Và đây là đoạn cuối của biến cố phi thường này, có tầm quan trọng bao trùm, chẳng những đến đời sống cá nhân của chúng tôi, mà còn đến lịch sử toàn nhân loại. Cũng như tôi đã nói ở đầu thiên ký sự này, khi biến cố lịch sử này được ghi lại, nó sẽ nổi bật lên như một ngọn núi cao ngất giữa những quả đồi thấp lè tè. Thế hệ chúng ta đă có may mắn đặc biệt, được trải qua biến cố ly kỳ này. Hậu quả của nó - qua vụ kinh hoàng này, con người sẽ còn biết khiêm nhường, tôn kính được bao lâu nữa - chỉ có thời gian mới trả lời được. Có thể nói mọi sự sẽ không còn như trước nữa. Chưa bao giờ con người cảm thấy được mình bất lực và dốt nát đến như vậy, chưa bao giờ con người cảm thấy được luôn có một bàn tay nâng đỡ họ, chỉ khi bàn tay đó như muốn nắm lại, bóp nát họ, họ mới thấy. Cái chết luôn rình rập chúng ta và đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Chính cái bóng tử thần luôn lảng vảng, khiến ta có ý thức bổn phận, biết điều độ chừng mực và lẽ sống ở trên đời, có ý thức tu thân và thăng tiến. Chính công việc sinh tử của Nam Tào, Bắc Đẩu mới làm cho xã hội loài người văn minh công bằng hơn. Sự thực này cao hơn mọi tôn giáo, mọi triết thuyết. Nó làm thay đổi nhân sinh quan của chúng ta, mức trung dung quân bình của ta. Nó chứng minh rô ràng chúng ta chả là gì, một sinh vật phù du sinh ký tử quy, luôn sống trong bể khổ và do thiên lý định đoạt. Nếu ai cũng hiểu được điều này nghiêm túc hơn; thớt chắc chắn thế giới ta đang sống sẽ dễ chịu hơn. Ai cũng đă thấy rằng các cuộc vui giải trí điều độ hơn, tự chế hơn của chúng ta ngày nay, có chiều sâu và ý nhị hơn những cuộc vui ồn ào của một thời gần đây. Họ sống vất vả nhưng trống rỗng, trong những buổi ghé thăm nhau chẳng có mục đích gì làm khổ nhau phải tiếp, trong những bữa tiệc cầu kỳ và kiểu cách rất nhàm chán. Bây giờ ta đă biết tìm những thú vui lành mạnh và thoải mái trong thú đọc sách, nghe nhạc, lâu lâu nghé thăm thân tộc, bạn bè. Càng vui vẻ khỏe mạnh, ta lại càng làm giàu nhanh, dù ta có phải đóng thuế nhiều hơn, nhưng chính phủ đã dùng để tăng mức sống chung của dân đảo quốc này. Người ta vẫn chưa thống nhất được thời điểm mọi người hồi sinh. Nhưng mọi người đều đồng ý là, ngoài việc các đồng hồ chỉ giờ khác nhau, đặc tính của mỗi địa phương có ảnh hưởng đến tác dụng của ether độc. Nghĩa là ở mỗi khu, người ta tỉnh thức cùng một lúc. Nhiều người nhìn thấy Big Ben trên khắp London lúc đó chỉ 6 giờ 10. Nhà thiên văn Hoàng Gia đặt lại giờ kinh tuyến gốc Greenwich lúc 6 giờ 12. Mặt khác, Laird Johnson, một nhà thiên văn tiếng tăm ở East Anglia, ghi nhận lúc mọi người tỉnh dậy là 6 giờ 20. Ở đảo Hebrides, thức tỉnh muộn hơn: 7 giờ 00. Phần chúng tôi, ngồi trong phòng làm việc của Challenger, cái đồng hồ đo giờ thí nghiệm rất chính xác nằm ngay trước mặt tôi. Lúc đó là 6 giờ 15. Tâm trạng chán nản đang đè nặng tâm hồn tôi. Ấn tượng chồng chất do các cảnh hãi hùng tôi thấy trong chuyến đi vào London ám ảnh tôi. Tôi khỏe như vâm, thân thể tràn đầy sức sống, thế mà tôi lại lạc vào cơn lạc thần này, đầu óc cứ mụ ra. Tôi có khả năng của dân lreland, có thể nhìn ra những nét hài hước trong bất cứ hoàn cảnh đen tối nào. Cơn hôn ám