Chương 2

    
hiều sử gia thường vẫn so sánh cuộc cách mạng Nga 1917 với cuộc cách mạng Pháp 1789, để tìm hiểu những điểm tương tự cùng những trạng thái khác biệt. Sự so sánh là điều cần thiết, vì cá hai đều là nhũng cuộc cách mạng lớn lao gây ảnh hưởng sâu rộng, và hơn nữa, cuộc cách mạng 1789 đã có những ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phôi thai của cách mạng Nga. Vì chúng ta đều biết rằng cuộc cách mạng 1917 được tiến hành dưới chiêu bài của lý thuyết mác xít, và Marx đã một phần xây dựng quan niệm cách mạng của mình trên sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789, nhất là nghiên cứu về Paris Công xã.
Điểm tương tự đầu tiên là cả hai cuộc cách mạng đều nhằm phá huỷ một mục tiêu tương tự: đó là nền đế chế tập trung của giòng giõi Bourbons và của Xa hoàng. Nhưng từ 1780 tới 1917, hơn một thế kỷ đã trôi qua, và trong thời gian đó, nhiều nước đã chảy qua cầu. Trong thế kỷ XIX, Pháp đã trải thêm hai cuộc cách mạng nữa (1830, 1848), và cả hai đều muốn tiến tới một chế độ dân chủ phổ biến hơn, tuy vẫn còn hàm chứa tính chất cách mạng tư sản dân quyền. Rồi tới 1871, Pháp lại trải qua một thời khởi loạn nữa của Paris Công xã: tuy ngắn ngủi hpưn, cuộc khởi loạn công xã này lại có sắc thái ác liệt hơn dưới thời Quốc ước hội nghị. Tuy nhiên biến chuyển tại Pháp tất nhiên phải gieo vang dội vào Âu châu và Nga. Nhưng đồng thời, còn có những biến chuyển khác ớ Âu châu. Trong suốt thế kỷ XIX, các nước tiên tiến Âu châu mỗi ngày một trưởng thành trên đường kỹ nghệ hoá. Do đó, một giai cấp mới đã xuất hiện đông đảo(giai cấp yhợ thuyền), và gây thành những mâu thuẫn sâu rộng hơn như dưới thế kỷ XVIII. Marx đã hô hào cổ võ thợ thuyền, đem lại cho giai cấp đó một ý thức về vai trò lịch sử cũng như sự cần thiết đấu tranh giai cấp. Khuynh hướng quốc tế hoá sự tranh đấu cách mạng đã bắt đầu, đồng thời, tầng lớp nông dân của thế kỷ XIX cũng đầy đủ ý thức hơn lớp dân cày nô lệ của thế kỷ trước. Cho nên, cuộc cách mạng 1917, tuy noi theo vết xe 1789, nhưng đã phối hợp thêm với trào lưu mới để đi xa hơn nữa. Nó mang nặng sắc thái một cuộc cách mạng lãnh đạo bởi công nhân, nông dân, binh sĩ, và đề cao rõ rệt giai cấp đấu tranh. Nó không ngừng lại ở giai đoạn tư sản dân quyền tượng trưng bởi Chính phủ Kerensky, mà tiến tới vô sản chuyên chính, tượng trưng bởi chính quyền Sô viết của những người Bolsevich, đó tức là cuộc cách mạng 1789, nếu phái Marat, Enragés và Hébertistes đã thắng trận và thiết lập chính quyền của lớp dân nghèo. Lenine, người lãnh đạo cách mạng 1917, đã luõng lự rất nhiều trước ngã ba: ngừng lại ở giai đoạn tư sản dân quyền để phát triển một nền kỳ nghệ tư bản, hay tiến thẳng tới vô sản chuyên chính. Mãi về sau, Lenine mới quyết định đốt giai đoạn cách mạng.
