Anh đưa mảnh giấy đến trước mặt Y Y, cô lướt qua một cái, nở nụ cười thê thảm, nâng bút lên viết: - Chồng là trời, mệnh lệnh của anh, em đâu dám không phục tùng? Liễu Tĩnh Ngôn cảm thấy như mình bị đâm một nhát dao, anh hiểu, đằng sau mấy chữ ấy là cả một nỗi oán hận trong lòng cộ Anh đứng dậy, lảo đảo lui ra khỏi phòng, ngửa mặt lên trời thở dài thườn thượt. Sáng sớm hôm sau, đứa con trong bụng Y Y đã bị trục ra, đó là một thai con trai đã bắt đầu rõ hình hàị Khi người nữ bộc và các bà mẹ nhỏ buồn bã báo tin cho Liễu Tĩnh Ngôn thì anh trầm mặc hồi lâu mới nói: - Y Y thế nàỏ - Yếu lắm, ra máu nhiều, nhưng không sao đâu, sẽ hồi phục ngay thôi mà. - Báo nhà bếp nấu bát canh sâm, hầm kỹ và cho thật nhiều chất bổ. - Vâng ạ. Liễu Tĩnh Ngôn đi vào phòng, Y Y đang nằm thiêm thiếp, mặt trắng bệch, hàng lông mi đen và dài che rớp trên mi mắt, đôi tay bất lực buông xuôi xuống. Liễu Tĩnh Ngôn nhẹ nhàng ngồi xuống mép giường, lấy tay khe khẽ vuốt má Y Y mà thấy mắt mình cay sè, anh thì thầm nói: - Y Y, anh xin lỗi em! Cái vuốt ve của anh làm Y Y động đậy, cô mở to đôi mắt trống rỗng vô hồn ra, lặng lẽ nhìn sang phía anh. Nước mắt anh rơi xuống mặt cô, cô cũng không quan tâm việc đó. Một hồi lâu sau, cô làm hiệu đòi giấy bút, anh đưa đến cho cô, cô viết mấy chữ rất to rồi ném bút, khép mắt nằm lịm. Liễu Tĩnh Ngôn xem thì thấy cô viết rằng: - Liễu Tĩnh Ngôn, tôi hận anh, tôi hận anh kinh khủng, nguyền rằng hết đời hết kiếp này không bao giờ nhìn mặt anh nữa! Liễu Tĩnh Ngôn nhìn cô, đây vốn là một cô bé hiền lành nhu thuận biết bao! Anh đứng lên, bâng khuâng, hoang mang, ra khỏi phòng, đi đến vườn hoạ Đường mòn âm u gió se lạnh, sương giá trắng bạc ngọn rêu, anh đứng chôn chân ở đó, nhìn ngắm tòa gia trạch cổ, những căn phòng cổ, những sân vườn và cây cối già nuạ Trong ngôi nhà này, có người vợ đang hận thù anh, có đứa con gái suốt đời mang tật, có những người đàn bà ganh ghét anh, có ông bố cứ bắt buộc anh phải có con trai! Trong ngôi nhà này, anh đã phải hy sinh quá đủ rồi! Anh có lỗi với người, hay người có lỗi với anh? Anh có gì sai, hay chính là số phận đã saỉ Hay ở đâu đó có cái gì trục trặc? Trời sáng hẳn rồi, ánh bình minh đã xuyên qua kẽ lá. Liễu Tĩnh Ngôn cười lớn, sau đó đi vào trong buồng lấy một bọc tiền, rời khỏi cánh cổng lớn có sư tử đá canh hai bên. Trên đường, một chiếc xe kéo chạy đến, anh bước lên xẹ Xe chạy, chẳng có người nào biết được là anh đi theo hướng nàọ Ba năm sau, Y Y nhận được một lá thư của Liễu Tĩnh Ngôn, địa chỉ là Tôkiô, Nhật Bản. Lại qua đi ba năm nữạ Liễu Tĩnh Ngôn ngồi trong một căn nhà ở Tôkiô, mình mặc áo bộ áo kimônô và đã quen ngồi