chụp lấy tôi không lơi lỏng khiến tôi phát hoảng. Tôi ngồi cạnh cửa sổ, hai tay đỡ cằm, chìm đắm trong hoàn cảnh khốn khổ của chúng tôi, trong khi mọi người đang ở tầng dưới bàn chương trình tương lai. Đầu tiên tôi tự hỏi chúng tôi có nên tiếp tục sống lạc loài không? Chúng tôi có thể sinh tồn trong một thế giới chết không. Như trong vật lý, vật thể lớn bao giờ cũng hút vật nhỏ về phía mình, liệu chúng tôi có thể bị cả bộ phận nhân loại đã đi vào cõi vô thức vĩnh hằng thu hút chúng tôi về cõi ấy với họ mà không thể cưỡng lại được không? Chúng tôi về với họ bằng cách nào đây? Ether độc có thể trở lại không? Hoặc chúng tôi sê chết vì chất phân rã của vũ trụ, vô hình nhưng độc hại. sau cùng là chính hoàn cảnh lạc loài, bi đát của chúng tôi sẽ là áp lực lên tâm trí chúng tôi đến độ không chịu nổi và hóa điên. Tôi đang suy nghĩ về cái tư tưởng chết người này, một tiếng động nhẹ làm tôi ngước nhìn ra con đường đồi: cái xe ngựa cũ đang bò lên dốc! Đồng thời tôi cũng nghe văng vẳng tiếng chim hót, tiếng ái ho dưới nhà và trong cảnh vật đã có sự sống chuyển động, sinh hoạt. Chính cái con ngựa kéo xe già yếu hết sức lực thu hút chú ý của tôi. Tuy chậm chạp, nhưng con ngựa leo dốc nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi liếc sang người đánh xe ngồi chễm chệ trên ghế trước xe, người thanh niên trong xe đang sống động chỉ trỏ hướng đi. Không còn gì nghi ngờ nữa, họ đang sống và linh hoạt. Mọi người đã sống lại! Tất cả sự việc chúng tội thấy, chỉ là ảo giác thôi sao. Có thể nào quan niệm được chuyện ether gây độc cho địa cầu chỉ là một cơn mơ kỳ lạ? Vào lúc mới bàng hoàng, cái đầu óc thảng thốt của tôi đã sẵn sàng tin như vậy. Tôi cúi xuống, bàn tay tôi còn những mụn phỏng rộp vì kéo chuông. Đúng là đã có ether độc làm cho mọi người mê man. Rồi bây giờ, cả thế giới lại sống lại như cơn triều dâng sự sống. Tôi quét mắt trên toàn cảnh trước mắt, nhìn tứ phía. Và lạ chưa, ngay trong cái lùm cây trong sân golf có người sinh hoạt. Đó là những người chơi golf. Họ lại tiếp tục ván chơi dang dở sao? Vâng, đúng vậy, một người vừa quất một banh qua chướng ngại. Nhóm khác trên sân cỏ đang thận trọng đẩy nhẹ banh vào lỗ. Những người gặt lúa đang từ từ tụ tập lại tiếp tục công việc tạm ngưng. Cô bảo mẫu phủi bụi trên màu áo em lớn rồi tiếp tục đẩy chiếc xe nôi lên đồi. Mọi người như không hề biết mình ngất xỉu mê man, chẳng để ý chuyện gì đã xảy ra, mà chỉ đơn giản là làm tiếp việc mình đang làm. Tôi chạy xuống tầng trệt, cửa trước nhà đã mở lớn. Tôi nghe tiếng các bạn tôi đầy vẻ ngạc nhiên, đang chúc mừng trong vườn. Cả hai người nữ gia nhân và Austin đều sống lại Chúng tôi bắt tay nhau mà cười hồ hởi làm sao! Bà Challenger vui đến xúc động mạnh ôm hôn mọt người, trước khi ôm chầm lấy chồng sung sướng. Đức ông John kinh ngạc nói lạc cả giọng: - Làm sao tin được là họ ngủ thiếp đi! Thế là sao, Challenger, ông có tin là họ ngủ mê man, chân tay cứng đờ, hai mắt trợn trừng, cái miệng méo xệch như cười ngạo vậy không! - Chỉ có thể nói là họ ở trong tình trạng ngủ rũ giữ nguyên thế - Challenger phát biểu. - Hiện tượng hiếm hoi này đã từng xảy ra trong quá khứ và bác sĩ luôn lầm bệnh nhân đă