I Vài năm trôi qua... Không có gì thay đổi trong tòa lâu đài: Trong vườn, đám cây dẻ gai vẫn rì rào như trước, nhưng nay lá cây rậm rạp và xanh sẫm hơn. Ngôi nhà quét vôi trắng nom vẫn niềm nở như xưa, duy có mấy bức tường hơn lún xuống. Mái tranh của những chiếc nhà ngang vẫn nhăn nhúm. Iokhim vẫn chưa lấy vợ và vẫn coi ngựa như cũ; tiếng sáo của anh vẫn đều đặn cứ chiều đến lại từ tàu ngựa vọng lên. Chỉ khác là giờ đây anh thích nghe chính cậu chủ thổi sáo hoặc dạo dương cầm. Cậu Mácxim, tóc cũng ngả hoa râm hơn. Ông bà Pôpenski không sinh hạ được thêm chút con nào nữa. Mọi sinh hoạt trong lâu đài vẫn quay quanh em bé mù như những ngày em mới lọt lòng. Chiếc lâu đài thu mình hẹp lại, nó an phận với cuộc sống lặng lẽ của mình, chỉ sát cánh với cuộc sống bên trại láng giềng cũng không kém phần bình thản. Thành thử Pie lớn dần lên cho đến tuổi thiếu niên như bông hoa mọc trong gian nhà kính, không hề chịu ảnh hưởng mãnh liệt của cuộc sống xa lạ nào. Vẫn như trước kia, Pie sống giữa một vũ trụ mênh mông mù mịt. Trên đầu và quanh mình em, đêm tối bao la vô hạn... Toàn thể con người em nó mảnh dẻ và quá ư dễ dàng xúc động, khác nào sợi dây đàn căng thẳng, sẵn sàng rung lên mỗi khi một ấn tượng bên ngoài va đến. Nhìn sắc mặt em càng thấy rõ nỗi chờ đợi nôn nóng ấy: nhiều lúc em có cảm giác đêm tối sắp vươn những bàn tay vô hình đến gần em và chạm vào cái gì trong linh hồn em đang thiu thiu ngủ chỉ đợi để thức dậy. Nhưng đêm tối quen thuộc trong lâu đài, cái đêm tối êm đềm và một điệu ấy, chỉ văng vẳng đưa lại những tiếng thì thầm vuốt ve của khu vườn cổ xưa làm em đắm mình trong một giấc mơ mơ hồ êm dịu. Còn cái thế giới xa xôi, em bé mù chỉ biết qua những câu hát và sách vở. Trong tiếng thì thào như ru ngủ của khu vườn, trong những ngày êm lặng ở chốn đồng quê, những câu chuyện của những người thân kể cho em nghe chỉ mang lại cho em một tiếng vang rất yếu ớt của những ồn ào, bão táp của cuộc sống xa xăm. Tất cả những cái ấy đến với em như đã có phủ một bức màn kỳ ảo, như một câu hát, một câu chuyện cổ, hay một giấc mơ... Mọi việc hình như hết sức tốt đẹp. Bà mẹ thấy tâm hồn con trai bà được vây kín như vậy nó thiu thiu trong một giấc mơ đắm người, giả dối, nhưng bình thản, bà chỉ sợ có điều gì không may đến bất ngờ làm tan vỡ. Êvơlin lớn và tươi đẹp hẳn lên. Em ngắm nhìn cái không khí bình thản say mê đó với đôi mắt trong sáng, đôi khi lộ vẻ ngạc nhiên hồi hộp trước tương lai, nhưng không bao giờ gợn chút u ám vì nóng lòng sốt ruột. Công việc trong ấp trại, ông Pôpenski trông nom hết sức chu đáo, nhưng con người chân thật ấy rất ít quan tâm đến tương lai của đứa con trai. Ông đã quen việc gì cũng mặc nó, rồi khắc đâu vào đấy cả. Duy có cậu Mácxim, bản tính khác hẳn. Cậu không chịu được cái không khí lặng lẽ ấy, cậu coi đấy dù chỉ là một tình trạng tạm thời, cũng đã nằm trong kế hoạch rèn luyện