Một điểm tương tự thứ hai: cũng như cách mạng 1789, cuộc cách mạng 1917 đã phôi thai theo một lịch trình rất dài, và trong lịch trình đó, những phần tử tiền phong đều là tư sản trí thức, tiểu tư sản, cùng một số ít quý tộc hoặc sĩ quan. Còn đại đa số quần chúng lúc ban đầu, đều chỉ là thụ động. Năm 1825, cuộc khởi loạn đầu tiên là do một số quý tộc và sĩ quan võ trang khởi loạn. Sau khi bị thất bại, phong trào lại tắt ngấm. Từ 1830 đến 1870, chỉ có những tư tưởng gia và văn nghệ sĩ khua chiêng gióng trống, từ 1870 đến 1878, phát sinh phong trào của những nhà trí thức “đi vào quần chúng” để cảnh tỉnh quần chúng. Nhưng cuộc cảnh tỉnh cùng gây ít kết quả, vì dám dân cày vẫn triền miên trong thái độ thụ động cố hữu từ mấy thế kỷ. Cực chẳng đã, các tay trí thức phải chuyển hướng, đề cao sự khủng bố cá nhân làm chiến lược căn bản. Họ vác bom, vác súng để thủ tiêu những yếu nhân của chế độ Nga hoàng. Một đợt khủng bố không tiền khoáng hậu đã mở đầu vào 1878 và kéo dài tới 1905. Có hàng ngàn vụ khủng bố mưu sát. Từ 1905 trở đi, mới có sự tham dự tích cực của thợ thuyền do những cuộc đình công. Tới 1917, từ tháng 2 đến tháng 10, thợ thuyền và binh sĩ đã tham dự đông đảo. Tuy nhiên, đa số phần tử lãnh đạo vẫn là những tay trí thức hoặc tiểu tư sản.
Một điểm tương tự thứ ba là cũng như cách mạng 1780, sự phôi thai của cuộc cách mạng 1917 được thúc đẩy một phần do những bàn tay ngoại kiều. Một số phần tử hoạt động nhất là người Do thái. Hội Tam điểm cũng đóng một vai trò trong cách mạng Nga, nhất là trong việc truyền bá tư tưởng dân quyền và nhân quyền. Trong cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và Hoà bình”, Tolstoi từng mô tả sự hoạt động của hội Tam điểm tại Nga hồi thế kỷ XIX. Hơn nữa, trong khi các lãnh tụ cách mạng Nga bôn ba nơi hải ngoại, các ngân hàng Do Thái có giúp đỡ tiền nong. Sở dĩ họ làm thế chỉ vì dưới chế cũ, Nga hoàng thường theo đuổi chính sách đồng hoá các chủng tộc, và đo đó, chế độ Nga hoàng đã nhiều khi tàn sát dân Do Thái. Tháng 1-1917, Jacob Schiff, một tài phiệt Do thái và hội viên Tan điểm, chủ ngân hàng tại New York, đã khoe khoang công khai rằng chính ông là người bỏ tiền để thổi dậy cuộc cách mạng 1917. Nhiều chủ ngân hàng Do thái khác cũng tham dự việc đó.
Một điểm tương tự thứ tư là nếu cuộc cách mạng 1789 đã kết thúc bằng nền độc tài quân phiệt của Napoléon, cuộc cách mạng 1917 cũng kết thúc bằng chế độ độc tài của Staline. Căn cứ vào quân đội và bộ máy công an. Do đó, một số sử gia cho rằng theo một định luật thường xuyên, các cuộc cách mạng (khởi đầu bằng dụng tâm giải phóng) đều hay đưa tới chế độ độc tài. Nói rằng đó là một định luật thiết tưởng có điều quá đáng. Chỉ có thể nói rằng đó là một sự kiện thường xảy ra khi cách mạng bước tới giai đoạn thoái trào. Tuy nhiên, ta khó có thể đem so sánh nền độc tài quân phiệt của Napoléon với chế độ Staline. Chế độ Napoléon là một chế độ thuần tuý quân phiệt, và tuy có tính chất độc đoán lập quyền, nhung nó thường thẳng thắn nhìn nhận