hi tôi kể xong câu chuyện này Farewell vẫn cứ nhìn tôi mắt nhắm hờ như cái bẫy gấu hết độ nhạy hay hư hỏng do tác động thời gian, của mưa gió và của băng giá. Tôi có cảm tưởng là nhà phê bình lớn của nền văn học Chile thế kỷ XX đã sang thế giới bên kia. Farewell, tôi khẽ gọi ông ta, tôi làm như thế có được không? Vì không nhậdnđược câu trả lời, tôi lại hỏi: tôi làm như thế đã đúng mực hay đã làm quá? Và Farewell trả lời tôi bằng một câu hỏi: hành động đó cần hay không cần? cần chứ, cần chứ, cần chứ, tôi nói. có vẻ câu trả lời của tôi là đủ đối với ông ta và cũng vừa đủ đối với tôi. Sau đó chúng tôi tiếp tục ăn uống chuyện trò. Trong lúc nói chuyện, tôi dặn Farewell là không được để lộ với ai một lời nào về việc tôi đã kể. yên trí, không cần phải nhắc, Farewell nói. Tôi đã dặn Farewell với ngữ điệu đúng như ngữ điệu của Đại tá Pérez Larouche, khác với ngữ điệu mà các ngài Oido và Odeim đã nói với tôi trước đây vì suy cho cùng hai vị ấy không phải là người cao thượng. vậy mà sang tuần sau câu chuyện đó đã lan nhanh như điện truyền ra khắp thành phố Santiago. Linh mục Ibacache dạy chủ nghĩa Marx cho thường trực Hội đồng Chính phủ. Hay được tin đó tôi lạnh toát cả người. tôi nghĩ là Farewell, hay nói đúng hơn là tôi mường tượng một cách rõ ràng là Farewell đang ngồi trên chiếc ghế bành ưa thích của mình hay trên chiếc ghế tựa của câu lạc bộ hay ở một phòng khách của một mụ già nào đó từng là bạn gái của ông ta đã mấy chục năm nay, thều thào, lẩn tha lẩn thẩn thuật lại trước một cử tọa gồm các vị tướng hưu trí hiện làm nghề kinh doanh, những gã đồng tính luyến ái ăn mặc theo mốt Ăng lê, các quý bà mang họ danh gia vọng tộc sắp xuống lỗ việc tôi làm thầy đặc cách như thế nào cho Thường trực Hội đồng chính phủ. Và những lão đồng tính luyến ái đó, những mụ già hấp hối đó, kể cả những ông tướng hết thời đã chuyển sang làm cố vấn cho các doanh nghiệp đó đã nhanh chóng thuật lại cho những người khác, rồi những kẻ khác này đi thuật lại cho những kẻ khác kia, rồi những kẻ khác kia lại đi kể cho những kẻ khác nữa. đương nhiên là Farewell không chịu nhận mình là động lực hay là ngòi nổ hay là que diêm đã khởi đầu cái việc đồn đại đó, và tôi không đủ sức mà cũng chẳng thèm bắt lỗi ông ta. thế là tôi liền ngồi bên máy điện thoại để chờ những cú điện thoại của bạn bè hay những người nguyên là bạn, những cú gọi của Oido, Odeim và Pérez Larouche, trách móc tôi thiếu cẩn trọng, những cuộc gọi giấu tên của những kẻ ganh ghét, những cuộc gọi của các cấp quyền lực của Giáo hội hỏi cóbao nhiêu phần là thật bao nhiêu phần là giả trong lời đồn đại ấy, đó là chưa kể các nhóm văn hóa ở Santiago. Nhưng chẳng có ai điện thoại cho tôi hết. thoạt đầu tôi ngờ vực rằng sự yên lặng này là thái độ chung của mọi người muốn tẩy chay bản thân tôi. Về sau tôi mới sững sờ nhận ra là chẳng ai mảy may quan tâm đến chuyện đó. các nhân vật có quyền có thế sống trên đất nước này luôn luôn hướng về một chân trời xám chưa hề biết đó là đâu, may lắm chỉ thấy tận đẩu tận đâu một vài tia nắng, một vài ánh chớp hay một vài cột khói. Ở đó có những gì? Chúng ta không hề biết. không có một Sordello nào. Điều đó thì rõ rồi. không có một Guido nào. Không có cây xanh nào. Không bước chạy nước đại của đàn ngựa. không có tranh luận cũng không có nghiên cứu. phải chăng chúng tôi hướng về chính linh hồn chúng ta hoặc về những linh hồn được tổ tiên chúng ta che chở, hướng về một bình nguyên mênh mông mà công đức bản thân hay của người ngoàijđã trải ra trước đôi mắt đầy ghèn hay đẫm lệ, nhợt nhạt hay trắng dã của chúng ta. như vậy việc chẳng ai quan tâm đến các buổi dạy nhập môn chủ nghĩa Marx của tôi là quá đương nhiên. Sớm hay muộn gì tất cả bọn họ cũng sẽ lại chia nhau quyền lực. dù là cánh hữu, dù là trung lập, dù là cánh tả cũng đều cùng một họ cả. có đôi chút vấn đề đạo lý. Về vấn đề thẩm mỹ thì không. Hôm nay một người thuộc Đảng Xã hội nắm quyền, chúng ta vẫn cứ sống hoàn toàn giống hôm qua. Những người cộng sản (hiện nay họ vẫn còn như khi bức tường Berlin chưa đổ), những người dân chủ Cơ đốc giáo, những người xã hội, những người thuộc cánh hữu hay giới quân nhân, hay ngược lại, tôi có thể nói là ngược lại, cũng đều bao giờ kín miệng và về lâu dài sẽ gây ra cái chết chí ít thì cũng là cái chết về mặt tinh thần đối với người bị thương. lúcđầu, tôi tỏ ra bối rối và do dự nhưng nghĩ rằng mong muốn của ngài Odeim không khác mong muốn của tôi là mấy nên tôi đồng ý lên xe và để ông ta đưa tôi đến một tiệm ăn gần đó có tên là Mi Oficina trên đường Banderas. Từ lúc ngồi trên xe cũng như khi đã vào quán, Odeim không dứt câu chuyện về cái điều đã thực sự thúc giục ngài tìm đến tôi, ngài nhắc tên những người mà tôi quen biết và ngài thường hay lui tới, trong đó có Farewell và các tác gia của dòng thơ trữ tình mới ở Chile, có lẽ ngài cố ý để tôi biết rằng ngài luôn luôn theo sát từng ngôi sao chiếu mệnh trong thế giới của tôi, không chỉ các hoạt động trong giáo hội mà cả những mối quan hệ thân thiết của tôi, kể cả công việc tôi đang làm vì ngài cũng nhắc đến tên vị tổng biên tập tờ nhật báo thường đăng các bài phóng sự của tôi. Nhưng rõ ràng là ngài chỉ biết một cách hời hợt. sau đó, ngài Odeim trao đổi vài lời với ông chủ của Mi Oficina và mấy phút sau chúng tôi vội vã ra ngoài, tôi chẳng hiểu lý do vì sao, hai chúng tôi khoác tay nhau đi dọc mấy phố gần đấy đến một quán khác nhỏ hơn nhưng sáng sủa hơn, ở đây ngài Odeim được đón tiếp như người ta đón ông chủ và chúng tôi ăn no bụng mặc cho trời nóng và bất kể các loại thịt không có lợi cho tiêu hóa chút nào. Ăn xong, Odeim cố nài nỉ tôi thưởng thức cà phê ở tiệm cà phê Haiti, là nơi hội tụ tất cả những kẻ đểu cáng làm việc trong trung tâm thành phố Santiago, chúng là những thứ trưởng, là những phó giám đốc sở, những phó chủ tịch hội đồng