đứa cháu mù của cậu. Cậu thấy đứa cháu nay đã lớn, cần thiết phải tôi luyện tâm hồn cho nó để nó có thể chống đỡ được những va chạm mãnh liệt trong cuộc sống. Trong khi ấy, bên ngoài cái vòng mê ảo đó, cuộc sống đang quằn quại, sôi sục và xoáy lộn. Rồi một hôm, ông giáo già quyết định phá vỡ cái vòng nhỏ hẹp, mở tung cửa căn nhà kính để một luồng gió mát mẻ bên ngoài có thể lùa tràn vào bên trong. II Bắt đầu, ông mời một ông bạn già ở cách lâu đài gia đình nhà Pôpenski ngót bảy mươi cây số, đến chơi. Xưa kia cậu Mácxim thường hay qua lại thăm ông Stavrútchenkô và bây giờ, cậu biết nhà ông ta đang có một số thanh niên đến chơi, nên trong thư cậu ngỏ ý mời tất cả. Tiếp được thư mời, mọi người vui vẻ nhận lời. Hai ông già thân nhau đã từ lâu, còn tất cả bọn trẻ đều đã biết cái tên Mácxim Iátsenkô lừng lẫy trước kia, cái tên mang một số truyền thống tốt đẹp. Một anh con trai ông Stavrútchenkô đang theo học khoa ngôn ngữ học tại trường Đại học Kiép, là một khoa mà thiên hạ ưa chuộng nhất vào hồi đó. Còn một anh học nhạc ở viện Âm nhạc Pêtécbua. Hai anh rủ theo một cậu bạn, học sinh trường võ bị và là con một tay điền chủ ở ấp bên cạnh. Ông già Stavrútchenkô người vạm vỡ, tóc hoa râm. Ông để bộ râu mép dài rủ xuống và mặc chiếc quần lụng thụng theo kiểu Côdắc. Vành thắt lưng lủng lẳng đeo chiếc píp và hộp thuốc lào. Khi nói chuyện ông thuần dùng tiếng Ukren. Đứng bên cạnh hai con trai vận áo dài trắng tinh và sơ mi theo lối Ukren, nom ông già giống hệt Tarát Bunba. Tuy nhiên ông tuyệt không có chút lãng mạn đặc biệt của nhân vật trứ danh của Gôgôn. Trái lại, ông là một tay điền chủ có đầu óc rất thực tế, trước kia đã sống quen với chế độ nông nô và đến khi chế độ này bị bãi đi, lại làm quen ngay được với hoàn cảnh mới. Cũng như các tay điền chủ ở nông thôn khác, ông hiểu rõ người dân quê, nghĩa là thuộc từng tên mỗi người mu-dích (nông dân) ở trong ấp trại của mình, thuộc từng con bò của họ và biết cả số tiền trong túi mỗi người, chỉ sai lệch độ một rúp là cùng. Ông không đấu quyền với hai con trai như Tarát Bunba, nhưng những cuộc đấu khẩu kịch liệt vẫn luôn luôn xảy ra giữa ba bố con. Ở nhà hoặc đến thăm ai, ở đâu cũng vậy, hơi một tí là giữa ông già và hai cậu con lại nổ ra tranh luận liên miên. Thường bắt đầu ông già Stavrútchenkô nhại hai con là “lý tưởng chủ nghĩa”. Hai anh nóng mặt, ông bố nổi xung, thế là lại om sòm kịch liệt và cả hai bên lại tung ra những ý kiến chống đối nhau gay gắt. Một cảnh tượng phản ánh tình trạng đối lập cổ điển của vấn đề “Cha con”, có điều khác là ở gia đình ông Stavrútchenkô, hiện tượng tranh chấp ấy diễn ra dưới một hình thức nhẹ đi nhiều. Đám thanh niên đến nhà trường ăn học từ thuở nhỏ, chỉ nhìn thấy thôn quê vào những dịp về nghỉ hè mà những dịp này cũng rất ngắn, nên họ không hiểu biết được người nông dân một cách cụ thể như các “ông bố”, quanh năm sống ở