tính chất độc đoán tập quyền ấy. Chế độ Napoléon cũng có cao vọng chinh phục các nước khác, nlurng nó không hề có cao vọng về ý thức hệ, hoặc muốn che đậy sự chiếm đoạt đất đai dưới một chiêu bài danh nghía. Trái lại, độc tài chế của Staline có những tính chất lắt léo hơn nhiều. Bên trong là một chế độ thuần tuý khủng bố, căn cứ vào quân đội, tổ chức công an. Guồng máy cai trị và guồng máy Đảng. Nhưng bề ngoài. Staline và đồng bọn vẫn khôỏn khéo khai thác các khẩu hiệu cũ của trào lưu xã hội chủ nghĩa, và vẫn triệt để sử dụng những chiêu bài giải phóng. Sự nghiên cứu sau đây về chế độ Sô viết, cũng như về chính sách khủng bố phát minh bởi các lãnh tụ Nga sô và bọn học trò Trung cộng, khiến aiú nấy cũng giặt mình kinh sợ. Phải chăng chế độ Sô viết là một vụ lường gạt chính trị có một không hai trong lịch sử? Hay phải chăng hàng ngũ Sô viết quả thực là một đoàn quân giải phóng đóng vai trò tiền phong để xây dựng một thiên đường cho nhân loại ngày mai? Thực ra, dư luận thế giới và nhất là Tày phương, đã phải đợi hơn năm trời mới thấu hiểu được một phần thực chất của chế độ Staline. Và tới ngày nay, những điểm bí ẩn của chế độ vẫn là những cái bẫy lớn khiến nhiều phần tử đo dự không hiểu phải bộc lộ thái độ nào cho thích hợp, chống đối hay là noi theo

A - Nhận định về tâm hồn dân Nga

Cho nên, muốn am hiểu cách mạng Nga sô, và trước khi trình bầy về lịch trình biện chứng của nó thiết tưởng cần nhận định qua về một vài khía cạnh tâm hồn của dân tộc Nga. Nếu cuộc cách mạng vô sản đầu tiên đã xảy ra ở một nước khác, như Đức, Pháp hay Ý, chắc rằng những trạng thái của cách mạng dễ nhận đinh hơn. Vì người Nga thực ra, không giống như người Đức, nhất là không như người Pháp và Ý. Tâm hồn người Pháp và Ý là tâm hồn dân la tinh, sáng sủa và hợp lý, ít có những trạng thái trái ngược nên dễ nhận định hơn. Đành rằng tiềm thức cũng người dân nào cũng có những trạng thái phi thường hoặc trái ngược, nhưng tương đối, tính chất các dân tộc khác vẫn còn dễ nhận xét. Trái lại, người dân Nga sinh sống trên một khoảng đất bao la nửa Âu, nửa Á, đầy sa mạc băng tuyết hoặc cánh đồng cỏ mịt mù, đầy những ngọn núi trùng trùng điệp điệp nên tâm hồn họ thường không có mực thước nào hết. Dù đi về tả hay về hữu, đi lên hoặc đi xuổng, người dân Nga dễ đi tới chỗ cục đoan. Họ có thể trở thành một vị thánh, hay có thể trở nên một tên sát nhân. Đặc chất của họ là: cực đoan và trái ngược. Chỉ riêng trong một người, đã có những trạng thái trái ngược lẫn nhau, và trạng thái nào cũng có thể đi tới cực đoan được. Một phóng viên Pháp (1) bị tù đày tại Nga sô năm 1945 lúc trở về nước đã viết rằng: “Khi giao tiếp với người Nga, ta đừng nên ngạc nhiên là một điều gì hết! Vì mọi sự trái ngược đều có thể xảy ra. Tâm hồn họ là thế. Họ có thể buổi sáng ôm một người hôn hít, nhưng tới buổi trưa, họ có thể giết người ấy. Rồi buổi tối, họ sẽ hối hận ôm thây người chết khóc lóc và cầu Chúa cho người chết được sống lại. Và mỗi việc làm kể trên của họ đều là thành thực cả”.