quản trị, những phó giám đốc doanh nghiệp và một chi tiết nữa là ở đây bọn họ có cái thú uống đứng, tựa người vào quầy hay đứng vào bất cứ chỗ trống nào trong gian phòng rất rộng, tôi nhớ là thông ra ngoài có hai tấm cửa to bằng kính chạy suốt từ trần cho đến nền nhà khiến cho những người đứng bên trong, một tay bưng tách cà phê, tay kia thì xách chiếc cặp số hay chiếc vali con đã sờn nước mạ, tạo thành một hoạt cảnh cho khán giả là những người đi đường, dù muốn hay không khi đi ngang qua nhà hàng cà phê nọ cũng phải ngoái đầu hay đảo mắt nhìn đám người khổ sở chen chúc nhau ở bên trong. Và tuy là kẻ ít nhiều cũng códanh tiếng, mà thực tế tôi đã có hai cái tên và có danh tiếng, với đôi ba người kình địch nhưng lại rất nhiều bạn bè, tôi cũng bị lôi kéo đến cái động tối đó, mặc dù tôi phản đối, từ chối, nhưng ngài Odeim là người rất biết cách thuyết phục. trong khi chờ ông bạn tôi từ quầy bán hàng trở về với hai tách cà phê còn bốc hơi, loại cà phê ngon nhất ở Santiago như đám sành sỏi cà phê quảng cáo, tôi đứng thu lu ở một góc nhà, mắt không rời cửa kính ra vào, bắt đầu suy nghĩ về chuyến công du mà ngài Odeim vừa mới chào mời. một lúc sau ngài Odeim quay lại, chúng tôi cùng uống cà phê, và đứng để uống. tôi nhớ là ngài Odeim có nói gì đó. ngài nói nói cười cười, nhưng tôi không nghe được gì cả vì giọng nói ầm ào như sấm động của các vị thứ trưởng choán cả không gian tiệm cà phê Haiti không nhường chỗ cho giọng nói nào khác. Đáng lẽ phải nghiêng đầu, ghé sát tai vào miệng người đối thoại giống như các cha xứ khác hay làm nhưng tôi không thích kiểu đó. tôi làm ra vẻ có nghe và hiểu, nhưng hai mắt không ngừng quan sát gian phòng rộng không ghế ngồi. không ít người nhìn lại tôi. Tôi nhận thấy trên gương mặt một số người toát lên sự chịu đựng khôn cùng. Bọn lợn cũng phải chịu đựng, tôi nhủ thầm trong bụng, nhưng ngay sau đó tôi lại thấy hối hận với suy nghĩ ấy. đúng là bọn lợn cũng phải chịu đựng nhưng sự chịu đựng ấy làm cho chúng cao thượng và trong sạch. Trong đầu tôi hay có lẽ trong lòng thương cảm của tôi lóe lên một ánh đèn: những con lợn cũng là một bà ithánh ca tán dương ánh hào quang của Chúa và nếu không phải là bài thánh ca, vì nói như vậy cũng hơi quá đáng, thì cũng là một khúc hát, một điệp khúc hay một đoạn thơ được phổ nhạc để chào mừng chúng sinh. Tôi cố lắng nghe để dò đúng mạch câu chuyện nhưng không thể được. tôi chỉ nghe được những từ rời rạc, đúng giọng Chile, những từ không có ý nghĩa gì nhưng lại chứa đựng sự bất mãn và thất vọng vô cùng của đồng bào tôi. Sau đó, ngài Odeim kéo tay tôi và không hiểu bằng cách nào tôi lại ra được ngoài đường và đi bên cạnh ngài. Odeim ghé tai tôi bảo con sẽ giới thiệu cha với người bạn tri âm của con là ngài Oido. Tôi thấy tai bị ù và có cảm tưởng là lần đầu tiên thính giác của tôi hoạt động. chúng tôi đi trên một đường phố màu vàng. Đường phố khá vắng, mặc dù vậy sau các cánh đồng thỉnh thoảng cũng có vài người đàn ông mang kính đen và vài người đàn bà mang khăn trùm đầu. văn phòng xuất nhập khẩu ở tầng tư. Cầu thang máy bị hỏng. thể dục một tí cũng không tồi, nó sẽ làm tiêu cơm, Odeim nêu ý kiến. tôi theo sau. Trong phòng lễ tân không có ai. Ngài Odeim bảo là cô thư ký đi ăn trưa. Tôi đứng im, thở dốc, trong khi đó vị đại gia của tôi gập ngón tay giữa gõ nhè nhẹ vào cửa ra vào văn phòng ông bạn thân. Một giọng the thé cất lên từ bên trong, vào đi. Chúng ta vào đi, ngài Odeim bảo tôi. Ngài Oido ngồi sau chiếc bàn kim loại và khi nghe tên tôi ngài đứng dậy đi vòng qua bàn đến chào tôi một cách nồng nhiệt. đó làtmột người đàn ông gầy, tóc nâu, da tái, gò má sần đỏ hình như thường xuyên được xát nước xà phòng giặt tuy không bốc mùi xà phòng giặt. ngài mời chúng tôi ngồi và sau khi nhìn tôi từ đầu đến chân ngài trở về vị trí của mình đàng sau bàn. Sau đó, ngài tự giới thiệu, con là Oido. Oido chứ không phải Oido (lỗ tai). Rõ rồi, tôi nói. Ngài là cha Urrutia Lacroix. Chinh ta, tôi trả lời. ngồi bên cạnh tôi ngài Odeim mỉm cười và lặng lẽ tán đồng. Urrutia là một dòng họ có nguồn gốc từ xứ Vasco, phải không ạ? Chính xác là như vậy, tôi nói. Còn Lacroix là một từ tiếng Pháp thì rõ rồi. cả ngài Odeim và tôi đều gật đầu. đố cha biết cái tên Oido xuất xứ từ đâu? Ta không hề nghĩ ra, tôi trả lời. cha hãy đoán thử nh nào đi, ngài Oido nói. Albania à? Lạnh lắm, lạnh lắm. ta không nghĩ ra, tôi lại nói. Xuất xứ của nó là Phần Lan, Oido nói. Tên con một nửa là Phần lan, một nửa là Lettoni. Đúng thế, ngài Odeim lên tiếng. từ xa xa dân Lettoni và dân Phần Lan đã qua lại buôn bán với nhau khá nhiều, đối với họ biển Ban Tích là một cái cầu, một con sông, một con suối, một con suối có vô số cầu màu đen, cha hãy cố hình dung một tí. Thì ta đang hình dung đấy thôi, tôi nói. Ngài Oido mỉm cười. cha hình dung ra chưa? Đã, ta hình dung ra rồi. vâng, là những chiếc cầu màu đen, ngài Odeim thì thầm bên cạnh tôi. Và những người Phần Lan, những người Lettoni bé nhỏ đi qua đi lại những chiếc cầu ấy liên tục, ngài Oido nói, ngày cũng như đêm, dưới ánh trăng hay dưới ánh đèn lờ mờ, họ đi theo trí nhớ, không cần nhìn, không cảm nhận cái rét thấu xương, không cảm nhận bất cứ điều gì, chỉ đơn giản là họ còn sống và di chuyển, thậm chí họ không cảm nhận mình còn sống hay không, nhưng vẫn di chuyển, di chuyển với thói quen thường ngày là đi trên biển Ban tích, từ bên này sang bên kia và ngược lại, như một lẽ thường tình.tôi nói thêm, như một lẽ thường tình. Ngài Odeim mở bao thuốc lá. Ngài Oido giải thích là cách đó mười năm ngài đã vĩnh viễn bỏ thuốc lá. Tôi từ chối không cầm điếu thuốc mà ngài Odeim chìa ra mời. tôi hỏi công việc mà họ định xếp cho tôi là gì. Nói là công việc cũng được nhưng thực ra là một khoản trợ cấp, ngài Oido đáp lời tôi. Chúng con chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng cũng làm một số việc khác, ngài Odeim lên tiếng. cụ thể là hiện nay chúng con đang làm cho Viện nghiên cứu của Tòa tổng giám mục. họ đang gặp chuyện khó và chúng con tìm người thích hợp để giải quyết khó khăn đó, ngài Oido nói. Họ cần ai đó thực hiện một đề tài nghiên cứu và chúng con nhận tìm người đúng yêu cầu. chúng con thỏa mãn yêu cầu tìm người và theo dõi việc thực hiện các giải pháp. Thế ta lànngười thích hợp à, tôi hỏi. xin thưa, không ai hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn như cha, ngài Oido trả lời. ta muốn nghe các vị nói rõ việc này là thế nào, tôi bảo họ. ngài Odeim nhìn tôi một cách lạ lẫm. trước khi trả lời tôi bảo họ là ta muốn được nghe chính ngài Oido nói lại công việc là như thế nào và yêu cầu ta làm gì. Ngài Oido giảng giải rằng Viện Nghiên cứu của Tòa tổng giám mục muốn tìm ai đó viết một báo cáo có tính chất nghiên cứu về việc bảo quản nhà thờ. Ở Chile hầu như không có ai nắm được vấn đề này. Ngược lại ở Âu châu việc nghiên cứu đã tiến rất xa và một số trường hợp người ta đã bàn đến các giải pháp lâu dài kìm hãm sự hư hại các ngôi nhà của Chúa. Công việc của tôi là đi thăm những nhà thờ đã đi đầu trong việc thực hiện giải pháp chống hư hỏng, đối chiếu cách làm khác nhau rồi soạn một bản báo cáo và trở về. trong bao lâu? Có thể đến một năm, tôi phải tham quan ở nhiều nước Châu Âu, nếu sau một năm chưa xong công việc có thể kéo dài một năm rưỡi. hàng tháng họ sẽ trả đúng bậc lương của tôi cộng thêm phần phụ trội phù hợp với giá cả cao ở châu Âu mà tôi phải chi phí. Tôi có thể nghỉ ở khách sạn hay nhà khách của các xứ đạo rải khắp lãnh thổ lục địa già. Thấy rằng công việc không vượt quá tầm khả năng, tôi nhận lời. trong những ngày sau đó, tôi thường gặp ngài Oido và ngài Odeim, cả hai người đều xúm vào lo chạy các giấy tờ cần thiếthế cả, vì trật tự sắp xếp các thành tố không làm thay đổi sản phẩm. chẳng oó vấn đề gì sất! chỉ là cơn sốt nhẹ mà thôi! Chỉ là vài ba hành động điên rồ mà thôi! Chỉ là sự khởi phát kéo dài quá mức của cơn loạn tâm thần mà thôi! Thế là tôi lại ra đường, lại gọi điện thoại cho một số người quen và chẳng ai đụng đến tôi. Thậm chí trong những năm khó khăn và thầm lặng đó nhiều người đã khen ngợi tôi, vẫn bền bỉ cho đăng những bài tường thuật, những bài phê bình. Nhiều người oòn khen thơ tôi hay nữa chứ! Lại còn đôi người tiếp cận tôi để nhờ vả! tôi thì rất rộng lòng ban cho họ những lời khuyên, phóng tay cho họ những cái nhỏ nhặt theo kiểu Chile, cung cấp cho họ thông tin chẳng có giá trị về việc làm, ấy vậy mà những người đó đều cám ơn tôi như là tôi đã đem lại cho họ sự cứu cánh vĩnh cửu. vì suy cho cùng, họ cũng như tôi, đều là những người biết điều (trừ cái gã già trước tuổi, không biết thời ấy gã lang thang ở đâu, gã chui xó xỉnh nào) đều là người Chile, đều là những người bình thường, kín đáo, logic, ôn hòa, thận trọng, thông thái, tất cả chúng tôi đều biết là phải làm cái gì đó, là có những cái cần thiết, là có thời kỳ đòi hỏi hy sinh nhưng cũng có thời kỳ cần phải suy nghĩ một cách lành mạnh. Có những đêm, tôi tắt đèn rồi ngồi trên ghế tựa và khẽ khàng tự hỏi mình: giữa kẻ cực hữu và kẻ gây rối công cộng khác nhau chỗ nào? Chỉ là hai danh từ mà thôi. Nhiều lúc chỉ là một, nhưng thường là hai! Và thế là tôi lại ra đường và hít thở bầu không khí Santiago với nhận thức mơ hồ rằng chưa chắc mình đang sống trong thế giới ưu việt hơn các thế giới khác mà là đang sống trong một thế giới có thể, một thế giới thực và tôi xuất bản một tập thơ mà ngay đến chính tôi cũng thấy lạ lẫm, ý tôi muốn nói rằng tôi thấy lạ là vì sao những bài thơ ấy lại thoát ra từ ngòi bút của tôi, lạ là vì sao lại là thơ của tôi, nhưng tôi vẫn cho xuất bản và coi đó là sự đóng góp cho tự do, tự do của tôi và tự do của độc giả, rồi tôi trở lại bục giảng, đi thuyết trình, rồi in một quyển sách ở Pamplona, Tây Ban Nha, tiếp đó tôi dạo chơi khắp các cảng hàng không trên thế giới, tôi đi giữa những người Âu châu lịch lãm, giữa những người Mỹ thâm trầm (và ngoài ra còn mệt nhọc), đi giữa những người đàn ông mặc những bộ quần áo đẹp nhất ở Italia, ở Đức, ở Pháp và ở Anh, những quý ông chỉ được nhìn cũng thấy hân hạnh, và tôi đã đi qua những nơi đó với chiếc áo thầy tu tung bay trước máy điều hòa không khí hay trước những cửa tự động mở một cách đột ngột chẳng có lý do logic nào cả, hình như linh cảm về sự hiện diện của Thiên Chúa, khi nhìn thấy tà áo thầy tu bình dị của tôi bay lên tất cả mọi người đều thốt lên, cha Sebastian đấy, cha Urrutia đấy, một người không biết mệt mỏi, một người Chile rực rỡ, rồi sau đó tôi lại trở về đất Chile vì tôi luôn luôn trở về, nếu không tôi không còn là người Chile rực rỡ nữa, tôi lại quay về với những bài tường thuật văn học trên báo, với những bài phê bình, với những lời gào thét kêu gọi, ngay cả những độc giả vô tâm cũng nhận thấy khi sờ trên mặt báo, là phải có một thái độ khác đối với văn hóa, những bài phê bình của tôi kêu gọi với những lời gào thét thậm chí van nài người ta hãy đọc các tác gia Hy Lạp, hãy đọc các tác gia Latin, đọc các tác gia Pháp, hãy đọc các tác gia Italia, hãy đọc các tác gia cổ điển Tây Ban Nha, Anh, Pháp. Tôi kêu gào nên có văn hóa hơn! Nên cóv ăn hóa hơn! Hãy đọc Whitman, Pound, Eliot, hãy đọc Neruda, Borges và Vallejo, hãy đọc Victor Hugo, lạy Chúa, hãy đọc Tolstoi, tôi gào thét thoải mái trên sa mạc, và tiếng gào thét ầm ĩ của tôi, đôi khi còn là tiếng rên hừ hừ chỉ đủ để những ai có khả năng dùng móng tay trỏ gãi vào mặt các bài viết của tôi đều nghe thấy, chỉ có những người ấy mới nghe thấy được, họ không đông lắm nhưng đối với tôi thế là vừa đủ, và cuộc sống cứ thế tiếp tục, tiếp tục, và tiếp tục như chuỗi hạt cườm bằng gạo mà trong mỗi hạt có vẽ một phong cảnh, chuỗi hạt bé tí tuổi và phong cảnh phải dùng kính hiển vi