- Vinh Con! hổm rày con có gặp Bội Dung không? Phùng Vinh còn đang phân vân lưỡng lự chưa biết nên đáp thế nào, thì bà mẹ dường như tự cảm thấy câu hỏi của mình không được ổn, bèn chữa lại ngay: - Ý mẹ muốn nhắc hỏi con, có ghé đằng ấy vấn an dì mẫu con hay không vậy mà?Vốn không bao giờ dám nói dối với mẹ, nên Phùng Vinh phải thật tình, song ngập ngừng: - Thưa má, con chưa tiện đến viếng thăm dì Tư. - Ồ! sao chưa tiện hả con?Phùng Vinh càng ấp úng: - Thưa má... thưa má... con cũng muốn ghé đằng ấy lắm, song quả tình... không thuận tiện chút nào! Bà mẹ ngừng tay đan áo, ngẩng nhìn đứa con trai duy nhứt: - Coi, con càng nói gì mẹ càng không hiểu nổi. Nào là “chưa tiện”, rồi lại “không thuận tiện chút nào”, nghĩa là sao?Mặc dầu vặn hỏi thì vặn hỏi vậy thôi, chớ người từ mẫu từng hy sinh tuổi thanh xuân hằng nửa đời góa bụa, để chăm sóc chu đáo cho một đứa con từ thuở nó còn bé cho tới ngày lớn khôn, chẳng hề rời xa, thì đâu lẽ không am tường tánh tình của con. Thành thử thoạt nghe Phùng Vinh ấp úng ngập ngừng, bà đã có phần để ý rồi, kế đó, lại còn lạ tai về tiếng ”không thuận tiện” qua giọng nói pha chứa đầy chua xót của con, bà càng sanh nghi hơn nữa. Và tuy chưa biết chắc là chuyện gì song bà cảm đoán biết được chuyện xảy ra chắc bất ưng chẳng tầm thường như con trai bà nói. Ánh mắt hiền hòa, tiếng nói ôn tồn, người từ mẫu hỏi tiếp như vừa an ủi vỗ về: - Này, Vinh con! chuyện chi rồi thì cũng có thể giải quyết ổn đáng được cả. Phải chăng con đã gặp sự bất bình, và chạm tự ái? Hãy nói rõ cho mẹ biết đi. Như thế nào vậy con?Nghe mẹ hỏi, chàng suýt bật tiếng khóc òa, nhưng chàng đã cố dằn lại kịp. Chàng nghẹn ngào, không thốt nên lời, dù trong tâm hết sức áy náy, sợ thất lễ, vì biết mẹ đang chờ nghe mình giải bày tự sư. Chàng đành lấm lét giương mắt đoanh lệ nhìn mẹ và cứ hắng giọng liên hồi. Hiểu ý con, người mẹ hiền âu yếm vuốt tóc Phùng Vinh, tiếp tục an ủi: - Đừng mất bình tĩnh con! Cũng chả nhứt thiết con phải nói cho mẹ nghe bây giờ, mà chừng nào cũng được, không cần vội làm chi. Tuy nãy giờ ghẹn ngào chẳng nói được nhưng trong trí Phùng Vinh vẫn nghĩ suy không ngừng, chàng thấy đã đến lúc cần thú thật với mẹ tất cả, để thỉnh ý mẹ và nhân thể cũng để đưa ra đề nghị của mình. Uất nghẹn lắng xuống, đã lấy lại bình thường, Phùng Vinh bắt đầu trở lại câu chuyện: - Thưa má, trước hết con xin má tha lỗi về sự kín nhẹm trong thời gian qua của con. Đáng lý thì con thưa ngay với má, khi hay biết “người ta” có sự thay tình nghĩa... Bà mẹ bật cười mắng yêu: - Mầy chết cha mầy bây giờ, cái thằng chỉ hận một người mà quơ đũa cả nắm! Ai cho mầy dùng tiếng “người ta” một cách hồ đồ thế?Ngừng một chút, bà vẫn hiền hòa, nhưng không cười nữa: - Dù gì thì con cũng không được có lời lẽ hay thái độ xúc phạm dì mẫu của con. Cả với Nhược Lan và Bội Dung, cũng vậy, nên giữ hòa khí và sự tương kính nghe con. - Dạ con xin lỗi má.