Thảm họa khủng hoảng nặng nề và lạc hậu của Việt nam hiện nay bắt nguồn từ đâu? Đây là một câu hỏi phức tạp, trả lời không thể đơn giản. Nó có khá nhiều nguyên nhân, giấn tiếp và trực tiếp, về lý luận cũng như trên thực tế, ngược đòng của lịch sử mấy chục năm qua.Tôi nhớ lại, từ hồi 1950 biên giới Việt Trung mở ra càng ngày càng rộng. Chuyên gia Trung Quốc, vũ khí Trung Quốc, hàng hóa gồm vải vóc, thuốc men, phích nước, xe đạp Trung Quốc tràn vào theo đường xe lửa qua Bằng Tường, Đồng Đăng... Đến sau Điện Biên Phủ, tất cả các thứ trên ào ạt nhập vào nhiều hơn, khi các đoàn xe lửa dài phóng xuống đến Yên Viên (bắc Hà nội), rồi vào ga Hà nội và đi xuống Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới... Các đoàn xe ô tô vận tải Trung Quốc cũng theo đường số 1 đi theo từng đoàn "nhập Việt". Đường xe lửa Hải Phòng-Lào Cai-Vân Nam Phủ được khôi phục nhanh.Các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì mang dần màu sắc Trung Quốc. Khu gang thép Thái Nguyên rộng lớn được bắt đầu xây đựng sau khi hơn 30 ngọn đồi được ủi phẳng làm mặt bằng. Bên sông Hồng và sông Lô, thị trấn Việt Trì lớn lên nhanh chóng với các nhà máy điện, mì chính, thuốc trừ sâu, đường, giấy, bánh kẹo, cơ khí, dệt... đều do Trung Quốc bỏ vốn, trang bị kỹ thuật, đào tạo công nhân. Cầu xe lửa Việt Trì cũng là cầu đường bộ, được đoàn công nhân Trung Quốc từ Vũ Hán sang xây dựng... Đi cùng theo đó, ít ai thấy, là hàng ngàn, chục ngàn rồi cả trăm ngàn "các ông Tây" được nhập Việt và tỏa rộng đến khắp các làng xã từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Vĩnh Linh.Đó là những tập ảnh màu cỡ 80x60 cm hoặc 60X40 cm in hình các cụ già Karl Marx, Engels, hình Lénine, Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh... in từ Bắc Kinh, Nam Ninh (Quảng Tây) hoặc Quảng Châu (Quảng Đông), quà tặng của Trung Quốc. ở bất kỳ trụ sở ủy ban nhân dân xã, chi bộ Đảng cộng sản xã, các cơ quan kinh tế, văn hóa, quân sự, xã hội ở xã, huyện, tỉnh, trung ương nào cũng đều treo trong khung gỗ một loạt hình chân dung ấy. Sau đó được thêm ảnh Malenkov của Liên xô. Trừ ông Mao và ông Malenkov cằm và mép nhẵn thín, còn tất cả đều có râu, tuy kiểu râu có khác nhau. ở nông thôn, nhà mỗi người dân cũng thường được treo những bức chân dung xanh đỏ như thế. Dạo ấy ảnh gia đình ở nông thôn còn rất hiếm, các ảnh ấy là những thứ có màu sắc duy nhất đập vào mắt mọi người khi bước vào nhà. Trên là ảnh các cụ có râu, dưới mới là bàn thờ của gia đình.Sự trang trí độc đáo ấy đánh dấu cả một thời. Hồi ấy bộ đội đóng quăn di động ở các vùng nông thôn. Đã thành quen, tôi thường nghe các em bé xíu hỏi bố mẹ: "Ai kia, ai kia?" Và thường được trả lời: "Các cụ ta đó. Các cụ lãnh đạo đó... Tôi bấm bụng nín cười khi có dân nghe một anh nông dân trẻ trả lời con nhỏ: "Các ông Tây có râu của ta đó." Lập trường ta địch hồi đó thật là rõ ràng, không một ai có thể mơ hồ.Về sau, một loạt tranh đệt bằng tơ lụa hóa học xuất hiện, dệt tử Quảng Châu, Trung Quốc, được các hiệu sách Nhân Dân bân với giá cực rẻ, theo nhiều cỡ, một màu hoặc nhiều màu, cũng theo bộ: chân dung Marx, Engels, Lenine, Staline, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông... Đi theo còn có những bộ 12 lá cờ của các "nước xã hội chủ nghĩa anh em", với bộ chân dung của 12 lãnh tụ cao nhất của 12 nước ấy. Nhà in Tiến Bộ, Trần Phú, Nhân Dân cũng tổ chức in theo qui mô lớn, ảnh màu của các nhân vật nói trên, bán theo kiểu tuyên truyền đại chúng, vừa bán vừa cho.Vào dịp cải cách ruộng