mới xem được, và tôi biết là tất cả mọi người đều đeo chuỗi cườm đó trên cổ mình nhưng không một ai có đủ kiên nhẫn hay đủ can đảm tháo chuỗi hạt gạo ấy ra khỏi cổ, đưa lên mắt và giải mã từng phong cảnh được vẽ trên mỗi hạt gạo, phần vì để xem được các bức tiểu họa ấy cần phải có đôi mắt linh miêu hay đôi mắt chim ưng, phần vì những phong cảnh ấy thường đem đến những bất ngờ khó chịu nhưng những cỗ quan tài, những nghĩa địa có hang có lối, những thành phố hoang vắng, những vực thẳm và dòng nước xoáy, sự bé nhỏ của thực thể và cuồng vọng của nó, người ta xem vô tuyến truyền hình, xem bóng đá, toàn những cảnh buồn chán tẻ nhạt như chiếc hàng không mẫu hạm chạy vòng quanh một nướcôm sau sẽ giới thiệu với tôi một giải pháp hay một vũ khí đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng rất công hiệu để đối phó với tình trạng này. Tôi nhớ là tối hôm đó mình ngủ trong một căn phòng liền với điện thờ cô nhiều lần bất chợt tỉnh giấc tôi tự hỏi không biết mình đang ngủ trên tàu thủy hay trên đất Chile, và khi nghĩ mình đang trên đất Chile tôi cũng không biết mình đang ngủ ở nhà hay ở ký túc xá chủng viện hay ở nhà một người bạn nào đó, tôi cũng không rõ căn phòng mình đang ngủ thuộc về nước nào của châu Âu và mình đang làm gì ở đó. sáng hôm sau, chị làm công trong nhà thờ tên là Antonia đánh thức tôi dậy và bảo, thưa cha, ngài Pietro đang chờ cha đó, cha ra ngay hay để ngài ấy nổi giận. nghe vậy tôi bật dậy, rửa ráy rồi khoác áo thầy tu chạy ra sân nhà thờ xứ, vị cha cố trẻ trung Pietro đã ở đó, tay trái đeo găng tay da dày có dát kim loại, và trên trời, trên khoảng không giữa các bức tường thành màu vàng tôi nhận ra bóng một con chim, khi thấy tôi cha Pietro bảo tôi cùng leo lên tháp chuông, không nói không rằng tôi theo bước chân của cha và chúng tôi trèo lên tận đỉnh tháp chuông, cả hai đều lặng lẽ làm hết cái việc khó nhọc đó, khi chúng tôi đến đỉnh tháp chuông thì cha Pietro huýt sáo rồi vẫy tay, và cái bóng đen kia từ trên trời sà xuống tháp chuông, đậu trên chiếc găng tay mà vị cha cố người Italia đeo ở tay trái, lúc ấy chẳng cần ai giải thích tôi cũng biết là con chim bay lượn bên trên Nhà thờ Đức Bà Maria Khổ Hạnh Bất diệt là một con chim ưng mà cha Pietro đã biến thành kẻ tàn sát thiện nghệ và chính nó là phương cách được dùng để trừ khử đám chim bồ câu trong khu vực nhà thờ, rồi sau đó cũng đứng từ trên chỗ cao ấy tôi nhìn khắp lượt ra phía trước, từ ngoài qua các hàng bậc thang vào đến hàng cột ở cổng rồi vào trong quảng trường rộng màu xanh rêu trước nhà thờ, nhìn qua nhìn lại tôi chẳng thấy bóng dáng một con bồ câu nào cả. buổi chiều, nhà nuôi luyện chim ưng để săn chim, cha Pietro, đưa tôi đến một khu vực khác của Pistoia, ở đó không có các công trình xứ đạo cũng như công trình dân dụng cần phải bảo vệ tránh sự hủy hoại của thời gian. Chúng tôi đi trên chiếc xe tải thùng của nhà thờ xứ. con chim ưng được đem theo trong một cái lồng vuông. Đến nơi đã định, cha Pietro đưa con chim ưng ra khỏi lồng và ném nó lên trời. tôi nhìn con chim bay lên r lao vào một con chim câu, thấy rõ con chim câu quằn quại ngay trên không. Cửa sổ tòa nhà Hội bảo vệ môi trường mở toang, một bà già thò đầu ra ngoài hét to điều gì đó và giơ nắm đấm dọa chúng tôi. Cha Pietro nhếch mép cười. tà áo thầy tu của hai chúng tôi bay phơi phới trước gió. Trên đường về, cha Pietro cho tôi biết tên con chim ưng là Turco. Sau đó tôi đáp tàu lửa đi Turin để gặp cha Angelo quản lý nhà thờ Thánh Pablo Cứu thế, cũng là người nổi tiếng trong nghề nuôi luyện và sử dụng chim ưng để săn chim. Con chim ưng của cha Angelo được đặt tên là Otelo và là nỗi khiếp sợ của đàn chim câu ở Turin. Nhưng theo lời tâm sự của cha thì nó không phải là con chim ưng săn mồi duy nhất ở Turin, cha có cơ sở vững chắc để tin rằng cũng có một con chim ưng khác ở một khu phố nào đó phía nam Turin và trong những chuyến bay của mình, đã đôi lần con Otelo chạm trán với con chim ưng ấy. cả hai con đều săn chim câu, về lý mà nói thì hai con chim ưng ấy không có cớ gì để sợ nhau, nhưng cha Angelo nghĩ rằng chẳng bao lâu hai con sẽ đụng độ nhau. Tôi dừng chân ở Turin lâu hơn ở Pistoia. Sau đó tôi mua vé đi chuyến tàu đêm đến Estrasburgo. Con chim ưng của cha Joseph ở xứ đạo này tên là Jenofonte. Bộ lông của chú chim ăn thịt này màu đen xanh, rất đậm và mượt, nhiều khi chú đậu trên ống đồng mạ vàng của chiếc đàn organ trong nhà thờ trong khi cha Joseph chủ trì thánh lễ, và nhiều khi đang quỳ để lắng nghe lời Thiên Chúa tôi cảm thấy bị đôi mắt con Jenofonte nhìn xoáy vào gáy khiến tôi bị phân tâm, và tôi nghĩ đến Bernanos, đến Mauriac là những nhà văn mà cha Joseph rất ưa thích, tôi cũng nghĩ về Graham Greene, một tác giả mà chỉ mình tôi đọc chứ cha Joseph thì không vì người Pháp chỉ đọc các nhà văn Pháp mặc dù đôi lần chúng tôi đàm luận đến tận khuya về Greene mà không tìm được điểm chung. Chúng tôi cũng trao đổi với nhau về Burson, vị linh mục liệt sĩ ở Magreb mà cha Joseph đã cho tôi mượn một quyển sách về thân thế và sự nghiệp tu hành của ông ta do Vuillamin viết, chúng tôi cũng nói chuyện về L’Abbe Pierre, một vị cha cố ăn xin Chủ nhật nào cũng đến chỗ cha Joseph rồi thứ Hai lại đi. Sau đóttôi rời Estrasburgo đi Avignon. Nhà thờ mà tôi đến là Nhà thờ Đức Mẹ Ban Trưa và giám quản ở đây là cha Fabrice. Cha Fabrice có con chim ưng tên là Ta Gueule nổi tiếng khắp vùng vì sự phàm ăn và tính hung dữ của nó. Khi cha Joseph ngồi với khách thì con Ta Gueule bay lượn và đánh tan các đàn chim không những chỉ là chim câu mà cả chim sẻ đá là loài chim từng trú ngụ rất đông đúc trong những ngày hạnh phúc xa xưa ấy ở miền Nam nước Pháp, vùng đất mà Sordel, Sordello, đã từng đi qua, lại Sordello nào? Có những buổi chiều khó quên, trong khi cha Fabrice cùng tôi chuyện trò thì con Ta Gueule cất cánh