nông thôn. Khi từ trong lòng xã hội dâng lên phong trào “yêu nhân dân” thì đám thanh niên còn đang theo học tại trường trung học. Họ cũng ra công nghiên cứu về nhân dân, nhưng nghiên cứu qua sách vở. Bước thứ hai đưa họ đi trực tiếp nghiên cứu cái thiên tài sáng tạo của nhân dân. Các sinh viên ăn mặc theo lối nông dân, áo ngoài trắng, sơ mi thêu, họ về nông thôn để tiếp xúc trực tiếp với nhân dân theo cái mốt thời đó. Họ không chú ý mấy đến việc nghiên cứu những hoàn cảnh kinh tế. Về nông thôn, họ ghi lấy những lời ca, điệu nhạc của những bài hát dân gian, nghiên cứu những câu chuyện cổ tích, so sánh những sự kiện lịch sử có ghi chép trong sách với những phản ánh của nó trong trí nhớ của nhân dân. Nói chung, họ nhìn người nông dân qua cái lăng kính nên thơ của một thứ lãng mạn dân tộc. Việc làm của họ, thực ra các cụ không có phản đối gì, nhưng các cụ vẫn không sao mà ăn ý với bọn trẻ được. - Này, bác hãy nghe nó nói - ông giàStavrútchenkô, hích khuỷu tay bảo cậu Mácxim, trong lúc anh sinh viên con ông lão mặt đỏ bừng, mắt long lanh, hùng hồn diễn thuyết. Kìa! Bác hãy nhìn thằng nhãi, nó nói cứ như đọc trong sách. Nghe nói, ai không bảo nó giỏi. Nhưng này lại đây, nhà bác học của tôi ơi, ông hãy kể lại câu chuyện thằng Nêsipo nó phỉnh gạt ông ra sao cho tôi nghe cái nào! Nói xong, ông lão rung đôi ria mép, phá lên cười. Vừa cười ông vừa kể lại câu chuyện con ông với anh chàng Nêsipo. Giọng ông nói hỏm hỉnh, cái giọng đặc biệt của người Ukren. Mấy cậu con đỏ mặt, nhưng cũng không chịu, cãi lại: “Tuy họ không biết rõ những cá nhân Phếtcô và Nêsipo ở một làng nào đó, nhưng trái lại họ đã nghiên cứu được những đặc tính của toàn thể nhân dân và đã đứng trên một quan điểm duy nhất cho phép rút ra được những kết luận và những điều khái quát thực rộng rãi. Họ nhìn được bao quát mọi triển vọng xa xôi, còn các cụ già vụ thực tiễn, ngập trong cổ hủ đến tận cổ, chỉ nhìn hết sức rõ từng cây mà không trông thấy cả toàn bộ đám rừng.” Nghe con trai diễn thuyết cao xa, ông già cũng không thấy chướng tai chút nào. Ông khoái chí nhìn mọi người đang lắng tai nghe và nói: - Kể ra chúng nó đi học cũng không đến nỗi toicông. Nhưng này! Dù sao ta cũng bảo cho các anh biết: thằng Phếtcô của tao tuy chỉ là một anh nông dân cục mịch, nó cũng xỏ mũi dắt được các anh như dắt con bê đấy! Hà! Hà!... Còn tao, cái thằng Phếtcô láu cá ấy, tao gập tư nó lại, nhét vào hộp thuốc lào này và cho vào túi. Nghĩa là với tao, các anh chỉ là lũ mèo nhắt so với con hổ lớn mà thôi. III Một cuộc tranh luận như vậy vừa chấm dứt. Hai ông già đi vào trong nhà. Qua cửa sổ bỏ ngỏ, còn thỉnh thoảng nghe tiếng ông già Stavrútchenkô khoái chá kể lại mấy câu chuyện khôi hài với đám người ngồi nghe cười giòn giã. Mấy anh thanh niên ở lại ngoài vườn. Cậu sinh viên Kiép trải chiếc áo ngoài Ukren xuống cỏ, vo chiếc mũ lại để gối đầu, anh nằm xuống ra