quì gập hai đầu gối kiểu người Nhật, trên những tấm thảm Nhật. Ở tấm thảm bên cạnh anh, có đứa con trai chừng hai tuổi đang bò chơị Liễu Tĩnh Ngôn cầm trong tay một tập thư, đang trầm ngâm suy nghĩ, bao lần giở đi đọc lạị Lá thư thứ nhất: "Tĩnh Ngôn phu quân! Ba năm trước không cáo mà biệt, khiến toàn gia bất ổn, hôm nay vui mừng nhận được thư, biết người vẫn an khang cả phủ vui mừng, cha già mấy năm nay thân thể không mấy yên lành vì chứng trầm uất, thường lấy làm nhớ nhung người con độc nhất đang đi xạ Tuyết Nhi ngoan ngoãn dễ thương nhưng cũng biết thân mình tàn phế, thật đáng buồn, đáng thương – Ba năm qua, ngày ngày nghĩ ngơi, hiểu rõ ra rằng ngày ấy người phải dụng tâm khổ kế. Thiếp không hiểu hết lòng người, không biết ý người, để làm ra chồng vợ biệt ly, cha con phân tán. Thực là hổ thẹn khôn nguôị Xin người bỏ qua cho, và thương lấy cha già con nhỏ, sớm tinh kế trở về, thì thiếp vô cùng cảm kích. Kiều cư tại ngoại, xin muôn vàn bảo trọng Y Y dâng thư " Lá thư thứ hai: "Tĩnh Ngôn! Tiếp được thư, biết rằng anh không có ý trở về trong thời gian trước mắt – Không biết sống nơi đất khách quê người, mọi sinh hoạt có quen không? Cha thì tạm coi là khỏe, Tuyết Nhi cũng khỏe, xin đừng nghĩ ngợi nhiềụ Gia mẫu đã qua đời ba tháng trước, công lao ân tình sâu nặng, chưa một ngày trở về thăm, thật mười phần thương cảm. Tuyết Nhi đã lên bảy, gần đây nghe nói có nơi mở trường dạy người câm, muốn đưa Tuyết Nhi đi xin học, nhưng bị ba bà kế mẫu can ngăn. Xin sớm tính kế quay về, đó là cái may cho thiếp, cũng là may cho Tuyết Nhi – chúc. Y Y dâng thư " Lá thư thứ ba: "Tĩnh Ngôn! Trở về có được không? Trước đây em có nhiều điều không đúng, xin anh tha thứ – chắc anh không phải là người vô tình bạc nghĩa, cố tình không muốn nhìn đến mẹ con em nữả Người trong nhà nhiều phần phức tạp, hai mẹ con, thân mang tật nguyền, sống mà thấy thật khó khăn chật vật, nghĩ rằng anh quá hiểu điều đó, xin hãy nhớ đến ân tình thuở trước mà sớm trở về. Gần đây, cứ mỗi lần canh khuya mất ngủ, sự cũ lần lượt hiện lên như đang diễn ra trước mắt, còn nhớ chăng cái khi cùng đứng nép bên cửa sổ, cầm bút đề thơ "Trời đông sấm dậy ầm ầm, mùa hè tuyết rơi lả tả"? Chẳng biết giờ này ngày này "Tay đặt trên gối chàng – nhìn thương quá là thương" đã là ai đó tả Thương người, nhớ người lắm lắm, người có biết không? Trân trọng, trân trọng Y Ỵ" Lá thư thứ tư: "Tĩnh Ngôn! Một năm qua nhanh vậy, đêm nay lại một đêm giao thừa nữa rồi, còn nhớ đêm giao thừa năm ấy, giao thừa đầu tiên sau khi cưới, đón giao thừa, mười hai giờ xong, hai mình trốn vào buồng ăn hạt dẻ rang, anh nhớ việc ấy không? Đêm nay, ai đang