rồi bay mất hút trong những đám mây thấp, những đám hơi nước vẩn màu đen đen từ vùng đồi núi hoang sơ của xứ Avignon kéo đến, bất thình lình nó lại xuất hiện như một tia chớp hay như tia chớp lóe lên trong trí tưởng tượng và lao vào những bầy chim sẻ đá bay lượn rần rật ở đàng tây như những đàn ruồi phủ kín cả bầu trời, chỉ sau vài phút bầy sẻ đá bị tách ra làm nhiều mảng và rồi máu rơi, máu rơi thẫm đỏ trời chiều ngoại vi Avignon giống như màu đỏ lúc hoàng hôn mà ta nhìn thấy từ trong cửa sổ máy bay hay màu đỏ lúc trời hừng sáng khi ta bừng tỉnh vì tiếng rít của động cơ hay tiếng kéo rèm cửa sổ máy bay và nhìn ra nơi chân trời ta thấy một vệt đỏ chạy dài như đường tĩnh mạch, như tĩnh mạch đùi của hành tinh, như động mạch chủ của hành tinh dần dần phình to, và tôi nhìn thấy đường bay đẫm máu của bầy chim sẻ đá và nhìn thấy những vòng lượn như tấm bảng nhào bột màu của nhà họa sĩ trường phái ấn tượng siêu thực Ta Gueule, Trời ơi, sự an bình, sự hài hòa của thiên nhiên được phô bày rõ ràng không đâu bằng ở Avignon, sau đó cha Fabrice lại huýt sáo và chúng tôi chờ trong giây khắc chỉ cần đo bằng nhịp tim, chú chim ưng đáng sợ của chúng ta lại quay về sà xuống đậu trên cánh tay của cha. Sau đót,tôi đáp tàu lửa buồn bã rời Avignon đến đất Tây Ban Nha, và đương nhiên nơi đầu tiên tôi có mặt phải là Pamplona, ở đây nhà thờ được bảo quản bằng những phương thức khác mà tôi không quan tâm lắm hay nói đúng hơn là không hề được bảo quản nhưng tôi phải đến để chào những người anh em ở Hội Từ thiện La Obra vì họ đã giới thiệu tôi với Nhà xuất bản la Obra, với giám đốc các trường của la Obra và với ông hiệu trưởng trường đại học trực thuộc la Obra, những người anh em ấy đều rất quan tâm đến công việc phê bình văn học của tôi, đến việc làm thơ, đến việc dạy học của tôi và họ nhận in cho tôi một quyển sách, họ tỏ ra hào hiệp đúng như phong cách của người Tây Ban Nha nhưng cũng rất quy cách, vì ngay sáng ngày hôm sau tôi phải ký hợp đồng, sau đó người ta chuyển cho tôi một phong thư do ngài Odeim gửi, trong thư ngài Odeim hỏi tôi châu Âu thế nào, khí hậu, các món ăn và di tích lịch sử ra sao, thật là một lá thư dớ dẩn nhưng hình như nó che giấu một lá thư khác, một lá thư không đọc được nhưng nghiêm túc hơn làm tôi thấy lo lắng mặc dù tôi không biết lá thư ẩn bên trong bức thư dớ dẩn kia nói gì và thực ra có lá thư ấy hay không. Khi tôi rời Pamplonaa mọi người ôm hôn, dặn dò, đưa tiễn quyến luyến như giữa những người thân, tôi đến Burgos, người tiếp tôi là cha Antonio, vị linh mục già yếu có con chim ưng tên là Rodrigo, không săn bồ câu phần vì cha Antonio đã quá già yếu không thể đi cùng con Rodrigo trong các cuộc săn bắt và thứ nữa là ngay từ lúc đầu cha đã đắn đo nên chăng dùng phương thức quá chóng vánh như vậy để hủy diệt những con chim cũng đều là sản vật của Thiên Chúa dù chúng có thải nhiều phân. thế là khi tôi đến Burgos, con Rodrigo chỉ ăn thịt băm hoặc thịt xay và tạng phủ mà cha Antonio hay bà giúp việc mua ngoài chợ như tim gan phèo ruột và sự ăn không ngồi rồi đã làm nó trở nên thảm hại giống như cái vẻ tiều tụy của cha Antonio, má hóp nhăn nheo vì cái điều còn tệ hại hơn việc sám hối, đó là sự đắn đo, hối hận không đúng thời. khi tôi đến Burgos thì cha Antonio đã nằm liệt trên chiếc giường ọp ẹp của một cố đạo nghèo đặt giữa gian phòng rộng bằng đá, mình đắp chiếc chăn sợi, còn con Rodrigo thì run lập cập trong một góc phòng, đầu đội chiếc mũ trùm, không còn tí lịch lãm nào như tôi đã thấy ở những con chim ưng trên đất Italia và đất Pháp, cả hai, một con chim ưng tội nghiệp và một ông cha cố đáng thương, đang lụi tàn. Nhìn thấytôi, cha Antonio gắng gượng chống cùi chỏ để ngồi dậy, giống như bản thân tôi sẽ phải gắng gượng nhiều năm về sau, hàng triệu năm về sau, nhưng cũng có thể chỉ năm ba phút về sau trước khi cái anh chàng già trước tuổi bất thần xuất hiện, tôi thấy khuỷu và cẳng tay cha Antonio gầy khẳng khiu như cái cẳng gà, cha Antonio bảo rằng cha đã nghĩ, cha nói, tôi đã nghĩ là ý tưởng sử dụng chi m ưng là không hay lắm vì rằng tuy chúng giữ cho các ngôi nhà của Chúa tránh được sự tác động bào mòn và về lâu dài tránh được tác động phá hoại của phân chim bồ câu nhưng không được quên rằng những con chim bồ câu cũng giống như biểu tượng trần gian của Chúa thánh thần, đúng không nào? Và Giáo hội Thiên Chúa có thể không có Chúa con, có thể không có Chúa Cha nhưng không thể không có Chúa Thánh thần, nó quan trọng hơn cái mà toàn xứ đạo nghi hoặc, quan trọng hơn việc Ch&urave; rộng lòng, hình như không để ý cái gì khác ngoài việc làm cho khách mời được thoải mái trong các cuộc dạ hội hay gặp gỡ tại nhà nữ văn sĩ này. À, mà tôi chưa nói là bà có hai con nhỏ, đứa lớn hai hay ba tuổi gì đó và đứa nhỏ chừng tám tháng. Chồng bà là một người Mỹ tên là James Thompson, và Maria Canales gọi là Jimmy. Ông ta làm đại diện hay thường trực cho một doanh nghiệp Mỹ mới đặt một chi nhánh ở Chile và một chi nhánh ở Argentina. Tất nhiên là1 tất cả bạn bè chúng tôi đều quen biết Jimmy. Tôi cũng vậy. Jimmy là một người Mỹ đặc trưng, dáng cao, tóc màu hạt dẻ nhạt hơn màu tóc vợ một tí, không quá nhiều lời nhưng có giáo dục. đôi lần ông ta cũng tham gia các cuộc dạ hội nghệ thuật của Maria Canales nhưng nói chung ông chỉ hạn chế trong việc hết sức kiên nhẫn ngồi nghe các vị khách kém nổi bật nhất trong buổi gặp gỡ. còn hai đứa nhỏ, thường khi đến giờ các vị khách mời lũ lượt kéo đến trên đoàn xe con đủ các nhãn mác và màu sắc thì chúng đã được cho đi nằm trong phòng riêng ở tầng hai, vì nhà có ba tầng, cũng có khi cô giúp việc hay cô bảo mẫu vẫn để chúng mặc nguyên quần áo ngủ bế chúng xuống nhà để chúng chào các vị khách mới đến hoặc “gánh chịu” lời cám ơn và lời khen của họ nào là những đứa trẻ thật xinh, thật ngoan, nào là chúng giống cha giống