mà chúng ta làm, và chúng ta về nhà và có thể thực hiện một ít thiền tập mỗi ngày, nhưng chúng ta không quan tâm ngay cả những người khác, một thành viên trong trung tâm Phật Pháp của chúng ta, điều này là gì? Chúng ta ngồi đấy và nói, “tôi đang làm điều này vì tất cả chúng sinh; nguyện cho tất cả chúng sinh được an lạc hạnh phúc – nhưng ai đấy trong trung tâm Phật Pháp của chúng ta trong nhà thương và tôi không có thời gian để đi thăm, và, tôi quan tâm điều gì?” Điều này không thích đáng. Tôi muốn nói là, nếu sự thực tập Phật Pháp hằng ngày của chúng ta ở phương Tây như thế, có điều gì đấy không đúng. Thế nên, chúng tôi thường nghĩ chúng ta trở nên hơi quá tập trung … hơi quá hẹp hòi, tôi có nên nói là…trong sự tập trung của chúng ta đối với việc thực hành những nghi lễ, thiền tập tự mình, hay trong một nhóm, nhưng không thật sự, trong sự tiếp nhận trách nhiệm [7] để giúp đở một cách xã hội tính, như chúng tôi nói, ngay cả những người trong nhóm của chúng ta. Chưa nói đến gia đình chúng ta. Chưa tính đến xã hội chúng ta. Và ngay cả khi chúng ta mang tính chất tập thể, còn gọi là “Phật giáo dấn thân” bắt đầu ở phương Tây…Thật sự nó đã bắt đầu ở Thái Lan. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta bắt đầu có nó. Trong một số trung tâm Phật Pháp, họ có những chương trình cho tù nhân, thí dụ thế. Do vậy, một số ít người tình nguyện và họ đi vào nhà tù để có những bài học Phật Pháp cho những tù nhân. Thật tuyệt với. Nhưng họ vẫn không thể sống hòa hiệp với cha mẹ của họ. Họ vẫn không đi thăm những ai đó bị bệnh. Hay mang thực phẩm cho ai đó bị bệnh trong trung tâm của họ. Nhưng bởi vì họ đã đi đến nhà tù, rồi họ nghĩ, “À, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ xã hội của tôi.” Điếu ấy không đủ. Đủ rồi đấy, họ nghĩ thế. --- [6] Puja: cúng dường – Từ Bắc Phạn dùng để chỉ “nghi lễ.” Từ căn bản, từ này có nghĩa là điệu bộ thờ phượng hay tôn kính bằng cách đưa hai tay lên, hai lòng bàn tay chấp lại với nhau, độ cao của đôi tay chỉ mức độ cung kính. Tuy nhiên, từ này trở thành một từ chung trong nghi lễ Phật giáo, trong một phạm vi thực tập rộng lớn. Mỗi xứ và mỗi truyền thống đều có nghi lễ riêng của họ.