chiều thoải mái, điểm chút hợm hĩnh. Cậu anh cả, ngồi với Êvơlin trên bậc cửa. Anh chàng sĩ quan tương lai, áo cài khuy đến tận cổ, ngồi cạnh hai người. Hơi lánh xa một chút, Pie tựa khuỷu tay vào thềm cửa sổ, cúi đầu suy nghĩ về những câu tranh luận anh vừa nghe được, những câu đã làm anh vô cùng xúc động. Cậu con trai ông Stavrútchenkô hỏi Êvơlin: - Thế nào, cô Êvơlin, cô nghĩ sao? Nếu tôi khôngnhầm thì hình như lúc nãy cô không bỏ sót một lời tranh luận nào của chúng tôi, có phải không? - Tất cả cái đó rất đúng, nghĩa là những lời cácanh nói với ông cụ, nhưng... - Nhưng... sao? Cô bé không trả lời ngay. Cô đặt rổ khâu xuống đầu gối, đầu hơi ngả, cô trầm ngâm ngắm nghía chiếc áo đang thêu dở. Không hiểu cô sửa soạn câu trả lời hay cô suy nghĩ nên lấy miếng vải khác ra thêu. Đám thanh niên nóng lòng chờ cô trả lời. Cậu sinh viên chống khuỷu tay, hơi nhổm người dậy, quay mặt lại tò mò nhìn Êvơlin. Anh chàng ngồi cạnh Êvơlin chòng chọc nhìn cô bé, lặng lẽ, thăm dò. Pie đổi chỗ, ra ngồi nơi khác. Anh đứng dậy ngẩng cao đầu lên, quay lưng về phía đám đông người. Mắt vẫn chăm chú nhìn chiếc áo đang thêu, cô bé khẽ nói: - Nhưng... riêng tôi, tôi thấy người ta ở đời, mỗi người có một con đường... Anh sinh viên la lên: - Trời ơi! Lời lẽ khôn ngoan quá! Cô Êvơlin, năm nay cô bao nhiêu tuổi? Cô bé thản nhiên đáp: - Mười bảy - Rồi cô hỏi tiếp luôn, giọng tò mò chấtphác và có phần như đắc ý nữa: - Còn các anh, ý hẳn các anh tưởng tôi nhiều tuổihơn thế phải không? Bọn thanh niên phá ra cười. Anh chàng nhạc sĩ nói: - Ví ai có đố tôi đoán cô bao nhiêu tuổi, thực ra tôicũng lúng túng chả biết cô 13 hay 23. Thực thế đấy. Đôi khi tôi cảm thấy cô ngây thơ như một cô bé con, nhưng lắm lúc cô lại lý luận như một bà già từng trải. Cô bé cúi xuống tiếp tục thêu, nghiêm trang nói: - Này anh Gavrilô, câu chuyện đứng đắn phải lý luận cho đứng đắn. Mọi người nín bặt. Mũi kim của Êvơlin lại đều đặn lách tách trên chiếc álà trong lúc ấy, đôi mắt của anh đã có nhìn thấy rõ. Anh đã nhìn thấy gì, anh nhìn ra sao và có thực anh đã nhìn thấy không, điều đó không ai biết. Nhiều người bảo là nhìn thấy thế nào được, nhưng anh cứ một mực quả quyết là đích thực anh đã nhìn thấy trời, thấy đất, thấy mẹ, thấy vợ anh và cậu Mácxim. Anh ngồi im không động đậy một lát, mặt ngẩng lên trời, tươi tỉnh. Nom anh kỳ cục quá, ai cũng phải quay lại nhìn và nín lặng. Hình như cái con người đang ngồi giữa buồng kia, không phải là con người mọi người vốn biết từ bao nhiêu năm nay mà đây là một người xa lạ. Anh Pie cũ không còn nữa, giờ đây, có cái gì huyền bí nó bao phủ lấy người anh và đột nhiên biến đổi hẳn anh. Anh lặng ngồi một mình với cái huyền bí ấy một lúc. Về sau, anh chỉ thấy còn có cái cảm giác khoan khoái và một lòng tin kỳ dị là trong lúc đó đôi mắt của anh đã nom thấy rõ. Vậy có thể thế được không? Liệu có thể nào những cảm giác