mẹ như tạc, thực ra thì đứa lớn, đứa trùng tên Sebastian với tôi, không hề có nét nào giống hai người sinh ra nó, đứa nhỏ thì khác, cũng được đặt tên là Jimmy, cháu đúng là bức ảnh sống của Jimmy bố và có những nét dân lai di truyền của Maria Canales. Sau đó, hai đứa trẻ biến mất, cô bảo mẫu cũng biến vào căn phòng bên cạnh buồng của hai đứa trẻ, và ở tầng dưới bữa tiệc bắt đầu trong gian phòng khách rộng rãi của Maria Canales, bà chủ nhà rót rượu whisky cho tất cả mọi người, có ai đó mở máy hát cho một đĩa Debussy, rồi một đĩa Webern do dàn nhạc Berliner Philharmoniker trình bày, lúc sau có ai đó nổi hứng đọc một bài thơ, khi khác có ai đó lại nổi hứng lớn tiếng ca ngợi cuốn tiểu thuyết này hay cuốn tiểu thuyết khác, rồi người ta tranh luận về hội họa hay khiêu vũ đương đại, rồi họ đồng ca, họ phê bình tác phẩm mới nhất của ông xoài ông mít nào đó, họ khen cuộc trình diễn gần đây nhất của cô mận chị đào nào đó, rồi họ ngáp, thỉnh thoảng một nhà thơ trẻ đối nghịch với chế độ đến gần tôi và nói về Pound và sau đó nói về công việc của anh ta (vì tôi luôn luôn quan tâm đến công việc của các bạn trẻ bất kể là họ theo xu hướng chính trị nào), bà chủ nhà đột ngột xuất hiện với một khay bánh trên tay, có ai đó bật khóc, có ai đó cất tiếng hát, đến sáu hay bảy giờ sáng, khi hết giờ thiết quân luật tất cả chúng tôi xếp hàng vật vờ ra xe của mình, có những người ôm nhau đi, có những người ngủ gà ngủ gật, đa phần đều vui vẻ, và sau đó tiếng máy của sáu hay bảy chiếc xe làm náo động bầu không khí buổi sáng và làm cho bầy chim trong vườn im bặt vài giây, bà chủ nhà đứng ở sảnh vẫy tay chào mọi người, rồi những chiếc xe bắt đầu rời khu vườn, đã có người trong số khách lo mở cổng sắt và Maria Canales đi bộ từ trong sảnh theo chiếc xe cuối cùng cho đến khi nó rời khỏi ranh giới nhà bà, ranh giới tòa lâu đài hiếu khách của bà, và những chiếc xe nối đuôi nhau rẽ vào những đại lộ vắng ngắty ở ngoại vi thành phố Santiago, những đại lộ dài vô tận và hai bên lác đác có những ngôi nhà lẻ loi, những biệt thự không được chủ chăm sóc hay bỏ phế, và những khu đất hoang thênh thang vô tận cho đến đường chân trời xa xăm, mặt trời lúc đó cũng đã nhô khỏi rặng núi đàng đông và tiếng ồn ã từ trung tâm thành phố vọng đến báo hiệu một ngày mới bắt đầu. sau một tuần chúng tôi lại cómmặt ở đó. chỉ là cách nói, vì không phải tuần nào tôi cũng có mặt ở nhà Maria Canales. Tôi chỉ xuất hiện ở đó mỗi tháng một lần. có lẽ ít hơn. nhưng có những văn sĩ tuần nào cũng có mặt. có khi còn nhiều hơn. bây giờ ai cũng phủ nhận điều đó và thậm chí có người còn dám bảo là mỗi tuần tôi đến đó vài lần! nhưng mà ngay cả cái gã già trước tuổi cũng cho đó là trò bịa đặt. thế là sự việc đã rõ. Tôi ít đến đó. hay nói quá lên thì tôi không đến đó nhiều lần. và mỗi khi đến nhà Maria Canales, hai mắt tôi luôn luôn mở to và rượu whisky không làm sự nhận biết của tôi bị lu mờ. tôi để ý mọi chuyện. chẳng hạn tôi để ý đến anh bạn nhỏ trùng tên với tôi, bé Sebastian, đến khuôn mặt gầy của bé. Có một lần cô giúp việc bế nó xuống nhà, tôi đứa tay bế nó và hỏi nó bị làm sao. Cô giúp việc, là dân Mapuche thuần chủng, nhìn thẳng vào mắt tôi và ra hiệu đòi tôi trả lại thằng bé. Tôi né tránh cô ta. cháu làm sao thế, Sebastian? Tôi hỏi thằng bé hết sức dịu dàng mà ngay bản thân tôi lúc ấy cũng kh´a Con chết trên cây thánh giá và hơn cả việc Chúa cha sáng tạo ra các vì sao, Trái Đất và cõi hoàn vũ, lúc đó tôi sờ trán và thái dương của vị cha xứ đạo Burgos và tôi nhận ra ngay là ông ta sốt đến bốn mươi độ, tôi gọi bà giúp việc sai bà ta đi tìm thầy thuốc, trong khi chờ thầy thuốc đến tôi lơ đãng nhìn con chim ưng đội mũ trùm, hình như sắp chết rét trong lồng, tôi thấy để nó như vậy thì không ổn chút nào, nên sau khi đắp thêm cho cha Antonio một tấm chăn chiên mà tôi tìm thấy ở sau điện thờ, tôi tìm chiếc găng tay sắt rồi tóm con chim ưng đi ra sân, nhìn bầu trời trong veo và lạnh buốt, tôi bỏ chiếc mũ trùm cho con chim ưng và bảo nó: bay đi, bay đi Rodrigo, đến lần thứ ba thì con Rodrigo vỗ cánh bay, càng lên cao nó càng bay khỏe, đôi cánh nó quạt gió như cánh quạt rất to bằng kim loia.i và lúc đó có một luồng gió thổi như cơn bão, con chim ưng nghiêng cánh bổ nhào, tà áo thầy tu của tôi tung lên như lá cờ đầy giận dữ, tôi nhớ là lúc ấy tôi lại hét lên, bay đi, Rodrigo, và sau đó tôi nghe tiếng vỗ cánh một cách điên loạn, tà áo thầy tung tung lên che kín hai mắt tôi trong khi làn gió quét sạch sân nhà thờ và khu vực chung quanh, khi gỡ được tà áo phủ mặt thì tôi nhìn thấy những đống vụn, những xác chim bồ câu bé nhỏ đẫm máu mà con Rodrigo thả cạnh chân tôi và chung quanh tôi trong vòng bán kính không đầy mười mét trước khi biến mất và đúng là tối hôm ấy con Rodrigo bay biến vào vùng trời Burgos, mà theo như người ta nói, ở đó cũng có những con chim ưng ăn thịt chim, phải chăng tôi đã có lỗi vì đáng lý tôi phải đứng trong sân nhà thờ gọi con Rodrigo thì có lẽ con chim ăn thịt đó đã quay lại, nhưng có tiếng chuông nhỏ lắc liên hồi từ phía sau nhà thờ, tôi biết là ông thầy thuốc và bà giúp việc gọi tôi, khi tôi quay lại sân nhà thờ thì con chim ưng không còn ở đó. đêm hôm đó, cha Antonio viên tịch, tôi cầu phúc cho cha và lo các bước hành lễ cho đến khi cha xứ mới đến thay. Cha cốmmới không cảm thấy sự thiếu vắng của con Rodrigo. Nhưng có lẽ bà giúp việc thì có, bà nhìn tôi như muốn bảo tôi là việc đó không hề gì. Có lẽ bà nghĩ rằng tôi thả con chim ưng sau khi cha Antonio qua đời hay có lẽ bà nghĩ rằng tôi đã giết con chim ưng theo chỉ thị của cha Antonio. Nhưng bà ta không nói gì về cả hai trường hợp. sáng ngày hô msau, tôi rời Burgos rồi có mặt ở Madrid. Ở thành phố này, người ta không lo cho sự hư hại của nhà thờ nhưng tôi có những việc khác cần giải quyết. sau đó, tôi lên tàu lửa đến tận