bóc hạt dẻ cho anh đâỷ Gia đình này quả thật đáng chán đến thế ử Hay còn có một sức mạnh nào lớn hơn mọi thứ trong gia đình này đang níu kéo anh? Bao giờ trở lại đâỷ Xin hãy nhớ: Sớm tối ba dạo ngông Mong thư báo về nhà Đón nhau ngoài ngàn dặm Há ngại gió bụi xả Chúc khỏe Y Ỵ" Lá thư thứ năm: "Liễu xanh có ngát quán bên đường Niên thiếu dễ dàng biệt quê hương Lầu vắng canh năm chuông tàn mộng Dưới hoa buồn nhớ dãi mưa suông Vô tình chẳng khổ, đa tình hận Một tấc cuốn thành vạn mối thương Góc biển chân trời còn có tận Chỉ rối tương tư bất tận vương!" Lá thư thứ sáu: "Gió thu xanh Trăng thu bạch Lá rơi tụ lại tan Quạ đổ bỗng kinh hoàng. Nhớ đau đáu, bữa nào gặp được? Đất này, thời này chẳng bén tình!" Lá thư thứ bảy: "Tĩnh Ngôn! Bệnh của cha không đỡ mấy, xin sớm trở về nhà, em đã chuẩn bị mua cho anh một người thiếp, nhất định là anh sẽ vừa lòng. Tuyết Nhi nhớ ba nó, hãy về đi, nó vẫn là máu thịt của anh mà, có phải không? Xin bảo trọng" Lá thư thứ tám: "Ba ơi: Mẹ nhớ ba, con cũng nhớ ba, bao giờ thì ba trở về? Mang cho con một con búp bê, có được không? Mẹ dạy con làm thơ vẽ tranh, ba ơi ba về đây để con làm thơ vẽ tranh cho ba xem – Cúi xin bạ Kính chúc bình an may mắn. Tuyết Nhi kính dâng thư" Có tiếng người mở cửa làm Liễu Tĩnh Ngôn giật mình,a nh để xấp thư xuống. Đứa bé dưới đất nhảy ngay lên, lao đao chập chững ra cửa, miệng reo to: - Mẹ đã về rồi! Một người phụ nữ Nhật Bản còn trẻ xách làn rau bước vào, cô ta búi tóc cao, mặc bộ kimônô để lộ cái cổ trắng nõn nà. Cô ta nhìn thấy Liễu Tĩnh Ngôn đang đọc thư liền kêu một tiếng nhỏ, chạy lại, ngồi xuống đất, người dựa vào người Tĩnh Ngôn, kêu ca: - Anh lại xem thư của người đàn bà ấy rồi, anh định trở về Trung Quốc à? Anh đừng đi, bụng em lại có rồi đấy! - Đừng buồn, - Liễu Tĩnh Ngôn vuốt vuốt vai cô ta – A-ya-kô, nếu mà anh định về Trung Quốc thì anh sẽ mang em theo! - Nhưng mà không được đâu, em không đi với anh được, ba mẹ em còn phải dựa vào em! - Thì mình gửi tiền cho các cụ - Không được không được, họ không chịu đâu, mà em cũng không cần đến Trung Quốc! Có phải anh định đi thật không? Anh định đi thật không? - Tất nhiên là không phải, không định đi – Anh an ủi cô ta và nhìn vào đôi mắt to đẹp của cộ Chính là vì đôi mắt ấy mà anh thấy thích cô, đôi mắt ấy giống mắt một người, đó là Y Y đang ở trong toà gia trạch già cỗi ở Bắc Bình! Trong khoảnh khắc, hình ảnh của Y Y hiện ra, sao mà tươi rói rõ ràng sinh động đến thế, cứ như là cô đang đứng trước mặt anh vậy, đôi mắt trong veo như nước nhìn về phía anh nghi hoặc, dường như đang hỏi anh: - Làm sao mà anh không trở về? Làm sao không về? Làm sao không về?