chết. Khi ngủ rũ, nhiệt độ hạ xuống, hô hấp biến mất, mạch tim không còn nhận ra. Thực sự họ đã chết, nhưng sau một thời gian họ lại sống lại. Ông nhắm mắt lại như tập trung rồi nói nhỏ: - Ngay cả những đầu óc uyên bác sâu sắc nhất, cũng không thể quan niệm được một trận dịch ngủ rũ trên toàn cầu như thế này. Summelee nhận xét: - Ông có thể gọi nó là ngủ rũ. Nhưng đó chỉ là một tên bệnh. Chúng ta chẳng biết gì về hậu quả của bệnh, nhất là chẳng biết gì về chất ether. Nhiều nhất ta chỉ nói được rằng ether độc có thể gây ra cái chết tạm thời thôi. Austin đang ngồi bần thần trên bậc cửa xe, hai tay ôm đầu. Chính tiếng ho của ông tôi dã nghe thấy từ trên lầu. Giờ thì ông đang nói gì lẩm bẩm một mình và nhìn khắp xe một lượt. - Lại cái thằng nhỏ to đầu. Cái gì nó cũng phá được. - Có chuyện gì đó, Austin? - Dầu trong xe chảy lênh láng. Đã có ai nghịch phá cái xe. Tôi đoán là thằng nhỏ làm vườn, thưa ông. Đức ông John trông lấm lét vì lỗi của mình. Austin đứng dậy rồi nói tiếp: - Không biết tôi bị làm sao ấy, chắc tôi bị lúc đang rửa xe. Dường như tôi ngã xuống bậc lên xe, nhưng tôi nhớ là không làm tuột dây đồng hồ đo dầu. Bằng vài câu ngắn gọn, tôi kể cho Austin nghe chuyện ông ấy gặp và cả thế giới. Cả chuyện dầu rỉ ra cũng được giải thích cho ông. Ông nghe chuyện có người lái xe ra London mà cả thành phố London ngủ rũ hết ông cũng chẳng tin. Tôi còn nhớ, nghe xong chuyện, ông hỏi: - Ông có đến Ngân hàng nước Anh không?- Có ông Austin ạ.- Vẫn còn hàng triệu triệu trong đó và mọi người ngủ rũ hết?- Đúng như thế. - Thế mà tôi không có ở đó! - Ông rên lên tiếc rẻ rồi buồn bã quay về với cái vòi nước rửa xe. Có tiếng bánh xe nghiến trên sỏi. Chiếc xe ngựa cổ đã đậu ở trước nhà ông Challenger. Người khách trẻ ngồi sau xuống xe. Một lúc sau, người tớ gái quần áo xốc xếch, nét mặt ngơ ngàng như thể cô vừa bị đánh thức dậy, bưng lên một cái đĩa có danh thiếp. Giáo sư Challenger xịt mũi khin khịt khi nhìn thấy danh thiếp, râu tóc như dựng ngược lên vì giận. Ông làu bàu: - Một nhà báo! - nhưng sau đó ông gượng cười tiếp: - Dẫu sao, cả thế giới này muốn biết ý kiến tôi về biến cố này, cũng là tự nhiên thôi. Summelee xen vào: - Không phải ông ta đến hỏi cảm tưởng của ông về biến cố này đâu, vì ông ta đã ngồi trên xe ngựa lên đồi trước khi thảm họa xảy ra. Tôi ngó tấm danh thiếp: “James Baxter: phóng viên thường trú ở London, báo New York Monitor”.- Ông nên tiếp ông ta. - Không. - Ôi, ông George! Ông nên nhân ái và quan tâm tới người khác một chút. Chắc chắn ông có nhiều ý kiến khi chúng ta thoát được thảm họa. Challenger tặc lưỡi và lắc lư cái đầu to và bướng bỉnh. - Ông ấy là giòng đã bị nhiễm độc, đúng không, Malone. Một giống cỏ dại của kỷ nguyên văn minh mới, một công cụ cho bọn chuyên gia rởm trong mọi ngành. Bọn họ có nói tốt cho tôi bao giờ đâu. Tôi đỡ lời: - Thế giáo sư có nói tốt về họ bao giờ không? Thôi ông ạ. ông ta là khách đã lặn lội đến đây phỏng vấn ông. Xin ông đừng nặng lời với ông ta. Ông nói nhấm nhẳng: - Được, được. Nhưng ông đi với tôi và nói thay tôi. Tôi đã có lập trường từ trước, không để họ xen vào cuộc sống riêng tư của tôi. Ông vừa Iẩm bẩm vừa bước thình thịch sau tôi, như