đất, ở một vùng nông thôn Nghệ An, một số bần cố nông được vội vã kết nạp vào đảng. Có nhưng chuyện buồn cười. Anh em cán bộ đi tham gia các đội cải cách về kể lại. Khi làm lễ tuyên thệ vào đảng, có anh nông dân chất phác xúc động quá nên lúng túng không biết phát hiểu thế nào, liền thốt ra: "Tôi, Lê Văn A, xin thề, trên có các ông tây, có cụ Hồ, dưới là bàn thờ Tổ Quốc..." "Các ông Tây", "các ông Tây râu rậm, một thời đầy rẫy trong các căn nhà Việt nam ấy quả thật đã in một dấu ấn sâu đậm trong cuộc sống xã hội và thật sự có ảnh hưởng quyết định đến số phận của cả một dân tộc, của mỗi gia đình cũng như đến mỗi con người Việt nam. Đã đến lúc cần đánh giá cho rõ ràng, minh bạch là ảnh hưởng quyết định ấy tốt hay là xấu, may mắn hay tai hại. Đó. Do tư duy cứng nhắc, khô cằn, lại hay ảo tưởng, lấy mong muốn chủ quan làm hiện thực, cộng thêm tật duy ý chí, không có gì là không làm được, nên họ vẫn giữ niềm tin mù quáng. Cũng có thể trong thâm tâm họ, niềm tin đã lung lay, hoặc tắt ngấm, nhưng họ vẫn nói như thế, vẫn viết như thế. Nói và viết theo nghị quyết là vậy.Không phải ngẫu nhiên mà cuộc biểu tình bỏ túi ở một quảng trường nhỏ ở Moscou nhân dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười dân thứ 76 (ngày 7 tháng 11 năm 1992) vừa rồi, vài trăm người, phần lớn là tuổi cao, các bà nội trợ, giương những tấm ảnh cũ của Mác, Lênin, cả Staline nữa... đã được Thông tấn xã Việt nam chộp vội lấy, đưa tin và các báo đăng lại! Những tin quý, hiếm ấy là những chiếc phao níu giữ những niềm hy vọng... hão huyền. Cần chứng minh cho đông đảo bà con ta ở trong nước, cho cả phần lớn những người còn trong đảng cộng sản rằng bão táp lớn, cơn lốc lịch sử diễn ra trong mấy năm qua ở Liên xô và Đông du mang tính tất yếu và không thể nào đảo ngược được nữa - nó mang tính quy luật của quan hệ nhân quả Người nông dân gieo gì thì gặt nấy. Gieo gió gặp bão là cầu ngạn ngữ dân gian. Tất cả nội dung tôi viết trong cuốn sách này cũng là nhằm góp phần nào soi tỏ điều ấy.Tôi vừa nhận được bài "ám ảnh có thật" do một anh làm báo trẻ ở Hà nội gửi sang. Bài báo của Trần Huy Quang, một nhà văn trẻ, khá nổi tiếng qua những truyện ngắn làm sôi nổi dừ luận một thời: Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Mối tình hoang dã, Người làm chứng... Bài "Linh Nghiệm" của anh "lách" đăng trên tuần báo Văn Nghệ trong tháng 7-1992 đã bị phê phán rất nặng, vì dám ám chỉ một cách... thẳng thừng đến Chủ tịch Hồ chí Minh. Số báo bị thu hồi để hủy gấp. Anh bị mất việc, treo bút trong 2 năm, mất luôn chức Chi hội trưởng Chi Hội Nhà Báo của báo Văn Nghệ, với nhiều phiền toái khác đi theo đó. Tổng biên tập Hữu Thỉnh phải làm một bản kiểm điểm dài và chỉ bị cảnh cáo vì "mới đi vắng xa về, không được tỉnh táo?" Còn một việc khác ít ai biết đến- Đó là báo Tiền Phong, trong số ra ngày 30-6-1992 -trước có 2 tuần số báo Văn Nghệ nói trên đã có một bài nữa cũng của Trần Huy Quang mang nhan đề "ám ảnh có thật". Bài báo này cũng bị phê phán rất nặng, số báo Tiền Phong này cũng bị thu hồi để hủy. Nội dung truyện cực ngắn này (chỉ hơn một nghìn chữ) kể về một cô gái ở nông thôn tên là Thơm, có chồng chết ở mặt trận tử lâu. Cô gặp một anh lính giải ngũ người cùng làng, chưa vợ và hai người yêu nhau. Điều này bị Bí thư chi bộ xã coi là không lành mạnh, không được phép, là bất chính, vì chính hắn ta cũng thèm muốn cô Thơm! Một tối, hai anh chị lẻn ra một thửa ruộng xa xóm làng để tâm sự. Bí thi chi bộ huy động lực lượng dân quân xã "mở cuộc chiến