về ánh sáng rất mơ hồ từ trước đến nay vẫn tìm cách đi vào khối óc tối đêm của Pie mỗi lần anh hồi hộp hóng ánh mặt trời, nay trong phút đột nhiên vô cùng xúc động, những cảm giác ấy hiện ra trong óc anh như tấm phim ảnh hiện hình lờ mờ lên chăng? Đôi mắt mù của anh đã nhìn thấy bầu trời xanh biếc, vầng thái dương chói lòa và dòng sông trong suốt với ngọn đồi trên đó anh đã sống qua bao nhiêu cảm giác say sưa, nơi hồi còn nhỏ, anh đã bao nhiêu lần thổn thức khóc... Nào cái máy xay, nào những đêm trời sao vằng vặc đã mang đến cho anh bao nhiêu đau khổ, nào vầng trăng yên lặng buồn bã. Lại con đường cái, con đường chính xứ, những đoàn xe bò bánh bọc sắt, với những đám đông người quần áo sặc sỡ, anh ngồi giữa gẩy bài hát người mù cho họ nghe... Trong óc anh hiện ra biết bao nhiêu là những hình ảnh quái dị: những ngọn núi, những đám thung lũng xa lạ, những cây cối kỳ dị, ngả nghiêng trên mặt những con sông không quen biết, tất cả cái quang cảnh ấy tắm dưới ánh sáng trong vắt của vầng thái dương, cũng cái vầng thái dương mà biết bao nhiêu thế hệ trước kia vẫn thường ngắm nghía. Có lẽ tất cả những cái ấy xao động thành những cảm giác vô hình ở trong đáy tâm hồn và theo cậu Mácxim thì chính ở những nơi sâu kín đó, màu sắc và âm thanh biến thành những niềm vui, nỗi buồn, mối hoan hỉ hay những lo âu. Về sau, anh chỉ còn nhớ lại những âm thanh hòa điệu nhịp nhàng nọ đã vẳng lên một lúc trong tâm hồn anh, và trong cái hòa điệu ấy, tất cả mọi ấn tượng trong đời anh, mọi cảm giác về thiên nhiên và cả mối tình yêu thắm thiết của anh, tất cả kết lại làm một. Nào ai biết được? Anh chỉ nhớ cái lúc lẽ huyền bí đến với anh và cái lúc nó rời anh. Trong phút ấy, lúc những âm thanh hình ảnh xoắn xuýt lấy nhau hòa lẫn với nhau, vừa kêu rung lên, vừa run rẩy và tắt dần như âm thanh của một sợi dây đàn rung lên rồi tắt dần mất. Đêm tối và vắng lặng. Trong tối đêm dày đặc, những hình ảnh quái dị mơ hồ còn gắng gượng hiện ra, những hình ảnh không hình thù, không âm thanh màu sắc. Chỉ xa xa, tít tận đâu dưới kia, có tiếng đàn ngân nga trầm bổng, tiếng nghe rõ ràng, trong trẻo, xé tan màn tối mờ đục và rồi cũng lại rơi vào không gian thăm thẳm. Bây giờ anh nghe những tiếng động bên ngoài cũng lại như thường. Pie như sực tỉnh, nhưng anh vẫn cứ đứng yên, vẻ mặt hớn hở, sung sướng, nắm chặt lấy tay mẹ và tay cậu Mácxim. Bà Ana lo lắng hỏi: - Có việc gì thế hở con? - Không... nhưng hình như con... con đã trông thấy mẹ, thấy tất cả mọi người. Con... con không ngủ phải không mẹ? Vẫn lo lắng, cảm động, bà Ana hỏi lại: - Thế bây giờ? Bây giờ con có còn nhớ gì không? Con có thể còn nhớ được gì không? Pie thở dài, chậm rãi đáp: - Không, mẹ ạ... Nhưng chả sao, vì tất cả những cái ấy con đã... cho nó... cho cháu bé và cho tất cả nhà rồi... Anh loạng choạng ngất đi, mặt tái nhợt, nhưng vẫn còn giữ được cái ánh long lanh sung sướng.