một con chó giữ nhà bị nạt cho im. Chàng phóng viên Mỹ bảnh bao lấy sổ tay ra và nhập đề ngay. - Thưa Ngài, tôi xuống đây, vì đồng bào Mỹ của tôi rất mong mỏi được nghe ý ông về thảm họa sắp chụp lên thế giới.Challenger nhấm nhẳng trả lời: - Lúc này tôi chẳng còn thấy hiểm họa nào đang đe dọa thế giới cả. Ông phóng viên nhìn ông hơi ngạc nhiên. - Thưa Ngài, tôi muốn hỏi về trái đất có thể quay vào một vành đai ether độc. - Thật sự lúc này tôi không lo có một hiểm họa như vậy. Ông phóng viên thật sự bối rối ngỡ ngàng. - Ngài có phải là giáo sư Challenger không ạ?- Thưa ông đúng, tôi là Challenger. - Thật tôi không hiểu, thưa ngài. Sao ngài lại có thể nói là bây giờ trái đất không có hiểm họa nào? Tôi muốn nhắc đến lá thư của giáo sư đăng trên tờ London Times sáng nay ạ.Bây giờ thì đến lượt Challenger kinh ngạc. - Sáng nay? Sáng nay không có tờ London Times nào được phát hành cả. - Thưa Ngài, có ạ. - Ông nhà báo Mỹ nhẹ nhàng đính chính, - nó là một nhật báo mà, thưa Ngài. Ông lôi một tờ báo ở túi trong ra. - Thưa Ngài tôi muốn nói tới bức thư này ạ. Challenger tặc lưỡi, xoa tay rồi nói: - Tôi bắt đầu hiểu ra rồi Vậy là ông đọc lá thư này sáng nay?- Thưa Ngài vâng. - Và xuống phỏng vấn tôi ngay?- Vâng ạ. - Ông có thấy gì lạ trên đường xuống đây không?- Vâng, nói thật, đồng bào của Ngài rất ân cần và nhiều tình người hơn trước đây. Người vác hành lý sáng nay đã kể cho tôi một câu chuyện vui. Và chuyện đó thật mới lạ với tôi ở đất nước này. - Còn gì lạ nữa không?- Không ạ. Sao ngài lại hỏi vậy?- Được, ông rời ga Victoria lúc mấy giờ?Ông Mỹ mỉm cười: - Ồ, thật là trái khoáy, tôi đến đây phỏng vấn ngài lại bị ngài phỏng vấn lại. - Tôi chỉ vô tình thấy lạ thôi. Ông có nhớ giờ không?- Có ạ. Lúc 12 giờ 30 phút. - Và ông đến ga này lúc nào?- 2 giờ 15 phút ạ. - Và ông thuê xe ngựa đến nhà tôi?- Vâng, đúng vậy. - Ông nghĩ rằng từ đây ra ga bao xa?- Thưa ngài, nhiều lắm là hai dặm. - Ông nghĩ là ông đã đi mất bao lâu?- Dạ, khoảng nửa giờ, với ông xà ích ho hen. - Tức là lúc 3 giờ?- Vâng khoảng đó.- Ông coi đồng hồ đi. Người Mỹ coi giờ, rồi ngước nhìn chúng tôi kinh ngạc. - Trời ơi! Kim giờ chỉ địa rồi. Con ngựa này phá kỷ lục chạy chậm rồi. Mặt trời cũng đã rất thấp. Sao vậy kìa. Chắc đã có chuyện gì kỳ cục xảy ra mà tôi không hiểu. - Ông không nhớ ra chuyện gì bất thường khi ông lên đồi à?- Thưa ngài, tôi nhớ là có một lúc tôi buồn ngủ kinh khủng. Tôi có bảo người đánh xe cái gì đó, nhưng không làm sao cho ông ta hiểu được. Tôi cho là vì trời nóng, tôi cảm thấy chơi vơi bồng bềnh một lúc. Vậy thôi. Challenger nói với tôi: - Như vậy là cả nhân loại cảm thấy chơi vơi bồng bềnh một lúc, và rồi chẳng ai ý thức được chuyện gì đã xảy ra. Khi tỉnh dậy mọi người lại thản nhiên làm tiếp công việc đang làm. Giống hệt như Austin lại cầm lấy vòi nước rửa xe và những người chơi golf tiếp tục cho hết vòng. Ông chủ bút của ông, Malone, lại lo sắp xếp bài cho số báo kế tiếp. Rồi ông sẽ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy thiếu mất một số báo. Vâng, ông bạn trẻ ạ, - ông thật tình vui vẻ nói với nhà báo Mỹ, - ông sẽ thấy thích thú khi biết rằng trái đất của chúng ta đã trôi nổi qua một dòng