Phần I : Thượng Cổ Thời Đại
PI-Chương 4
Nhà Triệu
(207-111 tr. Tây-lịch)

1. Triệu Vũ-Vương
2. Vũ-Vương thụ-phong nhà Hán
3. Vũ-Vương xưng đế
4. Vũ-Vương thần phục nhà Hán
5. Triệu Văn-Vương
6. Triệu Minh-Vương
7. Triệu Ai-Vương
8. Triệu Dương-Vương
1. Triệu Vũ-Vương (207-137 tr. Tây-lịch).
Năm quí-tị (207) Triệu Đà đánh được An-dương-vương rồi, sáp-nhập nước Âu-lạc vào quận Nam-hải, lập thành một nước gọi là Nam-Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ-vương, đóng đô ở Phiên-ngung, gần thành Quảng-châu bây giờ.
2. Vũ-Vương thụ-phong nhà Hán.
Trong khi Triệu Vũ-Vương gây-dựng cơ-nghiệp ở Nam-Việt, thì ở bên Tàu, ông Lưu Bang triệt được nhà Tần, diệt được nhà Sở, nhất-thống thiên hạ, rồi lên ngôi Hoàng-đế tức là vua Cao Tổ nhà Hán. Vua Cao-tổ thấy Triệu Vũ-Vương độc-lập ở phương nam, bèn sai Lục Giả sang phong cho Vũ-Vương. Bấy giờ là năm ất- tị (196 tr. Tây-lịch), năm thứ 12 đời vua Vũ-Vương nhà Triệu, và năm thứ 11 đời vua Cao-tổ nhà Hán.
Vũ-Vương vốn là người kiêu-căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết-kiến Vũ-Vương, Vũ-Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu, mồ mả và thân thích ở cả châu Chân-định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng-cự sứ-thần, không làm lễ thụ-phong, Hán-đế tất là tức giận, hủy-hoại mồ mả và giết hại thân-thích của nhà vua, rồi đem quân ra đánh thì nhà vua làm thế nào?" Vũ-vương nghe lời ấy vội-vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán-đế!"
3. Vũ-Vương xưng đế.
Năm mậu ngọ (183 tr. Tây-lịch) vua Cao-tổ nhà Hán mất rồi, bà Lữ-hậu lâm triều tranh quyền Huệ-đế, rồi lại nghe lời gièm pha, cấm không cho người Hán buôn bán những đồ vàng, đồ sắt và những đồ điền-khí với người Nam-Việt. Vũ-vương lấy làm tức giận, lại ngờ cho Trường-sa-vương xui Lữ-hậu làm như vậy, bèn tự-lập làm Nam-việt Hoàng-đế, rồi cử binh-mã sang đánh quận Tràng-sa (tỉnh Hồ-nam bây giờ).
Năm Canh thân (181 tr. Tây-lịch) Hán-triều sai tướng đem quân sang đánh Nam-việt. Quân nhà Hán chịu không được thủy-thổ phương nam, nhiều người phải bệnh-tật, bởi vậy phải chạy thua về bắc. Từ đó thanh-thế Triệu Vũ-đế lừng lẫy, đi đâu dùng xe ngựa theo nghi-vệ Hoàng-đế, như vua nhà Hán vậy.
4. Vũ-Vương thần phục nhà Hán.
Đến khi Lữ hậu mất, Hán Văn-đế lên ngôi, lại sai Lục Giả đưa thư sang khuyên Vũ-đế thuần phục nhà Hán. Thư rằng:
"Trẫm là con trắc-thất vua Cao-đế, phụng mệnh ra trị nước Đại, vì non sông cách trở, thẹn mình phác-lậu, cho nên lâu nay chưa từng đưa thư sang hỏi thăm nhà vua.
Từ khi đức Cao-đế xa bỏ quần-thần, đức Huệ-đế qua đời, bà Cao- hậu làm triều, không may bị bệnh, để cho họ Lữ chuyên quyền, toan đem con họ khác để nối-đức Huệ-đế. May nhờ nhà Tông-miếu linh-thiêng, các công thần ra sức dẹp kẻ tiếm-nghịch.
Trẫm vì các vương-hầu cùng bách quan cố ép, cho nên phải lên ngôi Hoàng-đế. Mới rồi trẫm nghe nhà vua có đưa thư cho Long-lư-hầu, nhắn tin và xin anh em họ-hàng ở quận Chân-định, và xin bãi binh ở quận Trường-sa.
