háng 2/1984, có phái đoàn của Bộ Nội vụ đến trại giam Hậu Giang. Các anh có hỏi các phòng giam xem có ai gặp oan ức gì thì cứ trình bày, vì có lỗ thông hơi nên tôi nghe được, tôi đập cửa la lên ‘tôi là đảng viên chính thức, sinh hoạt chi bộ văn phòng Huyện ủy Mỹ Xuyên, bị bắt oan, nhờ đoàn cứu xét’. Sau khi bị giam giữ oan ức hơn hai năm, ngày 27/12/1984, tôi được thả ra. Kể từ đó đến nay tôi liên tục đi kêu oan...”. Trên đây là trích lược nội dung một lá dơn kêu oan được gởi tới tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Nội dung khốc liệt của nó khiến chúng tôi phải lập tức lên đường dù 16 năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra sự việc, nhiều dấu vết có thể đã bị xóa nhòa.Những người “đồng hành” và hành trình đi tìm công lýCon đường từ trung tâm tỉnh Sóc Trăng về ấp Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Long Phú) dài 30 cây số, nhưng tưởng chừng như kéo dài vô tận. Bóng đêm hun hút nuốt chững chiếc xe. Vắng tanh, không một bóng người. Mặt đường đầy những hố to, hố nhỏ, mùa mưa chỉ có xe gắn máy mới đi được, nhưng phải bắc ván trên mặt hố mà đi. Hai bên đường là những bụi cây rậm rạp, đen ngòm. Có lúc tưởng như đang đi đường rừng, có lúc chạy giữa hai hàng mồ mả âm u rợn người. Vậy mà trên con đường này, gần chục năm nay một người đàn ông lầm lũi bước đi, xe ôm - phương tiện bèo nhất cũng không có tiền thuê, nên anh ta phải đi bộ, đói, khát, một cái bánh dừa 200 đồng cũng không dám mua ăn. Đi như thế năm này qua năm khác, kiên trì, bền bỉ, không mệt mỏi. Chập tối khởi hành ở Mỏ Ó, rạng sáng vừa tới Sóc Trăng, người đàn ông đó đi... khiếu nại.Nguyễn văn Tạo sinh năm 1956, năm 1982 là Phó bí thư chi bộ, Phó văn phòng Huyện ủy Mỹ Xuyên phụ trách hành chánh quản trị kiêm văn thư, kế toán và phụ trách đời sống cho cơ quan. Bị công an huyện Mỹ Xuyên bắt ngày 22/ 10/1982 vì “đã có hành vi hoạt động phản cách mạng”. Công an còn thu giữ của Tạo khoảng 10,7 lượng vàng. Ngay hôm sau, Tạo bị di lý về trại giam tỉnh Hậu Giang. Sau hai năm tiến hành điều tra mà không thu được một bằng chứng nào, đến ngày 27/12/1984, công an Hậu Giang ra lệnh tạm tha Nguyễn văn Tạo vì “xét thấy không cần thiết giam giữ”.Hơn hai năm ở tù, không ý thức được ngày tháng, Tạo kể mỗi lần được gọi lên hỏi cung, anh lượm một hột cát, đem về bỏ trong cái lỗ trong phòng giam. Khi ra tù anh đếm được tất cả 69 hột. Không biết bao nhiêu lần anh được hỏi làm việc cho ai? Tổ chức nào?, anh chỉ một mực kêu oan. Ở tù, Tạo nói, ngay đến cha mẹ cũng bỏ anh, vì ông bà là dân kháng chiến kỳ cựu, chịu không nổi cái nhục có đứa con phản động. Chỉ có đứa em gái, mỗi tháng gởi cho ký cám để anh chống chọi với bệnh phù thũng. Ra tù, nhiều người nhìn anh bằng ánh mắt căm ghét, khinh bỉ, đâu phải ai cũng hiểu hai năm ở tù chỉ là tạm giam, cho nên anh nghĩ, mình cần phải được minh oan, để không còn phải gặp những ánh mắt này. Chứ bây giờ quyết định của anh chỉ là tạm tha, anh ra tù, nhưng vẫn chưa được tự do, cái án vẫn còn treo ở đó. Sau khi tỉnh dưỡng, lấy lại sức khỏe, Tạo bắt đầu cuộc hành trình đi khiếu nại.Nếu như số phận của anh nhỏ nhoi như một hạt cát chìm trong mười mấy năm đi khiếu nại, thì trong cuộc hành trình dằng dặc đó cũng đã có những người tốt và rất tốt, giúp đỡ cho anh. Gần mười năm sau ngày ra tù không nhận được câu trả lời thỏa đáng, năm 1995, Tạo quyết định phải ra Hà Nội. Anh vay của bạn hai cây vàng, (Người bạn này tên Trí, chúng tôi đã gặp anh tại Mỏ Ó đêm 13/4/1998. Trí tạo cho tôi cảm giác đang trò chuyện với một ông “Trướng Phi” (một nhân vật trong Tam Quốc Chí) nóng nảy, giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha. Anh thuộc lòng câu chuyện của Tạo hơn chính bản thân anh Tạo, những lúc Tạo kẹt công chuyện làm ăn, anh là người chạy ngược chạy xuôi, làm đơn, nộp đơn, đi khiếu nại giùm). Tạo đến Bộ Nội vụ. Người cán bộ tiếp dân ở đó là ai thì anh không còn nhớ nhưng anh không hề quên cách tiếp đón, hỏi han ân cần của anh ấy. Anh ấy chỉ cho anh qua gặp ông H.B.