ether độc uốn lượn như dòng Gulf Stream trong đại dương ether của vũ trụ. Để đỡ rắc rối sau này, ông cũng nên ghi nhớ hôm nay không còn thứ Sáu, ngày 27 tháng 8, mà là thứ Bảy ngày 28 tháng 8. Và ông đã ngồi bất tỉnh trong xe ngựa hai mươi tám giờ, trên đồi Rotherfield. Cũng như ông bạn đồng nghiệp Mỹ của tôi nói “xin chấm d ứt cuộc phỏng vấn ở đây,” tôi cũng chấm dứt thiên ký thuật luôn. Và quí vị cũng đã thấy phóng sự của tôi đầy đủ hơn và chi tiết hơn, đăng trên số báo ngày thứ Hai của tờ Dai ly Gazette, một bài tường thuật được mọi người công nhận là bài báo xuất sắc nhất của mọi thời. Tờ báo hôm đó đã bán được không ít hơn ba triệu rưỡi bản. Trên tường văn phòng tôi tôi còn đóng khung những tiêu đề vinh hạnh đó: Thế giới bị ngất xỉu hai mươi tám giờ. Biến cố vô tiền khoáng hậu cho loài người. Một trải nghiệm độc đáo. Một phóng viên của chúng tôi đã thoát hiểm. Một phóng sự ly kỳ, hồi hộp. Một phòng kín được cung cấp oxy. Chuyến xe lạ lùng. London, thành phố chết Bổ sung một trang lịch sử đã thiếu Đại hỏa hoạn và tổn thất nhân mạng Liệu có còn bị ngộ độc nữa không? Dưới danh sách tiêu đề này là chín cột rưỡi ký sự xuất hiện lần đầu tiên và cũng là lần cuối, ghi lại lịch sử trái đất trong một ngày của một người duy nhất. Challenger và Summelee cùng hợp soạn một bài về khía cạnh khoa học của sự kiện, họ để mặc tôi viết tường thuật này. Thế là tôi cứ việc phóng bút. Nhưng thảm thương thay, viết được ký sự nổi tiếng này, là tôi đã lên đến đỉnh điểm sự nghiệp của một ký giả mất rồi! Để chấm dứt ký thuật này, tôi không dùng lời lẽ gợi hình và thành tích cá nhân nữa, mà trích đoạn kết nổi tiếng, trong bài chính luận về sự kiện này, một bài mà những người đúng đắn, nghiêm túc đều muốn giữ làm tài liệu. Tờ Times viết: “Nói rằng nhân loại rất yếu đuối trước những sức mạnh ẩn tàng trong tự nhiên quanh ta, là sự thật ai cũng biết rồi. Từ các tiên tân thời cựu ước đến các triết gia hiện đại, đều cũng đã gởi thông điệp này đến ta. Nhưng sự thực được lập đi lập lại nhiều quá, lại mất bớt hiệu quả thực tiễn và hợp thời. Một bài học, một kinh nghiệm cần phải đúng lúc, đúng chỗ. Chính nhờ thử thách khủng khiếp nhưng cứu độ chúng ta vừa trải qua, trí óc còn bàng hoàng vì bất chợt, tâm thần còn ê ẩm vì lại nhận thức được giới hạn và bất lực của chúng ta. Thế giới đã phải trả một giá kinh khủng về tính hiệu quả của giáo dục. Tuy chưa biết hết hậu quả của thảm họa này, những New York, Orleans, Brighton sụp đổ trong ngọn lửa, cũng đủ là một bi kịch trong lịch sử loài người. Khi các báo cáo về tai nạn hỏa xa và tàu bè được đúc kết, chắc ta sê có một tài liệu khủng khiếp. Tuy rằng đa số trưởng máy và lái tàu đã kịp thời tắt máy, ngắt lực kéo trước khi hôn mê. Những tổn thất về của cải và nhân mạng dù có cao đến đâu, chỉ trước đây ta mới quan tâm, ngày nay ta phải quan tâm hàng đầu đến những khả năng của vũ trụ. Phải quan tâm tới tai hại của tính tự mãn, phải hiểu rằng khía cạnh vật chất của con người rất mong manh, dễ sụp đổ. Nghiêm cẩn và khiêm nhường phải là cơ sở cho các cảm xúc nhân tính ngày nay, ước gì đây là nén tảng mới để con người xây dựng một đền thờ tinh thần mới. Người dịch: Trung Khâm