Trẫm cũng nghe lời thư của nhà vua, thì đã bảo tướng-quân Bác- dương-hầu bãi binh về, còn anh em họ hàng nhà vua ở Chân-định thì trẫm đã cho người thăm nom, lại sai sửa sang phần-mộ nhà vua, thật tử-tế.
Thế vừa rồi trẫm nghe nhà vua còn đem binh quấy-nhiễu ngoài biên, quận Trường-sa thật khổ, mà Nam-quận lại còn khổ hơn. Làm như thế, nước nhà vua có chắc lợi được một mình không? Tất là tướng-tá quân-sĩ chết nhiều, làm cho vợ người góa chồng, con người mồ-côi bố, cha mẹ mất con, được một mất mười, trẫm không lòng nào nỡ làm như vậy.
Vả lại được đất nhà vua cũng không lấy làm to, được của nhà vua cũng không đủ làm giàu. Vậy thì từ phía nam núi Lĩnh thì mặc ý nhà vua tự trị lấy. Nhưng nhà vua cứ xưng đế hiệu, hai bên cùng là đế-quốc mà không sai sứ giao-thông, thế chẳng hóa ra ganh nhau ư? Ganh nhau mà không nhường, thì người nhân không thèm làm.
Trẫm nay xin cùng nhà vua gác bỏ điều cũ, từ rày trở đi, thông sứ như xưa. Vậy trẫm sai Lục Giả sang đem ý trẫm khuyên nhà vua nên nghe, chứ làm chi nhiều sự cướp bóc tai-hại"
Xem thư của Hán-Văn-đế lời-lẽ tử-tế, thật là có nhân-từ, vì thế cho nên Triệu Vũ-đế phải chịu phục, và đáp thư lại rằng:
"Nam di đại-trưởng lão-phu thần, Đà, muội tử tái bái, dâng thư lên Hoàng-đế bệ-hạ. Lão-phu là kẻ cố-lại nước Việt, khi Hiếu Huệ Hoàng-đế lên ngôi, tình-nghĩa không dứt, vẫn hậu đãi lão phu. Đến khi Cao-hậu lâm triều, lại phân-biệt ra Trung-hoa, ngoại-di, hạ lệnh cấm không được bán cho Nam- việt những đồ vàng sắt và điền khí; còn ngựa, trâu dê thì chỉ bán cho giống đực, chứ không bán cho giống cái.
Lão-phu lại phong văn rằng nhà Hán đem hủy-hoại cả phần mộ lão- phu cùng giết cả anh em tông-tộc lão phu, cho nên có bàn riêng với chúng rằng: nay trong đã không vẻ-vang với nhà Hán, ngoài lại không có gì hơn được nước Ngô, cậy có xưng đế-hiệu; mà chẳng qua tự đế nước mình, không dám hại gì thiên-hạ.
Cao-hậu nghe thấy thế, lấy làm tức giận, đem tước bộ sổ Nam-Việt đi, không cho thông sứ, lão phu trộm nghĩ rằng hẳn vì Trường-sa-vương gièm pha, cho nên Lão-phu có đem binh đánh.
Lão-phu ở đất Việt đã bốn mươi chín năm nay, bây giờ đã có cháu rồi, nhưng mà sớm khuya trằn-trọc, ăn không ngon, ngủ không yên, mắt không dám trông sắc đẹp, tai không dám nghe đàn vui, là chỉ vì cớ không được phụng thờ nhà Hán. Nay nhờ bệ -hạ đoái thương, cho phục lại hiệu cũ, thông sứ như xưa, lão-phu nhờ ơn, dẫu chết xương cũng không nát.
Vậy xin cải hiệu từ đây, và xin có cống-phẩm phụng-hiến Hoàng-đế bệ-hạ."
Từ khi Triệu Vũ-Vương chịu bỏ đế-hiệu, Nam Bắc lại giao thông hòa hiếu không có điều gì nữa.
Năm giáp-thìn (137 trước Tây-lịch), Triệu Vũ-Vương mất. Sử chép rằng ngài thọ được 121 tuổi và làm vua được hơn 70 năm.
5. Triệu Văn-Vương (137-125 trước Tây-lịch)
Triệu Vũ-vương truyền ngôi lại cho cháu đích tôn, tên là Hồ tức là Triệu Văn-vương, trị được 12 năm.
Triệu Văn-vương vốn là người tầm thường, tính khí nhu nhược, không được như Triệu Vũ-vương. Khi mới lên làm vua được hai năm, thì vua Mân-Việt (tỉnh Phúc-kiến bây giờ) đem quân sang đánh phá ở chỗ biên thùy nước Nam-việt. Triệu Văn-vương không dám cử binh-mã ra chống cự, sai sứ sang cầu cứu bên Hán-triều.