Tâm hồn cố hữu của người dân Nga là một tâm hồn hết sức tín ngưỡng. Do tín ngưỡng, tiềm thức của họ hay có khuynh hướng thèm khát sự thống khổ. Đối với họ, tưởng chừng như đau khố có thể cứu chuộc và làm thánh sạch con người! Đỏ là một khuynh hướng mà sau đây, ta sẽ nhận thấy trong tâm hồn của nhiều phần tử cách mạng Nga, nhất là các phần tử ly tưởng như những lãnh tụ của phong trào “Đi vào dân chúng”. Tuy nhiên, mặc dầu đầy tín ngưũng cố hữu, người Nga vẫn dễ dàng đi tới tâm trạng trái ngược, tức là noi theo vô thầnn chủ nghĩa đề trở thành những phần tử tiền phong của cách mạng. Một tay anh hùng cách mạng, Kaliayev, trước khi xách trái bom đi ném quận công Serge, đã dừng lại trước một tượng Chúa bầy bán hè phố, lấy tay làm dấu thánh giá. Khi ném bom rồi, bị bắt đưa lên đoạn đầu đài. Kaliavey lại từ chối không chịu nhận lỗi rửa tội của vị tu sĩ! Cho nên, khi đọc những tiểu thuyết của Dostoievsky, độc giả ngoại quốc thường lấy làm lạ trước những nhân vật như Raskolnikov, Kirilov…Vì mặc dầu là một sát nhân. Raskolnikov vẫn còn giữ được tâm hồn của một kẻ đầy thánh hạnh. Độc giả ngoại quốc, lúc mới đọc, thường cho rằng những nhân vật đó là quái đản huyễn hoặc, không phản chiếu mực thước trung bình của tâm hồn Nga. Nhưng trái lại, người dân Nga là thế. Đành rằng không phải người nào cũng cực đoan và trái ngược như những nhân vật của Dostoievsky, nhưng trên đại cương, họ đều cực đoan và trái ngược. Jean Rounnault có ghi thêm rằng: “Kể cũng hơi khó phân tích tâm hồn người Nga. Bởi với đa số dân chúng, khí hậu tâm hồn của họ gồm những trạng thái sau đây: hào hiệp, niềm nở và thắm thiết hồn nhiên một cách trẻ con, đầy sinh lực, nhiều sức khỏe, nhiều điên cuồng. Tính chất cao thượng thường trộn lẫn với những tính chất xấu xa ghê gớm. Nên người dân Nga thường ở trên hoặc dưới kích thước trung bình của nhân loại. Họ có ý thức về quyền lực, về bác ái, nhưng họ khôngq có ý thức về công lý. Nhất là họ thích say sưa, và sự say sưa đó không có giới hạn nào. Say sưa về rượu vodka, say sưa về cao vọng, say sưa quyền lực, say sưa với lòng khiêm nhượng và tự hạ mình! Có lẽ điểm quyến rũ của dân tộc Nga nằm ở trong khả năng say sưa. Và mỗi người Nga là một thi sĩ không biết mình là thi sĩ. Cần ghi thêm rằng vì sinh trưởng trên một khoảng đất biên địa nửa Âu, nửa Á, tâm hồn người dân Nga thường bị chia sẻ trước ảnh hưởng của Âu châu: nửa muốn chống đối, nửa bị quyến rũ bởi Âu châu. Tuy nhiên, trong đáy lòng dân tộc, người dân Nga vẫn thầm nuôi một cao vọng khủng khiếp: cao vọng muốn đem lại một thông điệp lớn lao cho nhân loại và trở thành một dân tộc cứu thế. Trong những tiểu thuyết của Dostoievsky hoặc Tolstoi, nhiều nhân vật, mỗi khi nói tới nước Nga và dân tộc Nga, đều bộc lộ một niềm cảm động chân thành sâu đậm đối với nước non đồng chủng, đồng thời đều triệt để tin tưởng rằng rồi đây, dân tộc Nga sẽ mang lại một Phúc âm mới mẻ cho nhân loại. Một phần do những cao vọng thầm kín đó, phần do kích thước quá khồ (kích thước hạ nhân hay kích thước siêu nhân) của tâm hồn người dân Nga, nên sau này, trên khoáng đất bao la ấy, mối có thể nẩy nở một chế độ tàn bạo khủng khiếp như chế độ Sô viết của Staline. Đứng trên tâm lý mà xét, có lẽ tâm trạng Staline cũng có đôi chút tương tự với tâm trạng của nhân vật sát nhân Raskolnikov, nghĩa là muốn làm một cuộc thí nghiệm để đẩy bản năng bạo tàn cùng ý chí quyền lực của con người tới một cực độ không thể vượt xa hơn nữa. Camus từng nói rằng đặc điểm của người dân Nga là ở chỗ họ càng suy tư bao nhiêu, họ lại càng bị khích động bấy nhiêu. Cho nên, những ý kiến trừu tượng, đối với một người dân khác, thường chỉ là những ý kiến vu vơ, nhưng đem du nhập tâm hồn người Nga, ý kiến trừu tượng đó sẽ biến thành thực tại cụ thể. Sau rốt, cũng cần nhận định rằng đa số dân Nga đều ít có năng khiếu đối với kỹ thuật máy móc, và không ưa thích cho lắm.