Đ ở Trung ương phụ trách công tác pháp luật. Ông Đ. đã làm giùm đơn khiếu nại cho anh, hướng dẫn dến gặp người có thể giúp đỡ cho anh, rồi sau đó, khi anh bị người này từ chối, ông không rũ tay coi như hết trách nhiệm, mà nghĩ thêm cách khác. Ông giới thiệu anh với em của ông là ông H.B H - làm kiểm sát viên ở Viện Kiểm sát Phúc thẩm (VKSND Tối cao) khu vực phía Nam để ông H. tiếp tục giúp anh, và còn cho anh 100.000 đồng để về xe.Khi ấy, Hậu Giang đã tách tỉnh thành Sóc Trăng và Cần Thơ. Về đến thành phố Hồ Chí Minh, Tạo gặp ông H. và được ông giới thiệu cho về VKSND Cần Thơ để nhận giấy tha. Trong thời gian này Tạo được một cán bộ tiếp dân của VKSND Cần Thơ chỉ anh qua gặp ông Tám Thanh, Bí thư Tỉnh ủy. Ông Tám Thanh rất nhiệt tình giải quyết, ông ghi cho anh mấy chữ để anh lại vòng trở về Viện Kiểm sát.Cuối cùng thì VKSND Cần Thơ có công văn trả lời Tạo rằng “sự việc bắt tạm giam anh trước đây cơ quan điều tra không đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội và ra lệnh tạm tha anh. Tiếp tục sau đó, cơ quan điều tra có mời anh đến để trao lệnh tha trả lại tự do cho anh, nhưng không hiểu vì lý do gì anh không nhận được, nên lệnh tha không đến tận tay và vẫn còn ở trong hồ sơ gốc cho đến hôm nay”. Đồng thời công văn cũng thông báo cho Tạo biết toàn bộ hồ sơ gốc của anh đã chuyển về công an tỉnh Sóc Trăng (vì trước đây Tạo có khiếu nại tại Ban Thanh tra Công an Sóc Trăng), và đề nghị anh liên hệ nới đây để được giải quyết. Thế rồi gần 12 năm sau ngày ra tù, ngày 15/3/1996 Tạo nhận được tờ lệnh tha ố vàng từ tay ông Phó chánh thanh tra công an Sóc Trăng, với ngày tháng ghi trong tờ lệnh tha là ngày 9/12/1988.Mong một giải quyết công bằng và hợp đạo lýChúng tôi đã tìm gặp được hầu hết các ông trong Ban thường vụ Huyện ủy Mỹ Xuyên thời đó như ông Hai Thế, ông Chín Nghĩa, ông Sáu Cọp... các ông đều cho biết không có một bằng chứng gì về việc Tạo có tội. Chúng tôi cũng đã gặp ông Phan Dân, lúc bấy giờ là Phó phòng an ninh điều tra công an Hậu Giang, người trực tiếp điều tra vụ án, rất tiếc là ông không nhớ được gì về trường hợp của anh Tạo. Ông Nguyễn Xuân Xinh, Phó giám đốc công an Hậu Giang lúc đó, nay là Giám đốc công an tỉnh Cần Thơ, người đã ký lệnh tha Tạo năm 1988, nói thời gian xảy ra vụ án của Tạo ông đi công tác nên chỉ giải quyết khúc đuôi. Chúng tôi đã được cơ quan chức năng cho xem hồ sơ vụ án anh Tạo, trong đó có bản báo cáo do ông Phan Dân ký ngày 15/3/1983, nhưng không thấy mấy tờ đầu, chỉ còn tờ cuối cùng.Làm việc với phóng viên, ông Phó Ban thanh tra Công an Sóc Trăng cho biết Ban thanh tra đã báo cáo kết quả xác minh vụ anh Tạo từ tháng 4/1996, theo đó, việc công an huyện Mỹ Xuyên bắt giam Tạo là oan, vì vậy đề nghị khắc phục hậu quả của việc bắt giam Tạo 26 tháng 10 ngày. Trao đổi ngoài lề với ông Tám Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, người đã viết mấy chữ giúp cho Tạo nhận giấy tha, ông nói nếu đã có kết luận là Tạo không có tội thì phải giải quyết cho anh tới nơi tới chốn mới là công bằng và hợp đạo lý.Đã có một thời gian Tạo kiếm được khá nhiều tiền. Anh lãnh nước đá bỏ mối cho các ghe biển, anh chịu thương chịu khó, làm quần quật, không thuê mướn ai, một mình vác cả xe nước đá 200 cây. Mùa nước đá hút, anh kiếm được cũng khá, nhưng tiền kiếm được đổ vào việc đi khiếu nại cũng nhiều. Bây giờ thì sau cơn bão số 5 làm các ghe biển bị chìm, chôn theo những đồng vốn lẫn lời anh còn cho người ta gối đầu, Tạo lại nghèo trở lại. Nhưng anh vẫn tiếp tục đi khiếu nại. Do chỉ chạy ăn từng bữa nên hôm nào muốn đi Sóc Trăng hoặc Cần Thơ thì ngày hôm trước anh phải làm gấp đôi, để hôm sau đi khiếu nại thì vợ con ở nhà vẫn có cái mà ăn. Thằng con lớn 12 tuổi học đến lớp 4 phải bỏ học để phụ cha bỏ mối đá, vợ bị bệnh mắt nặng. Những người trong ấp cho biết Tạo rất cực khổ, sống khó khăn và vẫn mang một nỗi ấm ức trong lòng.