- Con nói tiếp đi. - Thưa má, như má đã biết đó, có phải rõ ràng là từ ngày gia đình Bội Dung đến Hương Cảng tới nay, đã tỏ ra lợt lạt với nhà mình, chả buồn tới lui thăm viếng, cũng chả màng hỏi han... Bà mẹ ngắt lời: - Đừng nói vậy, há dì mẫu của con và Nhược Lan đã chẳng đến thăm mẹ hai lần rồi là gì?- Dạ nhưng thưa thớt, ít ỏi quá! - Chớ đòi hỏi nhiều. Hoàn cảnh mỗi lúc một khác. Vậy suốt ba năm trước mẹ con ta chẳng về quê thăm dì mẫu con đó sao? Nhưng tình nghĩa trong tâm tình vẫn đầy đặn là tốt rồi. Bây giờ, mình cũng nên hiểu như vậy đối với bên đó. Phùng Vinh không dám cãi: - Dạ, má dạy chí lý, - Từ giờ, tốt hơn, con chỉ nói về Bội Dung thôi. Tức là con đã nghe thấy, nhận biết ra sao mà Bội Dung đã khác trước đối với con?- Thưa má, con nói điều nầy ra thì không khỏi có chỗ lỗ mãng trước mặt má, xin má cho phép. - Con cứ vòng vo hoài, hãy nói tự nhiên đi. Giọng Phùng Vinh bỗng trở nên hằn học, lẫn bi ai: - Má, ơi! Bội Dung đã phụ bạc con rồi! Bội Dung hiện đang có người yêu mới! Bà mẹ lắc đầu: - Mẹ vẫn chưa tin. Con có bằng cớ gì mà dám quả quyết như thế?Phùng Vinh hăm hở: - Dạ có chớ má! Đây, con xin nói từ bằng cớ thuộc về suy lý trước, rồi đến bằng cớ cụ thể sau. Một là Bội Dung đã dứt hẳn việc liên lạc với con, cả về thư từ lẫn diện kiến, gia dĩ, nàng lại cố lánh mặt con nữa. Con gọi đây là bằng cớ suy lý, vì dù sao cũng chỉ do con đơn phương lấy lý mà xét đoán thôi, chớ chưa có dịp hỏi thẳng. Nhưng con cho rằng con đã xét không lầm, vì cớ bằng cớ hiển nhiên thứ hai chứng tỏ. Ấy là hôm kia, vâng mới hôm kia đây thôi, nhân bữa đó con sang Cửu Long thăm chú Út như má đã biết nhưng chẳng may chú Út có việc cần kíp, vắng nhà, con đành quay về, dọc đường con gặp bằng hữu, đang đứng bên lề trò chuyện, thì bất thần con trông thấy Bội Dung ngồi trên tắc-xi chạy mau quá nên con chỉ kịp nhìn rõ mặt Bội Dung, đang thân thiện ngồi cận kề một nam nhân, con chỉ thấy nam nhân đó mặc thật sang, chớ thật tình chưa nhận được tỏ tường diện mạo. Má xem đấy, đã đến độ như thế rồi, còn gì nữa! Trầm ngâm giây lát, bà hỏi vặn: - Nhưng có thể con lóa mắt, trông gà hóa quốc, hoặc giả hôm ấy Bội Dung cùng đi với người bà con thân quyến thì sao: Phùng Vinh đáp không đắn đo: - Má nói cũng phải, song lúc bấy giờ cả mấy người bạn của con cũng mục kích thực trạng ấy, như con vậy. Mà họ còn biết Bội Dung ở đâu, học trường nào. Rất đúng nữa họ lại bảo rằng có nghe dư luận nói Bội Dung một nữ sinh viên hoa khôi, đang gian díu luyến ái với một giáo sư đứng tuổi tài ba. Thưa má ngần ấy con tưởng đã đủ tin là sự thật ra sao rồi! Thở dài bà mẹ nói: - Vẫn cần phải hiểu chính xác lại đã. Nhưng, cứ tạm cho là sự thể đó có thật đi, thì con nghĩ thế nào, có dự kiến xử trí làm sao chăng?Phùng Vinh sắp trả lời, bỗng bà mẹ ngăn lại, nói thêm: - Mẹ nhớ đã từng cho con biết rõ về vụ mẹ và thân mẫu Bội Dung có đính