Vua nhà Hán sai Vương Khôi và Hàn-An-Quốc Hán đến nơi, bèn bắt Quốc-vương giết đi, đưa đầu nộp cho quan nhà Hán, và xin hàng. Mân-việt đã bình rồi vua nhà Hán sai Trang Trợ sang dụ Triệu Văn-Vương vào chầu, nhưng mà đình-thần xin đừng đi, bèn cho thái tử là Anh Tề đi thay.
Anh Tề ở bên Hán-Triều mười năm, đến năm bính-thìn (125 tr. Tây lịch) vua Văn-vương mất thì mới về nối ngôi.
6. Triệu Minh-Vương (125-113 tr. Tây lịch).
Anh Tề lên làm vua tức là Triệu Minh-Vương, trị vì được 12 năm.
Khi Anh Tề ở bên Hán có lấy vợ lẽ là Cù-thị, đẻ được một người con tên là Hưng. Đến khi về làm vua Nam-việt, Minh Vương lập Cù-thị lên làm hoàng-hậu và Hưng làm Thái-tử.
7. Triệu Ai-Vương.
Mậu-thìn (113 tr. Tây lịch) Triệu Minh-Vương mất, thái tử Hưng lên làm vua, tức là Triệu Ai-Vương, trị-vì được một năm.
Bấy giờ vua nhà Hán cho An-quốc Thiếu Quí sang dụ Nam-Việt về chầu. Thiếu Quí nguyên là tình-nhân của Cù-thị lúc trước, đến khi sang Nam- Việt gặp nhau, lại tư thông với nhau rồi dỗ-dành Ai-vương đem nước Nam- việt về dâng nhà Hán.
Khi Cù-thị và Ai-vương đã định về Hán-triều, thì có quan Tể-tướng là Lữ Gia, biết rõ tình-ý, đã can-ngăn mãi không được, mới truyền hịch đi mọi nơi nói rằng vua và Cù-thái-hậu sắp đem nước dâng cho nhà Hán; rồi Lữ Gia cùng với mấy người đại thần đem quân cấm-binh vào giết sứ nhà Hán, Cù- Thị và Ai-Vương. Đoạn rồi tôn Kiến Đức lên làm vua. Kiến Đức là con trưởng của Minh-Vương mẹ là người Nam-Việt làm vua.
8. Triệu Dương-Vương.
Kiến Đức lên làm vua, tức là Dương-Vương. Dương-Vương mới lên làm vua được độ một năm thì vua Vũ- đế nhà Hán sai Phục-ba tướng-quân là Lộ- Bác-Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân sang đánh lấy Nam-Việt. Quan Thái-phó Lữ Gia ra chống cự không nổi, phải đem Dương-Vương chạy. Quân nhà Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại cả. Năm ấy là năm canh-ngọ (111 tr. Tây-lịch), nước Nam bị người Tàu chiếm lấy, cải là Giao-chỉ-bộ, chia ra làm 9 quận, và đặt quan cai- trị như các châu quận bên Tàu vậy.

Truyện Việt Nam Sử Lược Tựa Nước Việt Nam PI-Chương 1 PI-Chương 2 PI-Chương 3 PI-Chương 4 PII-Chương 1 Đã xem 477748 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Phần II : Bắc-Thuộc Thời-Đại
(11 tr. Tây-lịch-931 sau Tây-lịch)
PII-Chương 3
Bắc-Thuộc Lần Thứ II
(43-544)

--!!tach_noi_dung!!--
I. Nhà Đông Hán
1. Chính Trị nhà Đông Hán
2. Lý Tiến và Lý Cầm
3. Sỹ Nhiếp
II. Đời Tam Quốc
1. Nhà Đông Ngô
2. Bà Triệu (Triệu thị Chinh)
3. Nhà Ngô chia đất Giao-châu
III. Nhà Tấn
1. Chính-trị nhà Tấn
2. Nước Lâm-ấp quấy nhiễu Giao-châu
IV. Nam Bắc-triều
1. Tình thế nước Tàu
2. Việc đánh Lâm-ấp
3. Sự biến loạn ở đất Giao-châu
I. Nhà Đông-Hán (25-220)
1. Chính-Trị nhà Đông-Hán.
Mã Viện đánh được Trưng-vương đem đất Giao-chỉ về thuộc nhà Hán như củ, rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp lũy đến đấy và biến cải mọi cách chính trị trong các châu quận. Đem phủ-trị về đóng Mê-linh13 và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: "Đồng trụ chiết, Giao-chỉ diệt." Nghĩa là cây đồng trụ mà đổ thì người Giao-chỉ mất nòi.