đấu truy lùng, nhằm bắt quả tang. Anh cựu chiến sĩ ta lanh lẹn thoát khỏi "vòng vây". Họ trói tù binh là cô Thơm giải về trụ sở. Bí thư Chi bộ Xã lấy khẩu cung, quát nạt, xỉ vả, đe đọa cô gái. Cô Thơm cứng cỏi không nhận gì hết vì không có chứng cớ. Bí thư chi bộ ra lệnh cho dân quân: "Con đĩ già mồm! Các đồng chí dân quán, hãy khám nó. Có tinh dịch đàn ông trong ấy là nó trắng mắt ra". Cô gái phẫn uất vì bị xúc phạm, tự vẫn ngay đêm ấy trong ao làng. Hai năm sau, Bí thư Chi bộ: "...tự nhiên hai con mắt nổ tung con ngươi ra ngoài. Đi khắp nơi không chữa được."Ngắn gọn. Rõ ràng. Thông điệp của nhà văn trẻ thông minh và nhạy cảm này là: kẻ nắm quyền lực độc đoán chà đạp lên quyền sống của thường dân đến mức người dân không thể sống nổi. Nhưng ác giả ác báo, và quả báo ấy là nhãn tiền!Bí thư chi bộ cộng sản lộng hành ở một xã, cũng có thể ám chỉ Đảng cộng sản lộng hành trong một nước, hoác cả các đảng cộng sản lộng hành trong phe xã hội chủ nghĩa. Và ác giả ác báo. Kẻ ác phải trả nợ đời. Chẳng phải chờ lâu! Bài báo thật thâm thúy. ở ngay thời điểm lịch sử hiện tại. Nó lý giải số phận của các đảng cộng sản. Bằng đạo lý dân gian truyền thống, thành gần như quy luật mang tính tất yếu: ở hiền gặp lành, kẻ gian ác bị trừng phạt; thường là nhỡn tiền, ngay trước mắt.Nhìn lại, có thể thấy đảng cộng sản Việt nam trong khi lãnh đạo cuộc kháng chiên của dân tộc đã có một số thành tích. Những thành tích ấy từ truyền thống dân tộc và sự hy sinh khôn xiết của nhân dân! Không thể viện ra để xóa bỏ vô vàn thành tích bất hảo về vi phạm quyền con người, quyền công dân. Trong chiến đấu, cần hy sinh, cần xả thân cứu nước, xã hội có thể châm chước, thể tất phần nào cho những hiện tượng xâm phạm tự đo của công dân; nhưng hòa bình rồi, không thể cứ chà đạp lên số phận người dân theo kiểu thô bạo độc ác như người Bí thư chi bộ trong truyện ngắn này được! Hắn ta bị nổ cả hai con mắt là nghiệp báo, và nghiệp báo ngay nhãn tiền. Ngay trong cuộc đời hắn.Đảng cộng sản Liên xô, sau 74 năm cầm quyền, không phải là lâu. Và ở Việt nam, đảng cộng sản cầm quyền được gần 50 năm ở miền Bắc, và cũng chỉ mới hơn 18 năm trong cả nước! Một đời người, một phần ba của đời người... Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa Mác, không bao giờ có thể nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội hiện thực sống yểu như thế này! Ông từng lạc quan cho rằng: ngày diệt vong của chủ nghĩa tư bản không xa! Ông dóng chuông: giờ tận số của chủ nghĩa tư bản đã điểm! Những kẻ đi tước đoạt đã đến lúc bị tước đoạt!Trong Chống During, F. Engels cũng lạc quan chẳng kém. Ông nhận định, chế độ nô lệ kéo dài ba nghìn năm, chế độ phong kiến một nghìn năm, nhưng tuổi thọ của chủ nghĩa tư bản không vượt quá 300 năm. Mới đây, khi đi qua Berlin, tôi nghe một anh bạn nhà báo Đức kể câu chuyện vui kiểu tiếu lâm. Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực cáo chung ở Liên xô, người dân trong quán bia Berlin kháo nhau, 74 tuổi rồi còn gì nữa! Thế là quá mất 9 năm rồi đó, vì tuổi về hưu ở Liên xô được quy định là 65 tuổi. Chấm dứt hoạt động ở tuổi 74 là quá lắm rồi! Người ta còn đố nhau: Gần đây trong lịch sử cái gì dài nhất và cái gì ngắn nhất? Thì ra dài nhất là con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ngắn nhất là lịch sử của chính chủ nghĩa xã hội? Một chế độ xã hội không có sức sống! Trái hẳn với mong muốn, hy vọng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là chế độ vĩnh cửu, mùa xuân bất tận của nhân loại!