ước hôn nhân cho con với Bội Dung rồi. Bây giờ con hãy thẳng thắn, nhưng phải sáng suốt, bình tĩnh nói rõ ý con xem sao. Như có suy tính sẵn từ trước, Phùng Vinh đáp một cách bình tĩnh thật sự: - Thưa má, tình nghĩa là trọng, một lời kết hứa của má là cả non thái không thể di dịch được. Con rất vui lòng thực hiện cho kỳ được cuộc hôn nhơn này. Nếu Bội Dung hồi tâm. Lại âu yếm vuốt tóc con, bà mẹ lộ hẳn nét hoan hỉ: - Con xứng đáng là người của Phùng gia, giống tính của cha con lắm. Mẹ hoàn toàn hài lòng về lời nói của con vừa rồi. Mẹ cũng tin là con không miễn cưỡng. Rồi đây, băng mọi cách, mẹ sẽ gắng làm cho sự việc ngã ngũ mỹ mãn. - Dạ, con đa tạ má.Bà mẹ sực nhớ ra vội hỏi: - Phần con, chỉ còn mấy tháng nữa, sẽ tốt nghiệp, còn Bội Dung, thì sao, chừng nào?Quả nhiên Phùng Vinh có sự quan tâm rất kỹ về Bội Dung, nên cả việc học hành của nàng, cũng nắm thật vững: - Thưa má, lúc trước, nếu Bội Dung không bị đánh hỏng môn Anh văn thì đã theo kip Nhược Lan tức chỉ một năm nữa là tốt nghiệp. Nhưng vì thi hỏng như thế, nên Bội Dung bị tụt lại phải trễ hơn Nhược Lan nửa năm ạ. - Chà! khá lâu nhỉ! Lẩm nhẩm tính một hồi bà mẹ đi tới quyết định: - Được rồi, đã có cách tương đối lưỡng toàn. Me sẽ tổ chức lễ đính hôn chính thức cho hai con vào mùa Xuân tới. Hãy đính hôn chính thức cái đã. Rồi chờ đến khi Bội Dung tốt nghiệp, sẽ làm lề thành hôn. - Văng, xin tùy ý má định đoạt. Có điều... có điều là... Phùng Vinh đang nói bồng ấp úng, rồi dừng lại nửa chừng, khiến bà mẹ ngạc nhiên: - Có điều gì con cứ nói, đừng ngại, mẹ sẽ vui lòng bỏ qua cho, dù con nói không phải. Điều chi đó con?- Thưa má, đây là con chỉ muốn nhắc lại cho rõ hơn lời ban nãy của con. Con cam kết sẽ thành hôn với Bội Dung bất luận nàng có sai lầm thế nào, miền nàng biết hồi tâm, tức còn coi trong tình thương và danh dự của má dành cho. Bằng như nàng vẫn chẳng kể gì hết, thì... xin má cho phép, con đành có thái độ cương quyết dứt khoát. - Cái đó thì tất nhiên, vì bấy giờ mình đã làm bổn phận rồi. - Dạ con cám ơn má. Hai me con đồng nhìn nhau tươi cười. Sẵn đã cao hứng Phùng Vinh nắm tay mẹ phân bua: - Má! giờ đây thì má đã hiểu cho con là tại sao lúc nãy con nói đến mấy tiếng "không thuận tiện" Má nghĩ coi, giữa lúc bị Bội Dung đối xử như thế, con sao khỏi có tự ái của thằng con trai. con đâu có mặt mũi nào vác xác đến nhà nàng mà xin diện kiến. Hễ con đến đó, cho dù có lý do tới vấn an dì mẫu hay thăm Nhược Lan đi nữa. Bội Dung cũng cứ cho rằng con muôn cầu khẩn gặp mặt. Thú thật với má, tuy nghĩ thì thế đấy, cũng đã hai phen con từng tới tận cổng nhà đằng ấy rồi. Nhưng nguồn tự ái chợt nổi dậy, con toan bấm chuông mà phải rút tay lại và hấp tấp quay gót bỏ đi. - Chà, chà!... Thì ra cậu đã từng chịu cảnh giằng co khổ sở như thế ư? Tội nghiệp thật. Thôi để hôm nào mẹ sang đó, sẽ dẫn cậu theo cho đỡ nhớ nhung, nghe chưa. Mẹ con lại cười xòa.