Sử chép rằng người Giao-chỉ đi qua lại chỗ ấy, ai cũng bỏ vào chân cột đồng-trụ một hòn đá, cho nên về sau chỗ ấy thành ra núi, phủ mất cả, đến bây giờ không biết cột ấy ở chỗ nào.
Từ đó chính-trị nhà Đông Hán càng ngày càng ngặt thêm, mà những quan-lại sang cai-trị Giao-chỉ thường có lắm người tàn-ác, tham nhũng, bắt dân lên rừng xuống bể để tìm những châu-báu. Dân ở quận Hợp-phố cứ phải xuống bể mò ngọc trai khổ quá, đến nổi phải bỏ xứ mà đi.
Triều đình thì xa, quan-lại ra cai-trị thì tha hồ mà tung-hoành, tiếng oan-ức kêu không thấu vào đâu, cho nên thường hay có sự loạn-lạc, làm cho dân-gian phải nhiều sự khổ-sở.
2. Lý Tiến và Lý Cầm.
Quan cai-trị đã tàn-ác, nhà vua lại bạc đãi người bản xứ. Đời bấy giờ người mình dẫu có học hành thông thái cũng không được giữ việc chính-trị. Mãi đến đời vua Linh-đế(168-189) cuối nhà Đông-Hán mới có một người bản xứ là Lý Tiến được cất lên làm Thứ -sử ở Giao-chỉ. Lý Tiến dâng sớ xin cho người Giao chỉ được bổ đi làm quan như ở Trung-châu bên Tàu. Nhưng Hán-đế chỉ cho những người đỗ mậu tài hoặc hiếu-liêm được làm lại-thuộc ở trong xứ mà thôi, chứ không được đi làm quan ở châu khác. Bấy giờ có người Giao-chỉ tên là Lý Cầm làm lính túc-vệ hầu vua ở trong điện, rủ mấy người bản xứ ra phục xuống sân mà kêu cầu thảm thiết. Hán-đế mới cho một người Giao-chỉ đỗ mậu-tài đi làm quan-lệnh ở Hạ dương và một người đỗ hiếu-liêm làm quan-lệnh ở Lục-hợp. Về sau Lý Cầm làm đến quan Tư-lệ Hiệu -úy và lại có Trương Trọng cũng là người Giao-chỉ làm thái thú ở Kim-thành. Người Giao-chỉ ta được làm quan như người bên Tàu, khởi đầu từ Lý Tiến và Lý Cầm vậy.
3. Sĩ Nhiếp (187-226).
Về cuối đời nhà Đông-Hán, giặc cướp nổi lên khắp cả bốn phương, triều-đình không có uy-quyền ra đến ngoài, thiên-hạ chỗ nào cũng có loạn. Đất Giao-chỉ bấy giờ nhờ có quan thái-thú là Sĩ Nhiếp cùng với anh em chia nhau giữ các quận huyện, cho nên mới được yên.
Tiên-tổ nhà ông Sĩ Nhiếp là người nước Lỗ, vì lúc Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, mới tránh loạn sang ở đất Quảng-Tín, quận Thương-ngô, đến đời ông thân sinh ra Sĩ Nhiếp là sáu đời. Ông thân sinh tên là Sĩ Tứ làm thái thú quận Nhật-nam, cho Sĩ Nhiếp về du học ở đất Kinh-sư, đỗ hiếu liêm được bổ Thượng-thư-lang, vì việc quan phải cách, rồi về chịu tang cha. Sau lại đỗ mẫu-tài được bổ sang làm Thái-thú ở quận Giao-chỉ.
Năm quí-mùi (203) là năm thứ 3 đời vua Hiến-đế quan Thứ-sử là Trương Tân cùng với quan Thái-thú Sĩ Nhiếp dâng sớ xin cải Giao-chỉ làm Giao-Châu. Vua nhà Hán Thuận cho. Sau vì trong châu có lắm giặc-giã, Sĩ Nhiếp mới tâu xin vua nhà Hán cho mấy anh em làm Thái-thú quận Cửu- chân, quận Hợp phố và quận Nam-Hải. Sĩ Nhiếp giữ được đất Giao-châu khỏi loạn và vẫn giữ lệ triều cống như cũ, cho nên vua Hiến-đế lại phong cho chức An-viễn tướng quân Long-độ đình-hầu Sĩ Nhiếp trị dân có phép tắc, và lại chăm sự dạy bảo dân cho nên lòng người cảm-mộ công-đức, mới gọi tôn lên là Sĩ-vương.