B - Nguyên nhân

Đối với cuộc cách mạng 1917, thiết tưởng không cần trình bầy dài giòng về những nguyên nhản, vì mọi người đều biết rõ những nguyên nhân đó. Trên đại thể, chế độ Nga hoàng cũng là một chế độ phong kiến, gồm một tầng lớp quý tộc đè nén và bóc lột những dân cày nô lệ. Nhưng khác với tình trạng Pháp của thế kỷ XVIII, nước Nga thời tiền cách mạng không có một tầng lớp tu sĩ bóc lột nặng nề dân chúng. Dân Nga phần lớn cũng theo đạo Cơ đốc, nhưng Giáo hội là một tổ chức khác biệt không phụ thuộc vào La Mã. Mực độ tổ chức, chặt chẽ giữa các hàng giáo phẩm cũng thua kém đối với Giáo hội La Mã, sự thâu gom những của cải cũng ít, nên sự bóc lột ít nặng nề.
Nhưng trái lại, sự bóc lột bởi hoàng tộc Nga hoàng cùng quý tộc lại sâu dầy hơn ở nước Pháp thời trước. Một quý tộc bậc trung tại nước Nga hồi đó cũng sống cuộc đời rất vương giả. Và tài sản của quý tộc thường được ước lượng theo nhân số của bọn dân cày nô lệ. Tỷ dụ như người ta thường nói: ông hầu tước X, có một tài sản 10.000 nô lệ. Sự bóc lột nặng nề có lẽ là do mực độ chậm tiến của người dân Nga cùng lòng tín ngưỡng sâu dầy của họ đối với Thượng đế: một khi Thượng đế đã an bài như vậy, chắc là phải đúng, và chúng ta nên phục tòng là hơn. Cần nói thêm rằng, dưới thời Nga hoàng, đế quốc Nga gồm rất nhiều chủng tộc: ngoài dân Nga, còn có tới hơn 20 chủng tộc khác, có phong tục và ngôn ngữ khác nhau. Phần lớn đều khá lạc hậu. Chính sách của Nga hoàng là muốn đồng hoá họ. Nên các Nga hoàng đã nhiều lần ra lệnh buộc các chủng tộc phải học tiếng Nga tại nhà trường, hoặc dùng tiếng Nga trong công văn để dần dần tập trung quyền hành. Các biện pháp ấy đã gây nhiều công phẫn. Nên trong cuộc cách mạng Nga, có nhiều phần tử thuộc chủng tộc khác tham dự. So với cuộc cách mạng 1789, cách mạng Nga đã phải đặt vấn đề chủng tộc trên một phạm vi lớn lao hơn nhiều. Và sau khi cách mạng thành công, chính quyền cách mạng đã đặt riêng một bộ, gọi là bộ coi về các vấn đề chủng tộc, do Staline lúc đó làm uỷ viên nhân dân.

C. Diễn trình biện chứng của cách mạng

Cũng như phần lớn các cuộc đại cách mạng khác, cách mạng Nga đã được tiếp diễn trên một lịch trình dài non một thế kỷ, và gồm nhiều đợt tấn công. Mỗi đợt tấn công đều có những đặc tính của nó, về thành phần cơ cấu, về chiến lược chiến thuật hoặc mục tiêu cách mạng. Đồng thời, có sự chuẩn bị lâu dài trên tổ chức thực tế, cũng như về những trào lưu tư tưởng.
 
Chú thích:
(1) Jean Rounnault - tác giả cuốn “Mon ami Vassia”