Namur, Bélgica, nơi có Nhà thờ Đức Bà Đại Ngàn và cha xứ Charles mà tôi tạo được mối quan hệ thân thiết. con chim ưng của cha Charles tên là Ronnie. Tôi thường cưỡi xe đạp cùng dạo chơi với cha Charles trong các cánh rừng vây quanh thành phố, trên mỗi xe chúng tôi có một chiếc giỏ đựng thịt ướp lạnh và lúc nào cũng kèm theo một chai rượu vang, có hôm tôi xưng tội với cha Charles ngay giữa bãi cỏ có nhiều hoa dại và cây tùng bên bờ con sông nhánh của một dòng sông lớn nhưng tôi không nhắc gì đến cha Antonio cũng như con Rodrigo đã ra đi không phương cứu chữa trong một đêm sáng trời ở xứ Burgos. Sau đó, tôi từ giã cha Charles tuyệt vời và đáp tàu lửa về hướng San Quintin, nước Pháp. Người đón tiếp tôi là cha Paul ở Nhà thờ Thánh Pedro và Thánh Pablo, một công trình kiến trúc Gothic quý giá. Về cha Paul và con chim ưng Fiebre của cha, có một chuyện xảy ra vừa buồn cười vừa gây tò mò. Số là vào một buổi sáng nọ, chúng tôi cùng đi diệt chim câu cho quang bầu trời, nhưng không thấy bóng con chim câu nào cả, cha Paul cảm thấy không vui vì cha còn trẻ và rất tự hào về con vật của mình từng nổi danh là con chim săn hay nhất vùng. Khi ấy có tiếng ồn ào ở quảng trường Tòa thị chính nằm sát ngay sân nhà thờ Thánh Pedro và thánh Pablo càng làm cha Paul cảm thấy khó chịu. trong lúc cha pau, tôi và con Fiebre đang chờ thì bất chợt chúng tôi thấy một con chim bồ câu từ phía sau mái ngói đỏ baoquanh nhà thờ bay vút lên, cha Paul thả con chim ưng và chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng dứt tiếng gà gáy con chim ưng đã thanh toán ngay con chim câu từ quảng trường Tòa thị chính bay lên hình như theo hướng Nhà thờ thánh Pedro và Thánh Pablo, và con chim câu bị con chim ưng mổ chết rơi ngay tại chỗ, có tiếng ồn rộ lên ở quảng trường Tòa thị chính San Quintin, thay vì chạy trốn, cha Paul và tôi rời sân nhà thờ đi về phía quảng trường Tòa thị chính, xác con chim câu màu trắng nằm ngay trên quảng trường, máu chảy thẫm đỏ mấy viên đá lát, nhiều người vây quanh xác con chim nhỏ, trong đó có cả ngài Thị trưởng và một đoàn vận động viên thê/ thao, và lúc đó chúng tôi chợt hiểu rằng con chim câu trắng bị con Fiebre tiêu diệt là biểu tượng của cuộc trình diễn điền kinh, các vận động viên tỏ ra tức giận và bức xúc cũng như các quý bà trong Hội tải vì thế mà bà ta để mất đi cái vẻ của bà chủ nhà hoàn hảo, bà biết làm dịu bầu không khí bằng những câu bông đùa rất Chile hay những lời thuyết phục dễ chấp nhận. có một lần, khi ấy tôi đứng một mìhn với ly whisky trên tay đang nghĩ về bé Sebastian và gương mặt thần thờ của nó, bà đến bên tôi và không cần lời dạo đầu nào bà bà tỏ sự thán phục của mình đối với vị nữ văn sĩ theo xu hướng đòi bình quyền nam nữ. chẳng một ai có thể viết được như chị ấy, bà ta nói. tôi đáp lại một cách chân thàhn: rất nhiều trang trong quyển sách của nữ văn sĩ này là bản dịch từ một số tiểu thuyết Pháp thời kỳ thập kỷ năm mươi nhưng lại dịch rất tồi (để khỏi phải nói là ăn cắp vì từ này hơi nặng). tôi nhìn vào khuôn mặt của bà ta. không phải bàn cãi gì cả, đó là một khuôn mặt lai Do Thái. Bà nhìn tôi không có chút biểu cảm và sau đó, dần dần hầu như không thể cảm nhận được, trên khuôn mặt bà ta hình thành một nụccười hay báo hiệu sẽ có nụ cười. không ai nói là bà ta cười, nhưng tôi là linh mục Thiên Chúa giáo tôi nhận ra ngay. Đánh giá được ý nghĩa thực chất của nụccười đó mới là cái khó hơn cả. có lẽ đó là một nụ cười của sự thỏa mãn. Nhưng thỏa mãn cái gì kia chứ? Có lẽ đó là nụ cười xác nhận, tức là qua câu trả lời của tôi bà ta đã thấy bộ mặt của tôi và bây giờ bàt a biết (hoặc là người đàn bà rất Do Thái ấy nghĩ rằng) tôi là ai, mà cũng có thể chỉ là nụ cười hư vô, nó nở ra một cách huyền bí trong hư vô và lặng lẽ biến mất trong hư vô. Hay là cha không thích những điều mà nữ sĩ đó viết, Maria Canales nói với tôi. Nụ cười biến mất và trên gương mặt bà ta lại trở về trạng thái biểu cảm đần độn. tất nhiên là thích, tôi trả lời, nhưng dưới con mắt nhà phê bình tôi thấy tác phẩm có nhiều khiếm khuyết. quả là câu trả lời phi lý. Bây giờ, khi nằm bẹp trên giường và bộ xương tội nghiệp của tôi hoàn toàn phải tựa vào khuỷu tay, tôi mới nghĩ ra điều đó. quả là một câu trả lời vì tình thế, quả là câu trả lời tồi nhất về cấu trúc, quả là câu trả lời ngu ngốc. tất cả chúng ta ai cũng có khiếm khuyết, tôi nói như vậy với Maria Canales. Thật khủng khiếp. chỉ có thần linh mới có thể chưng ra những tác phẩm không có vết bụi. thật kinh hoàng. Khuỷu tay tôi run lên. Cái giường tôi nằm run lên. Cả tấm trải giường và cái chăn tôi đắp cũng run lên. Cái gã già trước tuổi đâu mất rồi? nghe kể về những trò lẩn thẩn của tôi hắn không phì cười ư? hắn không nằm dạng chân mà cười những trò ngu ngốc của tôi, những lỗi nghiêm trọng của tôi ư? Hay là hắn đã chán rồi và không còn đứng bên chiếc giường khung đồng tôi nằm đang bắt chước xoay theo kiểu xoay quanh co của Sordel, hay Sordello, nhưng mà Sordello nào nhỉ? Thôi hãy để hắn làm những gì mà hắn muốn. tôi đã nói với Maria Canales là tất cả chúng ta ai cũng có khiếm khuyết nhưng nên nhìn ở đức độ. Tôi còn nói: suy cho cùng thì tất cả chúng ta cũng đều là văn sĩ và con đường chúng ta đi dài lắm, chông gai lắm. và Maria Canales nhìn tôi với cái nhìn bắt nguồn từ nơi tận cùng của khuô nmặt một cô ngốc đang bị quở trách như là để xét đoán tôi theo cân lạng, sau đó bà nói: thưa cha, cha nói quá hay. Tôi kinh ngạc nhìn bà ta, phần vì từ trước cho đến giờ phút đó Maria Canales luôn luôn xưng hô với tôi bằng cách gọi tên, Sebastian, như các bạn văn nhân của tôi, phần vì khi ấy cô giúp việc người dân tộc Mapuche bước xuống cầu thang với hai đứa nhỏ trên tay. Và sự xuất hiện kép đó, cô ggiúp cô người Mapuche với bé Sebastian trên tay, bộ mặt và thái độ của Maria Canales gọittôi bằng cha như thể bà ta