Nhà làm sử thường cho nước ta có văn học là khởi đầu từ Sĩ Nhiếp. Cái ý kiến đó có lẽ không phải. Vì rằng từ khi nhà Hán cai trị đất Giao-chỉ đến đời Sĩ Nhiếp đã được hơn 300 năm, người Giao-chỉ đã có người học hành thi đỗ hiếu liêm, mậu tài. Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có nho- học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc giả ông ấy là một người có văn học trong khi làm quan, lo mở-mang sự học-hành, hay giúp đỡ những kẻ có chữ-nghĩa, cho nên về sau mới được, cái tiếng làm học tổ ở nước Nam tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn.
II. Đời Tam-Quốc (220-265)
1. Nhà Đông-Ngô (222-280).
Nhà Đông-Hán mất ngôi thì nước Tàu phân ra làm ba nước: Bắc-ngụy, Tây-thục, Đông-ngô. Đất Giao- châu bấy giờ thuộc về Đông-ngô.
Sĩ Nhiếp ở Giao-châu được 40 năm, tuy thiệt có uy-quyền ở cõi Giao- châu, nhưng vẫn theo lệ triều cống nhà Hán, và đến khi nhà Hán mất thì lại triều cống nhà Ngô.
Năm bính-ngọ (226) là năm Hoàng-vũ thứ 5 nhà Ngô, Sĩ Nhiếp mất, con Sĩ Huy tự xưng làm Thái-thú. Ngô-chủ là Tôn quyền bèn chia đất Giao- châu, từ Hợp phố về bắc gọi là Quảng-châu. Sai Lữ Đại làm Quảng Châu thứ sử, Đái Lương làm Giao-châu thứ sử, và sai Trần Thì sang thay Sĩ Nhiếp làm thái-thú quận Gia"TRƯNG-VƯƠNG -(40-43)" href="index.php?tuaid=1472&chuongid=8">PII-Chương 2
PII-Chương 3 PII-Chương 4 PII-Chương 5 PII-Chương 6 PIII-Chương 1 PIII-Chương 2 PIII-Chương 3 PIII-Chương 4 PIII-Chương 5 PIII-Chương 6 PIII-Chương 7 PIII-Chương 8 PIII-Chương 9 PIII-Chương 10 PIII-Chương 11 PIII-Chương 12 PIII-Chương 13 PIII-Chương 14 PIII-Chương 15 PIV-Chương 1 PIV-Chương 2 PIV-Chương 3 PIV-Chương 4 PIV-Chương 5 PIV-Chương 6 PIV-Chương 7 PIV-Chương 8 PIV-Chương 9 PIV-Chương 10 PIV-Chương 11 PIV-Chương 12 PV-Chương 1 PV-Chương 2 à Ngô thì thường là người tham-tàn, vơ-vét của dân, bởi vậy người Giao-châu nổi lên giết quan thái-thú đi rồi về hàng nhà Ngụy.
Năm ất dậu (256) nhà Tấn cướp ngôi nhà Ngụy, rồi sai quan sang giữ Giao-châu. Nhà Ngô sai Đào Hoàng sang lấy lại. Đào Hoàng được phong là Giao-châu mục. Năm canh tí (280) nhà Ngô mất nước. Đào Hoàng về nhà Tấn, được giữ chức cũ. Đất Giao-châu từ đó thuộc về nhà Tấn.
III Nhà Tấn (256-420)
1. Chính-Trị Nhà Tấn.
Nhà Tấn đ PV-Chương 5 PV-Chương 6 PV-Chương 7 PV-Chương 8 PV-Chương 9 PV-Chương 10 PV-Chương 11 PV-Chương 12 PV-Chương 13 PV-Chương 14 ."
Xem như vậy thì nước Lâm-Ấp đã có từ đầu đệ nhị thế kỷ.
Phạm Hùng truyền cho con là Phạm Dật. Phạm Dật mất, thì người gia nô là Phạm Văn cướp mất ngôi. Phạm Văn truyền cho con là Phạm Phật.
Năm quí-sửu (353) đời vua Mục-đế nhà Đông-Tấn, thứ-sử Giao-châu là Nguyễn Phu đánh vua Lâm-ấp là Phạm Phật, phá được hơn 50 đồn lũy. Phạm Phật mất, truyền ngôi lại cho con cháu là Phạm Hồ-Đạg 16 Tổng kết