đột nhiên từ bỏ vai trò chủ nhà đáng mến không thể thiếu được để đảm nhận vai trò của một kẻ sám hối có phần mạo hiểm hơn, đã làm tôi lơi lỏng cảnh giác mấy giây, giống như trong các trận đấu bốc (tôi cho là như vậy) đã làm tôi mấy giây lâm vào cái gì đóggiống như phép màu vui vẻ mà tất cả chúng ta đều dính đến, tất cả chúng ta đều uống nó nhưng không thể nêu tên, không thể thông tin, không thể cảm nhận, sự xuất hiện kép đó làm tôi chóng mặt, nôn nao khó chịu đến chảy nước mắt khiến người khác có thể nhầm tôi vã mồ hôi hay bị rối loạn nhịp tim, và làm cho tôi sau khi rời ngôi nhà mến khách của bà chủ chúng ta không thể nào quên được ánh mắt của cậu bé, anh bạn nhỏ trùng tên với tôi, trong khi được tha trên cánh tay người bảo mẫu hãi hùng, cậu nhìn nhưng không thấy, hai môi cậu bị niêm phong, hai mắt cậu bị niêm phong, toàn thân hình bé nhỏ của cậu cũng bị niêm phong dường như cậu không muốn xem, không muốn nghe, và cũng không muốn nói gì trước đám văn nhân vui vẻ vô tư giữa buổi tiệc hàng tuần do mẹ cậu triệu tập đến. sau đó tôi không biết việc gì đã xảy ra. tôi không bị ngất xỉu, chắc chắn là như vậy. hình như tôi nảy ra ý định kiên quyết là thôi, không bao giờ tham dự các cuộc họp đêm ở nhà Maria Canales nữa. tôi nói chuyện đó với Farewell, thật tình thì Farewell lúc đó đã tách xa với mọi thứ trên đời. lúc lúc ông lại nói về Pablo Neruda khiến người ta có cảm tưởng là Neruda còn sống. có khi ông lại nói về Augusto, Augusto ơi đến đây đi, Augusto ơi lại đàng kia đi, mãi sau người ta mới hiểu ra đó là Augusto D’Halma. Thú thật là không thể nói chuyện với Farewell được nữa rồi. đôi lúc tôi thần mặt nhìn ông ta và nghĩ trong đầu: lão già này xách mé, này lão già lắm điều, này lão già say rượu, vinh quang của thế giới kết cục như vậy sao? Nhưng sau đó tôi lại đỡ ông ta ngồi dậy và tìm những cái mà ông ta đòi như bình bú sữa, cùi dìa bằng bạc hay bằng sắt, sách cũ của Blest-Gana hay của Luis Orrego Luco mà ông ta thường vuốt ve. Văn học đâu rồi? tôi tự hỏi bản thân mình. Gã thanh niên già trước tuổi oó lý hay không có lý? Cuối cùng hắn là người có lý, đúng không? Tôi viết hay định viết một bài thơ. Một trong những câu thơ của tôi có chú bé mắt xanh đang nhìn qua lần kính cửa sổ. thật khủng khiếp, thật nực cười. sau đó tôi lại đến nhà Maria Canales. Mọi cái vẫn không có gì thay đổi. các nghệ sĩ vẫn vui cười, vẫn uống rượu, vẫn nhảy múa trong khi ở bên ngoài, trên khu vực có những đại lộ vắng vẻ của ngoại vi thành phố Santiago, lệnh thiết quân luật vẫn đang hiện hành. Tôi không uống rượu, tôi không nhảy mà chỉ cười một cách nhũn nhặn. và suy nghĩ. Tôi tò mò không hiểu vì sao tại tòa nhà sáng trưng và ồn ã này không khi nào thấy các đội tuần tra hiến binh hay cảnh sát quân sự xuất hiện. tôi nghĩ đến Maria Canales, vào lúc đó bà ta đã giành được một giải thưởng cho một truyện ngắn khá tầm thường. tôi nghĩ đến Jimmy, đức lang quân nhiều khi vắng nhà vài tuần thậm chí trong vài tháng liên tục. tôi nghĩ đến hai đứa trẻ, nhất là anh bạn nhỏ trùng tên với tôi hầu như phải lớn lên âm thầm khổ hạnh. Một đêm tôi nằm mơ thấy cha Antonio, vị cha xứ giám quản nhà thờ Burgos đã viên tịch từng nguyền rủa kỹ thuật nuôi chim ưng để diệt bồ câu. Tôi đang ở nhà tôi tại Satiago thì cha Antonio xuất hiện, ông vẫn còn sống và mặc một chiếc áo thầy tu lấp lánh những miếng vá chằng chịt và đường khâu vụng về, cha không nói lời nào mà chỉ dùng tay ra hiệu bảo tôi đi theo. Chúng tôi ra đến một cái sân lát đá có ánh trăng chiếu sáng. Giữa sân có một cái cây trụi lá,không rõ là loại cây gì. Cha Antonio đứng ở mép sân có mái che chỉ cho tôi cái cây. Thật tội nghiệp, cha già quá, tôi nghĩ vậy nhưng vẫn chú ý nhìn vào cái cây như cha bảo, và tôi thấy trên một cành cây có con chim ưng đậu. cơ mà con chim ưng già Rodrigo kìa! Tôi reo lên. Con chim ưng già Rodrigo một mình oai phong bám đậu trên cành cây trong rất lịch lãm dưới chùm tia sáng của vầng trăng. Khi tôi đang thán phục con chim ưng thì cha Antonio rũ tay áo đập vào vai tôi, quay lại nhìn,tôi thấy đôi mắt cha mở tròn xoe, toàn thân mồ hôi như tắm, cả hai hàm và cằm đều rung lên. Và khi cha nhìn tôi, tôi nhận ra từ đôi mắt của cha những giọt nước mắt đang rơi như những viên ngọc đùng đục phản chiếu tia sáng ánh trăng và sau đó ngón tay xương xẩu dài như que củi của cha Antonio chỉ về phía cổng vòm ở đầu kia sân rồi chỉ lên cung trăng hay ánh trăng, rồi sau đó chỉ cái cây vươn cao giữa sân rộng thênh thang và cuối cùng chỉ vào con chim ưng Rodrigo của cha, các động tác được thực hiện theo quy cách nhất định nhưng luôn luôn run rẩy. tôi vuốt lưng cha Antonio, dù đã mọc một khối u nho nhỏ nhưng lưng cha vẫn phẳng đẹp như tấm lưng của một anh tráng nông hay của một vận động viên hạng nhất, và tôi muốn nói vài lời làm cha yên lòng nhưng không một âm nào bật ra khỏi môi tôi và sau đó cha Antonio khóc tức tưởi, tức tưởi đến mức tôi cảm thấy có một luồng hơi lạnh thổi vào cơ thê/ và nỗi sợ hãi khó tả dấy lên trong lòng tôi, cha Antonio lúc ấy chỉ là một mẩu người bé nhỏ và cha khóc, không chỉ khóc bằng mắt mà cả bằng tay, bằng chân, đầu cha gục xuống, thiểu não, tấm áo cũ nát đẫm nước phủ lên làn da chắc là phẳng lì, rồi cha ngẩng đầu quay lại nhìn vào mắt tôi và gắng hết sức hỏi tôi không hiểu gì ư. Hiểu gì cơ? Tôi tự hỏi trong khi thân thể cha Antonio bắt đầu rữa. đó là cây muồng hoa đào mà Judas đã treo cổ, vị cha cố xứ Burgos nói trong tiếng nấc. cha Antonio đã không thì đúng là như vậy. cái cây mà Judas đã treo cổ! lúc đó tôi nghĩ là mình sắp chết. mọi vậy đều đứng im. Con Rodrigo vẫn đậu trên cành. Cái sân hay cái quảng trường lát đá vẫn yên ắgn dưới ánh sáng trăng. Tất cả đều dừng lại. khi ấy tôi đi dần đến bên cái cây trụi lá. Tôi muốn đọc kinh cầu nguyện nhưng tôi không nhớ được câdiv>
http://eTruyen.com